Trang

Thursday, November 1, 2012

NGHỊCH LÝ CÔ ĐƠN CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO

nguoinoitieng.vn: Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạomột tên tuổi được nhiều người biết đến. Ngày thường, cứ thấy ông nhẩn nha, rong ruổi những chuyện của thiên hạ. Đến khi ngồi lại, hóa ra đằng sau cái vẻ rong chơi nhàn hạ đócả một niềm trăn trở, đau đáu lớn với những nghịch lý ở đời mà có lẽ chính cuộc đời ông lạimột nghịch lý lớn nhất.

Những nghịch lý của cái thời đã qua và của thời hiện tại
Đã từng gặp ông nhiều lần, ở nhiều nơi khác nhau, từ những buổi nói chuyện với sinh viên các trường, các buổi lễ ra mắt sách, ở các sân chơi thơ, các hội thảo… nhưng lần gặp gỡ vào đầu tháng Tư tại tư gia của ông vẫn khiến tôi không khỏi ngạc nhiên.
Nhiều sách quá, nhìn đâu cũng thấy sách. Nguyễn Trọng Tạo cười: “Nếu có động đất, chắc chỉ lo sách sập xuống, đè phải mình cũng đủ để chết rồi”.
Ngồi vui chuyện, thêm chén trà, câu chuyện cứ lan dần từ chuyện văn, chuyện thơ, chuyện người cho đến chính chuyện cuộc đời ông.
Những ngày còncậu bé con cắp cặp tới trường, cậu bé Tạo, con một cụ đồ Nho có tiếng trong vùng, thường thích ngồi nghe cha đọc sách. Nhà nhiều sách nhưng không phải sách nào cậu cũng đọc được, đành phải nhờ đến vốn Pháp văn của cha.
Nhẩn nha đọc theo cha, yêu sách, rồi tập làm thơ. Những câu thơ lục bát đầu tiên viết năm 14 tuổi nhưmột định mệnh. “Không hiểu sao lúc đó lại có thể viết những câu thơ già dặn đến thế” – Nguyễn Trọng Tạo cười.
Điều này khiến tôi chợt nhớ tới một ý: Thi nhân, có tài không đợi tuổi. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận cũng phát tiết vào đúng độ tuổi thiếu niên ấy, từng khiếnng văn phải bao phen kinh ngạc.
Có lần đọc “Hoa ngày thường, chim báo bão”, anh chàng trẻ tuổi Nguyễn Trọng Tạo chẳng phải suy nghĩ gì nhiều, viết thư cho nhà thơ họ Chế kèm với một bài thơ nhỏ của mình. Thậm chí không biết cả địa chỉ của nhà thơ, đành gửi đến trụ sở Hội nhà văn ở Hà Nội. Ai ngờ, thư đến tay người nhận, Chế Lan Viên viết lại cho ông một bức thư ngắn, thể hiện sự quý mến và khuyến khích: “Tuy còn rất non nớt nhưng Tạo cứ làm thơ đi, khi nào thích thì cứ làm. Làm thơ bản năng rồi, nhưng cũng cần có tư duy của chính mình”.
Sau này, khi đi bộ đội rồi, gửi thơ cho tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Nguyễn Trọng Tạo được nhà thơ Vũ Cao viết lại cho một lá thư dài đến 8 trang giấy Pơ-luya, khuyên nên giữ lấy những cảm xúc của chính mình. Lần nào nhận được thư, ông cũng đều xúc động tới mức không diễn tả nổi thành lời.
Thích vănvậy nhưng bởi trời phú cho cái “sự thông minh”, cậu bé Tạo mơ ước trở thành một nhà toán học. Học giỏi, được các thầy tin cậy, nhiều khi được “nhờ vả” đứng lớp hộ, Tạo vẫn luôn sẵn lòng. Đến giờ, nhiều bạn bè cùng lớp vẫn vui chuyện nhắc lại mỗi dịp hàn huyên.
Chiến tranh, ước mơ trở thành một nhà toán học của Nguyễn Trọng Tạo phải gác lại. Nhập ngũ được ít lâu, ông lại nhận được thông báo về Giải thưởng thơ của tỉnh. Những bài thơ viết cách đó một thời gian trước trở thành bước ngoặt cho đời lính của ông.
Thay vì cầm súng để chiến đấu thì ông lại cầm bút. Viết để phục vụ cách mạng, phục vụ bộ đội, vừamột nhu cầu của thời cuộc, vừa thỏa mãn niềm đam mê. Những tháng ngày rong ruổi theo chân chiến sĩ ở khắp các chiến trường Khu 4, biên giới, trên đấto…những ngày tháng gian nan, chất chứa đầy kỉ niệm.
Bom đạn, những trận phục kích của địch, những trận đánh lớn… trải nghiệm về sự sống và cái chết nhiều lúc quá mong manh đã ám ảnh ông cho đến tận những năm tháng sau này. Khi ông viết “có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi/ có con người sống mà như qua đời” cũngnhững lúc ông tự vấn lại quá khứ với những nỗi buồn thời đại.
Với ông, chiến tranh mãi mãimột điều phi lý không giải thích nổi: “anh yêu em anh phải đi ra trận”. Những người bạn, những người đồng đội lướt qua nhau trên chặng đường hành quân, thậm chí cả những người lính ở bên kia chiến tuyến vừa mới đấy vẫn còn nói cười, bỗng chốc đã thành người thiên cổ.
Sau này, khi hòa bình lập lại, theo chân những đoàn thu thập hài cốt đồng đội, trở lại chiến trường, cảm nhận về sự phi lý lại càng mãnh liệt.
Những cánh rừng lởm chởm hố bom như cái đầu cạo nham nhở, mưng mủ, những viên đạn gỉ sét, những cái xác rữa mục gói trong những bao tải nilon,… nhìn thấy cảnh ấy, ông vẫn thấy như có một viên đạn găm vào tim mình: “chiến tranh chấm dứt rồi mà nào dễ tin đâu”.
Sau chiến tranh, về Hà Nội, bút nghiên lại trở thành một cái nghiệp. Cái thời hậu chiến, nhà nào cũng có người thânbộ đội, thanh niên xung phong, liệt sĩ, thương binh, dòng họ nào cũng có những tổn thất do bom đạn, thì ngòi bút của người nghệ sĩ lại càng thấm thía nỗi đau đằng sau niềm vinh quang chiến thắng.
Nguyễn Trọng Tạo trăn trở với những “con đường ngược chiều”. Nhưng niềm trăn trở của ông, có lẽ phải đến cái thời mở cửa, kinh tế phát triển mới càng trở nên bức bối.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn khiến người ta có cảm giác như tiếp tục một cái thời để phân chia giai cấp, thượng lưu, đại gia, dân đen cho đến những người dưới đáy xã hội, những ước mơ tốt và những thực hành sai…
Mỗi nhà văn có một thế giới quan riêng khi tiếp cận cuộc sống. Phần ông lại chọn cho mình góc nhìn về những nghịch lý. Những cặp đối lập trong cuộc đời, những đối lập ngay trong chính mỗi người. Cơm ăn, áo mặc, sự giải phóng tư tưởng, những căn bệnh xã hội, tệ nạn,… luôn trái chiều.
Thậm chí, có giai đoạn, bức bối và bất lực, ông đã nghĩ đến cái chết. Ai ngờ, những bài thơ viết trong lúc muốn từ giã cõi đời cũng lạimột lần gây thị phi trước dư luận.
Về sau, ông lựa chọn cho mình một lối sống khác: Không màng bon chen tiếng xấu, tiếng tốt nữa. Người đời nhiều lúc tự đắp mặt nạ cho mình để với mỗi đối tượng lại có một kiểu ứng xử riêng.
Phần mình, ông thừa nhận không “đắp mặt nạ” trong sáng tác, nhưng lại thường “giả ngu” trong cuộc sống, không tranh luận để cố giành phần thắng cho mình. Và từ góc nhìn của người “giả ngu”, ông kín đáo quan sát và thu nhận những hiện thực thuộc về cuộc sống để làm chất liệu cho những tác phẩm của ông.
Có người thắc mắc, nhìn ông thì lúc nào cũng thấy đủng đỉnh rong chơi mà tác phẩm thì vẫn cứ ra đều đều, từ thơ, nhạc, cho đến hội họa. Thấy ông có mặt hết hội nghị này tới lễ ra mắt nọ, hết cuộc họp này lại đến đại hội kia…, tôi ngạc nhiên, ông cười: “Bởi vì khi mình làm thì họ có biết đâu”.
Mỗi khi rời đám đông, trở về với căn phòng của mình, ông gác lại những ồn ào để lọc lấy những câu chuyện, “tái sản xuất” từ “bình ắc-quy tâm hồn” để làm nên thành phẩm.
Giống như người ta nạp điện vào ắc-quy để chiếu sáng thì ông lại nạp chính những người, những việc bắt gặp mỗi ngày vào trang viết. Có những khi miệt mài trắng đêm, sáng ra ông vẫn ra đường, vẫn gặp gỡ bạn bè, điềm nhiên như không.
Theo ông, cái tự do của người sáng tạoở chính bản thân họ. Ông không an phận cũng không bùng nổ tháo cũi sổ lồng mà cứ nhẹ nhàng, ngấm dần và thấm thía.
Trong mỗi người phụ nữ đều có bóng dáng của người mẹ
Năm nay Nguyễn Trọng Tạo đã bước qua tuổi lục tuần, ông sống một mình trong căn nhà tập thể nho nhỏ ở Phương Mai. Chợ búa có thể con cháu, người quen lo hộ nhưng bếp núc thì nhiều khi cũng chỉ một mình lo liệu.
Ông cười: thì cũng những món ăn đó, có chăng chỉ kém đầu bếp ở một vài điểm. Chẳng nhẽ mình luộc rau thì lại tệ hơn sao? Nói thì nói vậy, cũng nhiều khi buồn, cơm một mình một mâm, trà một mình một ấm, nhiều lúc trong nhà quạnh tiếng người.
Ông không nói ra, thậm chí có phần tránh đi. Báo chí cũng đã đôi lần đề cập đến chuyện riêng tư của ông, nhưng giờ thì ông thích có những khoảng lặng dành cho mình để chiêm nghiệm. Cuộc đời có nhiều bất ngờ, cuộc sống của ông cũng vậy.
Hôn nhân không trọn vẹn, tình yêu không đủ vượt qua những khó khăn đến cuối đường cũngmột trong vô vàn những điều thường gặp trong cuộc đời.
Tuy vậy, khi hỏi ông về phụ nữ, và về thơ, ông vẫn hồn hậu trả lời. Mỗi một người phụ nữ đềumột nàng thơ. Đa phần người ta sáng tác thơ để chinh phục trái tim phụ nữ, người không sáng tác được thì chép thơ để tặng cũng coimột cách ngưỡng vọng.
Nàng thơ của Nguyễn Trọng Tạo thì khác, có lẽ yêu thương thì nhiều hơn sở hữu. Mỗi một nàng thơ của ông đều mang ít nhiều dáng dấp của người mẹ. Ông thương và yêu họ.
Trong hình dung của ông, cuộc đời người phụ nữ quanh quẩn cũng chỉ được mấy chục năm tuổi trẻ thì lấy chồng, đẻ con đã phải đối diện với biết bao vất vả.
Đầu tắt mặt tối lo cho chồng, cho con, rồi thì lại đến cháu chắt. Thời gian không đứng đợi. Nhoằng cái đã hết tuổi xuân, ập đến tuổi già. Suy ra trọn cả cuộc đời họ cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “gia đình”. Nghe ông nói, cảm nhận được đâu đó những hàm ý gửi gắm tới những người phụ nữ ông đã từng yêu.
Nghệ sĩ mấy ai không có tật. Người ta thường bảo: Tài đi liền với tật. Chuyện cũ nhắc lại trongng văn, Nguyễn Trọng Tạo lại được suy tônngười nhậu dai nhấtng văn Việt. Cũng có vài giai thoại thú vị về cái tật này của ông, nhưng đến khi nghe đích thân ông nói, tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên.
Có lần nhậu xuyên từ ngày hôm trước sang ngày hôm sau, 25 giờ đồng hồ, bạn bè phải thay nhau hầu rượu ông. Nhìn phòng khách của ông, cũng dăm ba loại rượu Tây, Ta đủ loại. Nhưng tôi không chắc về việc ông uống nhiều. Người bợm rượu thường không kén rượu.
Còn ông thì khác, nhấtkhi thấy ông để rượu lẫn giữa những sách vở, tranh ảnh – những thứ mà bản thân vô cùng trân trọng. Có lẽ, rượu cũng chỉmột cách để ông nhấm nháp những dư vị cuộc đời với những cay đắng ngọt ngào cùng bè bạn mà không phải ai cũng hiểu được.
Có điều lạ15 năm trở lại Hà Nội sống và làm việc, ông vẫn ở nguyên trong một căn hộ tập thể cũ mà bè bạn đã góp tiền mua lại cho ông.
Theo ông kể thì suốt 40 năm ăn lương quân đội và lương dân sự, ông chưa hề được nhà nước phân phối cho một mét nhà ở nào, trong khi các bạn bè đồng nghiệp của ông đều được hưởng lộc nhà lộc đất. Nói vậy, nhưng rồi ông lại cười xòa: “Thì mình hưởng lộc bạn bè cũng thú chứ sao”.
Nghỉ hưu, không bị áp lực cơ quan nữa, ông có thời gian dành cho bản thân, con cháu, bạn bè và cho những sáng tác.
Ông vẫn giữ vẻ ngoài của một ông nhàn, ung dung đi dạo giữa đời để rồi hằng đêm như con tằm rút ruột nhả ra dòng tơ chữ trên những trang giấy trắng, với những nghịch lý ở đời, mà bản thân ông cũngmột nghịch lý không dễ lý giải.
Hà Nội, 4.2012
ĐỖ HUỆ

No comments:

Post a Comment