Trang

Friday, March 23, 2012

NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI” ?



‘‘Cái bài chửi của Sùng ông trong Vong Bướm đã dẫn trên, thật rất rác tai, chẳng có chút nào mỹ cảm. Bài chửi của Sùng Ông rất tục. Trong tám câu thất ngôn, mà có mười hai lần đéo… là tỷ lệ tục tĩu cao ngất ngưỡng. Nhưng không có hiệu ứng gì. Chỉ là trò cười. Vì người viết ra nó cũng tầm thường. Bản thân mình tầm thường lại viết văn chửi đời tầm thường thì chẳng là “Mẹ đĩ già mồm”… hay sao! Trò cười đáo để chứ lị! Nhân vô thập toàn, ai chẳng có chuyện này chuyện kia lúc này lúc nọ sơ xẩy. Nên đừng vội chửi người chửi đời Thiệp ạ! Tung ra lời chửi mà không đích đáng, không cao tay cũng như nhổ nước bọt lên trời xanh, lại vào mình cả thôi, Phật dạy thế!’’ (Nguyễn Văn Lưu)


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

SAO LẠI CHỬI ĐỜI ?

Tôi đọc Vong bướm xem có đáng đồng tiền như Thiệp nói hôm ở Hội thơ Văn Miếu không. Đáng lắm! thậm chí quá đáng. Chỉ có 25.000đ (giá bìa 35.000đ được khuyến mãi 10.000đ, lại có chữ ký tươi của Thiệp, đóng triện đỏ choét), mà nảy ra bao ý tứ. Trong khi ngồi cả tuần ở quán bia cao đàm khoát luận với các bợm, nhâm đi nhẩm lại mấy câu của Trúc Cương… “Trước nhà thờ thánh Ăng toan/ Anh làm dấu yêu em/ Khoảng trời nhạt… Kể tốn hàng trăm mà chẳng nảy nỏi ra được cái gì. Riêng chỗ ấy phải khen Thiệp Vong bướm là kịch bản chèo (chiều 23/2/2012 được giới thiệu ở quán cà phê Trung Nguyên Hà Nội – nghe nói thế). Đánh giá một tác phẩm chèo phải là chuyên gia chèo, ở đây tôi chỉ bàn luận mấy điểm mà thể loại nào cũng không thể không nói đến, nhân đọc chèo Vong bướm.

1. Phải chăng viết sách, đọc sách cũng chỉ là một trò cười?

(Vong bướm – phần chú giải – Trang 113 NXB Thời Đại – Nhã Nam – Hà Nội – Lưu chiểu năm 2012).
Phải lắm! Nhưng cần nhớ hai điểm rất khác nhau: Cười và Trò cười. Khi người ta nói trò cười, làm trò cười… là hàm ý coi thường, chê bai, khinh bỉ nữa. Cái người ấy, cái việc ấy, cái sự ấy chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ… Một sự gì đó, một người nào đó làm một việc gì đó không hay, không đẹp… Người ta bảo: chỉ làm trò cười cho thiên hạ, hay hớm gì. Mình thấy Thiệp nói đúng với chính Thiệp. Thiệp viết truyện ngắn Tướng về hưu rất hay, thiên hạ thán phục.
Nhưng khi viết kịch Nguyễn Thái Học lại sao chép từ bộ phim “Chỉ còn một tình yêu ở lại” của Liên Xô cũ. (Xem con chữ soi bóng đời. Trần Thị Thắng. NXB Hội Nhà văn 2010. Tr 222-223, tập II). Như thế là đạo văn.
Không biết ngày làm thầy giáo dạy sử, Thiệp dạy như thế nào. Nhưng khi đã thành nhà văn nổi tiếng sang Thụy Điển, Thiệp tuyên bố: Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (xem Trần Đăng Khoa. Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4/2004). Tuyên bố như thế nhưng Thiệp vẫn xin vào Hội nhà văn Việt Nam – một bộ phận hoạt động của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Thiệp vốn là công chức ở Nhà xuất bản Giáo Dục, ăn lương của Sở ấy, nghĩa là ăn vào cái thành quả của cuộc cách mạng mà mình nôn mửa vào!. Thế là Thiệp chẳng theo được Di – Tề… Chửi nhà Chu vẫn chửi gạo nhà Chu vẫn ăn, đổ đấy bốc đấy, chẳng là trò cười cho thiên hạ ru! Mà nay lại viết văn dạy đời, bỉ đời, chửi đời… thì không còn là trò cười nữa mà là trò… trò… trò gì ấy nhỉ? Viết sách như thế đúng là làm trò cười cho thiên hạ.
Mà cái sự đọc, cái người đọc không nhận ra cái đa thanh đa nghĩa đa phương đa diện từ đời thường vào trang sách, lại chỉ nhất mực tung hô Thiệp là vua truyện ngắn, là chân dung văn học đương đại nổi bật nhất Việt Nam… Chẳng cũng là trò cười cho thiên hạ hay sao! Mà cái Huân chương văn học nghệ thuật, cái Giải thưởng Premio… cũng là trò cười cả đấy. Thiệp là cơm nguội nhà ta/ Lai là phở tái thằng cha nước ngoài! Đúng giọng Sinh nhé! Cho cái sự viết sự đọc là trò cười mà vẫn nhận Huân chương, giải thưởng… thì siêu trò cười Thiệp ạ. Giỏi thế!
Bây giờ đến Cười. Sự cười. Nhớ cho, người Việt Nam nói có 36 điệu cười. Tiếng cười, sự cười là một vấn đề cực lớn. Một phạm trù cũng đáng. Trong tâm lý học. Trong văn học nghệ thuật… Chỉ đơn cử mấy điệu: tươi cười (cười tươi), cười duyên, cười sung sướng, cười ha hả, cười rũ rượi, cười chảy nước mắt, cười mỉm, cười nụ, cười ruồi, cười ra nước mắt v.v… và v.v…
Trong văn học nghệ thuật, có nhiều cung bậc cười. Và có khi không cười được. Cái cười được trong văn chương, nhiều vô vàn. Tiếu lâm là rừng cười kia mà. Số đỏ là cười đấy. Nhưng có cái không cười được, chẳng hạn:
Kìa những kẻ đi về buôn bán
Đòn gánh tre chín rạn hai vai.
(Nguyễn Du)
Ở tù năm trọn thân vô tội
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này.
(Hồ Chí Minh)
Trái đất ba phần từ nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
(Xuân Diệu)
Nhìn trời đất thật vô cùng
Ngẫm một mình mà rơi lệ.
(Trần Tử Ngang)
v.v… và v.v…
Thiệp đọc lên và cười xem nào? Nếu cười được thì đúng là đồ trò cười. Cười vô cảm, vô nhân tính, vô lương tri…
Nếu viết sách đọc sách mà là trò cười thì cũng có đấy. Như Thiệp đấy. Nhưng nó có ích gì cho nhân quần xã hội nhỉ? Sao người ta lại tung hô trao thưởng cho nó nhỉ? Mình nghĩ mấy “Thằng cha nước ngoài” tung cái Huân chương cái giải thưởng ra không phải chỉ để làm trò cười đâu chắc phải có thâm tình hậu ý lắm chứ!
Thôi. Ta tạm cho qua cái mục Trò cười này.  

2. Đời tầm thường và nên chửi đời như thế nào?

Xin dẫn Vong bướm trang 51:
Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường
Đéo diện lượt là, đéo đế vương
Đéo vênh vang mặt: giai đéo sợ
Đéo giáo giở lòng: gái đéo thương
Đéo khoác lác cho phường vô dụng!
Đéo cúi luồn hóa đứa bất lương!
Đời có ra chi mà đéo chửi!
Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường!
Thiệp chú thích là Thơ khuyết danh. Lại ngờ là của Lương y Trần Bình, người truyền bá Dịch Kinh Cân ở Việt Nam.
Vậy đời có tầm thường không? Có, nhiều lắm. Vụ Tiên Lãng là tầm thường. Thậm chí tội ác, các vụ án cướp của, giết người, các vụ tham nhũng cực lớn, thầy hiếp trò, cha hiếp con, cháu giết bà… Mấy anh trọc phú mới vênh vang ra sân gôn chơi một ngày tốn bằng người nông dân làm cả đời. Cá cược cả tỉ đồng một ván cờ… Trong giới cầm bút có không? Khối. Cơ hội lựa nắng đổi màu, lá mặt lá trái, dắt gái mưu lợi… Đáng chửi lắm và phải chửi đích đáng xác đáng hơn nữa, để mọi người cùng ý thức mà đẩy lùi nó đi. Chửi tục mấy câu thấm gì, mà đã chửi thì phải biết chửi. Lịch sử là hàng triệu, hàng tỷ “thằng cha nào” trong đó có Thiệp, cha mẹ ông bà tổ tiên, họ hàng, làng xóm của Thiệp, làm sao giết phăng được chúng nó. Lịch sử là kinh nghiệm của con người được lọc lại qua thời gian, sao lại là cặn bã được!
Rồi còn gì nữa? Bình thường. Bình thường là chính. Hết ngày qua đêm, qua đêm đến ngày. Sinh ra. Lớn lên, già rồi chết. Thành cát bụi. Con cháu lại lớn lên… Cứ thế. Là bình thường. Không bình thường làm sao Thiệp sống mà viết được Vong bướm? Cái bình thường là quy luật. Là thực tại. Là ước mong. Lên chùa cầu hai chữ bình an là an bình, là bình thường. Lửa nóng nước sôi gạo chín thành cơm. Cơm chín tới cải ngồng non gái một con… là bình thường.
Hết chưa? Chưa! Còn cái khác thường. Nhiều người bỏ tiền tỷ ra xây nghĩa trang gia đình, xây sinh phần, lo lăng mộ cho cha mẹ tổ tông. Tự do, cơ chế thị trường. Nhân quyền, quyền sở hữu. Biết vậy đành vậy. Nhưng Bảo Sinh làm khác: Xây nghĩa trang cho chó mèo. Có Hotel chó mèo. Nhận chữa bệnh cho chó mèo, khi chết, chôn cất tử tế. Một sinh linh mà. Thế là không bình thường. Là khác thường. Cũng đáng trọng vì chó mèo có ích cho người cần cho người. Chung sống với người từ khi có người đến nay. Đáng khen cho Bảo Sinh. Đáng sợ cho Hội Anh Tú, Trần Mục… Hội ấy cũng đáng thui lên mà nấu nhựa mận cho chó ăn. Nhưng chó không ăn thịt đồng loại, ế mất!
Xong chưa? Chưa! Còn cái phi thường. Làm được cái bình thường không làm được là phi thường. Bà Trần Mai Anh đón nhận một hài nhi bị ném ở rừng, thú rừng đã ăn mất cả chân, cả bộ phận sinh dục… về nuôi, cháu đã bình phục, lớn lên, kháu khỉnh. Là phi thường, Chủ tịch nước đã gửi thư khen, xem như một thiên cổ tích mới. Trong giới cầm bút, nhà thơ Đỗ Trọng Khơi là phi thường. Bại liệt hai chân, nằm liệt bao nhiêu năm, vẫn học, đọc, làm thơ. Nay đã ngồi được xe lăn. Lại có vợ, sinh được con. Vợ Khơi cũng là phi thường. Cô Nhữ Thị Khoa, bại liệt hai chân. Từ nhà quên lên ở nhờ, bán bánh mì. Rồi thuê nhà, bán bánh mì. Đi lại bằng tay. Nhưng là vô địch xe lăn Đông Nam Á. Nay lại đi được xe máy ba bánh, có chồng, có con, bán hoa quả ở đầu đường Trần Xuân Soạn, phi thường lắm chứ. Kể ra còn nhiều lắm! Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, là phi thường. Thiên hạ lo sốt vó, sợ xanh mắt. Nhưng chị Út Tịch bảo: còn cái lai quần cũng đánh. B52 hùng hổ lao vào Thăng Long – Hà Nội đều thành tro bụi. Chú Sam, phải tháo lui. Như thế là phi thường.
Bao nhiêu người đứng ra nuôi trẻ mồ côi mở lớp học, lớp dạy nghề, tình thương từ thiện, cứu giúp người nghèo khó hoạn nạn, bệnh tật… có người hiến máu hàng chục lần, có người vì cứu người mà bỏ mình… là rất phi thường, cao thượng. Bây giờ vận mệnh đất nước như thế nào, dân có giàu nước có mạnh có phát triển bền vững hãy không là trách nhiệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam – đảng cầm quyền. Cuộc sống hôm nay xấu – tốt, thiện – ác, hay – dở… như thế nào, văn chương phải nhập cuộc mạnh mẽ, sâu sắc, thẳng thắn, có trách nhiệm, coi như việc nhà mình, việc của mình. Làm trò cười chỉ mất công thiên hạ. Cần cười, nên cười cho xác đáng, đích đáng, vòng vo chửi đổng ăn nhằm gì.
Nhiên hậu là như thế. Nhà Phật có khái niệm vô thường là đúng. Và bao quát hết, từ dưới tầm thường đến trên phi thường. Không nhất thành bất biến. Hôm qua anh hùng. Hôm nay không giữ được, là thành hạ tiện. Viết văn cũng thế, không giữ được ngòi bút thì sẽ nổi tiếng này đến nổi tiếng kia thôi!
Chửi cái tầm thường là đúng là cần nhưng chưa đủ.

3. Có nên chửi tục không?

Mỗi cộng đồng người phải trải qua trường kỳ lịch sử mới sáng tạo ra được ngôn ngữ - tiếng nói – để giao tiếp, gửi thông tin thông điệp, bày tỏ thái độ tình cảm. Sự phong phú của từ ngữ chứng tỏ sự phong phú của đời sống con người. Tiếng Việt rất phong phú. trải qua hàng ngàn năm đã xác lập được các lớp từ ngữ và sự vận dụng. Đéo, nghĩa đen là đồng nghĩa với địt, đụ, làm tình, giao hoan, giao cấu, giao hợp… chỉ một sự việc, một hành động, động tác, sao nhiều cách nói thế? Chẳng phải là để tỏ rõ thái độ hay sao! Khi dùng từ Đéo là thể hiện sự khinh bỉ căm ghét đến cao độ.
Nhà văn có thể sử dụng tất cả các lớp từ ngữ, sao cho phù hợp, đạt được mỹ cảm cao nhất. Ấy mới là cái khó của viết tục chửi tục trong văn chương nghệ thuật. Nam Cao cho Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại, có phải dùng đến từ đéo đâu, mà bất hủ! Dùng từ tục trong văn học nghệ thuật rất khó. Như dùng vật liệu hạt nhân vận hành nhà máy điện. Không khéo thì đại họa.  
Nhiều người viết văn bây giờ cứ tưởng ném ào ra những lời tục bậy là “sướng miệng”, là mạnh mẽ, cao tay. Nhầm!
Một anh bạn người đồng hương với Nguyễn Thế Phương, đọc xong tập truyện “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” của Nguyễn Vĩnh Nguyên thì cười mỉm: Chẳng hơn được vợ Binh Mâu (Vợ Binh Mâu là nhân vật trong tiểu thuyết. Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương. Mụ chửi ngoa mà có bài bản. Đại khái nếu ghét ai, mụ réo: “Tiên sư cha chúng nó, đâm đầu vào lồn bà mà chết đi..”. Anh Nguyễn Thế Phương người làng Bình Lâm – Hà Trung – Thanh Hóa. Đứng ở Cầu Lèm nhìn thấy làng Anh).
Cái bài chửi của Sùng ông trong Vong Bướm đã dẫn trên, thật rất rác tai, chẳng có chút nào mỹ cảm. Bài chửi của Sùng Ông rất tục. Trong tám câu thất ngôn, mà có mười hai lần đéo… là tỷ lệ tục tĩu cao ngất ngưỡng. Nhưng không có hiệu ứng gì. Chỉ là trò cười. Vì người viết ra nó cũng tầm thường. Bản thân mình tầm thường lại viết văn chửi đời tầm thường thì chẳng là “Mẹ đĩ già mồm”… hay sao! Trò cười đáo để chứ lị! Nhân vô thập toàn, ai chẳng có chuyện này chuyện kia lúc này lúc nọ sơ xẩy. Nên đừng vội chửi người chửi đời Thiệp ạ! Tung ra lời chửi mà không đích đáng, không cao tay cũng như nhổ nước bọt lên trời xanh, lại vào mình cả thôi, Phật dạy thế!
Vậy nên tặng Thiệp mấy câu:
“Đời có ra chi mà đéo chửi
Viết văn, đọc sách, trò cười ư?
Tiểu nhân lại đóng vai quân tử
Đĩ bợm ma cô cũng chẳng từ.
Bạn hỏi ở đâu đời gớm thế
Tỉnh thức đi cùng với lú mê
“Vong bướm” tích chèo vừa mới mở
Văn nhân Nguyễn (Huy) Thiệp mượn vai hề!

Chúc bạn đưa “Vong Bướm” lên sân khấu chèo được thành công!

TB:
Các báo hôm 24/2/2012 đưa tin cuộc gặp gỡ của tác giả Vong bướm với bạn đọc ở cà phê Trung Nguyên. Có báo khen hết lời (Tin tức). Có báo chừng mực, dè dặt (Văn hóa – Thể thao). Cuối buổi gặp Thiệp nói: “Tôi thấy cuộc đời này vô minh, tầm thường” (văn hóa – thể thao số 55/24-2-2012). Câu nói không mới. Vô minh là từ ngữ hay gặp trong sách Phật giáo, trong giảng lục của các nhà tu hành. Ai đó có chuyện buồn bực, bất như ý, thường cáu lên: Đời sao bất công thế. Chó cắn áo rách. Sao mà khốn nạn thế. Chó đểu thế v.v… Giận thân giận đời, bực bõ lên thì vậy, nhưng sau đó vẫn chịu thương chịu khó sống với đời. Có ai nắm tay được qua đêm đâu.
Thiệp chẳng đã viết: Cuộc đời này khổ lắm, nhục lắm, nhưng thương lắm. (Không có Vua). Khi một nhà văn nổi tiếng phát ngôn chính thức như thế là rất nguy hiểm. Là dung túng, biện hộ cho quan niệm hư vô, buông tuồng, vô trách nhiệm, coi thường, đập phá. Đời này tầm thường. Đéo gì mà không xả láng, không đập phá cho bõ… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã nói như thế, bay ơi! Đéo gì mà không xài tới. “… Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền và chúng tôi phải tân hưởng nó” (Lời của Tổng thư ký Hiệp hội Golf Vietnam. Hồn Việt số 55/2012. Trang 21).
Nhà văn làm gì trong cuộc đời vô minh tầm thường này? Cùng chìm ngập hay bay lên làm Thánh nhân cứu đời? Có vẻ Thiệp rất muốn làm Thánh nhân. Hồi bên Thụy Điển Thiệp nói: Ở Việt Nam có rất nhiều sách nhưng người ta chỉ đọc sách của các vị Thánh (!). (Có Thánh Thiệp không đấy!). Bây giờ Thiệp viết hẳn hoi: Thánh nhân không ra mặt, chỉ có sách để lại. Gặp được sách hay khác gì gặp được Thánh nhân”. (Vong bướm, trang 110). Sách của Thiệp hay chưa nhỉ? Xem nào. “Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường” (Vong bướm, Tr.51). Ấy chết. Thánh nhân có bao giờ chửi bậy. Thế là, ô hô! Tầm thường lại chửi tầm thường, quá hay!.
Lịch sử nhân loại có thể tóm lại: đó là quá trình hạn chế, khắc phục, chống lại cái tầm thường, cái xấu, cái ác… giữ cái bình thường theo lẽ chính thường của tự nhiên và xã hội vươn lên cái tốt cái đẹp, cái thiện lương cao thượng. Nếu Nguyễn Huy Thiệp cho cuộc đời này là vô minh tầm thường thì đó là một tư tưởng phi khoa học và phản nhân văn. Là dung túng cho cái xấu, cái ác, cái hư vô thác loạn.
Thần Siêu đã nói: Văn đáng thờ là văn chuyên chú ở con người. Văn không đáng thờ là Văn chuyên chú ở câu chữ. Nguyễn Huy Thiệp không hẳn chỉ chuyên chú vào câu chữ, nhưng chắc chắn là chỉ chuyên chú vào chỗ tầm thường của cuộc đời. Đứng vào chỗ tầm thường mà nhìn thì thấy cái gì cũng tầm thường. Là nhìn đời từ nhà hàng Hoa Ban, cà phê Trung Nguyên, từ Paris, Rôma…Nếu từ chùa Bồ Đề, từ nhà Trần Mai Anh, nhà Đỗ Trọng Khơi, hay đầu đường Trần Xuân Soạn, chỗ cô Khoa bán hoa quả, thì thấy đời đâu chỉ có thế.
Thiệp hãy đến lấy đi để thấy thương đời và được đời thương. Khổ nhục lắm nhưng thương lắm. Đấy là những chỗ quang minh. Vì tình thương có bao giờ là tầm thường.
Hà Nội, Sau ngày Hội thơ Nhâm Thìn 2012

CHU GIANG – NGUYỄN VĂN LƯU
(Nguyên Giám đốc - Tổng Biên tập Nxb Văn học) 
(Bài  đã in trên Tuần Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 193, ra ngày 15/ 3-2012).

9 comments:

  1. Đâu có nguyễn huy Thiệp là ở đó có bút chiến .từ những năm 90 đến giờ vẫn thế .các học giả nên có những trận chiến như thế này cho công chúng nâng cao dân trí ,hay ít nhất cũng được giải trí .cảm ơn

    ReplyDelete
  2. Chửi tục thì không nên , nhưng chửithật thì đi tù như CHHV đấy . Sự thật không phải như chu giang nguyễn văn Lưu đang nói khơi khơi đâu . Ai mà chẳng biết , đúng là ngô ngỗng như con chuột cống .

    ReplyDelete
  3. Trả lời:

    Đời còn những thằng như thằng Lưu thì thằng Thiệp còn chửi, chứ sao!!!

    ReplyDelete
  4. Thằng Lưu đúng là Lưu thật, toàn mượn danh Phật để làm điều ác độc kiểu này thì thằng Thiệp thua thằng Lưu về trình tởm lợm là cái chắc:

    "Tung ra lời chửi mà không đích đáng, không cao tay cũng như nhổ nước bọt lên trời xanh, lại vào mình cả thôi, Phật dạy thế!" (Nguyễn Văn Lưu).

    Hình như mặt thằng lưu đã dầy nước bọt của nó từ bao đời nay rồi.

    ReplyDelete
  5. Tôi cũng không thích bài chửi của bác Thiệp lắm, nhưng có nhẽ nhà Luu không hiểu hay giả vờ không hiểu bác Thiệp, cố viết lấy bài chửi bác Thiệp để bày tỏ lòng trung thành của chú cún với chủ, hoặc để ăn theo cái danh phi thường của bác Thiệp. Cả hai điều này dễ hiểu thôi.

    ReplyDelete
  6. Thời cuối bao cấp cuộc sống khốn nạn theo một kiểu khác (nhưng những cái lưỡi cú vẫn ca ngợi nhất nhất nhất), hồi đó những suy nghĩ tiến bộ như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Trần Huy Quang, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, v.v...bị chúng nó đánh dữ lắm, và hồi đó thằng Nguyễn Văn Lưu được gọi là "thằng Lưu đồ tể", vì nó giúp bọn thống trị đàn áp anh em dữ lắm. Chúng dùng thằng này chẳng khác nào chúng dùng bọn lưu manh để cướp đất và đàn áp người yêu nước bây giờ vậy. Lịch sử không quên thằng Lưu, và bây giờ trong Nam lại có thêm thằng Bùi Công Thuấn vào bè đảng của chúng.

    ReplyDelete
  7. Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu một kẻ lưu manh bồi bút mà cũng đòi xí xớn vào sới văn của anh Nguyễn Huy Thiệp cơ đấy. Đúng là đã lưu manh thì phải đi kèm với trơ chẽn thôi giời ạ!

    ReplyDelete