Trang

Monday, April 23, 2012

NHÀ VĂN BÙI ANH TẤN ĐẠO Ý TƯỞNG “BÍ MẬT HẬU CUNG”?

"Bí mật hậu cung" của anh phát hành đúng dịp Hội chợ sách TPHCM, có thể nói đơn vị phát hành coi đây là sản phẩm quan trọngchiến lược. Nhưng dường như sức nóng của nó không đủ mạnh như kỳ vọng. Nói điều này có làm anh tự ái?

Bùi Anh Tấn
: Nhà phát hành Phương Nam có cho tôi biết là sẽ cố gắng cho sách ra kịpo dịp hội chợ, tiếc rằng vì mộti lý do khách quan (bản thảo buộc phải "thẩm định") nên Nhà xuất bản Hội Nhà văn cấp giấy phép trễ, đến ngày cuối cùng của hội chợ sách, "Bí mật hậu cung" mới kịp in xong, đem ra hội chợ để bán thành ra công tác quảng bá PR không có… Phương Nam cho tôi biết chỉ in kịp 500 bản để phục vụ hội chợđến nay đang in tiếp, thậm chí đến giờ tác giả vẫn chưa có sách tác giả nữa, tôi chỉ nghĩ rằng sách của tôi sẽ không làm thất vọng nhà phát hành Phương Nam.

Có người cho rằng, sở dĩ "Bí mật hậu cung" không tạo được hiện tượng là bởi vì nó là cuốn tiểu thuyết dã sử kiếm hiệp, không có "yếu tố câu khách" như sex hay những cái tựa ỡm ờ. Anh là tác giả, anh có nghĩ vậy?

Bùi Anh Tấn
: Bản thân câu hỏi cũng là câu trả lời rồi. Tôi không có năng khiếu viết sex nên không có ý "câu khách" với tác phẩm của mình. Nói điều này, có thể làm mất lòng ai đó, tôi xin lỗi, nhưng tôi tin rằng một tác phẩm bán chạy, chưa hẳn đã là tác phẩm tuyệt hay đâu. Để bán chạy một tác phẩm trong thời đại thế giới phẳng hiện nay, thiếu gì cách, tôi sẽ không dẫn chứng trong phạm vi một bài báo, nhưng tôi chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình. Với tác phẩm này, tôi chỉ cố gắng trình bày lịch sử theo sự hiểu biết của mình, tất nhiên cũng cố làm cho nó hấp dẫn lên, còn bây giờ đánh giá thế nào về tiểu thuyết này, hơi sớm, bởi sách mới phát hành chưa được hai tuần, xin hãy đợi đã.

Tuy nhiên, nếu ai đã từng đọc cuốn sách, sẽ nhận ra rằng anh đã đề cập trực diện một vấn đề quan trọng trong đời riêng của tiền nhân, cụ thể là danh tướng Lý Thường Kiệt. Tại sao anh lại khẳng định rằng, vị tướng này là người đồng tính? Anh có sợ mình mắc tội với tiền nhân?

Bùi Anh Tấn
: Vâng, tôi cũng sợ cụ Lý quở nếu mai này về "hầu" cụ, nhưng tôi lại tin rằng cụ sẽ cười xoà, xoa đầu, bởi xem ra tôi đã "hiểu" cụ chăng? Thật ra tôi chẳng khẳng định gì về ông cả, dựa trên những tư liệu lịch sử để lại tôi chỉ "giả định" như thế bằng một mối "tình trai" giữa hai người đàn ông xưa thôi. Còn chứng minh ư, có gì để chứng minh đâu? Thực tế trong sử sách, ông cũng từng (có hoặc chưa) nhưng ít nhất cũng có những mối quan hệ với đàn bà, còn vua Lý Thánh Tông với vợ là bà Ỷ Lan, cũng có 2 con trai. Nhưng có đàn bà không có nghĩa là không đồng tính.
tôi tự hỏi nếu giả như danh nhân nào đó đồng tính thì liệu hình ảnh có "kém" đi so với người khác chăng? Xưa nay chúng ta có "thói quen" thần thánh hoá quá mức hình tượng người anh hùng, biến họ thành pho tượng để thờ trên cao mà quên mất rằng người anh hùng cũng là người như chúng ta với đầy những tham-sân-si. Họ, người anh hùng bởi những việc làm cho dân, cho nước, còn đời tư của họ chẳng liên quan gì đến điều đó cả. Đọc nhiều về Lý Thường Kiệt, tôi cực kỳ trân trọng ông, với quan điểm cá nhân, tôi đánh giá tài năng của danh tướng Lý Thường Kiệt không thua gì Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có điều lịch sử ít nói về ông quá.  

Việc viết về mối tình Ngô ThuấnNhật Tông, cho thấy anh đang cố gắng xây dựng một hình ảnh khác, một góc khuất trong con người Lý Thường Kiệt. Nhưng có người cho rằng,o thời đại xa xưa, thì chuyện tình yêu trái với lễ giáo như vậy sẽ khó lòng mà tỏ bày như vậy. Trong truyện, anh đã để cho họ tình tứ quá đẹp. Đó có phải là sự phi lý?

Bùi Anh Tấn
: Tình yêu bao giờ mà chả đẹp, dù là tình yêu nam nữ hay tình trai cũng vậy thôi, tại sao họ lại không thể "yêu" nhau được. Nhân vật của tôi cũng đau khổ mãi về mối tình "trái với lễ giáo" như vậy, nhưng chính vì vậy mà tình yêu của họ đẹp hơn. Cũng thời đại xưa mà tôi đã dẫn chứng thiếu gì những mối "tình trai" vua chúa trong sử sách Trung Quốc để hiểu rằng Việt Nam chúng ta cũng có, có điều sử sách chúng ta không ghi chép lại cụ thể.
Với mối tình của Ngô MinhGia Tân, tôi muốn ngoài mối tình éo le có phần nghiệt ngã bởi những quan điểm lễ giáo cung đình buộc họ phải hy sinh cho nhau trong đau đớn thì có những mối "tình trai" khác trong đời thường, họ đến với nhau bằng tiếng gọi của trái tim. Rất tiếc do nhiều nguyên nhân khách quan nên lịch sử Việt Nam được viết lại "khá sơ sài" nên chúng ta không hiểu hết về cha ông chúng ta ngày đó.

Thực lòng bày tỏ, anh miêu tả những nhân vật nam đồng tính thường có nét giống các diễn viên dòng phim thần tượng Đài Loan, vóc nét thanh thoát, mày cong môi đỏ, nhìn có chút bay bướm nữ tính. Thêmo đó, tình yêu của họ cũng được miêu tả có phần diễm tình như tiểu thuyết Quỳnh Dao. Vì sao anh lại chọn phong cách này?

Bùi Anh Tấn
: Ôi, câu hỏi này tôi không biết trả lời sao cả. Mỗi bạn đọc sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình!

Kết thúc "Bí mật hậu cung", anh để Ngô MinhGia Tân được sống hạnh phúc bên nhau, người gác kiếm để gảy đàn tì bà cho người kia nghe, ý nói như sự sum vầy thiên thu. Nhiều người nói đó là một "mơ ước" của tác giả, bởi thực tế đời sống của người đồng tính, đến tận năm 2012 cũng không đẹp như vậy,sự gắn kết theo nghĩa "chồng - vợ" là một điều vô cùng hiếm hoi. Chưa kể, giới đồng tính là giới chịu tiếng "thay bạn tình như thay áo"?

Bùi Anh Tấn
: Có bạn đọc đọc xong nói: Trong gần chục tác phẩm viết về đồng tính của nhà văn, hầu hết nhân vật đầu là đau khổ, bực bối lẫn bế tắc, đây là tác phẩm đầu tiên mà nhà văn "cho" hai nhân vật được sống với nhau, phải chăng đây là ước mơ của nhà văn? Vâng, đã là năm 2012 của thế kỷ 21 rồi, đã đến lúc bạn đọc đồng tính của tôi có "quyền" đòi được yêu công khai, được sống công khai, được xã hội thừa nhận họ như mọi thực thể khác trong xã hội.
Tôi vẫn biết trong giới đồng tính hiện nay vẫn có tình trạng "thay bạn tình như thay áo", người đồng tính vẫn chưa được sống thật với chính mình, chưa được xã hội thừa nhận bằng hôn nhân hợp pháp, họ vẫn bị sức ép của dư luận xã hội… dẫn đến họ phải sống không thật bằng những cuộc tình chớp nhoáng, vội vã, chứ tôi tin rằng đã yêu thì chẳng ai muốn "thay bạn tình như thay áo" bời bạn tình ở đây là tình dục chứ không có tình yêu.

Mới đây, khi "Bí mật hậu cung" phát hành, có một nhà báo nói rằng toàn bộ cốt truyện của anh là đề cương kịch bản phim truyền hình của anh ấy, chỉ vì có lần vô tình anh ấy kể cho anh nghe trong quán cà phê. Đến nay kịch bản của anh ấy chưa xong, thì sách của anh đã ra trước. Anh có thể giải thích gì về điều này?

Bùi Anh Tấn
: Đến nay tôi chưa được vinh dự xem đề cương kịch bản truyền hình của anh ta. Đề nghị nhà báo ấy phải chứng minh điều này, nói vu vơ như thế thì vô cùng quá, bởi nếu cứ như thế bất kỳ người viết văn nào cũng sẽ bị mang tiếng "đạo" hết vì sự "vô tình nghe (ai đó) kể trong quán café". Tôi cũng xem những điều anh ta nói trên facebook, những câu vu vơ vớ vẩn, trẻ conthật buồn cười, không ngờ mình viết văn đến mòn tay để có ngày cũng bị cho rằng "đạo văn". Hay tại tôi "nổi tiếng" rồi nên có người muốn "vịn vai"?
tôi cũng sẽ nói Nam Cao từng nghe tôi kểi câu chuyện đâu đó tại quán café, nhân đó mà ông viết thành truyện ngắn, thế thì tôi sẽ nổi tiếng quá, suy cho cùng ông ấy có tài năng gì đâu? Riêng bạn (người đã đọc tiểu thuyết của tôi) bạn thử đánh giá xem saonhờ nhà báo kia (tôi có hân hạnh quen biết anh) cho bạn xem kịch bản của anh ta để so sánh. Còn tôi, từ nay, tôi sẽ tránh xa anh ta hàng cây số, sợ lắm, tôi đang viết nữa, biết đâu tác phẩm tiếp theo ra đời lại cũng "đạo" ý tưởng của anh ta từ quán café nào nữa thì chết. 

Nhân nói chuyện "tin đồn", trước đây có người cũng nói anh bỏ tiền ra thuê người khác viết tiểu thuyết tôn giáo. Vậy đâu là sự thật?

Bùi Anh Tấn
: Vâng, khi cuốn tiểu thuyết về Phật giáo "KhôngSắc" ra đời, chính mấy đại đức bên Phật giáo cũng tỏ vẻ "ngạc nhiên" khi thấy tôi trẻ quá để có đủ trải nghiệm viết được tác phẩm này. Một bạn văn điện thoại cho biết, anh ơi, có dư luận cho rằng anh thuê người viết tác phẩm này! Tôi chỉ nói, nếu thế hãy điều tra chứng minh đi, đập cho chết những kẻ viết không ra gì, không biết viết mà bay đặt mua danh bằng văn chương.

Anh là một người viết rất nhanhrất nhiều. Theo anh, đó có phải là nguyên nhân của những tin đồn như đạo ý tưởng, thuê người viết?

Bùi Anh Tấn
: Văn chương vốn là cái duyên thôi, trời cho viết được thì cố viết, rồi cũng sẽ đến một ngày cạn sạch vốn chữ nghĩa, ai viết chả vậy. Thế nên tôi cứ cố, đến nay còn viết được đó là điều may mắn. Trong văn chương, đâu cứ phải viết nhanh, viết nhiều mà khẳng định bản thân. Tôi từng biết có những nhà văn có viết đến gần trăm cuốn tiểu thuyết kìa, tôi nhằm nhò gì. Quan trọng là anh viết được những gì, dư luận công nhận ra làm sao, tác phẩm có gửi gắm đến bạn đọc được gì không mới là điều quan trọng.

Người ta nói, người viết thường cô đơn. Với anh có vẻ điều này đúng. Ở tuổi này, anh có nghĩ rằng mình cần một gia đìnhnhững đứa con?


Bùi Anh Tấn
: Muốn có gia đình lắm chứ, nhưng chả hiểu tại sao điều đó vẫn chưa đến với tôi, đây là điều mà tôi áy náy nhất từ trước đến nay. Mongrất mong lập gia đình, giả như không lập được gia đình thì cũng mong có người sống chung chia sẻ, thú thật giờ già rồi, tôi sợ cô đơn.

Nghe nói, tiểu thuyết "Một thế giới không có đàn bà" đang được anhđạo diễn Cường Ngô thể hiện thành phim nhựa, có thể coi là sức sống của tác phẩm vẫn còn đủ mạnh. Anh có thể chia sẻ dự án này?

Bùi Anh Tấn
: Thực tế dự án này chưa đi đến đâu cảtôi cũng nói với Cường Ngô rồi, "Một thế giới không có đàn bà" đã qua cái thời của nó, giờ đây, giả như anh muốn làm một bộ phim về đồng tính thì có lẽ cần phải đào sâu hơnđi theo hướng khác. Qua rồi cái thời khóc than kể lể, người đồng tính bây giờ không cứ "chìm" mãi trong bóng tối, mà họ đang sống, vươn lên mạnh mẽ để đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho chính bản thân mình.

PV

Nguồn: CAND

No comments:

Post a Comment