Trang

Wednesday, April 11, 2012

HÀNH TRÌNH THƠ: ĐỐI THOẠI VỚI NATHALIE HANDAL


 
Kaitlin Bankston
Vũ Ninh (dịch)
theo “WORLD LITERATURA TODAY

Cuộc phỏng vấn độc quyền của WLT lần này là về nhà thơ Nathalie Handal và bộ sưu tập thơ mới, sự khác biệt giữa quê hương và gia đình, nguồn gốc của sức mạnh. “Poet in Andalucía” tới từ Đại học Pittsburgh Press vào tháng Giêng năm 2012.

Kaitlin Bankston: Trong bộ sưu tập mới của chị, “Poet in Andalucía”, chị đã tạo ra cuộc hành trình của Federico García Lorca, nhà thơ ở New York, nhưng ngược lại. Có phải Lorca đã tạo nên cảm hứng cho chị? Chị có thấy một phần của ông ta trong chính mình?

Nathalie Handal: Tôi thấy bản thân mình trong hoàn cảnh của Lorca. Tôi muốn quay trở lại nơi tôi đã từng “chung sống” và tồn tại - nơi mà các Kitô giáo người Do Thái và người Hồi giáo sống trong sự hài hòa tương đối trong nền Hồi giáo Tây Ban Nha. Và mong muốn khuếch đại cuộc xung đột Ả Rập-Israel trở nên tồi tệ. Trên hành trình này, tôi đã gặp phải rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh khái niệm về sự khoan dung trong al-Andalus của thời Trung Cổ, nhưng không ai có thể phủ nhận đời sống văn hóa và nghệ thuật thịnh vượng đã từng tồn tại trong thời gian đó. Những lời của Mahmoud Darwish đang tiếp tục lặp lại: “Andalus. . . có thể là ở đây hay ở đó, hoặc bất cứ nơi nào. . . nơi gặp gỡ của những người xa lạ trong các dự án xây dựng văn hoá nhân loại. . . . Nó không phải chỉ có sự chung sống giữa người Do Thái và Hồi giáo, những số phận tương tự nhau… Al-Andalus đối với tôi là việc thực hiện các ước mơ của bài thơ”.

Trung tâm của cuốn sách này là những gì Lorca nói từng nói, “Lo que más me importa, es vivir” Như tôi đã nói đến trong bộ sưu tập này: Trên hành trình của mình, tôi phát hiện ra hòa bình là có thật nếu chúng ta muốn tìm thấy nó, bởi vì nói như Lorca, cái con người mong muốn nhất chính là được sống.

KB: Cuộc sống của chị luôn phải đi lại giữa các biên giới. Trong trường hợp đó, khó có thể biết đâu mới thực sự là nhà, hoặc là làm cho chị cảm thấy đó là nhà tại thời điểm đó, chị nghĩ sao về vấn đề này?

NH: Tôi đã trả lời câu hỏi này khá nhiều lần theo suốt cuộc hành trình của mình, nhưng thật khó khăn để giải đáp nó ngay bây giờ vì tôi hiểu rõ tôi, thế giới và lịch sử. Tôi biết rõ cuộc sống phức tạp mà tôi đã chọn. Gia đình tôi đến từ Bethlehem nhưng không tồn tại cùng Bethlehem. Chúng tôi đã mất mát quá nhiều mặc dù chúng tôi biết lịch sử thì không bao giờ biến mất. Thật là đau lòng. Nơi đó là nhà của tôi. Tôi tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ của sự thống nhất Jerusalem và Bethlehem một lần nữa, sẽ không có một bức tường ngăn cách giữa chúng. Thành phố chị em. Tôi tin là trên vùng Đất Thánh này, con người và thần linh cùng tồn tại. Và tôi cũng sẽ không bao giờ quên rằng, tôi cũng là một phần tử trong đó.

Điều đó nói lên rằng, tôi đã chọn để viết, để hít thở, yêu thương ở các thành phố như Paris và New York. Tôi luôn luôn trở về một nơi nào đó ở Địa Trung Hải, Hy Lạp hay biên giới Pháp-Ý. Tôi cần khung cảnh của màu xanh bao la trên mặt biển, mặt trời hồng đánh thức tôi mỗi buổi sáng, gió mát mẻ mà quyến rũ trong đêm, hương chanh, cây ô liu, và cây cam… chúng khiến tôi nhớ tới quê cha đất tổ.

KB: “Sự khác biệt” được thể hiện trong “Poet in Andalucía” là cái cảm giác không thuộc về một xã hội cụ thể. Có phải do chị noi theo gương của Lorca? Nếu có thì là bằng cách nào vậy?

NH: Sự khác biệt không bao giờ kết thúc. Nếu bạn còn nghĩ đến nó, bạn sẽ luôn luôn cảm thấy nó. Nhà nước được khác biệt bởi quá trình phát triển khác nhau, bất kể là vì lý do gì, thất lạc, di dời, những thứ thay đổi tới chóng mặt và làm rối loạn tâm hồn bao người. Đối với tôi, thì nó là sự vắng mặt của quê hương. Trở lại với câu hỏi trước đó của bạn, nhà và quê hương là hai thứ khác biệt. Sự vắng mặt này tạo nên thế bất cân bằng. Một sự bồn chồn liên tục. Sự hỗn loạn đó đã thúc đẩy tôi nuôi dưỡng sự kết hợp hơn là chi ly.

KB: Trong “Biznagas”, chị đã thảo luận về sự cần thiết và phải làm thế nào để hiểu về nghĩa vụ cảu mình đối với thế giới. Chị viết: “Đã mất quá nhiều năm cho sự phân chia”. Sự phân chia ấy là gì trong cuộc sống của chị?

NH: Tất cả những thứ mà tôi đã đề cập… Tôi đã phải cố gắng chỉnh đốn sự phân chia trong thực tế. Thật khủng khiếp, tôi không thể tin nổi, nhưng mà những gì đã không thể thì mãi mãi vẫn là không thể.

KB: Theo chị, cái khó nhất của bộ sưu tập này là gì? Và điều thú vị nhất của nó?

NH: Ban đầu, tôi cảm thấy như mình đã viết cuốn sách trong một hơi thật dài. Tôi đã viết mãi, viết mãi, và cuối cùng nó cũng xuất hiện. Tôi đã viết một cách giận dữ. Song viết lại và sửa đổi còn khó khăn hơn nhiều nhất là với cách bài viết từ nước ngoài, thông tin lịch sử của chúng có chắc chắn là đúng không, tôi đã hài lòng về các hình thức thơ chuyển từ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh chưa. Ví dụ, tôi muốn giới thiệu Qit’a, có nghĩa là “mảnh vỡ”, với độc giả Mỹ và Phương Tây. Đây là một bài thơ ngắn trong thơ Ả Rập truyền thống, lên đến mười, hoặc hai mươi dòng tiếng Anh, có xu hướng tập trung vào một chủ đề duy nhất. Nó được coi là “mảnh vỡ” của sự mơ mộng. Tôi cũng muốn viết một tiếng Ả Rập Ghazal. Khi người Mỹ tham khảo các Ghazal, họ chủ yếu đề cập đến Ba Tư. Trong tiếng Ả Rập, Ghazal lại đề cập đến một loại thơ giao tiếp với chủ đề tình yêu, bất kể là dài, trung bình, ngắn, thơ, hay văn xuôi,…. Ngoài ra, với mục đích của bài thơ “Convivencia”, tương đương với tiếng Do Thái, các Ghazal, tzvi / tzviyah ya'ala hoặc Ofer, cũng đều có nghĩa là “trứng” hay “linh dương” (Ca khúc 4:5, “Bộ ngực của Người giống như bai bọc trứng cá sinh đôi, thứ thức ăn cho loài hoa huệ”, Tiếng Do Thái, chính xác là shirei heshek - có nghĩa đen là “bài thơ ham muốn”).
Tôi cũng tìm thấy các cuộc đối thoại giữa một số bài thơ của Lorca lấy cảm hứng từ những nhà thơ Andalucia, Ả Rập. Vì vậy, bài thơ của tôi “Ghazal / 2” là cảm hứng của Lorca trong “Ghazal VII—Ghazal of the Memory of Love”, nơi mà từ cuối cùng của mỗi dòng luôn kết thúc bằng âm o. Hơn nữa, tôi thay thế tiếng Tây Ban Nha bằng một từ tiếng Anh kết thúc với âm o. Và trao đổi tính nhạc nhất định với Lorca thì dường như là không thể tránh khỏi, bởi ông đến với thơ ca thông qua âm nhạc. Vì vậy, trong các phần khác nhau của cuốn sách, tôi nhận ra rằng những bài thơ như bài hát hay một giai điệu, nó có thể hát lên được. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuốn sách.

Sau đó là sự tìm kiếm bất tận của tôi cho các từ Tây Ban Nha bắt nguồn từ tiếng Ả Rập. Tôi sử dụng rất nhiều loại từ đó trong bộ sưu tập này.

Như một thách thức, cuốn sách này là để viết về tất cả mọi thứ trong một cuộc hành trình đầy thú vị.

KB: Chị được coi là một trong “100 phụ nữ Ả Rập quyền lực nhất năm 2011”. Tiếng nói và sức mạnh nội tâm của chị đến từ đâu?

NH: Tôi không để cho bất cứ điều gì ngăn cản tôi. Tôi cho phép bản thân mình tưởng tượng, và tin tưởng.

KB: Chị có nghĩ rằng nó có thể khiến chị chỉ được coi là một nhà thơ chứ không phải là nữ thi sĩ? Sao lại vậy? Và chị có gặp trở ngại gì không?

NH: Tôi không bao giờ nghĩ về tới điều đó. Tôi biết sự phân chia luôn tồn tại. Chắc chắn, đàn ông có nhiều đặc quyền trong giới văn học. Nhưng nếu bạn tập trung vào đó, bạn cho phép các phân chia để kiểm soát không gian của bạn. Tôi nghĩ về việc khám phá và phát triển chất thơ, phong cách, và về mặt thẩm mỹ. Sống dũng cảm, và tự do.

KB: Về tính tâm linh, chị đã sử dụng những kinh nghiệm ở Tây Ban Nha như thế nào trong việc dịch thơ của mình?

NH: Linh hồn trò chuyện.

KB: Chị đã đề cập tới tính trữ tình trong lời nói đầu của Andalucíais. Cái gì là đặc trưng cho thể loại thơ du dương dầy nhạc tính ?

NH: Sự sống của bài hát và cái chết của sáng tác hòa quyện trong tâm hồn.

KB: Một vài nguồn cảm hứng văn học của chị là ai và tại sao?

NH: Một số tác giả đã đi vào cuộc sống của tôi khi tôi đọc tác phẩm của họ tại một thời điểm cụ thể. Những người khác thì qua một thời gian ngắn nhưng mang thông điệp. Và một số thường xuyên khác như Lorca, Darwish, Borges, Ginsberg, Baudelaire, Proust, Akhmatova, Paz, Calvino, García Márquez, Cortázar, Rulfo, Beckett, Montale, Cavafy, Gertrude Stein.

KB: Theo chị, cái gì làm nên nhân tính của người sáng tác?

NH: Khả năng trả lời chu đáo, và thay đổi tâm trí của chúng tôi sau này.
Nguồn: phongdiep

No comments:

Post a Comment