Trang

Sunday, May 6, 2012

VĂN HÀO ĐỨC GUNTER GRAS, GIẢI THƯỞNG NOBEL VĂN HỌC VÀ LỜI “THÚ NHẬN” GÂY CHẤN ĐỘNG DƯ LUẬN

Ngày 8/4/2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Israel Eli Yishai đã chính thức ký quyết định không cấp phép nhập cảnh cho nhà văn Đức Gunter Grass, 85 tuổi, Giải thưởng Nobel văn học năm 1999 (tác giả cuốn tiểu thuyết "Cái trống thiếc" đã được dịch ra tiếng Việt). Lý do: Ông Gunter Grass là tác giả bài thơ "Điều phải nói" hiện đang làm dấy lên làn sóng chống lại Nhà nước Israel.


Bài thơ "Điều phải nói" (Was gesagt werden mus) được công bố trên tờ nhật báo Sueddeutsche Zeitung của Đức hôm 4/4 vừa qua. Trong bài thơ, nhà văn ở tuổi "gần đất xa trời" đã gọi Israel là mối de dọa nền hòa bình thế giới vốn đang "rất đỗi mong manh". Mở đầu bài thơ là một lời thú nhận của tác giả, rằng ông đã "im lặng làm thinh quá lâu". Vì sao? Vì trước đây, ở thời thanh niên, ông là người có tội với người dân Do Thái khi từng là thành viên lực lượng SS của phát xít Đức. Bây giờ, khi "đã già nua", "với giọt mực cuối cùng", nhà văn muốn nói với thế giới, rằng "thế lực nguyên tử Israel" chính là mối nguy cho "nền hòa bình đang rạn nứt".
Ông phê phán nước Đức đang là "hậu cần cho tội ác". Ông lo ngại với cú bấm nút hạt nhân của Irsael sẽ xóa sổ cả dân tộc Iran. Tuy nhiên, ông hy vọng có nhiều người sẽ "tự giải phóng mình khỏi sự im lặng" và yêu cầu Israel phải từ bỏ cách giải quyết vấn đề dựa trên việc sử dụng vũ lực.
Ngay sau khi bài thơ được công bố, nó đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây lên những phản ứng trái chiều trong giới chính trị gia. Đại sứ Israel ở Đức ngay lập tức lên tiếng phản đối bài thơ này.
Trong tuyên bố phát đi từ Berlin, có đoạn: "Chúng tôi muốn chung sống một cách ôn hòa với các nước láng giềng, vậy mà ông Gunter Graas lại có hành động đi ngược lại chủ trương này bằng một bài thơ bênh vực một chế độ hung hăng, ngạo ngược. Điều này đã vi phạm các thỏa thuận quốc tế". Thủ tướng Israel - ông Banjamin Netanyahu thì cho rằng, việc ông Grass so sánh Israel và Iran là một điều "đáng hổ thẹn". Bộ trưởng Bộ Nội vụ Yishai thì không quên cạnh khóe: "Những vần thơ của ông Gass đã quảng bá cho tư tưởng mà ông ta theo đuổi thời trẻ khi đóng trên mình bộ quân phục SS".
Dĩ nhiên, về phía Iran, nhiều nhà lãnh đạo đã bày tỏ thiện ý đối với bài thơ của Gunter Grass.
Trong khi đó tại Đức, quê hương của Gunter Grass, trước những lo lắng về quan hệ ngoại giao Israel - Đức, người phát ngôn của chính phủ đã phải ra tuyên bố: "Tại Đức, mọi người có quyền thể hiện chính kiến của mình và may mắn thay, chính phủ cũng có quyền tự do để không phải bình luận về nội dung của nó". Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Đức thì lên tiếng than phiền: "Grass là một nhà văn lớn, nhưng ông thường hay gây khó khăn khi phát ngôn về các vấn đề liên quan tới chính trị" và "hầu như ông hiểu sai vấn đề".
Nhiều người đã biết, một thời gian dài Gunter Grass "lờ" đi quá khứ tai tiếng của mình. Đến năm 2006, sau thời gian ông được trao giải Nobel tới 7 năm, trong cuốn hồi ký "Bóc củ hành", nhà văn bất ngờ tiết lộ một "sự thật khủng khiếp", rằng năm 17 tuổi, ông đã được gọi vào Uwaffen - SS, một lực lượng mà sau khi chiến tranh kết thúc, đã bị kết tội có nhiều dính líu tới đảng quốc xã Đức và là "tội phạm chiến tranh". Lời thú tội này đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ đòi "xử lý" nhà văn. Đã có phong trào kêu gọi tẩy chay các tác phẩm của Gunter Grass cũng như thu hồi giải Nobel của ông.
Việc sáng tác bài thơ "Điều phải nói" hẳn cũng là sự hối thúc lương tâm của một nhà văn khi ở tuổi sắp "về cõi".

Thanh Phương

No comments:

Post a Comment