* Chào
thi sĩ kiêm họa sĩ họ Bùi, thời buổi kinh tế khó khăn thấy ai cũng “co vòi” thế
mà anh lại phi nước đại bằng một triển lãm đầu tay hoành tráng tại nơi có mức
giá thuê cao ngất ngưởng, anh có cao hứng quá lố không đấy?
-
Tuy ngông nhưng Bùi Chí Vinh làm gì cũng suy xét kĩ. Với những người rành rọt
sẽ hiểu đây là triển lãm của thi ca, màu sắc và hội họa. Còn người không rành
sẽ nghĩ cha này vẽ ghê quá. Trước đây, những người bạn họa sĩ có nói với tôi
“tao chơi với mày vì chất thơ mày rất sảng khoái, mày nghĩ những điều tụi tao
chưa nghĩ ra, nhưng mà tụi tao sẽ thực hiện điều mày chưa nghĩ ra trong tranh”.
Do đó khi Bùi Chí Vinh vẽ tranh thì còn lợi hại gấp đôi họ.
* Đùng
một cái từ cầm bút chuyển sang cầm cọ, hẳn phải có lý lẽ riêng?
-
Khi thơ văn không kiếm được tiền, điện ảnh nằm trong sự lũng đoạn của những
băng nhóm, êkíp có tiềm lực kinh tế, thì hội họa là một lối thoát đẹp với Bùi
Chí Vinh.
* 5
ngày triển lãm vừa qua anh đã “thu hoạch” được gì rồi?
-
Một số bức đã được bán, một số đang chờ thương lượng. Tôi phát hiện ra hội họa
cũng có những băng nhóm nhưng mà “dễ thương” hơn. Khi có những người trà trộn
vào triển lãm để chụp lại những bức tranh giá cao thì buộc phải có những cái
còn quan trọng hơn tranh đó là hồ sơ tranh, lai lịch tranh, thậm chí là hóa đơn
bán tranh. Kinh nghiệm này khiến cho tôi vừa thú vị vừa khổ sở vì lúc đầu chỉ
nghĩ làm để xả stress, không ngờ lại dấn vào thương trường.
* Có
vẻ “chạy trời không khỏi nắng”, có nhảy sang lĩnh vực gì thì chiếu hoa cũng
không dành cho Bùi Chí Vinh, lại thêm một minh chứng?
-
Số mệnh là con đường gai góc rồi. Trước khi có triển lãm này, tôi và nhà sưu
tập Lê Thái Sơn đã có nhiều ý tưởng lớn. Anh ấy thích tranh của tôi và ngỏ ý
muốn tài trợ triển lãm để sau này còn làm tranh trên kính màu của nhà thờ hoặc
tranh trên gạch men. Con người tâm huyết như thế buổi trưa gặp nhau chuẩn bị
cho cuộc triển lãm cuối năm thì buổi tối đã mất. Bao nhiêu nguồn cảm hứng cạn
sạch, lúc đó tôi rất thất vọng, định mệnh thử thách mình đến tận cùng. Nhưng
chính điều đó khiến mình nỗ lực hơn. Đến thơ nổi tiếng như thế mà gần 40 tuổi
mới ra được một tập thơ thì tranh ở tuổi 58, sự muộn màng cũng không có gì phải
mặc cảm hay kiêu hãnh.
* Thấy
nhiều người tỏ ý rất khoái bức chân dung tự họa của Bùi Chí Vinh với khuôn mặt
đeo kính đen có 2 nửa sắc thái, hiểu thế nào mới đúng ý “ngựa chứng” đây?
-
Bức tranh đó như cuộc phân thân của chúng ta, những người trẻ trong thời đại
hôm nay với rất nhiều mơ ước và luôn bị hàng rào hoặc quyền lực, tiền bạc, số
phận ngăn họ. Bức tranh đó là nửa chính nửa tà, nửa thiện nửa ác. Con người bị
chặt làm đôi để mà tự sống trong điều kiện sống khắc nghiệt nhất. Nụ cười nhoẻn
lên ở nửa mặt con người là nụ cười quá thánh thiện và mỉa mai ngay chính nửa
mặt kia “Tao đang cố gắng sống đây”. Và nửa mặt kia thì chống cằm nói rằng “Mày
có sống cũng không vượt qua được định mệnh”.
* Rất
chất nhưng 3000$ cho một bức tranh đầu tay liệu có ngông quá không?
-
Tôi không muốn bức đó bị mất, mà người nào chọn mua bức đó thì xứng đáng với số
tiền bỏ ra.
* Tiện
đây muốn hỏi anh sao không thấy bức tranh nào liên quan đến bút cũng là nghiệp
đời của anh?
-
Nếu vẽ tranh liên quan đến bút thì sẽ là biếm họa hoặc kí họa. Tôi tạm thời chỉ
muốn những họa phẩm đơn thuần về nghệ thuật để treo. Ý tưởng của bạn về ngòi
bút cũng là một bức tranh tôi nghĩ đến. Lúc nào đó sẽ tham gia một cuộc thi
biếm họa làm choáng váng chơi. Thế nào cũng lụm giải bởi vì Bùi Chí Vinh hay
đoạt giải lắm.
* Sẽ
là tung hô hay cười nhạo nó đây?
-
Có thể tôi sẽ treo cổ cây bút lên.
Sinh
nghi ta viết một bài hành
Vợ
nghi chồng, em út nghi anh
Cha
nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ
trưởng thì nghi hết ban ngành.
Láng
giềng dòm ngó nghi hàng xóm.
Ngoài
đường nghi phố chứa lưu manh.
Ngay
ta khi viết bài in báo.
Cũng
nghi mình kiếm chác công danh.
Trời
ơi mọi chuyện sinh nghi thiệt.
Chén
kiểu thường nghi kị chén sành….
Một
trong những nỗi lòng của người cầm bút trong xã hội phức tạp.
* Vì
“nỗi lòng” nên mới có “chủ trương” tạo nên một hình ảnh Bùi Chí Vinh ngầu trong
tướng tá, ½ kín đáo còn lại cứ úp mở như nhận xét của những người bạn vốn đã
quen với phong cách ngựa hoang của Bùi Chí Vinh?
-
Thật ra không có chủ trương gì. Bùi Chí Vinh có danh vọng, tên tuổi như bây giờ
thì bi kịch, thị phi, dèm pha đến không ít. Tôi đọc thơ trong quán rượu với bạn
bè mà có biết bao lời đồn, tam sao thất bổn đến tai các sếp, họ hồ nghi về
mình. Gia đình tôi là gia đình cách mạng, từ nhỏ tôi đã tham gia phong trào học
sinh, sinh viên. Có những người bạn thuở hàn vi cùng biểu tình, nếm mật nằm gai
giờ muốn “hẹn hò, ăn tục nói phét” cũng phải tìm chỗ kín đáo. Cũng không dám
ngồi gần tôi vì sợ Bùi Chí Vinh đọc thơ mà lỡ hưởng ứng theo thì sẽ bị “văng
miểng”. Trước mặt, lúc gặp người thì tôi có vẻ cười ha hả sống ngạo nghễ lắm
nhưng thật ra tôi rất cô độc. Cái thế mình trong xã hội là vậy. Sự kiêu hãnh đi
liền với cô đơn mà chính điều đó mới làm nên tác phẩm lớn được. Định mệnh của
tôi là cầm bút thay mặt một bộ phận lớn người dân còn nghèo khổ, còn bị ức
hiếp, tiếng nói còn bị bóp nghẹt… dùng thơ văn, hội họa và thậm chí phim ảnh
truyền đến những người có quyền chức với mong muốn thực hiện sự cải tổ theo
hướng tốt đẹp hơn. Còn không thì viết hoài cho đến chết.
* Sau
triển lãm này, anh đã góp thêm một list dài các thành quả của mình trước là
thơ, văn, điện ảnh, âm nhạc, giờ là hội họa. Đâu mới là vai trò “độc chiêu”
nhất?
-
Trong sổ cảm tưởng ở triển lãm, bạn của tôi, dịch giả Phạm Viêm Phương có ghi
“Mày nên nhớ cho dù cuộc triển lãm này có thành công thế nào chăng nữa thì mày
vẫn là nhà thơ khùng trong mắt tụi tao, một nhà thơ rất ngông cuồng, không bao
giờ được bỏ điều đó”. Đó là câu trả lời chính xác nhất. Dù có làm gì thì chữ
“nhà thơ” đã là mặc định với Bùi Chí Vinh.
* Còn
vai trò nhà báo thì sao, mùa báo xuân nào chẳng thấy anh “oanh tạc” khắp các tờ
báo?
-
Đó là người ta đặt hàng thì tôi viết. Còn sự nghiệp báo chí thì giã từ lâu rồi.
Tôi rất mê báo chí nhưng có chất thơ trong người mà chất thơ đi liền với nghệ
sĩ và ngông cuồng. Lập ngôn lỡ bộc phát thì nguy hiểm cho nhiều người.
* Có
điều hoài nghi về anh, đôi mắt vốn là cửa sổ tâm hồn, tại sao dù đi đâu, làm gì
anh vẫn luôn đeo mắt kính đen, anh muốn che giấu sắc thái của mình hay để ngấm
ngầm quan sát ai đó mà không bị lộ?
-
Chẳng qua 2 năm nay mới mổ mắt nên mắt rất sáng phải đeo kính đen cho dịu lại.
Làm ai cũng tưởng mình cố ý làm ngầu hay có ý đồ. Cản bớt thị giác chứ để sáng
trưng quá, nhìn con người mà thấy hết xấu đẹp cả trong lẫn ngoài thì sao.
* Cảm
ơn những chia sẻ thú vị của nhà thơ Bùi Chí Vinh.
THUỲ GIANG
Nguồn: Nghề báo
No comments:
Post a Comment