Trang

Saturday, February 4, 2012

CỘI NGUỒN VĂN MINH Ở TRUNG QUỐC: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÀI LIỆU KHẢO CỔ VÀ SỰ GIẢI THÍCH

Tìm hiểu nguồn gốc văn minh ở lưu vực Hoàng Hà                                     

Zhou Jixu
Trung tâm nghiên cứu Đông Á Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Pennsylvania, Khoa Trung Quốc, Đại học Sichuan, Chengdu, Sichuan Tạp chí Sino-Platonic Papers Đại học Pennsylvania. Number 175 December, 2006
Hà Văn Thùy (lược dịch)

LND: Đây là tài liệu mới nhất, trình bày một cách hệ thống, phong phú nhiều tư liệu về văn minh tiền sử Trung Hoa, đặc biệt quý là những chứng cứ khảo cổ học. Tác giả cũng đóng góp những nhận định riêng của mình. Tài liệu dài 62 trang khổ A4, cỡ chữ 12. Trong 4 phần của tài liệu, tôi bỏ qua phần II: Sự bắt đầu của nông nghiệp theo tài liệu lịch sử Trung Hoa và những trang so sánh giữa tiếng Trung Hoa cổ và ngôn ngữ Tiền Ấn- Âu.
Ở phần cuối, người dịch mạo muội có đôi lời bình luận.

Tóm tắt :
Dự án nghiên cứu này dựa trên cách nhìn hoàn toàn mới về tiền sử châu thổ Hoàng Hà với những nhân tố chứng tỏ rằng: văn minh Hoàng Hà không phải là sản phẩm của sự tiến hóa độc lập mà là do tác động của yếu tố ngoại lai tới văn hóa bản địa.
Nền nông nghiệp sớm nhất ở Trung Quốc, như phát hiện của khảo cố học Trung Hoa, xuất hiện trước 4000 năm TCN, trải rộng giữa lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Nhưng theo các tài liệu cổ thì sản xuất nông nghiệp bắt đầu sớm nhất vào thời Hậu Tắc (后稷), khoảng 2100 TCN ở trung lưu Hoàng Hà. Tại sao có chênh lệch về thời gian lớn như vậy?

Cách giải thích là: những câu chuyện về nông nghiệp mà Hậu Tắc là đại diện đầu tiên của nông nghiệp chỉ thuộc về dân cư của nhà nước Hoàng Đế, những người có nguồn gốc du mục. Hậu Tắc và nhân dân của ông học hỏi việc trồng trọt từ dân bản địa sống trên lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử 5000 năm TCN, nhưng cho đến nay họ đã được hòa đồng trong lịch sử.
Các bộ lạc của Hoàng Đế chiếm giữ trung lưu Hoàng Hà vì họ có sức mạnh, nhưng họ củng cố, mở rộng, và tiếp tục sự cai trị của mình tại Trung Quốc bằng cách chấp nhận các nền văn hóa nông nghiệp. Các dân tộc chiếm đất là một nhánh Tiền Ấn-Âu. Các hồ sơ lịch sử, chẳng hạn như Thượng Thư (Shang Shu), kinh Thi (Shi Jing), Quốc Chuẩn (Zuo Zhuan - Biên niên của các nhà nước phong kiến), và Sử ký (Shi Ji), vv… tất cả chỉ mô tả sự hình thành và suy tàn của nhà nước Hoàng Đế.

Những nền văn minh bản địa 5.000 năm TCN trên lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử bị loại trừ khỏi văn bản lịch sử truyền thống và bởi vậy đã bị vùi lấp trong 3.000 năm. Nghiên cứu này cố gắng bộc lộ các dữ kiện lịch sử với những bằng chứng về khảo cổ học, tài liệu cổ, và ngôn ngữ học lịch sử.

Từ khóa:
Nguồn gốc của nông nghiệp, khảo cổ học, tài liệu cổ, ngôn ngữ học lịch sử.
1. Hậu Tắc (khoảng 2100 TCN) là tổ tiên của bộ lạc Chu, mà sau này đã tăng trưởng mạnh mẽ để thành lập vương triều Chu ở Trung Quốc (1046-220 TCN?). Hậu Tắc được coi là một trong những nhà lãnh đạo của các nhóm có thế lực trong số hậu duệ của Hoàng Đế, dựa theo các tài liệu cổ điển Trung Hoa.

Nội dung: Tài liệu gồm 4 phần:
I. Sự bắt đầu của văn minh nông nghiệp theo bằng chứng khảo cổ học.
II. Sự bắt đầu của nông nghiệp theo tài liệu lịch sử Trung Hoa. 
III. Giải thích sự khác nhau giữa phát hiện khảo cổ và tài liệu lịch sử
IV. Kết luận
I. Sự bắt đầu của văn minh nông nghiệp theo bằng chứng khảo cổ học.
I.1 Phác thảo về nông nghiệp tiền sử Trung Quốc 

Về ý nghĩa của nông nghiệp sản xuất ngũ cốc đối với văn minh nhân loại, Paul C. Mangelsdorf đã nói: “Không có nền văn minh nào xứng đáng với tên gọi đó cho tới khi phát hiện ra nông nghiệp trồng ngũ cốc.”

Đó có thể chủ yếu là vấn đề về dinh dưỡng... Hạt ngũ cốc, cũng như trứng và sữa, thực phẩm được thiên nhiên tạo nên nhằm cung cấp carbohydrate, protein, mỡ, khoáng chất và vitamin .... Có lẽ mối quan hệ giữa ngũ cốc và các nền văn minh cũng là một sản phẩm của kỷ luật mà ngũ cốc áp đặt lên những người trồng cấy chúng. Ngũ cốc chỉ được trồng từ hạt giống và phải được trồng và thu hoạch đúng thời vụ.

Ở đây họ quan tâm đến những giống cây trồng khác nhau, trong đó có thời tiết lúc gieo trồng và thu hoạch, gần như ở bất kỳ thời điểm nào trong năm... Sự phát triển của ngũ cốc luôn luôn dẫn tới trạng thái cuộc sống định cư.... Nông nghiệp ngũ cốc cung cấp ổn định nguồn thực phẩm, tạo điều kiện vui chơi giải trí, nuôi dưỡng nghệ thuật, thủ công và khoa học.

Có thể nói rằng: "Một mình nông nghiệp ngũ cốc cũng tương đương các hình thức sản xuất lương thực khác về khoản đóng thuế, sự bồi dưỡng, khuyến khích lao động và tài khéo léo.” (“Wheat,” Scientific American, CLXXXIX, July 1953, 50-59. Quoted in Ho 1975: 44-45, fn)
Nông nghiệp sản xuất ngũ cốc là cơ sở cần thiết của mọi nền văn minh cổ xưa.

Trong nửa thế kỷ qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện nhiều khám phá mới về nền văn minh tiền sử Trung Hoa. Từ thời Đá Mới đến đầu triều đại nhà Hạ (khoảng 7000-2000 TCN), đã tìm thấy rất nhiều di chỉ văn hóa tiền sử ở trung lưu thung lũng Hoàng Hà và trung, hạ lưu thung lũng sông Dương Tử, chẳng hạn như văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao - 仰韶, 4600-3000 TCN), văn hóa Long Sơn (Longshan -龙山- 3000-2200 TCN) trong thung lũng Hoàng Hà; các di chỉ văn hóa Hà Mục Độ (Hemudu 5000-4000 TCN), văn hóa Liangzhu (2800-1800 TCN) tại vùng hạ luu Dương Tử. Các di chỉ này cho thấy thung lũng Hoàng Hà và Dương Tử là một trong những khu vực đầu tiên trên thế giới xuất hiện văn minh nông nghiệp.

Đáng ngạc nhiên là nhiều nơi trong số những địa điểm này đã có nông nghiệp rất phát triển lâu dài trước thời điểm hình thành nông nghiệp (khoảng 2100 TCN) được đề cập nhiều lần trong một số sách cổ Trung Hoa. Có một sự khác biệt lớn về thời gian (cũng như địa điểm) giữa những khám phá khảo cổ học và ghi chép của tài liệu cổ. Văn minh nông nghiệp Trung Quốc cổ có thể được chia làm hai khu vực: trung lưu Hoàng Hà và trung lưu, hạ luu sông Dương Tử. Đã có những ngũ cốc khác nhau được trồng ở hai khu vực: cây kê ở vùng trước còn lúa gạo ở vùng sau. Vài di tích lúa được phát hiện tại các di chỉ của văn minh Yangshao trong thung lũng Hoàng Hà. Theo Zhou Jixu: “The Rise of the Agricultural Civilization in China,” Sino-Platonic Papers, 175 (December, 2006)2 (sau đây viết tắc là sđd), cây kê thuộc hai giống khác nhau là Setaria và Panicum. Phổ biến là loài Setaria italica đại diện của giống Setaria, được đặt tên bằng tiếng Hoa: su (). Sau đó là hai loài phụ của P. miliaceum, được gọi bằng tiếng Hoa là Shu () và ji () (Hồ 1975: 57). Lúa ở Trung Quốc thuộc hai loài phụ là Oryza sativa japonica, có dạng hạt tròn gọi là 粳稻, và O. sativa indica, là dạng "nhiệt đới" chín sớm với gạo hạt dài, gọi là 籼稻 (Hồ 1975: 62). Chúng ta sẽ xem xét các nguồn gốc của cây kê và lúa gạo sản xuất tại Trung Quốc, dựa trên những nghiên cứu của các học giả và các tài liệu khảo cổ trong những thập kỷ gần đây.

I.2 Thời điểm trồng kê

Giáo sư Ho Ping-Ti trong công trình “Cái nôi phương Đông” viết: “Trong thế giới cũ, lĩnh vực nông nghiệp đầu tiên xuất hiện ở tây nam Châu Á, trên những dải đồi vùng Lưỡi liềm phì nhiêu, khoảng 7000 TCN. Một số địa điểm xuất hiện sau 5000 BC. Nông nghiệp thâm canh hơn nhờ tưới nước xuất hiện ở đồng bằng sông Tigris và Euphrates.

Việc sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ xưa và các thung lũng sông Indus cũng tùy thuộc vào lũ lụt và thuỷ lợi. Tuy nhiên, trong số các đặc điểm chính của hệ thống nông nghiệp sớm nhất Trung Quốc, nó đã được tự do từ các ảnh hưởng của lũ lụt lớn của vùng đồng trũng sông Hoàng Hà, và như là một hệ quả, diễn ra thiếu sự tưới nước nguyên thủy.” (Ho 1977: 44).

Trong công trình của mình, ông đã chứng minh rằng các trung tâm Đá Mới ở Bắc Trung Quốc, ngoài Mesopotamia và Trung Mỹ, là một khu vực, trong đó nông nghiệp độc lập phát triển. Vùng văn hóa Đá Mới trung luu Hoàng Hà là một trong ba trung tâm văn minh nông nghiệp sớm nhất trên thế giới.
"Đây là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp dựa trên các hạt ngũ cốc đã đạt tới văn minh đầu tiên trong cả thế giới cũ và mới" (Hồ 1977: 40).
Sau đây là tóm tắt các chứng cứ chính của GS Hồ trong công trình dầy 440 trang. Những trích dẫn từ Cái nôi phương Đông. (Ho 1977). 

Chúng ta biết rằng không có vấn đề là Setaria italica đã được phát triển rộng rãi trong các cao nguyên hoàng thổ thuộc thời kỳ Yangshao. Bằng chứng khảo cổ quan trọng nhất là di chỉ điển hình của văn hóa Yangshao tại Bán Pha (Pan-po 半坡), những chum vại đầy vỏ S. italica đã được tìm thấy trong các kho. Số lượng hạt kê dự trữ, cùng với sự giàu có của nông nghiệp và sự bố trí phức tạp của các làng mạc được thành lập ngoài sự nghi ngờ rằng Setaria italica đã được trồng và thu hoạch bởi những người đàn ông (trang 57).
Bán Pha là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự hiểu biết về các nền văn minh khởi thủy của Trung Quốc vì nó được gọi là giai đoạn sớm nhất của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên cây kê, thuần hóa vật nuôi chủ yếu trên con lợn, bố trí cộng đồng làng với những nghĩa địa kiểu mẫu, sơn gốm, những ký tự và con số nguyên bản Trung Quốc.
Zhou Jixu, (sđd. 3) dẫn một loạt 4 dữ liệu radiocarbon cho thấy di chỉ này tồn tại gần như liên tục trong sáu trăm năm thuộc thiên niên kỷ thứ năm trước Công nguyên (trang 16) .3

Bảng I: Một số niên đại  C14 trong văn minh tiền sử Trung Hoa
2. Banpo, Sian Yangshao: 4115±110 B.C ; 4865±110 B.C.
4. Banpo, Sian Yangshao: 3955±105 B.C ; 4555±105 B.C.
5. Banpo, Sian Yangshao: 3890±105 B.C ; 4490±105 B.C.
6. Banpo, Sian Yangshao: 3635±105 B.C ; 4235±105 B.C.
7. Hougang 后岗Anyang 安阳 Henan
Yangshao: 3535±105 B.C ; 4135±105 B.C.

GS Hồ chỉ ra rằng Setaria và Panicum millets là những cây bản xứ (trong những vùng đất cao hoàng thổ của Trung Quốc), theo bằng chứng từ những tài liệu cổ, những cây kê mọc hoang còn tồn tại tới hôm nay ở vùng hoàng thổ, cùng lịch sử lâu dài việc trồng trọt chúng.

GS Hồ cũng thảo luận về chủng tộc và nguồn gốc địa lý của người Yangshao. Ông kết luận rằng người Yangshao đến từ miền Nam Trung Quốc, bằng cách sử dụng các bằng chứng về địa lý, môi trường, cổ nhân học, những đồ vật tiêu biểu và văn hóa. Dưới đây là những tóm tắt của ông.

1. Các bằng chứng về thổ nhưỡng và thực vật học: những lớp phủ băng lục địa chưa bao giờ bao trùm toàn bộ Trung Quốc trong thời Pleistocene. Trong nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, các loại đất phát triển từ Cretaceous (120 triệu đến 60 triệu năm trước), và tertiary (60 triệu đến 1 triệu năm trước).

Sự tồn tại của các loại đất là căn cứ cho rằng chúng hình thành từ lâu  trước thời đại Băng hà. "Sự phong phú khác thường của hệ cây gỗ Đông Á vượt quá số lượng giống loài tại tất cả các phần còn lại của khu vực phía Bắc... Sự phong phú của hệ thực vật Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, là do tính đa dạng lớn của nó về mặt địa hình, khí hậu và các điều kiện sinh thái. Về mặt lịch sử, do không có sự đóng băng rộng lớn trong thời gian Pleistocene cho phép sự bảo tồn một số lớn giống trước đây phân tán rộng nhưng sau đó biến mất trong những phần khác của thế giới."4 Biloba Ginko và Metasequoia5 là những thí dụ nổi tiếng nhất của những "hóa thạch sống" làm chứng cho sự thiếu vắng những lớp phủ băng lục địa ở Trung Quốc. Bởi vậy trong thời gian băng giá cuối cùng, những vùng đất thấp phía nam Trung Quốc có khả năng thích hợp hơn với người tiền sử so với người phía bắc Trung Quốc, trong điều kiện khí hậu và tài nguyên thiên nhiên cho sự tồn tại của con người.

2. Bằng chứng từ cổ nhân học: như khi so sánh với những nhóm người Mông Cổ khác, người Yangshao mang đặc tính cơ thể gần nhất với người Trung Hoa hiện đại ở miền nam Trung quốc và người Đông Dương hiện đại. Gần gũi tiếp theo của họ là với người Trung Hoa hiện đại ở Bắc Trung quốc. Họ có những đặc trưng thể chất khác biệt rõ ràng với người Eskimos của Alaska, Tungus của Manchuria, người Tây Tạng, và người Mongoloid vùng hồ Baikal.

Theo thuật ngữ nhân chủng học Xô-viết được chấp nhận bởi trường phái lục địa Trung Hoa, người Yangshao Trung Quốc được phân loại theo "chi nhánh Thái Bình Dương của chủng Mongoloid" hoặc "chủng Mongoloid phương Nam," và như vậy là phân biệt với các proto-Tungus của Manchuria, những người được xếp vào chủng "Mongoloid phương Bắc" (Ho 1975: 38).

3. Bằng chứng của những đồ vật đặc trưng cho văn hóa Yangshao. "Đặc tính nổi bật nhất của những đồ vật đá thuộc văn hóa Yangshao, ngoài tính độc đáo hình học của chúng, là sự thịnh hành những công cụ mài bóng.  Người dân của nền văn hóa này đã không biết kỹ thuật tạo vẩy và sửa rìa (flaking & chipping).
/
Trong việc sản xuất rìu, mũi mác, mũi tên, những cái cày, liềm và dùi đục lỗ, họ sử dụng phương pháp mài. Điều này thể hiện những truyền thống văn hóa đặc biệt và cội nguồn của văn hóa Yangshao, không liên quan đến phía bắc, nơi kỹ thuật ghè đẽo thịnh hành, mà tới phía nam và vùng biển phía Đông Trung quốc ".6
4. Bằng chứng của chuỗi văn hóa: Những nhà khảo cổ Hoa lục xác minh giai đoạn sớm nhất của văn hóa Yangshao gần gũi với những công cụ của di chỉ Lijiachun trong hạt Xixiang, di chỉ Shensi ở phía nam núi Qinling. Ở Lijiachun, nhiều đồ gốm có hình dạng tương tự với một vài địa điểm của Yangshao, tuy nhiên có hai khác biệt quan trọng: sự thịnh hành của đồ gốm cordmarke và sự vắng đồ gốm sơn.7

Dọc theo bờ biển Thái Bình Dương phía Đông và Đông Nam Á, trong nhiều vùng nửa phía nam Trung Quốc, đồ gốm sớm nhất và ổn định là cordmarke, và từ Li-chia-ts’un phía nam Qinling và trên sông Hán Giang nối Shensi với trung lưu sông Dương Tử, một sắc thái miền nam của di chỉ văn hóa Yangshao là điều không thể nghi ngờ (Ho 1975: 39-40).

Giáo sư Hồ kết luận : “Trong viễn cảnh tầm xa, nền tảng của hệ thống nông nghiệp bền vững nhất thế giới, một hệ thống quá rộng lớn để làm nên đặc tính vững bền của văn minh Trung Hoa, được đặt vào vùng hạt nhân Yangshao trong thời kỳ đồ Đá Mới”(Ho 1975: 48).

Có hay không việc văn hóa Đá Mới Yangshao hình thành và phát triển độc lập, vẫn còn là điều tranh luận (Zhang 2004). Nhưng bằng chứng được trích ở trên đủ chứng tỏ môt thực tại lịch sử: một văn minh nông nghiệp trưởng thành đã tồn tại trong thung lũng sông Hoàng Hà.

I.3 Thời điểm xuất hiện việc trồng lúa. 

Một khu vực hạt nhân khác của văn minh nông nghiệp sớm nhất ở Trung Quốc đã được hình thành tại lưu vực sông Dương Tử. Khoảng 7000-5000 năm TCN, đã có nền nông nghiệp trồng lúa trưởng thành ở trung và hạ lưu sông Dương Tử. Những nhà khảo cổ học Trung Hoa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này từ những năm 1950.

Có một lời giải chung cho câu hỏi này trong tài liệu của giáo sư Zhu Naicheng "Tổng quan về nông nghiệp trồng lúa tiền sử Trung Quốc" (Zhu 2005). Sau đây trình bày những phác thảo của bài viết. 

Nguồn gốc của nghề trồng lúa ở Trung Quốc được hình thành khoảng 10.000 BC, theo khảo cổ tiền sử Trung Quốc và kết quả phân tích các mẫu thực vật cổ. Theo bài báo của Zhu, có bốn giai đoạn phát triển của nghề trồng lúa thời tiền sử Trung Quốc.

1. Khởi nguồn (khoảng 10.000 TCN).
Hai di chỉ là Hang Xianren trong hạt Vạn Niên (Wannian), tỉnh Giang Tây (Jiangxi), và Dốc Đứng (Yuchan) trong hạt Dao tỉnh Hồ Nam (Hunan), là một phần của đồng bằng sông Dương Tử, và khí hậu trong khu vực cận nhiệt đới nam Trung Hoa. Về mặt địa lý, chúng ở trung tâm của nam Trung Quốc, phía nam Qinling (秦岭) và phía nam sông Hoài .

2. Giai đoạn trưởng thành (7000-5000 BC?) 
Những vết tích văn hóa chính đến từ văn hóa Pengtoushan (彭头山), văn hóa Giả Hồ (Jiahu) thuộc kiểu văn hóa Peiligang và địa điểm Shangshan (上山) trong hạt Pujiang thuộc thung lũng sông Qian-tang. Những địa điểm văn hóa Pengtoushan được định vị trong miền đồng bằng xung quanh Hồ Động Đình (Dongting) và khu vực dọc theo sông Dương Tử phía tây tỉnh Hồ Bắc (Hubei).

Niên đại những địa điểm này vào khoảng 6500-5500 TCN. Nhiều vết tích của lúa trồng được phát hiện tại đây, cung cấp bằng chứng quan trọng về việc gia tăng canh tác lúa. Những di chỉ kiểu Giả Hồ của văn hóa Peiligang phân tán trong đồng bằng trung và đông tỉnh Hà Nam (Henan), có niên đại 6800-5500 BC. Những vết tích sự trồng trọt lúa cũng được tìm thấy tại địa điểm Giả Hồ (Jiahu) ở hạt Vũ Dương (Wuyang 舞阳)- 3.

Những công cụ được khai quật ở đây chủ yếu là sa thạch, phần nhiều trong số đó được làm bởi phương pháp mài nhẵn. Những công cụ đó có thể được xác định là cái mai đá, cái liềm, con dao, đá cối xay, cái gậy đá cối xay, cái mai xương… vân vân. Dấu hiệu quan trọng của sự phát triển nông nghiệp đầu tiên là những công cụ đá mài bóng đó. Tại địa điểm Thượng Sơn (Shangshan上山) trong hạt Pujiang (浦江) thuộc lòng chảo trung tâm tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), những vết tích trồng lúa có thể xưa tới khoảng 7000 TCN. Có nhiều dấu in của vỏ trấu trên những mẩu đồ gốm đào được. Đất làm gốm được trộn đều với một số lớn vỏ trấu, chứng tỏ vết tích của việc trồng lúa.

Niên đại Carbon-14, được thực hiện bởi các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học Đại học Bắc Kinh, Zhou Jixu, (sđd.6) cho thấy rằng các mảnh gốm với vỏ trấu được định tuổi đến 9000-11000 năm cách nay 8. Những công cụ khai quật được là đá cối xay, gậy đá cối xay, những quả bóng đá, những cái đục, rìu, và những rìu lưỡi vòm. Đồ gốm bao gồm lọ, bình, chảo cũng như những mảnh với chân tròn, được tìm thấy sớm nhất ở Trung Quốc cho đến lúc này.

3. Thời kỳ phát triển (5000-3000 TCN) 

Văn hóa lúa nước đã được mở rộng đến trung, hạ luu sông Dương Tử, các đồng bằng sông Ganjiang (赣江), sông Minjiang (闽江), sông Chu (Zhujiang 珠江), và một phần của khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà trong khoảng thời gian 5000-3000 TCN.

Đáng kể là việc trồng lúa vẫn còn được phát hiện tại hạ lưu sông Dương Tử, chẳng hạn như trong văn hóa Hà Mục Độ (Hemudu河姆渡), Majiapang (马家浜) và Songzhe (), và cũng có thể ở trung lưu sông Dương Tử, chẳng hạn như văn hóa Tangjiagang (汤家岗), Daxi (大溪) và Longqiuzhuang (龙虬庄) trong các khu vực phía Đông của sông Hoài.

Khu vực trồng lúa đã vươn tới trên 35 ° vĩ độ bắc trong khu vực trung và hạ lưu Hoàng Hà.
Chúng ta có thể thấy văn hóa đặc trưng của thời kỳ này tại di chỉ Hemudu, khoảng 5000 TCN. Hiện có số lượng lớn hạt lúa bị các bon hóa với hình dạng đầy đủ và thậm chí cả với các sợi râu, thêm vào đó vô số những công cụ nông nghiệp được khai quật, bao gồm cái mai xương, cái chày gỗ, đá cối xay, quả bóng đá, vân vân…

Số lượng những cái mai bằng xương vượt quá 170 chiếc. Những mảnh gốm dùng để nấu cơm mang vết tích các bon hóa được khám phá. Gốm được khai quật chủ yếu là gốm đen do pha trộn than, với những kiểu dáng như cái bình, cái bát, đĩa, tách đứng, chảo, he (dụng cụ để uống), đỉnh (ding, cái chảo lớn ba chân), cái đài, vân vân… Có thể được phân loại vào trong ba nhóm: đồ đun nấu, đồ dùng để uống, và cất giữ sản phẩm.

Cũng khai quật được các dụng cụ săn bắn và câu cá, chẳng hạn như còi bằng xương, mũi tên xương, đạn đá, và rất nhiều trái cây, chẳng hạn như chà là đen, quả sồi, Gordon euryale và hạt dẻ nước… những hiện vật đó cho thấy rằng săn bắn, câu cá, và thu lượm vẫn còn là một phần trong đời sống của người dân Hemudu. Nhiều công cụ dùng để xe chỉ và dệt được khám phá tại chỗ, đã chứng tỏ kỹ thuật dệt phát triển trong thời kỳ đó.

Những căn nhà của người Hemudu được xây dựng trên sàn gỗ để nâng cao trên đất phòng lũ lụt, và nhà được làm bằng gỗ. Việc xây dựng kiểu Hemudu là không bình thường trong thời ký Đá Mới ở Trung Quốc. Di chỉ Hemudu đã được công nhận là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Trung Quốc, và chữ "Hemudu" là tên được sử dụng để gọi tất cả các địa điểm thuộc cùng một loại hình văn hóa.

4. Giai đoạn hoàn tất sự phát triển (3000-2000 TCN) 

Phạm vi của văn hóa lúa nước nguyên thủy đã thành thục gần như trùng với địa bàn của nghề trồng lúa phát triển. Những di tích phong phú nhất của nghề trồng lúa được khám phá ở văn hóa Liangzhu, Qujialing (屈家岭), Shijiahe (石家河), và Fanchengdui (樊城堆) ở trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Cả lúa lẫn kê đều đã được gieo trồng trong khu vực giữa sông Hoàng Hà và sông Hoài. Tiên tiến nhất là văn hóa Liangzhu. Có rất nhiều công cụ trồng trọt khác nhau trong văn hóa Liangzhu. Những công cụ đá được khai quật 8. theo dữ liệu tại di chỉ Shangshan có thể được xếp loại thuộc thời kỳ trước đó, được mô tả trong mục "nguồn gốc".

Zhou Jixu, (sđd.7): cái cày, shi ( một loại mai), cái mai, cái cuốc, và cái liềm vân vân… đã được chế tác đẹp đẽ. Những công cụ cho thấy kỹ thuật trồng trọt cao hơn so với thời kỳ trước đó. Sự nuôi dưỡng gia súc phát triển rõ rệt. Những nghề thủ công nguyên sơ bắt đầu thuần thục.

Việc sản xuất đồ gốm, chế tạo ngọc bích, sơn mài, dệt, chế tạo vật dụng bằng tre và gỗ, việc chạm khắc ngà, ghề khảm… tất cả các hàng thủ công này phát triển chưa từng có trước đây. Tất cả những sự khéo léo như vậy trước đó chưa hề có. Sự sản xuất những vật bằng ngọc bích đặc biệt đáng chú ý trong thời kỳ này. Đấy là nhận xét của giáo sư Zhu trong bài báo kể trên.

Khi thảo luận về cái nôi của văn minh lúa nước trong công trình Cái nôi phương Đông của mình, giáo sư Hồ cũng nói: "Trong bất kỳ trường hợp nào, sự kết hợp giữa khảo cổ học và tư liệu lịch sử của chúng tôi cho thấy vẻ hợp lý khi cho rằng Trung Quốc như là một trong những quê hương gốc của cây lúa và có lẽ là khu vực đầu tiên trên thế giới, nơi lúa đã được trồng"(Hồ 1975: 70-71).

Dưới đây là những tư liệu Carbon-14 tại ba di chỉ trồng lúa (Hồ 1975: 16-17).9
8. Songze (松泽) Qingpu (青浦) Shanghai, Qingliangang (青莲岗)
3395±105 B.C ; 3395±105 B.C.
10. Qianshanyang (钱山漾) Wuxing (吴兴) Zhejiang, Liangzhu
2750±105 B.C. ;  3300±105 B.C.
14. Huanglianshu (黄楝树) Xichuan (淅川) Henan Qujialing (屈家岭)
2270±95 B.C.  ; 2720±95 B.C.
Niên đại C-14 của di chỉ Hemudu là 7000 năm cách nay; của di chỉ Shangshan ở hạt Pujiang là 9000-11.000 năm, theo bài báo của giáo sư Zhu. Sự trồng trọt lúa gạo đẩy mạnh văn minh xã hội Trung Hoa cổ. Giáo sư Zhu tổng kết điều này như sau:

Nông nghiệp lúa nước đã thống trị kinh tế xã hội trong thời kỳ văn hóa Songze () ở vùng hạ lưu sông Dương Tử sau 4000 TCN. Số lượng và chủng loại xương động vật và công cụ săn bắn được khai quật từ các di chỉ đã được giảm rõ rệt trong thời kỳ văn hóa Songze. Điều này cho thấy phương thức kinh tế săn bắn và hái lượm giảm thiểu, việc sản xuất lương thực, chủ yếu là gạo, rõ ràng bùng nổ.

Những xương hàm dưới của heo nhà được sử dụng trong đám ma cho thấy việc chăn nuôi gia súc có tiến triển. Sự hình thành ngành trồng lúa nước với tư cách nông nghiệp cơ bản thành thục trong thời kỳ văn hóa Liangzhu tại hạ và trung lưu sông Dương Tử. Zhou Jixu, (sđd. 8): bằng chứng chính là sự xuất hiện của toàn bộ các công cụ canh tác cần thiết cho việc cày cấy, nuôi trồng, và thu hoạch. Việc ủ rượu xuất hiện, sự sinh sản gia súc được tăng cường, và tỉ lệ gia súc được dùng làm thịt gia tăng. Những nghề thủ công trở nên phát đạt. Những trung tâm định cư được khám phá tại di chỉ Mojiaoshan (莫角山), cho thấy sự gia tăng nhân số. Bàn thờ và mộ được xây dựng trong di chỉ Yaoshan (瑶山) và Fanshan (反山). Những hiện tượng này đánh dấu xã hội Trung Hoa đã bước vào nền văn minh dẫn tới những "vương quốc cổ " khoảng 3000-2800 TCN.

Tỷ lệ lúa gạo trồng với tư cách là nông nghiệp chính, từng bước tăng thêm trong thời kỳ văn hóa Daxi (大溪) tại vùng trung lưu sông Dương Tử. Những chum vại gốm lớn có thể đã được sử dụng để dự trữ hạt cho thấy sản xuất lương thực đã tăng. Số lượng các làng xóm nhiều thêm, trung tâm định cư cùng với những tường lũy bao quanh được thiết lập vào khoảng 4000 TCN.

Từ các công bố trên, chúng ta có thể thấy, đặc điểm nổi bật của văn minh nông nghiệp là, những trung tâm định cư, kèm theo đô thị với thành lũy bao quanh, phát triển gốm sứ, và các địa điểm tôn giáo lớn, hình thành khoảng 4000-3000 năm TCN. Nhiều vùng của sông Dương Tử và Hoàng Hà đã tiến tới một nền văn minh nông nghiệp trưởng thành, chậm nhất là vào khoảng 4000 năm TCN.

Những người sống ở lưu vực sông Dương Tử, và văn hóa lúa nước từ đâu tới? Sử dụng bằng chứng từ cổ nhân học và di truyền học người, nhiều nhà nhân chủng học và di truyền học chỉ ra những đặc trưng cơ thể của những người cổ sống trong vùng nam sông Dương Tử có mối quan hệ chặt chẽ với nhóm Nam Á và phân biết rõ ràng với những người sống ở khu vực phía bắc sông Dương Tử. Các dữ kiện cho thấy những người cổ xưa sống ở đồng bằng sông Dương Tử đã từ miền nam châu Á tới. Ngoài ra, bốn mẩu bằng chứng thường hỗ trợ nguồn miền nam của người Yangshao của G.S Hồ (xem ở trên) cũng có thể được áp dụng ở đây.

II. Sự khởi đầu của văn minh nông nghiệp theo tài liệu lịch sử Trung Quốc.
II.1 Cách tính thời gian lịch sử 
Để tính toán các thời đại lịch sử trên cơ sở các sự kiện được ghi trong tài liệu cổ, nghiên cứu này dựa vào hai nguồn: Một là các dữ liệu từ "Dự án Xác định niên đại các triều Hạ, Thương, Chu" do Viện lịch sử thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thực hiện.
Theo đó, các thời biểu của 3 triều đại sớm nhất của Trung Quốc cổ là: Hạ 2070-1600 TCN, Thương 1600-1046 TCN, Chu 1046-221 TCN. Các nguồn khác là phả hệ của những vua cổ xưa trên lưu vực Hoàng Hà trước thời Hạ, như ghi nhận của Wudi Benji "Những biên niên cơ bản của Ngũ Đế trong Sử ký của Tư Mã Thiên.” (Sđd9)
Theo quan điểm của Tư Mã Thiên, khó mà biết về thời gian sớm hơn Ngũ Đế, nhưng thời kỳ từ Ngũ Đế về sau có thể được xác định.10 Trình tự tính theo "Những biên niên cơ bản của Ngũ Đế" trước nhà Hạ như sau: (sáu người cai trị trong chín thế hệ)
Phả hệ của các Hoàng Đế (theo Sử ký). 
(phần này không dịch)

II.2 Sự Bắt đầu của lĩnh vực nông nghiệp như được ghi trong những tài liệu cổ điển Trung hoa.

Những văn minh tiền sử thuộc triều đại Hạ, Thương, Chu xuất hiện trong thung lũng Hoàng Hà, đặc biệt là văn minh của triều đại Chu, không nghi ngờ là dựa vào nông nghiệp ngũ cốc. Sự giàu có dư thừa cung cấp bởi sản xuất nông nghiệp tạo cho dân tộc Trung Hoa một sự tiến bộ lớn trong phát triển văn hóa.

Tại sao bộ lạc Chu có thể lớn lên nhiều hơn những bộ lạc khác và để trở nên người cai trị vùng Hoàng Hà và sau đó là Dương Tử? Quyết định quan trọng nhất trong sự tiến bộ khác nhau của họ là bỏ cuộc sống du cư,  chọn và dính chặt vào cuộc sống nông nghiệp.

III. Giải thích sự chênh lệch giữa khám phá khảo cổ và các tài liệu lịch sử

Như thảo luận trong phần đầu của nghiên cứu này, sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp trong các thung lũng sông Hoàng Hà đã diễn ra 5000 TCN hoặc sớm hơn. Các tài liệu khảo cổ cho thấy việc trồng kê là rất quan trọng trong khu vực Hoàng Hà 5000 TCN. Việc trồng lúa ở trung lưu sông Dương Tử đã được hình thành rất sớm. Sự trưởng thành của nghề trồng lúa theo thời gian có bằng chứng tại di chỉ Jiahu, tỉnh Hà Nam 6800 TCN, tại di chỉ Hemudu tỉnh Chiết Giang 5000 TCN. Tại sao sự khởi đầu về sản xuất nông nghiệp tại thung lũng Hoàng Hà nêu trong các tài liệu cổ lại muộn hơn nhiều, vào khoảng 2100 TCN?
Làm thế nào giải thích khoảng cách 3000 năm đó?

Câu trả lời là người dân Chu, những hậu duệ của Hoàng Đế, không phải là những người bản dịa sống trên khu vực hoàng thổ Hoàng Hà. Nông nghiệp thời Chu đã được hình thành trên cơ sở tiếp thu nền nông nghiệp truyền thống đã được sáng tạo bởi những người đã sống trong lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử từ xa xưa. Lối sống nông nghiệp của người Chu là kết quả của việc học hỏi từ những người khác. Các bộ lạc của Hoàng Đế (trong đó có bộ lạc Chu) là những cư dân du mục. Khi di cư vào khu vực Hoàng Hà, họ đã chịu ảnh hưởng của lối sông nông nghiệp tiên tiến của người dân bản địa, mặc dù đó là một bước tiến dài từ du mục để chuyển sang lối sống mới. Những thay đổi triệt để từ du mục sang trồng trọt đã thay đổi cuộc sống xã hội Chu.

Khoảng 2300 TCN, quốc gia của Hoàng Đế đã chiến thắng và thống trị các khu vực của sông Hoàng Hà. Đây còn là thời gian sớm nhất mà truyền thuyết, lịch sử Trung Quốc trong các tài liệu cổ xưa ghi lại. Vì vậy, theo các tài liệu sớm nhất ghi lại những thành quả này, Hoàng Đế và các quốc gia hậu thế của ông giữ vai trò hàng đầu.

Từ Thượng Thư, kinh Thi đến Sử ký, tất cả các sách cổ điển đã chính thống hóa Hoàng Đế cùng con cháu ông, trong khi loại trừ các dân tộc khác. Vì vậy, trong các tài liệu cổ xưa, chúng ta chỉ có thể thấy, sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc bắt đầu khoảng 2100 TCN, dưới thời kỳ Nghiêu, Thuấn, Vũ, những nhà lãnh đạo tuyệt vời của quốc gia của Hoàng Đế. Lĩnh vực nông nghiệp được nói đến bắt đầu vào thời Chu. Sự khởi đầu của nông nghiệp bản địa trên lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử vì vậy bị loại khỏi lịch sử thành văn. 

Không giống như các dân cư Ngưỡng Thiều và Hà Mục Độ là những người đến từ miền Nam Trung Quốc, dân cư của Hoàng Đế đến từ phía Tây của Trung Quốc, từ phần phía Tây của lục địa Âu-Á. Họ chinh phục người dân của lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử, những người thủ đắc nền văn hóa nông nghiệp phát triển.
Bằng cách kết hợp văn hóa riêng của họ với các yếu tố văn hoá của người bản địa, dân cư của Hoàng Đế từng bước phát triển một nền văn minh rực rỡ mới vào thời Hạ, Thương và Chu. Họ thay thế người dân bản địa nắm giữ vai trò lãnh đạo trên các giai đoạn lịch sử Trung Quốc. Cho rằng dân cư của Hoàng Đế là một chi nhánh của người Ấn –Âu cổ, là một trong những sự kiện đáng kể nhất nay được biết tới trong lịch sử nhân loại.
Một số lượng lớn từ Ấn-Âu trong ngôn ngữ Trung Hoa cổ rõ ràng xác nhận thực tế này. Các di tích còn lại của thời Hoàng Đế có liên quan đến các văn hóa Long Sơn trong bằng chứng khảo cổ học và các nền văn minh của Hạ, Thương, Chu, Qin () là các triều đại kế nghiệp của nó.27
Bằng chứng cho tuyên bố này đến từ hai nguồn: đầu tiên sử dụng các bằng chứng về các tài liệu cổ xưa để chứng minh rằng người dân Chu, và là dân cư của Hoàng Đế, đã được khởi đầu từ người du mục, và thứ hai là đã có một số lớn từ Ấn-Âu trong  ngôn ngữ thời Chu, dựa theo các bằng chứng ngôn ngữ học lịch sử. Thứ ba là sự tương đồng về tôn giáo giữa dân cư Hoàng Đế và người Tiền Ấn-Âu. 

IV. Kết luận. 

Văn minh Trung Hoa không nảy sinh một cách cô lập trong thời cổ. Các nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới, bao gồm Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, và Anatolian đã không phát triển một cách tách biệt khỏi những văn minh khác. Đó là quy luật chung trong lịch sử con người mà những văn minh khác nhau được phân cực, hỗn hợp, và ảnh hưởng lẫn nhau.

Bằng chứng ngôn ngữ học lịch sử, khảo cổ cho thấy, văn minh Biển Aege và văn minh Hy Lạp, văn minh Thung lũng Indus và văn minh Ấn Độ cổ, văn minh Hattic và văn minh Hittite đã là những cặp mà cái sau chiến thắng cái trước để tạo dựng văn minh mới của mình. Cũng nên ghi nhận rằng, những kẻ xâm chiếm này đều là người Ấn-Âu tiền sử (khoảng 2000-1200 BC). Cũng như vậy, văn minh Trung Quốc đã trải qua những xung đột văn hóa trong thời cổ xưa. Những người Châu Âu từ thảo nguyên phía tây Trung Á đã mang những thành phần văn hóa mới đến thung lũng Hoàng Hà khoảng 2300 TCN. Họ đã kết hợp kỹ thuật tiên tiến của mình, như luyện kim đồng đỏ, những công cụ kim loại, vũ khí, xe ngựa và thuần hóa ngựa, với văn hóa nông nghiệp phát triển bản địa trong lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Sự phối hợp này tạo nên văn minh lộng lẫy của thời Hạ, Thương, Chu. Trái với quan điểm đại chúng cho rằng, "văn minh Hoàng Hà có lịch sử độc lập” nó thực sự là sự hòa hợp.

Ý tưởng rằng nền văn minh Trung Hoa có một lịch sử độc lập đã rất phổ biến, do ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt của hệ thống chữ viết Trung Hoa, đã được sử dụng từ triều Thương (1600 TCN) cho tới hôm nay. Các ký tự Trung Quốc với tự dạng đặc biệt đã phủ tấm màn gây khó cho việc tìm ra mối quan hệ giữa tiếng Trung Hoa cổ và những ngôn ngữ cổ khác.

Những ký tự vuông cổ xưa dễ khiến người ta có ảo tưởng lầm lẫn rằng ngôn ngữ cổ Trung Hoa ổn định và không thay đổi như là hình vuông. Nếu đúng như vậy, thì chúng ta làm thế nào có thể hiểu được thứ ngôn ngữ lạ lùng này theo phương pháp ngôn ngữ chung? Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy những mối quan hệ của ngôn ngữ Trung Hoa cổ và các ngôn ngữ khác. Thật ra, tiếng Trung hoa cổ là một trong những ngôn ngữ bình thường của con người giống như những tiếng khác, nếu chúng ta lột bỏ cái áo choàng khoác cho ký tự khỏi ngôn ngữ.

Trong sự nghiên cứu tiền sử, ngôn ngữ học lịch sử sở hữu một chức năng đặc biệt, mà có thể được dùng để xác định bản chất của một nền văn minh và nguồn gốc dân tộc của nó, dựa vào bằng chứng của ngôn ngữ học. Vì ngôn ngữ là con dấu đặc biệt của mỗi dân tộc, không thể bị mai một qua thời gian.

Những khám phá về các nền văn minh Ấn Độ cổ xưa đến từ người châu Âu đã được minh chứng hoàn toàn bởi ngôn ngữ học lịch sử trong thế kỷ XVIII - XIX. Trong khoảng một trăm năm, các nhà khảo cổ tìm thấy văn minh bản ngữ trước đó, mà văn minh Thung lũng Indus đã hình thành trên nền tảng của nó. Và cùng lúc, sự khảo sát di truyền học chứng tỏ người Ấn Độ chia sẻ nguồn gen với người Châu Âu.

Sự khám phá của ngôn ngôn ngữ học lịch sử trước đó đã được xác nhận. Vì vậy, ngôn ngữ học lịch sử được tiếng là "khoa học đi trước thời gian."
Chúng tôi không thể đánh giá thấp chức năng đặc biệt của ngôn ngữ học lịch sử trong nghiên cứu tiền sử con người, chúng tôi không thể đui mù chống lại những bằng chứng của ngôn ngữ, và chúng tôi không thể phủ nhận ngôn ngữ học lịch sử, như là một khoa học tích cực cho thấy giá trị bao quát của nó trong việc nghiên cứu ngôn ngữ con người, lịch sử, và tiền sử. Ngôn ngữ học lịch sử là một phương pháp khoa học được sử dụng trong nghiên cứu tiền sử toàn thể loài người. Những trường phái lớn của ngôn ngữ học trên thế giới, trong đó có Trung Quốc chia sẻ điều này.
Có quan niệm thịnh hành xem lịch sử của Trung Quốc đã bắt đầu với Hoàng Đế (khoảng 2300 TCN), người đánh bại tất cả các kẻ địch của mình và thống trị khu vực Hoàng Hà. Nhưng không nhiều người biết rằng Hoàng Đế và người của ông di cư từ tây lục địa Âu-Á tới và rằng họ và con cháu của họ thực sự có vai trò dẫn đầu trong các giai đoạn lịch sử của thung lũng Hoàng Hà từ khoảng 2300 TCN.

Lịch sử được ghi trong tài liệu truyền thống mà chỉ duy nhất tính đến việc người của Hoàng Đế đi vào trong thung lũng Hoàng Hà và phát triển văn minh ở đó.

Những người đã sống trước đó và tạo dựng nền văn minh tiền sử huy hoàng của hai con sông (Hàng Hà và Dương Tử) đã bị chìm sâu sau màn sương lịch sử (tham khảo phần I của nghiên cứu này). Họ đã bị loại trừ khỏi sử biên niên truyền thống, trong đó bao gồm hầu như tất cả các sách lịch sử Trung Quốc, từ Thượng Thư, kinh Thi đến Sử ký vv. 
Đây là một lịch sử mang xu hướng đảo lộn vị trí giữa chủ và khách. Một trong những lý do cho tình trạng này là sự đàn áp và loại trừ do phe đảng mạnh của Hoàng Đế. Các lý do khác là, trong khi các dân khác đã không sáng chế ra hệ thống chữ viết của mình thì các quốc gia của Hoàng Đế đã làm được; một trong số đó đã được người dân Trung Quốc sử dụng cho đến nay. Những ký tự Trung Hoa cổ được ghi nhận chỉ hình thành và suy thoái trong dân tộc của Hoàng Đế thời cổ.

Đó là lý do tại sao có sự chênh lệch lớn giữa các di chỉ khảo cổ khu vực Hoàng Hà, Dương Tử và các hồ sơ lịch sử truyền thống chỉ liên quan đến những ngày đầu của ngành nông nghiệp trong khu vực. Liên quan đến nền văn minh của "Hai sông Đông Á," được tạo ra bởi những người đến trước (xem phần I của nghiên cứu này), chúng tôi cũng có thể tìm thấy một số đáng kể thông tin từ những văn bản lịch sử mà có thể cùng xác nhận bởi những khám phá của khảo cổ và bằng chứng ngôn ngữ học lịch sử.

Sự khác biệt trong lối sống, phong tục, và ngôn ngữ giữa các cư dân bản địa và người dân của Hoàng Đế cung cấp cho chúng tôi thêm bằng chứng rằng người dân của Hoàng Đế đã chiếm đoạt một nền văn hóa đang tồn tại. Chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề này sau.

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI DỊCH
A. Về cội nguồn văn minh nông nghiệp Trung Hoa
Nửa thế kỷ qua, nhiều phát hiện khảo cổ trên đất Trung Hoa gây chấn động giới nghiên cứu nhưng chúng chỉ được công bố riêng rẽ. Đây là công trình tập hợp khá đầy đủ những phát hiện đó. Nhờ vậy, tác giã đã thành công trong việc tái hiện lịch sử hình thành văn minh nông nghiệp trên đất Trung Hoa cổ:

1. Khởi nguồn (khoảng 10.000 TCN).
Vết tích trồng trọt sớm nhất vào khoảng 10.000 năm TCN tại Hang Xianren trong hạt Vạn Niên (Wannian), tỉnh Giang Tây (Jiangxi), và Dốc đứng (Yuchan) trong hạt Dao tỉnh Hồ Nam (Hunan), là một phần của đồng bằng sông Dương Tử, và khí hậu trong khu vực cận nhiệt đới nam Trung Hoa. Về mặt địa lý, chúng ở trung tâm của nam Trung Quốc, phía nam Qinling (秦岭) và phía nam sông Hoài (淮河).

2. Giai đoạn trưởng thành (7000-5000 BC?). Những vết tích văn hóa chính đến từ văn hóa Pengtoushan (彭头山), văn hóa Giả Hồ (Jiahu) thuộc kiểu văn hóa Peiligang và địa điểm Shangshan (上山) trong hạt Pujiang thuộc thung lũng sông Qian-tang. Những địa điểm văn hóa Pengtoushan được định vị trong miền đồng bằng xung quanh Hồ Động Đình (Dongting) và khu vực dọc theo sông Dương Tử phía tây tỉnh Hồ Bắc (Hubei).

3.Thời kỳ phát triển (5000-3000 TCN) 
Văn hóa lúa nước được mở rộng đến trung, hạ luu sông Dương Tử, các dồng bằng sông Ganjiang (赣江), sông Minjiang (闽江), sông Chu (Zhujiang 珠江), và một phần của khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà trong khoảng thời gian 5000 -3000 BC.

4. Giai đoạn hoàn tất sự phát triển (3000-2000 TCN). Phạm vi của văn hóa lúa nước nguyên thủy đã thành thục gần như trùng với địa bàn của nghề trồng lúa phát triển. Những di tích phong phú nhất của nghề trồng lúa được khám phá ở văn hóa Liangzhu, Qujialing (屈家岭), Shijiahe (石家河), và Fanchengdui (樊城堆) ở trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Từ những phát hiện khảo cổ phong phú trên, tác giả đã rút ra kết luận thuyết phục:
Niên đại C-14 của di chỉ Hemudu là 7000 năm cách nay; của di chỉ Shangshan ở hạt Pujiang là 9000-11.000 năm. Sự trồng trọt lúa gạo đẩy mạnh văn minh xã hội Trung Hoa cổ. Nông nghiệp lúa nước đã thống trị kinh tế xã hội trong thời kỳ văn hóa Songze () ở vùng hạ lưu sông Dương Tử sau 4000 TCN.

B.Việc giải thích sự khác nhau về thởi điểm khởi đầu trồng lúa giữa tư liệu khảo cổ và thư tịch.

Tác giả đã chính xác và công bằng khi nhận định:
“Người dân Chu, những hậu duệ của Hoàng Đế, không phải là những người bản dịa sống trên khu vực hoàng thổ Hoàng Hà.” “Lối sống nông nghiệp của người Chu là kết quả của việc học hỏi từ những người khác. Các bộ lạc của Hoàng Đế (trong đó có bộ lạc Chu) là những cư dân du mục.”
Và:
“Khoảng 2300 TCN, quốc gia của Hoàng Đế đã chiến thắng và thống trị các khu vực của sông Hoàng Hà. Đây còn là thời gian sớm nhất mà truyền thuyết, lịch sử Trung Quốc trong các tài liệu cổ xưa ghi lại. Vì vậy, theo các tài liệu sớm nhất ghi lại những thành quả này, Hoàng Đế và các quốc gia hậu thế của ông giữ vai trò hàng đầu.

Từ Thượng Thư, kinh Thi đến Sử ký, tất cả các sách cổ điển đã chính thống hóa Hoàng Đế cùng con cháu ông, trong khi loại trù các dân tộc khác. Vì vậy, trong các tài liệu cổ xưa, chúng ta chỉ có thể thấy rằng sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc bắt đầu khoảng 2100 TCN, dưới thời kỳ Nghiêu, Thuấn, Vũ, những nhà lãnh đạo tuyệt vời của quốc gia của Hoàng Đế. Lĩnh vực nông nghiệp được nói đến bắt đầu vào thời Chu.
Sự khởi đầu của nông nghiệp bản địa trên lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử vì vậy bị loại khỏi lịch sử thành văn.”

C. Về ngồn gốc của dân cư Hoàng Đế

Về cội nguồn những người vào lưu vực Hoàng Hà, lập quốc gia Hoàng Đế, tác giả nhận định:
“Không giống như các dân cư Ngưỡng Thiều và Hà Mục Độ là những người đến từ miền Nam Trung Quốc, dân cư của Hoàng Đế đến từ phía Tây của Trung Quốc, từ phần phía Tây của lục địa Âu-Á. Họ chinh phục người dân của lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử, những người thủ đắc nền văn hóa nông nghiệp phát triển.

Bằng cách kết hợp văn hóa riêng của họ với các yếu tố văn hoá của người bản địa, dân cư của Hoàng Đế từng bước phát triển một nền văn minh rực  rỡ mới vào thời Hạ, Thương và Chu. Họ thay thế người dân bản địa nắm giữ vai trò lãnh đạo trên các giai đoạn lịch sử Trung Quốc. Cho rằng dân cư của Hoàng Đế là một chi nhánh của người Ấn –Âu cổ, là một trong những sự kiện đáng kể nhất nay được biết tới trong lịch sử nhân loại.

D.Đôi điều bàn lại.
Không phủ nhận vai trò của ngôn ngữ học lịch sử trong việc tìm ra mối liên hệ giữa sắc dân này với sắc dân khác. Nhưng ngôn ngữ học lịch sử rất ít thẩm quyền khi xác định nguồn gốc của một sắc dân. Thực tế đã chứng minh điều này. Bình Nguyên Lộc đã “lộn ngược” khi cho rằng “Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam.” Các nhà ngôn ngữ học lịch sử Pháp, Việt cũng sai lầm từ nhận định “Tiếng Việt mượn 70%  tiếng Trung Quốc” để cho rằng người Hán là tổ tiên người Việt… Bản thân ngôn ngữ học lịch sử chỉ cho thấy mối quan hệ giữa các ngữ mà không đủ thẩm quyền phán quyết đâu là gốc còn đâu là ngọn! Vì vậy, dù bỏ nhiều công sức đưa ra những bằng chứng ngôn ngữ học thì luận điểm của tác giả cũng thiếu sức thuyết phục. Sự việc càng rõ hơn khi đối chiếu về phương diện di truyền học. Nếu bộ tộc Hiên Viên của Hoàng Đế là người Indo-Europian thì người Hán, hậu duệ của bộ tộc Hoàng Đế, chiếm 93% số dân Trung Quốc phải là người Indo-Europian giống như người đang sống ở Tây Ấn hiện nay. Thực tế không như vậy. Di truyền học xác minh, người Hán thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy, cố nhiên họ không thể có tổ tiên mang mã di truyền Indo-Europian.

Thử đưa ra cách  lý giải khác:
Khi các bộ lạc của Hoàng Đế vào xâm chiếm trung lưu Hoàng Hà, họ mạnh về vũ trang nhưng nhân số ít. Bản thân họ không thể tạo nên dân cư đông đảo như vậy ở thời Chu. Thực tế là họ đã hòa huyết với người bản địa, sinh ra lớp người mới, thuộc chủng Mongoloid phương Nam, chiếm 93% số dân Trung Quốc ngày nay. Từ đó có thể suy ra: các bộ lạc của Hoàng Đế là người Mongoloid phương Bắc đã từng sống lâu đời ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Đó chính là những người mà 2500 năm trước, tổ tiên họ hòa huyết với người Bách Việt bên Hoàng Hà, sinh ra người Bán Pha. Điều này đã được trình bày trong bài “Về nguồn gốc người Hán và sự hình thành nước Tàu” (Hà Văn Thùy- Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học 2008).

Đúng là khoảng 2000 đến 1500 năm TCN, người Arian từ vùng Ba Tư xâm lăng Ấn Độ, làm nên văn minh sông Indus. Truyền thuyết và lịch sử cho biết, đó là những người mạnh mẽ và hung bạo, đã tàn sát và nô lệ hóa dân Dravians bản địa. Trong khi đó, cũng là du mục nhưng người của Hoàng Đế, do quá trình tiếp xúc tự nhiên lâu đời, đã không tàn sát người Bách Việt bản địa hoặc nô lệ hóa họ mà sớm tạo được cuộc sống hòa hợp như trong kinh Thư cho thấy. Do chỉ chăm chú tới nhũng tài liệu chính thức như Thượng Thư, kinh Thi, Sử ký nên tác giả, giáo sư Zhou Jixu, bỏ qua những tư liệu quý trong truyền thuyết. Truyền thuyết cho rằng, Hoàng Đế chiến thắng Si Vưu vào năm 2600 TCN tại trận Trác Lộc trên khủyu sông Hoàng Hà. Một câu ca còn lưu truyền: Tích nhật Hoàng đế chiến Si Vưu/ Trác lôc kinh kim vị nhược hưu (ngày trước Hoàng Đế đánh si Vưu, tới nay cuộc chiến vẫn chưa dừng). Một cuộc chiến tranh dai dẳng, không ít khốc liệt nhưng có lẽ không diễn ra thảm sát và không có nô lên hóa kẻ bại trận. Như vậy, về thời gian, cuộc xâm lăng của Hoàng Đế xảy ra trước cuộc xâm lăng của người Arian gần 1000 năm.

Cả về nhân chủng, về thời gian và phương cách của cuộc xâm lăng của tộc Hoàng Đế đều chứng tỏ họ không phải thuộc chủng Indo-Europian.

Một ý của tác giả cho rằng, người của Hoàng Đế đã tạo nên văn hóa Long Sơn. Đó không phải là sự thật. Long Sơn cũng như Yangshao thuộc về cùng một văn hóa, do giai đoạn sớm của văn hóa Hòa Bình phát triển lên, như Hội nghị khoa học thế giới về tiền sử Viễn Đông họp ở Hà Nội năm 1932 xác nhận.(Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học, 2007).

Dù có những điều cần bàn lại như trên thì tài liệu của giáo sư Zhou Jixu vẫn là những tri thức khả tín giúp chúng ta nhìn rõ hơn vào quá trình hình thành văn hóa nông nghiệp ở Trung Quốc: Những người từ Nam Á đi lên đã xây dựng nền văn hóa nông nghiệp trên đất Trung Hoa từ 12000 năm trước, đạt đến sự rực rỡ vào khoảng 7000-5000 năm TCN. Người Hán là hậu duệ của các bộ lạc du mục do Hoàng Đế dẫn đầu vào chiếm đất phía nam Hoàng Hà, chiếm đoạt văn minh nông nghiệp của người bản địa, dựng lên vương triều Hoàng Đế. Vấn đề đặt ra là người Nam Á ấy là ai? Đó chính là người từ Việt Nam đi lên khoảng 40.000 năm trước. Do sống phân tán trên địa bàn rộng có hoàn cảnh địa lý khác nhau, đã phân ly thành hơn 20 tộc Việt, được lịch sử gọi là người Bách Việt. Trong công trình của mình, với những cứ liệu khảo cổ học thuyết phục, có thể tác giả chứng minh được rằng Trung Quốc là trung tâm phát triển nông nghiệp đầu tiên trên thế giới. Luận cứ của tác giả một lần nữa giúp khẳng định, Đông Nam Á là trung tâm của văn minh nhân loại./.
HÀ VĂN THÙY

No comments:

Post a Comment