Trang

Monday, November 26, 2012

Kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà văn VN (1957 - 2012): CƠN ỚN LẠNH CHẠY DỌC SỐNG LƯNG LÀNG VĂN (KỲ 1: RŨ GIÁ TRỊ CŨ NHÚ GIÁ TRỊ MỚI)


Hội Nhà văn VN tới đây sẽ kỷ niệm 55 năm thành lập (1957 - 2012) vào ngày 19/12/2012, tại Cung Văn hóa Việt Xô Hà Nội, chắc là có huân chương. Làng văn vào hội, khách khứa nhiều, cũng phải có gì sốc, đặc biệt để tuyên bố với cánh văn nhân tài tử chứ. Chẳng biết nghe ai tham mưu, tham miếc, Thường vụ Hội Nhà văn bí mật họp nhân vụ cải tổ báo chí trong toàn quốc và ra tay khai tử tờ tạp chí Nhà văn, tạp chí Văn học nước ngoài và tờ Văn nghệ trẻ vốn đang có thương hiệu trong lòng bạn đọc. Sự kiện bắt đầu xôn xao khi Anh Ba Sàm điểm tin buổi sáng, bài của nhà thơ Đỗ Hoàng “Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay/ Anh em tạp chí trắng tay đứng đường” vào ngày thứ Năm 22/11/2012, bài đã giới thiệu trên trang Văn nghệ cuộc sống, Lê Thiếu Nhơn và Văn chương +.


Rũ giá trị cũ nhú giá trị mới

Phải chăng là có một nhóm lợi ích nào đó đang vào cơn, xét thấy đến thời điểm thiên thời, địa lợi nên nhắm mắt rú ga? Cài cắm, sắp sếp người của mình vào những vị trí chiến lược?
Một cuộc đảo chính thực sự ở ngôi nhà số 9, Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội, trụ sở Hội Nhà văn VN bao giờ sẽ xảy ra?
Chợt nhớ bài viết cách đây 5 năm đầy ám gợi Hội Nhà văn VN: 50 tuổi vẫn còn thơ trẻ với những thông tin kinh hoàng.
Bị tra dữ quá, nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội Nhà văn đã phải hé lộ chỉ riêng tiền để làm con web đã xin của nhà nước 2,3 tỷ đồng. Rồi lằng nhằng chuyện xét giải thưởng Hội Nhà văn còn thiếu minh bạch, xuất hiện nhóm lợi ích, băng đảng chia phần.
Một giải thưởng mà nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã phải thừa nhận trên Vnexpress khi Người trong cuộc nói về giải thưởng của Hội Nhà văn VN: “Không chỉ năm nay mà những năm gần đây, giải thưởng Hội nhà văn luôn khiến cho người ta nghi ngờ, không tin cậy, không an lòng. Xét về một khía cạnh nào đó, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam không có được uy tín như giải của Hội nhà văn Hà Nội. Theo tôi thì có nhiều nguyên nhân. Một phần vì bản thân những cuốn sách được giải không có sức thuyết phục, phần vì người ta nghi ngờ cách thức chấm và xét giải của Hội. Tôi có nghe thông tin về chuyện nhiều tác giả hay người thân tác giả chạy chọt, rỉ tai các thành viên hội đồng để xin người này một phiếu, người kia một phiếu trong các cuộc trao giải nhiều năm qua. Tuy không có bằng chứng cụ thể về mặt luật pháp nhưng tôi tin hiện tượng đó là có. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong các dịp xét kết nạp hội viên Hội nhà văn. Nhưng đã là giải thưởng thì phải làm thật nghiêm túc công bằng vì nó là sự đánh giá về chất lượng, giá trị nghệ thuật của các cuốn sách. Tôi cho rằng, ở Việt Nam, người ta vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của những mối quan hệ cá nhân, những áp lực mơ hồ trong các cuộc bình bầu, xét chọn. Và đó là một thực tế đáng buồn.”
Nhà thơ Chim Trắng đã phải kêu giời lên khi “bỏ phiếu bằng miệng qua điện thoại” “Tôi dự cảm có nhiều chuyện lộn xộn về giải của Hội nhà văn lâu lắm rồi, tôi cũng từng lên tiếng phản đối việc chạy chọt để vào được Hội nhà văn Việt Nam. Việc xét duyệt giải thưởng, tặng thưởng của Hội nhà văn cần minh bạch, dân chủ hơn và cần được lấy ý kiến nhiều hơn từ chính độc giả”.
Giải thưởng năm nay 2012 thì sao, hay tiếp tục là một thực tế đáng buồn? Hai UV Ban chấp hành đã ẵm giải Hội vừa qua là  nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà văn Đình Kính, nay lại đến lượt nàng chấp hành Nguyễn Thị Thu Huệ với tập truyện ngắn Thành phố đi vắng chăng? Trước đó, tập Thành phố đi vắng được nhõn 1 phiếu, trượt giải của Hội Nhà văn Hà Nội. Năm nay, để tránh đụng hàng, rất có thể Hội Nhà văn VN sẽ xét giải cho UV Ban chấp hành của mình, chẳng nhẽ lại đi trao cho các hội viên chân đất mắt toét. Thỏa thuê và chia phần.
Lại sặc cười khi nghĩ đến bài thơ của Nguyễn Hữu Hồng Minh khi ao ước trắng phớ “Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ - Hắn tàn bạo điều đó”. Có lẽ để thư giãn nên đọc lại toàn văn Lỗ thủng lịch sử của Nguyễn Hữu Hồng Minh cho nhẹ cái đầu lẫn đít.

Lỗ thủng lịch sử

Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,
Đầu hắn ở Hà Nội
Và tay chân thì rơi rụng đâu đó ở Sóc Trăng
Buổi sáng ở miền Trung, trưa ở miền Nam,
Chiều ở miền Bắc, tối ở miền Tây
Ly cà phê nhìn ra tháp Rùa đắng như máu hắn
Cơn điên rồ chùa Mã Tộc, ngày tháng bạc Kênh Xáng
Những người đàn bà Miên, ôi vóc dáng màu da muộn phiền biết bao nhiêu!
Những sợi khói như những cái thòng lọng dụ hắn treo cổ
Nhiều khi trong mơ thấy mình đã chết. Xác thối, diều cắt quạ tha. Hắn khoái trá cho điều ấy!

Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc
Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,
Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai
Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!
Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An
Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương
Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn
Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị

Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm
Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn
Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!
Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử
Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết
Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản
Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ - Hắn tàn bạo điều đó
Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý - Hắn thèm muốn điều đó
Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh - Hắn khẳng định điều đó
Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó
Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh - Hắn khiếp hãi điều đó
Nhân loại chui ra từ háng - Hắn quả quyết điều đó
Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó

Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn
Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội
Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau
Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang
Dạng háng! Hãy dạng háng!
Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...

Trở lại bài viết trên, nhà báo Lưu Hà (Vnexpress) hài hước mà thâm thúy: “Cách kỷ niệm tốt nhất là làm ra các giá trị mới”, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn VN, phát biểu trong buổi họp báo kỷ niệm 50 thành lập Hội. Nhưng điều được các hội viên quan tâm hơn lại là câu trả lời cho các giá trị cũ nhưng chưa làm được trong suốt nửa thế kỷ qua.
Giá trị cũ còn đang dở dang, thễu thện ở đấy. Nay lại lăm le đòi tạo ra giá trị mới, đua theo Nguyễn Hữu Hồng Minh ư? Từ bấy đến nay, Hội Nhà văn năm nào trao giải thưởng, kết nạp hội viên mới cũng có kiện cáo, bát nháo như phường chèo.
Đã 5 năm trôi qua, kể từ tuyên bố của Chủ tịch Hữu Thỉnh cũng chưa thấy Hội Nhà văn có giá trị gì mới, chẳng nhẽ việc thít cổ tạp chí Nhà văn, tạp chí Văn học nước ngoài, báo Văn nghệ Trẻ là chuẩn bị cho công cuộc “làm ra các giá trị mới” hay sao? Nếu thế thì quả là một tầm nhìn “tuyệt vời” của Ban lãnh đạo Hội.
Thà rằng sổ toẹt đi, thẳng thắn thừa nhận như nhà PBVH Nguyễn Hoàng Đức trả lời phỏng vấn Hữu Lý Văn Học Mậu Dịch cạn vốn hay phá sản? (Blog Nguyễn Tường Thụy) còn đỡ đau lòng: “Các nhà văn, nhà thơ đã cạn sạch vốn liếng rồi. Không thể nào gượng nổi! Hãy điểm danh các khuôn mặt thì rõ. Phải nhìn kỹ hơn xuống móng nhà thì thấy: văn học mậu dịch không còn vỉa quặng tiềm năng nào cả. Tất cả đã là mỏ lộ thiên khai quật hết từ lâu, sẽ chẳng có gì để bất ngờ nữa. Tất cả tài năng như cá mè đã nổi hết trên mặt báo, không còn cá ăn dưới đáy nữa. Làm sao trong đàn cá mè đó lại xuất hiện một con cá voi cho được?
Có câu Phúc Âm rằng “con phải là muối để ướp cho người khác mặn”. Nhà thơ ở ta là muối đã hết vị mặn, làm sao có thể ướp thành món ăn cho được?! Có một nhà văn miêu tả thế này: thuốc bắc có thể nấu ba nước. Nhà văn Việt Nam trong ngần ấy năm trời  đun lấy sáu bảy chục nước, nó tạo ra mùi lờ lợ thum thủm còn không bổ bằng nước lã. Vì nước lã có thể giải khát. Còn cái nước lờ lợ kia ai dám uống?”
Đang bần thần tư duy bởi cái bình luận của Võ Tấn lúc 11:23 PM ngày 25/11 trên trang Văn chương +: “Mọi thứ đều thay đổi cũng thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi, chả nên hối tiếc các bác nhà văn ợ. Em nghĩ không sống được với "cây viết" nữa thì kiếm cái khác mà cầm. Cái thời "phương tiện sản xuất XHCN" nó đa dạng lắm, các bác về cầm "cái xẻng" làm cho vả mồ hôi để chữa bệnh "ỉ lại" lại được sống thanh thản hơn nhiều ấy chứ. Đời người nó lòng vòng nông sĩ-sĩ nông đâu có gì lạ”.
Lại giật mình bởi cái phản hồi trên trang Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc 07:35 ngày 22 tháng 11 năm 2012 mà lo thon thót. “Ông Nguyễn Khoái ạ: không có quốc gia nào là không đầu tư tuyên truyền cho lợi ích giai cấp cầm quyền. Ngay như ở Mỹ vẫn đổ hàng tỷ đô đầu tư làm phim, viết sách cho đề tài quốc gia đặt. Ếch ngồi đáy giếng, bắc nồi chõ nghe hơi. voi hú ngựa cũng hý.
Vấn đề ở đây, không phải là đầu tư hay không. Mà là chuyện đấu tranh phe phái. Chuyện vật nhau chiếm quyền mà coi thường quyền lợi anh chị em tạp chí”.
Nếu đó là sự thật thì thật khủng khiếp, Hội Nhà văn định đổi màu, định tấn công trời, làm ra các giá trị mới như thế nào? Hãy chờ xem.
(còn nữa)

Phố Khoai, Cường quốc thơ, ngày 26/11/2012
CĂNG CÀNH CẠCH

1 comment:

  1. Tuýp Phờ Nờ Đời cũ.December 3, 2012 at 2:28 PM

    Kính chào các nhà văn trai hơi to, lẫn các nhả văn cũng trai to vừa vừa, nẫn các nhà văn cái xinh hơn mọi thứ xinh gộp lại. Tớ tên cả phụ là chính là Tuýp Phờ Nờ',Cụ Bô tớ đặt sao, tớ quyết để nguyên vậy, và tớ đang sinh sống chính bằng nghề chuyên nghiệp là " hóng hớt ", hộ khẩu của tớ ở trang trại www.tintuchangngayonline. blogspot.com . Cũng tại vì mấy hôm nay thôn tớ có cô ả bay, bay, bay... Vi Li, nên mọi người tứ sứ ra vào tấp nập dòm, ngó cô ả. Có bác nhà văn trai chắc cũng to to, hào phóng bo cho nông trại tớ cái địa chỉ này, khoe rằng có món đặc sản của quý nhân Nguyễn Hữu Hồng Minh, cùng món đét se " truyền thống ngao" khuyến mại vô tư. Nghe mấu quá, tớ mới nhào qua, quả có thế thật chứ không phải " nghe Giang hồ nó đồn ", phải kính cẩn nghiêng mình vì các bác ở đây, cơ chế thoáng thấy rõ, chả phải e ấp quần lĩnh gỉ sốt, tuột ráo cả ra, trần chuội hết cả ra, tớ cũng thuộc dạng đầu mấu xóm, mà sang đây cũng phải biết sợ, hai hãi là,mặc dù nhà bác nảy phải nói là rất đẹp, rất sang, nhưng, tớ lại cứ dùng từ nhưng giá như mà " sạch nhà, sạch phố, sạch làng quê " một téo thui thỉ nhả của Bác nảy còn trên cả tuyệt vời ấy chứ nệ. Tớ thề nà chỉ nói sự thật. Tiên, Sư , Cha thằng Tuýp Phờ Nờ này mà nói điêu, nói liều nhá. Đấy tớ vừa thề xong lời thề Hippocrates ( vỉ tớ không là Đảng viên mờ ). Và tớ lại về Thôn Trang tớ để bay...bay...bay cùng nàng thơ khả ố của tớ đây. Ai rảnh qua tớ chơi đi, cũng có nhiều thứ quý hiểm, độc phết đới.

    ReplyDelete