Trang

Saturday, January 21, 2012

NHÀ THƠ HOÀNG VŨ THUẬT TỐI TĂM, ĐÁNH ĐỐ TỰA ĐỀ, DÙNG TỪ KHÔNG CHÍNH XÁC, KÉM KIỂM SOÁT


Thưa các anh, tôi không hề có ngoại cảm, dù tôi đã học, đàm đọa với Gs Nguyễn Hoàng Phương, Đỗ Bá Hiệp. Tôi đã viết nhiều về cách tân (làm mới). Kiến thức phổ thông thuở ấu trò ai cũng biết hiện thực, tưởng tượng rồi đến sáng tạo. Có cái xe đạp bánh gỗ mới có cái Sim Sơn, có cái Sim Sơn mới có cái @, dream, Sh... hôm nay; có tứ tuyệt, son nê mới có thơ mới. Thơ mới cũng phải hợp huyết với nhiều tinh hoa thơ trước. Bây giờ những kiểu mượn màu "sáng tạo", "cách tân" làm ra những quái thai đó chẳng khác gì phá bỏ xe đạp bánh tròn, chế ra bánh vuông để đi đường đồi núi. Thân kính - Đỗ Hoàng
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật đọc thơ. Ảnh: Internet


 “DỊCH” VÔ LỐI HOÀNG VŨ THUẬT

Các nhà thơ Quảng Bình vừa Email cho tôi trưa  (16 - 1 - 2012) bài thơ LY của Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật được in nhiều báo ở Quảng Bình và nói tôi làm rõ nghĩa cho anh em hiểu. Tôi liền hạ bút và gửi lên mạng- Đỗ Hoàng

HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyên bản:                             
LY

Một nghìn ba trăm năm mươi mét cao ly hồng nở
đôi mắt bồ câu

vô biên im lặng
cơn mưa đồng phạm
con chó thảo hiền không biết sủa dẫn tôi đi cùng

bài thơ tình ăn theo mưa
ly thơm vào trưa
xấu hổ tôi cúi mặt

tôi mở cửa vào trong
nước chảy như nghìn sau vẫn chảy
cỏ xanh như nghìn sau vẫn xanh

một nghìn ba trăm năm mươi mét cao
vết thương vụng dại .

11- 9 – 2011

Lê Đình Ty cậy nhờ Nhà thơ Đỗ Hoàng dịch cho dân chúng tôi hiểu biết với. Rất cám ơn!

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết đến bốn năm tập Vô Lối, sau khi dịch độ 10 bài của anh, tôi bị bạn bè quê hương Quảng Bình phản đối, nên từ lâu tôi không động đến. Nhân vừa rồi các anh em văn nghệ Quảng Bình và nhà thơ
Lê Đình Ty nói tôi phải làm rõ các bài Vô Lối của anh Hoàng Vũ Thuật nên tôi lại lên tiếng. Dẫu sao cũng góp một phần giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt và thơ Việt.

VÔ LỐI HOÀNG VŨ THUẬT!

Viết liền văn xuôi, có chấm phẩy của người dịch

LY

Một nghìn ba trăm năm mươi mét cao, ly hồng nở mắt bồ câu. Vô biên im lặng. Cơn mưa đồng phạm. Con chó thảo hiền không biết sủa dẫn tôi đi cùng. Bài thơ tình ăn theo mưa, ly thơm vào trưa. Xấu hổ tôi cúi mặt. Tôi mở cửa vào trong. Nước chảy như nghìn sau vẫn chảy, cỏ xanh như nghìn sau vẫn xanh. Một nghìn ba trăm mét cao. Vết thương vụng dại.

Nhận xét:
Trong toán học còn có môn học “SAI SỐ” - tính gần đúng, làm tròn số gần đúng huống hồ thơ ca. Ví dụ :  Dưới số phân 5, người ta làm tròn xuống : 4,2 = 4; trên số phân 5 người ta làm tròn lên: 6,8 = 7. Còn trong văn chương là một loại hình tính tương đối rất cao nên thoáng hơn. Lên cao một nghìn ba trăm năm mươi mét có thể nói lên hơn một nghìn mét, cẫn chi phải kể ra nhiều số lẻ như vậy. Hoàng Vũ Thuật đâu phải học toán.
Bài vô lối này là điển hình cho cách đánh đố của Hoàng Vũ Thuật. Nó mù loà, tối tăm, hủ nút, không ra một cái nghĩa gì cả. Chỉ làm tắc tỵ cho người đọc đau đầu, đoán già đoán non.
Cái đánh đố thứ nhất là đặt tựa đề. Chữ Ly thì ai đoán được cái gì? Nếu chữ Ly trong chữ Hán có 18 chữ hơn 40 nghĩa.(chia xa, lìa tan, tan vỡ,, chia rẽ, gặp bị, tua te, bày xếp, hai người sóng đôi, sáng, mặt trời, quẻ Ly; con ly, rạch - rạch mặt, đàn bà goá (2 chữ cùng nghĩa), một thứ ngọc quý (có 2 chữ), bờ rào, bờ dậu đan tre chắn xung quanh; giây lưng, khăn giắt (2 chữ), cái khăn tân nhân, buộc, kẻ; lo, gặp, mắc, người mắc hoạn nạn,; một thứ cỏ; con cầy, con cáo, con có đuôi; tên đất nước Lỗỉ; rượu nhạt; sửa sang, cai trị, lai (10 lai là 1 phân), cho,  thuế nhà buôn (ly kim); con ngựa, một bài thơ tiễnbiệt ngày xưa; hòn ngọc dưới cổ con Ly; một loại cá (2 chữ); hoàng ly (con vàng anh).
Giống như bài vô lối trước Hoàng Vũ Thuật cũng hay đánh đố như vậy: Mãi Viên Trà, Hoàng Sa...)
 Sao không viết là Hoa Hồng Ly hoặc Hoa Ly Hồng gì gì đó?
 Cái thứ hai là dùng Hán Việt không hợp lý như: đồng phạm, vô biên, thảo hiền...
 Cái thứ ba là rắc tỵ.  Tựa đề Ly ở đây chính là Hoa Ly Hồng...
Cái thứ tư: Dùng từ không chính xác, kém kiểm soát. Loài vật, nhất con chó thì không ai gọi nó là thảo hiền. Lên hơn nghìn mét gặp chó lạ mà thảo hiền chắc là chó của tiên, chứ chó dưới trấn chẳng có con nào hiền, có khi nó còn cắn chủ nữa. Nhưng chó của tiên cũng không hiền. “Lưu Nguyễn nhập Thiên thai” cũng bị chó sủa “Thời thời khuyển phệ động trung xuân (Chó thường thường sủa động trong xuân doạ người – Tào Đường - đời Đường)

Đỗ Hoàng “Dịch”

HOA LY HỒNG

Lên hơn nghìn mét tầm cao,
Gặp Ly Hồng nở như sao sáng trời.
Như mắt bồ câu ngời ngời
Vô biên im lặng muôn đời lặng im
Cơn mưa cùng tội cuồng tin
Chó lành câm tiếng dẫn tìm tôi đi!
Thơ tình theo mưa ăn chi?
Hồng Ly thơm dịu đương thì vào trưa.
Thẹn thùng tôi cúi mặt thưa
Mở ra cánh cửa, tôi vừa vào trong.
Nghìn sau nước chảy một dòng,
Nghìn sau cỏ vẫn một lòng tươi xanh.

Lên hơn nghìn mét mong manh,
Vết thương vụng dại chẳng lành trong tôi!


Hà Nội ngày 16 – 1 – 2-012

Đỗ Hoàng

3 comments:

  1. Đồng Đắc TiếuFebruary 12, 2012 at 10:26 AM

    Ông nói:NHÀ THƠ HOÀNG VŨ THUẬT TỐI TĂM, ĐÁNH ĐỐ TỰA ĐỀ, DÙNG TỪ KHÔNG CHÍNH XÁC, KÉM KIỂM SOÁT ..và điều đó làm cho không ai hiểu được thơ Hoàng Vũ Thuật? Nhưng ông thì hiểu được,thậm chí còn dịch thơ nữa và dịch rất chính xác!
    Điều đó cũng có nghĩa là theo ông chỉ có ông mới hiểu được " Đánh dố" của HVT, còn lại thì không? Nếu thế thì ông kiêu căng quá đấy!Cũng như trong văn học dân gian có thể loại câu đố,người dốt thì phải nhờ người thông thái giải đố và tôi tin rằng người thông thái không phải là ít! Còn câu đố mà quá dễ,ai giải cũng được thì còn gì là thú vị thưa ông? Cũng như món bồ tạt ấy, lắm người thấy người khác ăn ngon lành còn mình thì chảy hết nước mắt nước mũi!

    ReplyDelete
  2. Đồng Đắc TiếuFebruary 12, 2012 at 2:45 PM

    Sao ông lại xóa? Hay ông chỉ muốn dư luận khen ông?

    ReplyDelete
  3. Lạ nhỉ. Hoàng Vũ Thuật là người Việt, viết bằng tiếng Việt mà. Sao lại dùng tiếng Việt để dịch tiếng Việt? Ngày xưa nghe nói có người chê thơ Nguyễn Công Trứ là khó hiểu (vì ông có xài tiếng Hán), đòi dịch ra tiếng...hán việt. Nguưyễn Công Trứ biết chuyện, cười khặc khặc, ngữa cổ tu một hồi rượu (hồi rượu chứ không phải LY rượu nhé, xin đừng dịch), phán một câu: thằng này ngu lắm, chấp làm gì! Đoạn, nhảy tót lên lưng bò cái, ung dung ngao du thiên hạ.
    Kẻ hậu sinh chỉ ước làm cái mo cau hứng phân bò cho ông Bài Ca Ngất Ngưỡng thôi mà không được. Nay chuyện xưa tái diển, ngẫm kinh thay!
    Quảng Bình nghe nói có Nguyễn Hoài Nhơn cũng nhảy vô làm điều tương tự. Mới hay cái bệnh hùa nó lây nhanh thế. Con chó thảo hiền cũa Hoàng Vũ Thuật không biết có giỏi thuật hùa không.

    ReplyDelete