Trang

Saturday, January 26, 2013

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẬU DỊCH DO HỘI NHÀ VĂN CHẤM LOẠN XẠ NGẦU, TÔN VINH KẺ ĐẠO VĂN TRẮNG TRỢN “GIỜ THỨ 25” VÀ CÓ NGƯỜI NÉM XÚ UẾ VÀO THƠ

“GIỜ THỨ 25″ LÀ TẬP THƠ DỞ TRỪ CÁI…TỰA ĐỀ (MÀ CÁI TỰA ĐỀ LÀ CỦA NHÀ VĂN Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu )- XE BÒ XE TRÂU MỞ CÔNG TY CƯỚP THƯƠNG HIỆU DREAM, LEXUS- TRƯỜNG CA CHÂN ĐẤT CÓ “THẨM XÚ” ĐỈNH CAO KIỂU CÁN BỘ!

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012 với danh sách 5 tên đạt giải khác nào “Bên Thắng Cuộc” với những diễn biến lùm xùm như một “đống rác lợi ích nhóm” đã phô bày mọi bản chất của tổ chức Hội Nhà văn Việt Nam hiện đại: Thảm họa của văn chương không phải là bên thắng bên hay bên thua, nhưng là từ sự thiển cận, ích kỷ, mù quáng. Chính sự tầm thường về trí tuệ và kém cỏi về đức độ đã dẫn văn học Việt Nam vào vòng xoáy nhầy nhụa trơ trẽn của cái gọi là “không cần tác phẩm hay, chỉ cần chạy giải”.
Hội Nhà văn với 15 ủy viên BCH đã thao túng nền văn học bằng các giải thưởng thừa tính vị kỷ nhưng thiếu lẽ công bằng đã kéo dài cuộc chiến tương tàn của các nhà văn quốc doanh. Và cũng chính những thành phần này đang kìm hãm tiến trình xóa bỏ chế độ độc tài bao cấp tư tưởng văn hóa, xây dựng nền văn học lành mạnh của xã hội dân chủ văn minh. Nước bọt và chất thải phun nhổ cả vào nền văn học “chuyên chính vô sản” mượn đầu heo nấu cháo, như giải thưởng Hội Nhà văn 2012 Thanh Thảo với trường ca chân đất, chuyên gia nước ốc trường ca, Phạm Đương với Giờ thứ 25 đạo văn trắng trợn, vô văn hóa. Hai bài rực lửa trí tuệ trên lần đầu tiên xuất hiện trên blog Nguyễn Tường Thụy, được cư dân mạng bàn tán rôm rả và lan truyền sang nhiều mạng khác. Một độc giả hoan nghênh Nguyễn Hoàng Đức và nhận định về Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 là nền thơ kém và bỉ ổi thế này là cùng! Một ông giải thưởng thơ lại tự ném cứt vào thơ, làm bạn đọc xấu hổ cái gọi là “nhà thơ” và “giải thưởng thơ” vô cùng. Nhân dân muôn đời linh thiêng sao để bọn bất nhân đè đầu cưỡi cổ lấy tiền thuế chu cấp cho bọn người đầu óc đầy chất thải thế này?.
Nhà thơ Đỗ Hoàng Hà Nội hóm hỉnh: “Chỉ một cái chưởng vui vui nhưng nhà triết học Nguyễn Hoàng Đức đã phang tơi bời vào cai Văn chương Mậu Dịch dở hơi ngự trị văn đàn hơn 5 thập kỷ. Ai cũng biết nhưng không ai dám nói. Nguyễn Hoàng Đức đập Thanh Thảo là để đập vào nghìn thế hệ nói leo ăn theo, khen bừa, khen ẩu, nói láo. “Nhà thơ Đỗ Hoàng bảo Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo là Vè tuyên truyền cộng sản và Giờ thứ 25 của Phạm Đương là Giải thưởng Vô lối, phi thơ ca, nếu Hội Nhà văn lấy tiền ngân sách mà thưởng cho họ, Hội Nhà văn Việt Nam có tội với Đảng cầm quyền, có tội với dân cần lao vì tiền thuế họ đóng vào. Nếu đi xin bên ngoài cũng có tội vì mình lấy thương hiệu Nhà nước để đi xin.
Nhận xét về giải thưởng Hội Nhà văn mấy năm qua, nhà thơ Trần Nhương đã nói: Mới chỉ chưa đến nửa nhiệm kỳ Hội Nhà văn khóa mới mà có đến 4 ủy viên trong Ban chấp hành Hội Nhà văn lần lượt được trao giải thưởng của Hội thì mới thấy các ủy viên Ban chấp hành của Hội ta “viết văn tài thật” (?). Đấy, văn hóa chấm giải và trao giải của Hội nhà văn Việt Nam là như vậy. Trong mùa giải thưởng này, ngoài các tác giả đoạt giải hài lòng nhất, không biết có còn ai. Ban Giám khảo có người cũng chưa chắc hài lòng với chính mình, cho dù họ cũng kể công với tác giả đoạt giải và hô “Hay lắm, Xuất sắc” tuy rằng có người trong BGK chưa ai đọc một cách tử tế.
Trong cơn “cướp giật” giải thưởng từ một kế hoạch quan hệ gây sức ép, “mày phải lo cho tao và thằng Đương, mai mốt tới lượt chúng mầy, bọn tao lên tiếng trên báo chí ủng hộ lại” (một UV BCH giấu tên chua chát than thở), hai tiếng “văn chương” đã bị sỉ nhục trong ngôi đền thiêng của chính nó! Bi thảm. Và hãi hùng! Nghe giang hồ đồn đãi, sau khi những lùm xùm nổ ra trên các phương tiện truyền thông, các UV BCH mới cấp tập đối phó bằng việc đi tìm sách mình đã bỏ phiếu trao giải (nhưng chưa hề đọc), để ê a đọc lướt cho thuộc tên tác phẩm và nhà xuất bản, phòng khi báo chí phỏng vấn, biết đường mà trả lời! Chả bù hồi mới bỏ phiếu, ra uống rượu, có vị này hỏi vị kia quyển con Huệ, thằng Chinh, thằng Quý, thằng Đương, thằng Thảo tên gì, có vị xòe bàn tay thật thà bỗ bã: “Biết tên nó là đủ, lấy bút ghi vào tay rồi, đây, vì nó dắt đi nhậu suốt mấy tháng nay, trước khi bỏ phiếu còn điện bảo ghi. Còn tên tập gì gì của nó… Nhớ chết liền!”
Nhà phê bình không quốc doanh Nguyễn Hoàng Đức đã viết bài “Thơ Thanh Thảo – chuyên gia nước ốc trường ca” và bài “Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ 2012 (Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương). Có thể nói 2 bài này là hai quả bom tấn bên cạnh các “quả bom tấn” khác là thư ngỏ của nhà văn Y Ban và nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối giải thưởng cũng như phản pháo các giải trình của BCH Hội Nhà văn. Đây là nhận định đích đáng về tập thơ đạo văn mang tên “Giờ thứ 25″: “Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ”.
Nhận định đích đáng khác giành cho trường ca Chân đất: “Một tác giả viết dù nhạt như vậy, nhưng hôm nay chắc là do cơ số ưu tiên giành cho các cán bộ đại ca của văn học mậu dịch, ông lại vừa ẵm giải của Hội Nhà văn với trường ca chân đất. Cái gọi là trường ca này dài hơn bốn nghìn chữ, với tứ thơ và ý thơ nói cho nhanh đều cán đích nhạt hơn nước ốc. Đúng là khi trong đầu chẳng có tư tưởng gì trọng đại người ta đành phải loay hoay với những điều vớ vẩn. Đây hoàn toàn là cách tự ti tiểu nông muốn lên gân. Về tu từ pháp, khi Nguyễn Huy Thiệp đưa “cứt” vào văn xuôi, nhiều người đã coi là “thẩm xú”, vậy mà Thanh Thảo còn đưa cứt cả vào thơ, có lẽ xưa nay chưa từng có thẩm xú đỉnh cao kiểu cán bộ như vậy”. Rồi nhà thơ Phạm Đương lên báo nhà, xúc phạm inh ỏi những ai chỉ ra bất cập của giải thưởng lợi ích nhóm này. Độc giả báo nhà phải nghiêm nghị cho anh ta một bài học: “Nhà thơ” Phạm Đương trả lời rất ngụy biện, bảo Giang Nam và Đỗ Trung Quân đều có bài Quê hương, sao không nói. Anh ta cố tình không hiểu Quê hương” chỉ là một từ, còn “Giờ thứ 25″ là một cụm từ độc đáo của một tác giả lừng danh. Nhà thơ mậu dịch Phạm Đương lí luận kiểu này, chắc dọn đường cho việc đặt các tập tiếp theo của PĐ là “Chiến tranh và hòa bình”;”Những người khốn khổ”…hoặc “Thương lượng với thời gian”; “Chất vấn thói quen”; “Dấu về gió xóa”; “Cánh đồng bất tận”; “Thế kỷ bị mất”…
Nhắc nhỏ cùng “nhà thơ”, nếu muốn dựa hơi, chỉ cần chẻ đôi ra thì được, ví dụ một tập đặt tên “Thương lượng”, tập sau đặt “Với thời gian”, tập nữa đặt “Chất vấn”, tập nữa đặt “thói quen” thì xóa dấu vết. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng mượn tứ thơ “dối trá” của Phạm Đương để mắng khéo “nhà thơ” PĐ nữa kìa, trên blog nguyentrongtao. “Có người tiếc cho Phạm Đương đã “cóp” tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Giờ thứ 25” (The 25th hour) của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu để đặt tên cho tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn 2012 vừa được công bố. Tôi cũng nghĩ thế, vì đó là một ý tưởng độc đáo của… người khác.” Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức bảo phải phế truất. Có lẽ nên cho “nhà thơ đạo từ ngữ “Phạm Đương này nhận tiền để kiếm chút chi phí vì chắc “nhà thơ” này cũng nghèo, nhưng trước khi nhận tiền xương máu của nhân dân, phải phê bình thẳng thắn để làm trong sạch “nhà thơ”.
Đói cho sạch rách cho thơm. “Có người còn dẫn chính thơ anh ta để phê phán cái xó bếp giải thưởng “Chỉ còn lũ chuột và gián – Trong xó bếp – Lúc tăm tối”. Thật bi hài cho cái xó bếp Hội Nhà văn, giải thưởng cho lũ chuột và gián! Đau đớn quá! Nhà báo Hữu Dụng báo nhà của ông nhà thơ Đương thẳng thắn vạch mặt: “Quê hương là một từ ghép, khác với cụm từ độc đáo “Giờ thứ 25″. Anh có thể đặt tập thơ mình là “Trăm năm” hoặc “Cô dơn” được nhưng không thể đặt “Trăm năm cô đơn” vì là tiểu thuyết lừng danh.
Đây là văn hóa tối thiểu của người làm thơ. Nhà thơ Phạm Đương có thể đặt tên tác phẩm mình ra sao là quyền của anh, nhưng những người hiểu biết tuy không nói ra, chỉ nhếch mép cười.Nhưng vì BGK cho qua, nên nhà phê bình NHĐ đã nói ra. Nhà thơ Phạm Đương cần thành khẩn tiếp thu, rút kinh nghiệm để tiến bộ. Cần nói thêm, thơ Phạm Đương trong tập này có trích in một số báo, có thể nói là dở, đặt vào mặt bằng chung thì chìm lỉm, trừ cái tựa đề. Đáng tiếc, cái tựa đề lại của người khác. Tập Chất vấn thói quen của nhà thơ Sài Gòn Phan Hoàng có trọng lượng hơn nhiều!”.
Từ Bình Dương, độc giả cấp tập rót pháo ra Hà Nội: “Xin đính chính nè ông Phạm Đương: Bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân nguyên tên “Bài học đầu cho con” đăng trên báo Khăn Quàng Đỏ chẳng ai biết đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch của miền Đông tui đây phố nhạc thành “Quê Hương” nổi tiếng đó. Ông Phạm Đương sai thì rút kinh nghiệm chớ đừng nguỵ biện càng sai be bét. Tui chưa đọc thơ Phạm Đương mà chỉ có đọc “Trường Ca Chân Đất” của nhà thơ Thanh Thảo nhưng thú thật là tui thấy không hay. Tui cũng đồng ý với Hữu Dụng (anh hay chị?) là tập thơ “Chất Vấn Thói Quen” của nhà thơ Phan Hoàng, anh ấy lại có nhiều uy tín ở Sài Gòn, nhưng chẳng hiểu sao chỉ có được Bằng Khen??? Tui nghĩ nếu Phan Hoàng mà rút khỏi giải nữa thì chắc giải Hội Nhà Văn năm nay buồn toè loe chớ chẳng chơi. Mình ở xa Triều đình được mưa móc như vậy cũng vui rồi anh Phan Hoàng ạ nếu anh đọc được những dòng này từ những Người Yêu Văn Học như tui. “Ở Nhật Lệ Quảng Bình cũng ta thán: “Lần đầu, nghe tên một tác giả mới, tôi cũng thấy háo hức tìm đọc trên mạng, thấy thơ bình thường, cố gắng kiêng kỵ từ “thơ dở”, tôi cũng không thể nói là hay được. Hơn nữa, anh là Xe Bò hay Xe Trâu, cứ gọi đúng tên mới “chính chủ”, mà lại sang, ai bảo gọi Dream, Attila, Lexus là những thứ có thương hiệu hẳn hoi, cho rắc rối. Người thông thái chỉ ra, anh ta lại mắng thằng nọ thằng kia chuyên tầm chương trích cú, viết bài dạy đời. Ông đã thó vàng của thiên hạ, người ta chỉ ra, ông tiếp thu, người ta cũng thể tất cho là vô tình. Ai đời ông dẫn nguồn từ một độc giả bên Mỹ ra cãi bừa, người ta có quyền nghĩ là anh cố ý, có kế hoạch “cầm nhầm”, “chôm chỉa văn hóa”!
Theo tôi, ứng xử đẹp nhất trong mắt công chúng là BCH Hội Nhà văn nên đứng ra nhận thiếu sót. Nếu tác giả và những người có trách nhiệm vòng vo và cãi nữa, sẽ lưu tiếng xấu lâu dài!”. Nhà báo Trần Thanh Hà Nội ớn lạnh cái kiểu lu loa của ông nhà thơ Đương: “Cái kiểu “cầm nhầm”, “chôm chĩa văn hóa” mà cố biện minh bằng dẫn chứng ở tận trời tây thì quả là già mồm.”Nam Định cũng không đứng ngoài cuộc: “Cái ổ nhện nấp trong ngôi đền. Từ khóa 2010-2015 của Hội đến nay, lần lượt có các ủy viên BCH và ủy viên các hội đồng thơ, văn xuôi… đoạt giải. Những người khác do có quan hệ hoặc áp lực mạnh mới vào giải.
Nhà văn PNCN và các nhà văn chân tài đứng ngoài lợi ích nhóm chắc không bao giờ tới lượt. Tôi đồng ý với bạn Nhật Lệ và Trần Thanh về lập luận. Và mong nhà thơ Phạm Đương nên có tư cách, đừng cố lừa dối chính mình, tiểu khí với người phản biện, nhắm mắt rúc đầu vào cái máng giải thưởng, lu loa cãi sống cãi chết, thật bẽ bàng! “Bạn đọc khác lắc đầu lè lưỡi thất vọng: “Hơn ai hết, BCH Hội Nhà văn là đại diện cho một tổ chức chân thiện mỹ, cần có thái độ ứng xử đẹp trước áp lực của dư luận, không nên tìm cớ chối quanh chối quất, rồi chứng minh quy trình đúng quy chế. Độc giả có quyền chất vấn rằng quy trình các anh đúng, sao các anh cho ra kết quả lùm xùm, tác phẩm cánh hẩu, chất lượng không bảo đảm.
Như nhà thơ Phạm Đương với việc đạo văn trắng trợn “Giờ thứ 25″ chẳng hạn. Người thông thái chỉ ra, anh ta lại mắng thằng nọ thằng kia chuyên tầm chương trích cú, viết bài dạy đời. Ông đã thó vàng của thiên hạ, người ta chỉ ra, nếu ông thành khẩn tiếp thu, người ta cũng thể tất cho là vô tình. Ai đời ông dẫn nguồn từ một độc giả bên Mỹ ra cãi bừa, người ta có quyền nghĩ là anh cố ý, có kế hoạch “cầm nhầm”, “chôm chỉa văn hóa, lưu tiếng xấu lâu dài!”. Ở việc chạy giải, Phạm Đương mất điểm trong độc giả về chất lượng thơ non kém, nhưng về mặt trả lời phỏng vấn, nhà thơ Đương mất điểm thêm về tư cách, ra một dạng “hàng xóm trộm gà bị phát hiện”, tiểu khí, hằn học, nhảy ra đình phản cung “tháo dạ đổ vạ cho chè!”
Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận định rằng: “Theo tôi được biết, tiểu thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam được hội đồng văn xuôi đánh giá rất cao, với 6/7 phiếu (Một người không bỏ phiếu vì chưa đọc) cuốn tiểu thuyết được xếp đầu bảng giải văn xuôi năm nay. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã phải thốt lên: “Lâu lắm rồi mới đọc được cuốn sách hay như thế này”. Thế nhưng lên BCH, cuốn sách đã bị đánh tuột khỏi giải chính thức, chỉ được cái bằng khen. Thực ra các nhà văn nước ta đều có con mắt xanh, bảo họ ngu là không đúng. Nhưng khi bình xét giải thưởng họ không dám dùng con mắt xanh trời cho”.
Nếu mượn cách nói của ông Nguyễn Bá Thanh, họ Hồ, họ Phạm, họ Nguyễn, họ Trần trong BCH giờ biến thành họ Đổ tên Thừa, đổ thừa cơ chế quy chế để tránh búa rìu dư luận. Có thành viên BCH (giấu tên) đã tâm sự: “Rồi mỗi đứa một giải hết, kỳ sau nó không bầu vào BCH thì cũng có giait rồi, không lại tiếc.Nó chửi thì mình mũ ni che tai là xong, rát mồm thì nó tự im. Thằng nào có máu mặt đứng ra chửi thì mình bảo do … mày không được giải nên ghan tị, thế là nó xấu hổ rút lui!”. Họ tính toán bẩn thỉu thế đó! Rồi cái cách Hội Nhà văn lòng vòng chỉ thừa cho Quy chế thật hết sức buồn cười, làm cho thiên hạ than van:” Do quy chế cổ lỗ, nên cứ dựa vào giới thiệu từ dưới, hành chính hóa, quan phương hóa, làm bộ máy cứng nhắc, không năng động, người chạy chọt quen biết thì được, người tài năng mà không có quan hệ tốt với BCH thì bị vứt sọt rác! Mấy năm vừa qua, văn học Việt Nam tuột dốc không phanh do những tôn vinh không đúng đối tượng. 
Đúng lời chị Y Ban nói, đây là lợi ích nhóm. Tập thơ Chất vấn thói quen của Phan Hoàng thật hay thì không chịu phát hiện. Tập thơ Giờ thứ 25 đúng là thơ dở nhưng … chạy giải giỏi. Chị Y Ban và anh Phạm Ngọc Cảnh Nam (Tác giả Thế kỷ bị mất, Hội đồng GK chưa đọc nên ghi Một thế kỷ bị mất) giầu lòng tự trọng,khí khái. Chả bù cái nhà anh Phạm Đương “nhà thơ đạo ý tưởng cụm từ “Giờ thứ 25″ của một nhà văn lừng danh, còn cãi chày cãi cối.Hình như nhà thơ PĐ sống chết với cái giải thưởng phù du kia đến độ mất hết cả tư cách!”
Các tài năng Phạm Ngọc Cảnh Nam, Phan Hoàng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Bình Phương  và bao nhiêu tài năng khác, không được vào giải chỉ vì họ quá tài năng, tác phẩm chất lượng hơn các tác phẩm vào giải. Chốn “ngôi đền văn chương” bị biến thành chốn mua quan bán tước, chạy huân chương, chạy giải thưởng, chạy phong danh hiệu!
Chả lẽ các vị BCH ăn trên ngồi trốc dùng tiền xương máu của nhân dân để cản trở tài năng, tạo điều kiện cho những thứ phẩm uế tạp và tư cách ba que xỏ lá có cơ hội phát triển? Nền văn học Quốc doanh mậu dịch bao cấp hết cho ra tác phẩm văn học “nước mắm thối”, “gạo mục”, “thịt cán bộ”, “thịt hưu trí”, “thịt trẻ em”…đến văn chương PMU18, văn chương boxite hạt nhân… giờ cho ra thơ “giải thưởng lợi ích nhóm”, “nhà thơ tự vẽ bùa mà đeo”, “vinashin giải thưởng”,”vinaline kết nạp hội viên”.
Cách đây mấy năm, nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU từng nói trên Vnexpress, giờ còn nguyên tính thời sự: “Không chỉ năm nay mà những năm gần đây, giải thưởng Hội nhà văn luôn khiến cho người ta nghi ngờ, không tin cậy, không an lòng. Xét về một khía cạnh nào đó, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam không có được uy tín như giải của Hội nhà văn Hà Nội. Theo tôi thì có nhiều nguyên nhân. Một phần vì bản thân những cuốn sách được giải không có sức thuyết phục, phần vì người ta nghi ngờ cách thức chấm và xét giải của Hội. Tôi có nghe thông tin về chuyện nhiều tác giả hay người thân tác giả chạy chọt, rỉ tai các thành viên hội đồng để xin người này một phiếu, người kia một phiếu trong các cuộc trao giải nhiều năm qua. Tuy không có bằng chứng cụ thể về mặt luật pháp nhưng tôi tin hiện tượng đó là có. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong các dịp xét kết nạp hội viên Hội nhà văn. Nhưng đã là giải thưởng thì phải làm thật nghiêm túc công bằng vì nó là sự đánh giá về chất lượng, giá trị nghệ thuật của các cuốn sách. Tôi cho rằng, ở Việt Nam, người ta vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của những mối quan hệ cá nhân, những áp lực mơ hồ trong các cuộc bình bầu, xét chọn. Và đó là một thực tế đáng buồn.”
Trên blog Nguyễn Tường Thụy, Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức tiếp tục vạch trần sự thối tha của một khối ung nhọt thực trạng: “Đàn ông, ai cũng muốn bay lên, rồi chui cao leo sâu vào hệ thống, vậy mà mới đây, Kim Chi thì từ chối cả giải thưởng của thủ tướng, nhà văn Y Ban thì vừa từ chối khen thưởng, vừa từ chức ủy viên ban văn xuôi. Hai chị rõ ràng đã làm được cái việc vô số, thậm chí hầu hết đàn ông nước Việt không làm nổi. Trong khi đàn ông đang chen vai thích cánh nhích từng phân tiến lên quan chức và giải thưởng, thì có hai nữ nhi lại thực hiện đường bay khác hẳn. Đường bay đó rõ ràng không tìm cách bay lên gầm ghế mà muốn bay thẳng lên đỉnh cao khao khát nhân phẩm và giá trị đích thực của con người. Theo thành tựu mới nhất của môn nhân bản, nếu lấy mẫu AND trong nước bọt của hai chị, tôi tin rằng nó còn nhiều cao quí hơn máu kiêu hãnh của vô số đàn ông vẫn đang chen chúc và bu đầy dưới gầm ghế. Có một phương ngôn nổi tiếng rằng “có khi hòn đá bị loại ra lại trở nên hòn đá góc tường”.
Cứ xúm xít quanh ghế cấp trên đi, cứ gắp giải thưởng vốn mậu dịch cho nhau đi, liệu toàn bộ giải thưởng đó có đủ khí phách và vinh quang như hai bãi nước bọt của đàn bà? Than ôi, còn nỗi nhục nào của mày râu ê chề hơn???!!! “Ngày 23/1, Websites Văn nghệ Sông Cửu Long (của một UVBCH Hội phụ trách) đưa tin: “Vào lúc 22h51 (ngày 22.1), biên tập WSCL có nhận được tin nhắn từ một số máy lạ, chữ viết không dấu với nội dung như sau: “Thưa BCH, các ngài bị lừa vố to. Hãy đọc liền “Cưỡng cơn gió bấc” – Daniel Glattauer. Phải thu lại giải thưởng. Y Ban đạo văn trắng trợn. Kính chào”. Tiếp đó là tin nhắn thứ hai vào lúc 23h19: “Y Ban ăn cắp ý tưởng thư Online của “Cưỡng cơn gió bấc” – Daniel Glattauer”. Tin này WSCL chưa kiểm chứng nên không in chính thức ở mục Tin Văn. Quý bạn đọc, bạn viết có thể đọc tác phẩm “Cưỡng cơn gió bấc” sau khi vào Google để tìm và minh định đúng sai. (Nguồn: WSCL – 23.1)”. Sao lại như thế, nếu anh kiểm chứng đạo văn thì anh nói thẳng ra, còn không thì đừng úp mở, như kiểu “trả thù vặt” nhà văn Y Ban..Thật là loạn xà ngầu, không phân biệt Bên thắng cuộc là ai.
Trên Báo Thể thao &Văn hóa, Nguyễn Gia nhận định: “Chiến thắng chỉ thực sự ý nghĩa, khi người trao, người nhận và cả khán giả có cảm xúc với nó. Nhận giải thưởng là sự vinh danh giữa công luận, mà người Việt ta xưa nay quan niệm: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, nên sự vinh danh và cả sự từ chối (nếu có) càng phải rõ ràng, công khai và thuyết phục với những thông điệp mang tính văn hóa trong các lý do được đưa ra. Có như vậy, nó mới không có chuyện hủy diệt cảm xúc của người nhận giải, trao giải và cả những người từ chối giải. Tôi không bàn luận Giải thưởng của Hội Nhà văn thuyết phục hay chưa thuyết phục. Nhưng với những lùm xùm vừa qua, ngay cả người trao giải, người từ chối và người nhận giải đều không vui vẻ gì. Cứ như một trò chơi hủy diệt cảm xúc vậy.”
Dân vỉa hè Hà Thành than thở: “Thuở trời đất nổi cơn giải thưởng- Khách tài năng vất vưởng ngồi nằm – Để cho giờ thứ 25 – Thương hiệu đạo chích cầm nhầm lu loa – Lại thêm nước ốc trường ca – Ném cứt vào tận Hội và vào Thơ”.
23/1/2013
PHAN NGỌC THÁI

No comments:

Post a Comment