Vợ chồng Bích Yến và con trai (bên trái ảnh) về thăm quê dịp Tết Nguyên đán vừa qua
|
Lần
đầu tiên gặp Nguyễn Thị Bích Yến, tác giả tập truyện "Một nửa là
người" (giải thưởng Văn học nghệ thuật của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các
hội văn học nghệ thuật Việt Nam, 2008), tôi không ngờ cô gái tóc dài, mặt hoa
da phấn ấy lại còn là huấn luyện viên Taekwondo và là một trong số ít trọng tài
nữ của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam.
Rồi
chúng tôi trở thành bạn bè tâm giao. Tôi mới hiểu cái chất văn- võ ở con người
của Yến không hề mâu thuẫn. Đôi khi cô ấy thật cứng rắn, mà có lúc lại mềm yếu
không ngờ. Nhưng bao giờ cô ấy cũng sống rất tình cảm, trọng ân nghĩa.
Xinh
đẹp là thế, bước qua tuổi 30, vẫn một mình lẻ bóng. Người theo đuổi cô thì
không thiếu, bản thân tôi từng chứng kiến và thậm chí phải bất đắc dĩ đứng ra
khuyên nhủ an ủi một người yêu nàng đắm đuối mà không được đáp lại.
Hồi
đó, trong những câu chuyện chị em, tôi đã có lần khuyên cô ấy đừng mãi chờ một
"chàng hoàng tử" của trái tim mình, mà hãy chọn trong đám "vệ
tinh" để kết hôn với một người phù hợp. Con gái có thì, dễ mà trẻ mãi, đẹp
mãi được đâu?
Thế
rồi, Yến bảo đang có một người. "Nhưng em còn đang phân vân lắm, để sau
này sẽ kể…".
Đùng
một cái, cô ấy đi nằm viện. Lý do là đuổi bắt cướp, bị ngã gãy chân!
Lần
nằm viện đó của Yến kéo dài đến gần 2 tháng. Cô ấy buồn rầu bảo, có lẽ chân em
không lành lại được nữa đâu.
Thời
gian đó chắc hẳn phải rất khó khăn với Bích Yến, nhưng lại là dịp để cô thấy
được tình cảm chân thành của Michael Platz, người con trai Áo, sau này là chồng
của cô, để quyết định gắn bó cuộc đời với anh mãi mãi.
Cũng
may mà sau này, cô vào điều trị ở bệnh viện Thể thao, được một vị bác sĩ rất
giỏi người Đức phẫu thuật cho. Kết quả sau ca mổ rất khả quan.
Chưa
lành thì cô đã phải sang Áo công tác. Bích Yến gửi về cho tôi tấm ảnh chân dung
đang… chống nạng, và cũng thông báo: Em sẽ lấy chồng!
Đám
cưới đã diễn ra ở Vienna, hình cô dâu chú rể xuất hiện trên tờ báo Wiener
zeitung (1703) một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn họat động.
Sau
đó, chúng tôi dự lễ cưới của Bích Yến ở Hà Nội. Dịp ấy, tôi mới được nghe Bích
Yến kể về mối tình của mình với chàng trai người Áo, Michael Platz.
Người
đàn ông… kiên trì nhất nước Áo !
Michael
Platz sinh năm 1971, tốt nghiệp cao học hai chuyên ngành Lịch sử và Khoa học
chính trị, Đại học Tổng hợp Wien. Hiện tại, anh làm cho EMIG - EU; cũng là Ủy
viên BCH Hội hữu nghị Áo - Việt; Phó Chủ tịch Greet Party, Wien 23.
Ban
đầu họ quen nhau qua một người bạn, trong dịp Michael Platz sang thăm Việt Nam
sau khi làm xong luận văn thạc sĩ về "Kinh tế đổi mới ở Việt Nam".
Lúc đầu Yến cũng không bận tâm nhiều dù Michael vẫn gửi email thường xuyên.
Sau
này, khi Bích Yến sang Áo trong một hoạt động giao lưu văn hóa, Michael tìm gặp
cho bằng được. Buổi tối hôm sắp rời Áo, sau khi khi chia tay, Yến về khách sạn
nhưng đã phải dừng lại 4 lần vì dù đã nói tạm biệt nhưng Michael vẫn không chịu
rời đi. Tuyết lất phất rơi trên phố, anh run rẩy nói với cô: "Anh sẽ đi
tìm em. Hãy cho anh cơ hội !".
Bích
Yến về nước rồi, anh vẫn viết thư, gọi điện mỗi ngày. Nhưng mỗi người một nơi,
xa xôi như vậy, gắn bó với nhau có phải là một ý định viển vông? Hơn nữa, một
mối tình đẹp mà rồi kết thúc đổ vỡ là điều cô đã từng trải qua, khiến cô không
dễ đặt lòng tin vào những cử chỉ, lời nói của một người đàn ông, dù họ có tỏ ra
chân thành đến mấy.
Sau
này, Yến về làm dâu nhà Michael, mới nghe mọi người kể lại rằng, một hôm
Michael đã họp gia đình và nói rằng anh sẽ sang Việt Nam để tìm người con gái
anh yêu. Bố và em gái anh hỏi liệu đó có phải là người mà anh muốn gắn bó cả
đời không? Anh quả quyết là phải. Rồi bố anh lại hỏi: "Cô ấy có yêu con
không", thì anh nói: "Con không biết. Nhưng con sẽ ở Việt Nam cho đến
khi nào cô ấy đồng ý".
Sang
Việt Nam, Michael đã tìm hiểu mọi thông tin về Bích Yến, nơi làm, chỗ ở; lại
tìm cách tiếp cận với các người thân của cô. Lúc này thì Yến hơi khó chịu với
sự "đeo bám" quá đáng của gã si tình. Nhưng qua mấy tháng ròng
Michael đã chinh phục được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của cô, ai cũng thấy
anh kiên trì và đáng mến.
Thời
gian sau đó, khi cô bị gãy chân, Michael được dịp lăn xả vào chăm sóc, khiến
mọi người xung quanh rất cảm động.
Tết
năm đó Michael xin theo Bích Yến về thăm quê. Mấy ngày Tết, mẹ Yến nấu nước lá
tre cho cô ngâm chân, Michael thì bóp chân cho cô. Rồi khi sắp hết Tết anh
trịnh trọng thưa với gia đình cô và quỳ xuống trước mặt cô để cầu hôn. Bố cô,
một người đàn ông vốn cương nghị, đã bật khóc và thốt lên với con: "Tao
chưa bao giờ thấy thằng đàn ông nào yêu như thế này. Nó làm tao xúc động
quá".
Hai
người đính hôn. Tuy nhiên, ngay sau đó bác sĩ thông báo với Bích Yến rằng có
thể chân cô sẽ không bao giờ lành lặn như trước. Cô bị sốc nặng, rơi vào trạng
thái bi quan, thất vọng. Cô trả nhẫn cho Michael, nói cho anh biết hết sự tình.
Nghe
xong, anh ôm lấy cái chân đau của cô và bảo: "Người ta không chỉ đi bằng
hai chân mà còn đi bằng cả trái tim. Dù em có phải ngồi xe lăn thì anh vẫn cưới
em".
Anh
đã làm cô "tỉnh ngộ". Từ phút ấy, cô nhận ra mình đã gặp được người
đàn ông đích thực của đời mình. May mắn mỉm cười khi cô được bạn bè đưa đến
Bệnh viện Thể thao Việt Nam để nhờ bác sĩ Moos, người Đức, được mệnh danh là vị
cứu tinh của các vận động viên Việt Nam, phẫu thuật. Để được bác sĩ Moss mổ thì
phải đăng kí trước cả năm trời, nhưng sau khi được biết cô cũng từng là trọng
tài, HLV, VĐV Taekwondo và lại là nhà báo nên có lẽ bác sĩ cũng linh động ưu
tiên. Michael cũng liên lạc để xin ông giúp đỡ. Ca phẫu thuật thành công, bác
sĩ kết luận chân cô sẽ lành trở lại.
Và
thế là đám cưới trong mơ đã diễn ra, đoạn kết đẹp như chuyện cổ tích giữa đời
thường!
Trong
đám cưới, bạn bè anh đã tặng một tấm bưu thiếp mà họ tự làm, với dòng chữ:
"Michael Platz là người đàn ông kiên trì nhất nước Áo".
Làm
dâu xứ lạ
Theo
chồng sang Vienna, lạ nước lạ cái, bao nhiêu điều bỡ ngỡ. Cha mẹ chồng Yến rất
tốt, coi Yến như con ruột, luôn ân cần chăm sóc. Cha chồng thấy cô thích tập
võ, đã đi mua bao cát tập về làm quà Noel cho cô. Còn mẹ chồng, thời gian cô
mang bầu thì bà thường đưa cô lên cơ quan (báo Wiener Zeitung) để thực tập; rồi
đưa đến cổng VP Tổng thống, VP Thủ tướng để dự họp báo; đưa ra hiệu làm tóc,
đưa đi mua sắm, đi ngắm cảnh thành Vienna.
Cách
đây gần 2 năm, bé trai Colin ra đời, Bích Yến dù bận rộn trong thiên chức làm
mẹ, nhưng vẫn tích cực tham gia các hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các sự kiện
quan trọng như: Hội nghị báo chí và xuất bản Thế giới, Hội nghị chính sách thế
giới, Diễn đàn bản sắc châu Âu, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp châu Âu, Hội nghị
R20… và tất cả các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao, các nguyên thủ thế
giới đến Áo hàng tháng (như Tổng thư kí LHQ Ban Ki - Moon, Thủ tướng Đức
Merkel, Chủ tịch Liên minh châu Âu...).
Yến
đang làm Đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại Áo và EU và là cộng tác viên
tích cực của báo Vietnamplus, Tuổi trẻ. Khi cô bận công việc, mẹ chồng chính là
người đón con từ nhà trẻ về, cho cháu ăn, chăm sóc bé.
Tết
Nguyên đán vừa qua, lần đầu tiên vợ chồng cô cho con về gặp ông bà ngoại và đại
gia đình bên ngoại. Hai người gọi chuyến đi này là "Hành trình vạn dặm đầu
tiên của con", họ chú ý lắng nghe những cảm xúc của con mình, cậu bé vừa
tròn tuổi rưỡi !.
Michael
rất yêu quê vợ. Anh thường thích thú được giới thiệu với bạn bè mình ở Áo những
món ăn Việt, những bức ảnh phong cảnh Việt Nam. Nhiều người bạn của anh cũng
"lây" sự yêu thích ấy, nên đã chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch.
Hồi
chưa lấy chồng, Yến từng tâm sự: mong ước có được người chồng đọc mình, góp ý
cho mình trong mỗi tác phẩm; và khi có con, sẽ dạy võ cho con mình. Thế là giờ
đây cô đã được toại nguyện.
Yến
bảo, Michael là người có kiến thức sâu rộng, anh đã thực sự là một độc giả, một
người thầy phản biện tuyệt vời của cô không chỉ trong văn chương mà còn cả
trong lĩnh vực báo chí. Ví dụ, trước đây luận văn cao học của anh nghiên cứu về
Những nỗ lực cải cách xã hội, chính trị và kinh tế của Việt Nam thì Yến
lại làm luận văn cao học nghiên cứu về Giải pháp phát triển công chúng báo
chí từ góc độ kinh tế của Áo. Michael đã góp ý rất nhiều cho luận văn của
cô.
Với
cậu con trai nhỏ của mình, Yến đã sắm cho bé bộ đồ tập võ, và dạy con những thế
võ đầu tiên.
Tiếp
tục những công việc yêu thích
Tranh
thủ chuyến về quê ăn Tết, Bích Yến cũng gặp gỡ các thày cô, bạn bè đồng nghiệp
để trao đổi một số vấn đề trong lĩnh vực báo chí, văn học, hội họa (giữa Việt
Nam và Áo) mà cô đã và đang kết nối.
Nhiều
quan chức, chính khách Áo như Đại sứ CH Áo, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Nghiên cứu Áo (nay là Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Giám đốc VP báo chí LB Áo… đã có
chung nhận xét rằng: "Nguyễn Thị Bích Yến là cây cầu đầu tiên kết nối tình
hữu nghị trong lĩnh vực truyền thông giữa hai nước và mong Bích Yến sẽ luôn
tiếp tục công việc đó``.
Công
trình nghiên cứu về "Công chúng thị trường báo chí Áo" của
Bích Yến đã được Cơ quan Help.gv của Chính phủ Áo trọng thị lưu giữ làm tư
liệu.
Mục
tiêu trước mắt của cô trong lĩnh vực báo chí, Yến cho biết, cô vẫn theo đuổi
việc nghiên cứu công chúng thị trường báo chí của Áo (có sự quan sát và
so sánh với Việt Nam). Cuốn sách về đề tài này của cô vừa được NXB Thông tin và
Truyền thông xuất bản. Cô vẫn tiếp tục muốn nghiên cứu vấn đề ở cấp độ cao hơn
cho cuốn sách sau. Bên cạnh đó, cô cũng ghi nhớ lời sư phụ là không bỏ võ
thuật. "Tôi không thể bỏ võ, bởi võ đạo đã có ảnh hưởng lớn đến nhân cách
của tôi".
Với
văn chương thì cô vẫn sáng tác truyện ngắn và viết tiếp tiểu thuyết. Cô quan
tâm nhiều hơn đến đề tài xoay quanh sự va chạm giữa các nền văn hóa. Yến tâm
sự: "Đặc biệt, tôi nghĩ rằng: Thiên mệnh của người viết là hàn gắn lòng
người. Cao hơn nữa nếu anh viết sao cho ác quỷ cũng có thể sống được với người,
đó là đi đến cái đẹp, đó là thiên năng của người viết".
Theo
VOV
No comments:
Post a Comment