Trang

Sunday, May 6, 2012

NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG

Hai cuốn tiểu sử gần đây về James Madison hé mở tài năng của ông với tư cách là nhà tư tưởng chính trị lẫn một đặc vụ. ĐBND giới thiệu bài của Carl Rollyson trên tờ Wall Street Journal.


Cao 5 foot và 6 inch (khoảng 1,67m), cách cư xử khiêm nhường và phong thái của “một nhà giáo ăn vận để đọc điếu văn”, James Madison chưa bao giờ là một nhân vật oai phong, đường bệ. Mãi đến tuổi trung niên Madison mới kết hôn với Dolley Todd, ông không có vẻ gì là hấp dẫn với phái đẹp. Nếu Madison đã tận hưởng cuộc sống giàu nội tâm, ông chỉ giữ nó cho mình. Ông gần như không quan tâm đến những phạm vi ngoài chính trị, thậm chí trong những văn bản quy củ hết sức cẩn thận, ông chỉ để tâm nhất đến những vấn đề về tầm quan trọng toàn thể. Giống như George Washington, Madison rõ ràng đã hủy gần như toàn bộ thư từ cá nhân, ông muốn được biết đến vì những thành tựu lịch sử của mình, đáng kể nhất là vai trò “người khai sinh ra hiến pháp”.
Cuốn James Madison và sự kiến tạo nước Mỹ của Kevin Gutzman miệt mài với những tình tiết tranh cãi chính trị và những rắc rối của tiến trình chính trị, cấu thành một lời kể tái tạo vở kịch xây dựng và cai trị đất nước. Lời kể của Gutzman tập trung vào quá trình của Madison ở Philadelphia tại các cuộc họp của Quốc hội Lục địa (Continental Congress), và sau đó, tại hội nghị hiến pháp.
Gutzman tỉ mỉ kể lại những nỗ lực của Madison để đảm bảo việc phê duyệt hiến pháp ở một vài bang cứng rắn, hay làm việc trong hòa bình với một Alexander Hamilton đáng gờm, người sau này trở thành đối thủ không chỉ của Madison mà còn cả Jefferson. Khi John Jay nghỉ việc vì bệnh tật, Madison hoạt động với chức năng là bộ não của Luận cương Liên bang (Federalist Papers - do James Madison, Alexander Hamilton, và John Jay viết). Tham luận số 10, thường được coi là thành tựu lớn nhất của Madison về tư duy chính trị, xây dựng cơ sở cho một nền cộng hòa lớn với tư cách là điều bảo đảm tốt nhất của quyền cá nhân và là bức tường chống lại bạo quyền cho những nền cộng hòa nhỏ muốn thực thi nhưng bị thống trị bởi những số đông đồng nhất.
Trong khi đó, James Madison - người con xứ Virginia và người lập quốc của Jeff Broadwater lại là một cuốn sách rất khác, nói tới tổng thể nhân vật và với toàn bộ câu chuyện đời ông, cụ thể tới mức người viết tiểu sử có thể tự tô vẽ. Nhóm nhân vật của Broadwater trưng ra một loạt những đặc tính rất con người và cả những nhược điểm, chứ không chỉ tư tưởng và lòng tin: “Khi đại sứ Tunisia Sidi Suliman Mellimelli viếng thăm Washington mùa đông 1805 - 1806, Madison phải cung cấp cho ông ta một ả gái làng chơi; Bộ ngoại giao Mỹ ghi nhận việc đó như là dịch vụ cho “Georgia, một người Hy Lạp”.
Trong khi chủ đề của tác giả Gutzman là tài năng lớn của đối tượng, một triết gia chính trị và một đặc vụ, tác giả Broadwater đưa ra chân dung của cuộc sống thường nhật: “Thực tế, đã có những thứ đầy nông nổi trong những năm Madison ở Philadelphia. Độc thân và không bị ràng buộc, phụ thuộc tài chính vào cha mẹ, và không có kế hoạch xác định cho tương lai; Madison không khác gì một cậu sinh viên chưa tốt nghiệp thời hiện đại, hoặc có thể mới tốt nghiệp khi xét đến khối lượng công việc khổng lồ của mình”. Những đoạn như vậy trả lại nét con người đời thường của Madison,  những điều hiếm khi thấy trong ký lục mang tính sách vở của Gutzman.
Tuy nhiên, hai tác giả Broadwater và Gutzman đều gặp nhau khi cho rằng Madison đã làm hỏng Cuộc chiến 1812. Gutzman thể hiện sự gay gắt rõ ràng về vai trò của Madison, chỉ ra rằng sự thất bại trực tiếp dẫn đến từ chính sách của Jefferson và Madison khi duy trì số lượng ít quân đội hiện hành và dựa vào dân quân cấp bang, và nhiều người trong số đó từ chối hỗ trợ lực lượng liên bang. Cuộc chiến phơi bày những điểm yếu khác trong cách điều hành của Madison. Ông có xu hướng chỉ định thành viên nội các và cố vấn theo thế lực chính trị hơn là năng lực. Kết quả là, ông tin vào một chỉ huy mặt trận, người đã chạy trốn khỏi Washington D.C., vì thế lâm vào tình cảnh khiến lực lượng Anh quốc vốn đông đảo hơn có thể thiêu cháy Nhà Trắng và một vài công trình công cộng khác. Khi hòa bình lập lại cuối 1814, một Madison bị bẽ mặt mới có thể giành lại một chút an ủi nhờ những chiến thắng quan trọng của Hoa Kỳ trên biển. Tuy nhiên ông không đạt được những mục tiêu chiến tranh của mình, trừ việc ông dám đứng lên chống lại Đế chế Anh (điều này lại quan trọng với Hoa Kỳ thời điểm đó).
Gutzman và Broadwater cũng tìm thấy điểm chung khi cho rằng Dolley Madison đóng nhiều vai trò hơn chỉ là trang trí cho chính quyền Madison. Bà đóng vai trò một điệp viên tình báo, mở cửa Nhà Trắng với những người ủng hộ và chỉ trích chồng bà, và hiểu ra rằng người chồng xa cách của bà có thể đã không xác định được điều đó. Thậm chí khi bà chuẩn bị trốn khỏi Nhà Trắng khi quân Anh ập tới, bà còn có ý định bảo vệ tài liệu của tổng thống và bức chân dung George Washington quý giá do Gilbert Stuart vẽ. Câu chuyện về lòng can đảm của bà làm dịu đi rất nhiều sự tủi hổ của xã hội vì thành phố thủ đô bị cướp bóc.
Cả hai nhà viết tiểu sử đều thừa nhận rằng các sử gia không đánh giá cao Madison trong số các tổng thống Hoa Kỳ. Hậu thế nhìn nhận ông như một tư lệnh yếu kém. Một công trình nghiên cứu gần đây, Madison và Jefferson (2010), đối diện trực tiếp với việc vì sao Madison không nhận được sử tưởng thưởng. Madison có xu hướng dè dặt hơn so với Jefferson, và ông không thể hiện được nét cuốn hút như Jefferson làm được. Nguyên nhân chính khiến hậu thế đặt Madison dưới bóng Jefferson là vì Madison không nằm trong “nhu cầu chứng minh lịch sử” của Jefferson. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho rằng Madison đã nêu một tuyên ngôn quan trọng khi khẳng định nền độc lập Hoa Kỳ lần thứ hai: “Bằng cách không thua, Hoa Kỳ đã thắng”.
Tuy vậy, đánh giá cuối cùng của Broadwater và Gutzman lại hơi khác lạ khi kết thúc khá khập khiễng. “Ông để lại một di sản to lớn nhưng phức tạp, một di sản sẽ còn được tranh cãi trong nhiều năm tới”, Broadwater viết. “Mềm mỏng trong cuộc sống, Madison luôn khiêm tốn tới lúc chết”, Gutzman khẳng định, và lưu ý rằng không giống như Jefferson, Madison không có những công trạng được tạc lên bia mộ. “Di sản của ông phải tự nói về chính nó”, nhà viết tiểu sử than vãn, để cho vị tổng thống thứ tư trong lịch sử Hoa Kỳ chìm vào lịch sử.
Nguyễn Thiện Hoàng Dương
Nguồn: NĐBND

No comments:

Post a Comment