Trang

Monday, January 28, 2013

NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG, UV BCH, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO XÉT GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 LÝ GIẢI VỀ VIỆC GHI NHẦM TÁC PHẨM “THẾ KỶ BỊ MẤT”

Nhà thơ Văn Công Hùng hiện sống ở Pleiku, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, cũng là 1/9 thành viên Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012. Ngay buổi tối 16.1.2013, sau khi họp xét giải ở Hà Nội, nhà thơ Văn Công Hùng đã công bố kết quả trên blog cá nhân của ông. Trong đó, tiểu thuyết “Thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam được trao bằng khen, nhưng Văn Công Hùng ghi nhầm là “Một thế kỷ bị mất”.
Vì lẽ ấy, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo quy kết nhà thơ Văn Công Hùng không đọc tác phẩm mà bỏ phiếu chấm giải với tư cách thành viên chung khảo, để rồi ông bị “ném đá” tơi bời trên các diễn đàn mạng. Oái ăm hơn, sau đó cùng với nhà văn Y Ban, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng đã từ chối nhận bằng khen với lý do theo tác giả này là tác phẩm của mình bị xem thường và ban giám khảo không trung thực về tiêu chí văn chương. Nhà thơ Văn Công Hùng càng bị cộng đồng mạng xã hội chỉ trích.
NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG: Nhiều việc bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai
Tưởng chừng sau thông báo chính thức của Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam về Giải thưởng văn học năm 2012, những khúc mắc sẽ được giải toả. Nhưng không. Dư luận vẫn tiếp tục “nóng”. Nhà văn Y Ban vẫn tiếp tục lên tiếng. Còn một thành viên hội đồng chung khảo là nhà thơ Văn Công Hùng thốt lên: “Tôi buồn, rất buồn!”, và theo ông có “nhiều việc bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai”.
Nhà thơ Văn Công Hùng hiện sống ở Pleiku, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, cũng là 1/9 thành viên Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012. Ngay buổi tối 16.1.2013, sau khi họp xét giải ở Hà Nội, nhà thơ Văn Công Hùng đã công bố kết quả trên blog cá nhân của ông. Trong đó, tiểu thuyết “Thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam được trao bằng khen, nhưng Văn Công Hùng ghi nhầm là “Một thế kỷ bị mất”.
Vì lẽ ấy, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo quy kết nhà thơ Văn Công Hùng không đọc tác phẩm mà bỏ phiếu chấm giải với tư cách thành viên chung khảo, để rồi ông bị “ném đá” tơi bời trên các diễn đàn mạng. Oái ăm hơn, sau đó cùng với nhà văn Y Ban, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng đã từ chối nhận bằng khen với lý do theo tác giả này là tác phẩm của mình bị xem thường và ban giám khảo không trung thực về tiêu chí văn chương. Nhà thơ Văn Công Hùng càng bị cộng đồng mạng xã hội chỉ trích.
Trao đổi với chúng tôi về sự nhầm lẫn trên, nhà thơ Văn Công Hùng lý giải:
- Thực ra nó rất đơn giản. Sauk hi hội đồng chung khảo họp nguyên một ngày, đến chừng 4 giờ chiều thì xong, có kết quả cuối cùng. Tôi ngồi gõ trực tiếp lên blog như một thông báo cho bạn bè (còn có cả vài lỗi chính tả nữa), sau đó hẹn giờ hiện lên trang, rồi đi ăn tối. Cái chữ “Một” xuất hiện thêm vào tên tiểu thuyết của anh Phạm Ngọc Cảnh Nam là trong hoàn cảnh ấy, do tôi gõ nhầm. Tôi cũng không nghĩ nó là vấn đề gì lớn lắm, vì dù sao thì tôi cũng chỉ đưa trên blog cá nhân của tôi, dù blog của tôi vốn khá là chỉn chu.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là đàn anh tôi, cũng có thể anh ấy nói đùa, chứ tôi là người rất chịu đọc, kể cả đọc những người chưa quen, những người trẻ, huống gì mình nhận nhiệm vụ chung khảo. Tôi nghĩ bình thường thì không sao, nhưng khi hữu sự thì người ta lôi mình ra “ném”, cho dù đấy là lỗi do tôi gõ vội trên blog...
* Có ý kiến cho rằng một nhà thơ thì không nên chấm văn xuôi và ngược lại. Quan điểm của ông thế nào?
- Có gì là bất thường chuyện này đâu nhỉ? Tôi thấy hoàn toàn hợp lý, huống gì trong hội đồng có phải chỉ một mình nhà thơ chấm văn và nhà văn chấm thơ đâu?
* Sau khi Ban Thường vụ Hội có thông báo chính thức về giải thưởng, nhưng vẫn chưa có phản hồi trực tiếp cụ thể đối với thư ngỏ của nhà văn Y Ban từ chối giải, trong đó nêu lên những khuất tất trong cách thức xét giải. Theo ông, Ban Chấp hành Hội nên có cuộc đối thoại trực tiếp với nhà văn Y Ban?
- Hôm 21.1, Ban Thường vụ Hội đã họp theo uỷ nhiệm của Ban Chấp hành Hội để thông qua quyết định cuối cùng về giải thưởng này. Theo tôi thông báo của Ban Thường vụ là hợp lý và chính xác.
* Ông cho là hợp lý nhưng với bà Y Ban thì không, thể hiện qua phát biểu của nữ nhà văn này. Và dù biết rằng việc nhà văn từ chối giải thưởng là bình thường, nhưng với tư cách giám khảo, ông có suy nghĩ thế nào về sự cố đó? Khi đọc lá thư chỉ trích nặng nề của Y Ban, trong đó có bản thân ông, cảm giác của ông ra sao?
- Tôi buồn, rất buồn! Có nhiều cách để hành xử và đối thoại mà. Từ hồi tham gia BCH Hội Nhà văn Việt Nam, tôi chứng kiến rất nhiều việc bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai. Nhưng chả lẽ lại cứ suốt ngày phải đi thanh minh. Thôi thì, có người hiểu thế này sẽ có người hiểu thế kia, miễn là mình hết lòng với công việc và luôn đứng về lẽ phải… Có điều để công chúng nhìn nhà văn như thế thì buồn quá!
* Với tư cách cá nhân, ông đánh giá tổng quan thế nào về kết quả Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012?
- Tôi cho là hợp lý trong tình hình văn học một năm qua.
* Giải thưởng năm nay chỉ trao cho các tác giả ở miền Trung và miền Bắc, còn miền Nam duy nhất chỉ tập thơ Chất vấn thói quen của nhà thơ Phan Hoàng nhận bằng khen. Ông có nghĩ rằng văn học ở TP.HCM và Nam Bộ tụt hậu?
- Đây là giải thưởng của một năm, và trong đời không phải lúc nào anh cũng viết hay. Vậy thì giải năm 2012, nó nằm ở miền Bắc và miền Trung, biết đâu sang năm 2013 lại quay về miền Nam…
* Xin cảm ơn ông.
HOÀNG MY 
 Nguồn: NVTPHCM
Sau khi Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam có thông báo chính thức Giải thưởng văn học năm 2012, nhà văn Y Ban nói trên Dân Việt rằng bà không ngạc nhiên về nội dung bản thông báo này, mà hoàn toàn lường trước được Hội sẽ trả lời công luận như vậy.
Cũng theo nhà văn Y Ban: “Cái tôi cần là các vị trong Ban Chấp hành Hội hãy giải thích trước công luận, vì sao họ trao giải cho cuốn sách này, trao bằng khen cho cuốn sách kia bằng lý luận và học thuật. Họ hãy thành thật đối diện với lương tâm mình, không nên đem chuyện đúng quy chế, không có lợi ích nhóm hay phiếu trắng để đánh lạc hướng dư luận. Về cá nhân tôi, khi nói ra chuyện này, tôi không đòi hỏi gì cho tôi, mà chỉ muốn cho những mùa giải sau, các tác phẩm sẽ được đối xử xứng đáng trên tinh thần tôn vinh nghệ thuật, tôn vinh văn học và vẻ đẹp nhân văn của đời sống.”

BÁO LAO ĐỘNG:
Báo Lao động trong bài Tác giả và tác phẩm bị coi thường (Số 19 - Thứ tư 23/01/2013 06:20) đã dẫn lời nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam:
“Ông Nam cho biết, không phải đến khi nhà văn Y Ban nói toạc ra trên báo chí, mà ngay từ đầu ông đã rất bức xúc. Đầu tiên là thông tin đăng công bố những tác phẩm đoạt giải năm 2012 của nhà thơ Văn Công Hùng - thành viên của hội đồng giải. Ông Hùng tham gia chấm giải, nhưng lại viết sai cả tên sách thành “Một thế kỷ đã mất”. Khi ông điện thoại cho nhà văn Trần Trung Kỳ để nhắc ông Hùng, nhưng ông ấy tiếp tục sai khi sửa lại là “Một thế kỷ bị mất”. “Điều này minh chứng cho lời nói của Y Ban là có thành viên ban giám khảo không đọc tác phẩm, nhưng vẫn bỏ phiếu chấm giải” - ông Nam bức xúc”.

4 comments:

  1. Anh Hùng ơi! Cở ban chấp hành quyền khuynh thiên hạ như anh việc gì phải phân trần cho nhọc sức.Giao công an thụ lý là xong ngay!Phát hiện âm mưu diễn biến hòa bình, biết đâu anh còn "lên" nữa!

    ReplyDelete
  2. "Có ý kiến cho rằng một nhà thơ thì không nên chấm văn xuôi và ngược lại. Quan điểm của ông thế nào?
    Có gì là bất thường chuyện này đâu nhỉ? Tôi thấy hoàn toàn hợp lý, huống gì trong hội đồng có phải chỉ một mình nhà thơ chấm văn và nhà văn chấm thơ đâu?"
    Hi, nói theo VCH, năm sau, đề nghị bổ sung vào BGK vài nhà viết ca cổ hay quan họ nhá

    ReplyDelete
  3. văn công công, đình đám kính, trần đức lùi, vũ hồng mà đỏ... mà chấm văn thì thôi rồi, đố ai dám cãi.

    văn công ngủ này đang tự in và PR một tập thơ của mình "viết trong 34 năm...", chắc công ngủ nghỉ đã tới phiên mình lãnh giải qua năm chăng? (thảm là không viết kịp, bèn cóp lại thơ cũ xào xáo làm tập mới để rinh giải)

    ReplyDelete
  4. ÔNG "NHÀ THƠ" TẮC KÈ HOA V.C.H CHỈ GIỎI BẺM MÉP NÀY KHÔNG AI LẠ GÌ CẢ!
    CHÁN!

    ReplyDelete