Trang

Sunday, January 20, 2013

HÀNG TRĂM CƠ QUAN THÔNG TẤN BÁO CHÍ BỊ “ĂN QUẢ SIÊU LỪA ĐẦU NĂM” CỦA HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG 2012 VÀ CƠ QUAN NGÔN LUẬN HỘI NHÀ VĂN VN


(Văn chương +) Ngày 16/1/2013 cơ quan ngôn luận Hội Nhà văn VN đã đưa tin thông báo về Danh sách tác giả, tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN 2012.

Điều “chớ chêu” là đưa tin sai về tên tác phẩm của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam. Tên tác phẩm là THẾ KỶ BỊ MẤT đã bị hô biến thành MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT.
Dư luận sau bức thư của nhà văn Y Ban đang đặt một dấu hỏi, không biết các UV Hội đồng Chung khảo có đọc tác phẩm này không?
Đương nhiên, thông tin DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM này chắc chắn phải được Hội đồng chung khảo giải thưởng đọc duyệt và chưa biết Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh có đồng ý cho công khai hay không?
Nếu không, thì lỗi này thuộc về phía nào Ban Chấp hành HNV, Hội đồng chung khảo giải thưởng hay cá nhân nào chỉ đạo đưa tin sai làm giảm uy tín của Hội Nhà văn.
Có lẽ Ban Chấp hành Hội Nhà văn đang tính kế tìm lối thoát cho mình, khi có quá nhiều uẩn khúc xung quanh giải thưởng năm nay.
Có hình thức kỷ luật nào không, ai sẽ phải “nuốt than” cứu chủ?
Giải pháp an toàn là đổ lỗi cho “cậu đánh máy” xem ra lại khả thi nhất.
Hay thực sự các “bác” đều nghĩ là có cuốn tiểu thuyết “MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT”.
Nhà văn Trần Kỳ Trung thông tin: “Tôi cũng nói thêm, tên cuốn tiểu thuyết là “Thế kỷ bị mất” theo thông báo của HNV qua blog một Ủy viên ban chung khảo lại biến thành là “Một thế kỷ bị mất” khiến cho nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng ngỡ ngàng. Tôi giải thích cho nhà văn biết: Ban chung khảo của HVN không phải ai cũng am hiểu văn xuôi như các anh, chị trong hội đồng văn xuôi, nên lẽ nhầm tên sách là thường!!!”.
Nhà thơ Phạm Khải vừa nêu vài chuyện trong bài viết “Khi nhà văn không chịu làm… độc giả”, cho thấy hiện tượng không đọc tác phẩm mà phán bừa, phán phứa diễn ra khá phổ biến trong giới nhà văn.
“Cũng vậy, cách đây hơn tháng, trên báo điện VietNamnet, tôi được đọc bài viết có cái tiêu đề khá to tát "Tại sao văn học Việt chưa có tác phẩm đỉnh cao?". Tôi đọc và càng tin (cũng như thêm hiểu vì sao) văn học Việt Nam "chưa có tác phẩm đỉnh cao" thật, bởi trong bài viết, nữ tác giả sau khi chê trách nền văn học chúng ta không có được những "đỉnh cao" nghệ thuật như một số kiệt tác của văn học hai nước Nga, Trung Quốc, đã dẫn ra tên một số cuốn, và cuốn của nhà văn Nga Bulgacov được tác giả này dẫn ra là "Nghệ nhân Maraghita" (đúng ra phải là "Nghệ nhân và Magrarita"). Chỉ nội một cái tên mà sai đến hai lỗi vậy, tôi ngờ rằng tác giả nhắc mà chưa đọc cuốn sách. Bởi đọc thì sẽ thấy, nghệ nhân và Magrarita là hai nhân vật khác nhau, một nam một nữ, chứ không có nghệ nhân nào tên là Maraghita cả.
Chưa hết, vừa rồi, đọc ý kiến của một nhà văn bình luận về truyện ngắn "Lỏng và tuột" của nhà văn Trần Đức Tiến (được tải trên trang web của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn), tôi thấy nhà văn này mấy lần nhắc tới tác phẩm "Đi về nơi hoang vắng" của nhà văn Nhật Tuấn và tấm tắc cho rằng, tác phẩm này còn "trên cả "Nỗi buồn chiến tranh" và "Thời xa vắng" bởi chiều sâu tư duy, tầm cao tư tưởng và sự tinh tế trong nghệ thuật ẩn dụ". Tôi cũng "ngờ ngợ" không rõ, với những nhận xét trên, nhà văn nọ có thực đọc (và đọc kỹ) cuốn sách của nhà văn Nhật Tuấn không, bởi - theo như tôi biết (và một độc giả khác lên tiếng nhận xét sau đó) thì nhà văn Nhật Tuấn không có cuốn nào là cuốn "Đi về nơi hoang vắng" cả, mà chỉ có cuốn "Đi về nơi hoang dã". Bạn đọc này nhận xét thật dí dỏm: "Trời ơi, hoang dã so với hoang vắng thì lùi xa về tiền sử tới cả triệu năm".  (Phạm Khải, Khi nhà văn không chịu làm… độc giả).
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vừa cho biết trên blog: Nhà thơ Văn Công Hùng, bạn tôi, trong ban giám khảo thông tin kết quả bình chọn giải thưởng trên blog của mình sai cả về tên tiểu thuyết này thành “Một thế kỷ bị mất”, điều đó chứng tỏ anh chưa đọc nên chưa thuộc tên sách.
Đau quá Phạm Ngọc Cảnh Nam ơi!
Hàng trăm cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương, báo giấy có, báo mạng có đều đưa tin về cuốn MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT, nó có phải của Phạm Ngọc Cảnh Nam đâu mà nhận Bằng khen, Phạm Ngọc Cảnh Nam chỉ có THẾ KỶ BỊ MẤT thôi.
Người ta có trao cho đâu mà nhận, MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT - nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Hội đồng giải thưởng và cơ quan ngôn luận Hội Nhà văn VN (Vanvn.net).
Việc Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối nhận Bằng khen là chính xác. Còn “những điều khác” nhà văn Y Ban đã nói hộ rồi, diễn dịch làm gì nữa.
Mừng hơn nữa là Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam đã có giải thưởng trong lòng những người đọc đích thực.



(Văn chương +)
Hội đồng chung khảo giải thưởng và cơ quan ngôn luận Hội Nhà văn VN
công bố sai tên tiểu thuyết của Phạm Ngọc Cảnh Nam
cuốn tiểu thuyết THẾ KỶ BỊ MẤT đã bị biến thành MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT
dẫn đến hàng trăm cơ quan thông tấn báo chí cũng sai theo
_______________________

DO QUÁ NHIỀU BÁO CHÍ ĐƯA TIN SAI VỀ TẬP TIỂU THUYẾT CỦA PHẠM NGỌC CẢNH NAM, KHÔNG THỂ THỐNG KÊ HẾT, XIN DẪN MỘT SỐ LINK ĐỂ BẠN ĐỌC SOI XÉT.
1. TIN NGUYÊN VĂN TRÊN CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HỘI NHÀ VĂN VN

Kết quả Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012

PV - 16-01-2013 11:06:32 PM
VanVN.Net – Sau một ngày làm việc, đến 16h ngày 16/1/2013, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã chọn ra được những tác phẩm xứng đáng để trao giải của năm 2012. VanVN.Net xin gửi lời chúc mừng các tác giả. Dưới đây là danh sách tác giả, tác phẩm đoạt Giải thưởng xếp theo từng chuyên ngành.
Văn xuôi:
Giải thưởng:Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Bằng khen: Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của nhà văn Y Ban; Tiểu thuyết lịch sử
Một thế kỷ bị mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam.
Thơ:
Giải thưởng: Tác phẩm Trường ca chân đất của nhà thơ Thanh Thảo; Tập thơ Màu tự do của đất của nhà thơ Trần Quang Quý và Tập thơ Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương.
Bằng khen: Tập thơ Hoa hoàng đàn nở muộn của nhà thơ Khuất Bình Nguyên và Tập thơ Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng.
Lý luận phê bình:
Giải thưởng: Cuốn sách Đa cực và điểm đến của nhà văn Văn Chinh.
Dịch: Không có.
Lễ trao giải và kết nạp Hội viên năm 2012 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 29/1/2013 tại hội trường Bảo tàng Hội Nhà Văn Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Hà Nội).
2. BLOG NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG, UV HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG

KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012


4h chiều nay, 16/1/2013, danh sách kiểm phiếu cuối cùng đã được ban kiểm phiếu công bố.

Là ban chung khảo bàn bạc (ai cũng phải phát biểu) và bỏ phiếu kín từng chuyên ngành một, bắt đầu là văn xuôi, xong văn xuôi đến lý luận phê bình, rồi đến dịch và cuối cùng là thơ. Xong anh này mới bàn và bỏ phiếu đến anh khác, cứ lần lượt như thế, đến 4h chiều là Thơ...


Cụ thể như sau:

Văn xuôi:

Giải thưởng: Thành phố đi vắng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.

Bằng khen: Trò chơi hủy diệt cảm xúc của nhà văn Y Ban,
Một thế kỷ bị mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam.

Lý luận phê bình:

Giải thưởng: Đa cực và điểm đến của nhà văn Văn Chinh.

Dịch: Không có.

Thơ:

Giải thưởng:
Trường ca chân đất của nhà thơ Thanh Thảo, Màu tự do của đất của nhà thơ Trần Quang Quý và Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương.

Bằng khen: Hoa hoàng đàn nở muộn của nhà thơ Khuất Bình Nguyên và Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng.

VCH blog xin chúc mừng các nhà văn nhà thơ đạt giải thưởng văn học năm 2012 của hội Nhà Văn Việt Nam. Được biết lễ trao giải và kết nạp Hội viên sẽ được tiến hành trong thể vào ngày 18 tháng 12 âm lịch tức 29/1/2013 tại hội trường bảo tàng Hội Nhà Văn Việt Nam.
Văn Công Hùng
3. BÁO NHÂN DÂN
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012
Cập nhật lúc 18:52, Thứ năm, 17/01/2013 (GMT+7)
NDĐT- Tin từ Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, có 9 cuốn sách bao gồm tập truyện ngắn, tiểu thuyết, trường ca và tập thơ, lý luận phê bình được trao giải thưởng và bằng khen thuộc các thể loại. Tuy nhiên, năm nay Hội đồng chung khảo không tìm được tác phẩm dịch thuật nào để trao giải.
Chiều qua 16-1, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã công bố chính thức những tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội năm 2012. Theo đó, tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đoạt giải thưởng ở thể loại văn xuôi.
Trong khi đó, ở thể loại thơ, có ba tác phẩm được trao giải: “Trường ca chân đất” của nhà thơ Thanh Thảo; tập thơ “Màu tự do của đất” của nhà thơ Trần Quang Quý và tập thơ “Giờ thứ 25” của nhà thơ Phạm Đương.
Cuốn “Đa cực và điểm đến” của tác giả Văn Chinh đoạt giải thưởng ở thể loại lý luận phê bình.
Văn học dịch năm nay không có tác phẩm nào được trao giải.
Các tác phẩm được tặng bằng khen gồm có: Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của nhà văn Y Ban; Tiểu thuyết lịch sử Một thế kỷ bị mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam. Tập thơ Hoa hoàng đàn nở muộn của nhà thơ Khuất Bình Nguyên và Tập thơ Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng.
Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức cùng với lễ kết nạp Hội viên năm 2012, dự kiến vào ngày 29-1tới tại hội trường Bảo tàng Hội Nhà Văn Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Hà Nội).
4. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Văn học

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012

15:48, 17 Tháng Giêng 2013
(Cinet) - Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố kết quả các tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội năm 2012.
Tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 ở thể loại văn xuôi. (Ảnh: Internet)
Theo đó, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 được trao ở các hạng mục gồm: Văn xuôi; Thơ; Lý luận phê bình và Dịch.
Thể loại văn xuôi: Tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được trao giải thưởng.
Tiểu thuyết lịch sử Một thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam và tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của nhà văn Y Ban được tặng Bằng khen.
Thể loại thơ: Giải thưởng được trao cho các tác phẩm “Trường ca chân đất” của nhà thơ Thanh Thảo; tập thơ “Màu tự do của đất” của nhà thơ Trần Quang Quý và tập thơ “Giờ thứ 25” của nhà thơ Phạm Đương.
Bằng khen được trao cho tập thơ “Hoa hoàng đàn nở muộn” của nhà thơ Khuất Bình Nguyên; tập thơ “Chất vấn thói quen” của nhà thơ Phan Hoàng.
Thể loại lý luận phê bình: Tác phẩm “Đa cực và điểm đến” của tác giả Văn Chinh được trao Giải thưởng.
Thể loại dịch: Không tìm được tác phẩm xuất sắc để trao giải.
Lễ trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Năm 2012 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29/01 tới tại Hà Nội.
CN
Nguồn:
Giải thưởng Hội Nhà văn 2012: Văn học dịch “mất mùa”
Thứ sáu 18/01/2013 07:21
ANTĐ - Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố danh sách các tác phẩm đoạt giải thưởng của năm 2012.  
Giải thưởng dành cho văn xuôi thuộc về tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của Y Ban và “Một thế kỷ bị mất cắp” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh nhận Bằng khen. Giải thưởng thơ trao cho tác phẩm “Trường ca chân đất” - nhà thơ Thanh Thảo, “Màu tự do của đất” - Trần Quang Quý và tập “Giờ thứ 25” - Phạm Đương. Tác phẩm “Đa cực và điểm đến” của nhà văn Văn Chinh nhận giải Lý luận phê bình. Năm nay, giải thưởng dành cho văn học dịch “mất mùa” khi không có tác phẩm nào được trao giải. Dự kiến, lễ trao giải chính thức sẽ được tiến hành vào ngày 29-1 tại Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam 275 Âu Cơ - Hà Nội.
Quỳnh Vân
6. BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012 được trao cho các tác phẩm: Văn xuôi: Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ. (Bằng khen: Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban; Tiểu thuyết lịch sử Một thế kỷ bị mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam).
Thơ: Giải thưởng: Trường ca chân đất của Thanh Thảo; Màu tự do của đất của Trần Quang Quý và Giờ thứ 25 của Phạm Đương. (Bằng khen: Hoa hoàng đàn nở muộn của Khuất Bình Nguyên và Chất vấn thói quen của Phan Hoàng). Lý luận phê bình: Giải thưởng: Đa cực và điểm đến của Văn Chinh…
7. TIỀN PHONG
Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã chọn ra được những tác phẩm xứng đáng để trao giải của năm 2012. Xin giới thiệu danh sách tác giả, tác phẩm đoạt Giải thưởng xếp theo từng chuyên ngành.
Về văn xuôi, Giải thưởng của Hội dành cho Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của nhà văn Y Ban; tiểu thuyết lịch sử Một thế kỷ bị mất của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam nhận Bằng khen.
Về thơ, tác phẩm Trường ca chân đất của nhà thơ Thanh Thảo; tập thơ Màu tự do của đất của nhà thơ Trần Quang Quý và tập thơGiờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương nhận được Giải thưởng.
Tập thơ Hoa hoàng đàn nở muộn của nhà thơ Khuất Bình Nguyên và tập thơ Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng nhận Bằng khen.
Về thể loại Lý luận phê bình, cuốn sách Đa cựcvà điểm đến của nhà văn Văn Chinh nhận Giải thưởng.
Năm nay, văn học dịch không có tác phẩm nào được nhận giải
Lễ trao giải và kết nạp Hội viên năm 2012 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 29/1/2013 tại hội trường Bảo tàng Hội Nhà Văn Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Hà Nội).

No comments:

Post a Comment