Trang

Monday, March 4, 2013

NHỮNG BÀI TOÁN NGỤY BIỆN THƯỜNG THẮNG TẠM THỜI ĐỂ RỐT CUỘC BỊ BÁC BỎ, CÒN TRIẾT GIA THI SĨ NGUYỄN HOÀNG ĐỨC THÌ SAO?

Nói thì bảo là nói, không nói thì bảo là không nói. Thật khó thay. Lộc hay vạ đều từ miệng đi ra. Hơn nữa, giữa nói và làm là hai việc độc lập. Bạn không làm, tôi chưa làm, không có nghĩa là bạn và tôi không có quyền nói, quyền lên tiếng về một tin tức, sự kiện hay nhân vật nào đó. Người dấn thân thường thừa nhận và chấp nhận (đôi khi) những mất mát hệ trọng, nhưng ở phía sau luôn được ánh sáng của sự thật và đức tin nâng chiếu.

Sau những loạt bài mạnh mẽ phê bình về giải thưởng Hội Nhà văn VN, dường như đang có rất nhiều mũi tên khó chịu nhăm nhe bắn vào chân cẳng Nguyễn Hoàng Đức. VC+ giới thiệu trước một bài và mong nhận được ý kiến từ những độc giả vô cùng thông minh và nhà văn Nguyễn Hoàng Đức. (Văn chương +)
__________________
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC – TRIẾT GIA NGỤY BIỆN
Tôi tán thành Nguyễn Hoàng Đức khi nói rằng, văn học “mậu dịch quốc doanh” chưa có đỉnh cao. Nhưng điều đó cũ mèm rồi, vì nhiều người đã nói. Ngay cả Nguyễn Khải được giải thưởng hạng cao nhất là giải HCM cũng tự phủ nhận giải thưởng trao cho ông, và tự thú là thằng hèn, thằng ăn theo nói leo chứ không đủ can đảm để làm văn chương thứ thiệt. Đó cũng là sự dũng cảm, là nhân cách cuối cùng của ông, dù chỉ trước khi ông chết không lâu. Chỉ riêng điều đó thôi, cũng đáng trao giải nhân cách cho ông. Nhưng rốt cuộc, tác phẩm đỉnh cao là gì thì cũng chưa thấy những người phán xét và cả NHĐ bàn đến thấu đáo. Nói dễ, lễ khó, sáng tạo được tác phẩm hay càng khó hơn nhiều.
Cả ngàn năm mới có một Nguyễn Trãi, một Nguyễn Du, một Nguyễn Công Trứ, một Cao Bá Quát hay một Hồ Xuân Hương. Văn học “mậu dịch quốc doanh” miền Bắc hay văn học cộng hòa tự do miền Nam hay nói chung cái nước mình gần trăm năm qua đã có ai sánh ngang các bậc tiền bối ấy? Đó là điều hiển nhiên, hay là đợi nhiều đời sau cháu chắt chút chit mới phát hiện ra những văn tài cỡ ấy hay lớn hơn cỡ ấy? NHĐ có thể lý giải được không?
Nếu nói văn học “mậu dịch quốc doanh” không có tác phẩm đỉnh cao, thì văn học của người Việt “không mậu dịch quốc doanh” có tác phẩm đỉnh cao hay không? Hay là có rồi mà chưa được xuất bản? Cho dù biết rõ việc xuất bản tại VN còn bị kiểm duyệt hà khắc, một chiều nhưng các tác phẩm trong nước vẫn tuồn ra được nước ngoài để xuất bản, lại nữa, các nhà văn người Việt ở nước ngoài hoàn toàn tự do xuất bản thì đã có tác phẩm đỉnh cao chưa? NHĐ cho mình thông thạo ngoại ngữ, thử đọc những tác phẩm người Việt viết bằng tiếng nước ngoài đã được trao thưởng ở ngoại quốc để xem nó hay đến đâu, nó là đỉnh cao hay cũng chỉ là lúp xúp đồi đống? Nghe nói ngoại ngữ của NHĐ thừa sức để dạy cho ông chủ tịch hội NVVN Hữu Thỉnh, nhưng người học trò này thử đi sang Anh, Mỹ không có thông ngôn thì sẽ trò chuyện thế nào về văn học? Chả lẽ thầy giỏi mà trò thì ngu dốt không thể tiếp thu cái thứ tiếng mà trẻ con bây giờ nó chỉ cần học qua tivi cũng giao tiếp được?
Thực ra thì NHĐ muốn dạy cho các nhà văn thuộc hội NVVN nhiều bài học về sự trưởng thành văn tài chứ đừng làm văn nô. Vậy chả hóa ra NHĐ coi những nhà văn ở ngoài cái hội mua danh này hoàn toàn tài hơn các nhà văn trong hội? Đó chẳng qua là sự ngộ nhận hay đố kị kiểu trí thức tiểu nông mà thôi.
Trí thức tiểu nông thường vừa tự ti vừa kiêu ngạo. Tự ti vì luôn thấy mình là gã nhà quê. Kiêu ngạo vì thấy mình khác gã nhà quê, khác cả người phố thị. Cái gã dấu dốt thường làm ra vẻ thông minh khác người. Và dù biết rằng mình cũng chỉ học mót được đâu đó của ngoại nhưng phải phô trương lên, hô hoán lên như là của mình, nó mới vĩ đại làm sao. Loại người này không hiếm. Phải công nhận là họ cũng có tài… thổi phồng, đại ngôn, hạ mục, nhưng đến khi bị lật tẩy thì, đa số biết xấu hổ xẹp xuống, còn một thiểu số điên cuồng lồng lộn, tiếp tục trò ma giáo trắng trợn.
Nghe NHĐ nói nước ta (hay thời đại ta –VN) không có triết học, không có tư tưởng, vậy mà trên mạng hay trên vỉa hè vẫn thấy có người nói “triết gia – thi sĩ NHĐ”. Tôi tìm đọc tác phẩm NHĐ trên mạng và tìm được mấy cuốn sách thơ, trường ca, trò chuyện mỹ học, lối sống, chuyên luận… dày cộp. (Trường ca “Ngước lên cao” (thần học), “Kẻ hành hương từ đời đến thơ” (trường ca mỹ học), “Đợi chuyến đò đã lỡ” (về tình yêu), “Bóng tượng đài ám ảnh” (về xã hội), tập truyện ngắn “Leo gác ngược”, tiểu luận: “Cô đơn con người, cô đơn”,  “Ý hướng tính văn chương” (chuyên luận triết – văn)… “Người Việt tự ngắm mình”, “Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại”, “Hành trình tâm linh nhân loại” (chuyên luận), “Hành trình thi ca vào thế kỷ 21” (tuyển dịch), …
Càng đọc NHĐ, càng thấy tức cười cho cái danh xưng “triết gia – thi sĩ” tự phong? Bởi các triết lý hay kinh nghiệm sống chỉ bọn trẻ mới “ngưỡng mộ”, “bái phục”, còn lớp trí thức thực sự thì chả ai là không biết. Đại để là “Muốn viết được một công trình thực thụ phải có tư tưởng và phải để cho bản thân có đủ thời gian để xỉ vả chính mình”; “phải nhảy vào lọ mực và lăn trên những thảm giấy”; “tình yêu sinh ra tất cả mọi thứ”; “Tầm vóc trí tuệ một dân tộc đã phát triển chín chắn được đo bằng cái gì? Nhìn sang Ấn Độ thế kỷ XX, thánh Gandhi còn dậy dân Ấn phải có phẩm chất độc lập để sống trong độc lập. Lãnh tụ Tôn Trung Sơn huấn luyện nhân dân bằng “Chủ Nghĩa Tam Dân” để mở màn bước vào thời đại mới, hay Dân tộc Nhật Bản còn đang lo củng cố phong trào “Minh trị Duy tân”… Tầm vóc trí tuệ cao nhất của một dân tộc được đo bằng khả năng luận lý của họ! Chính vì vậy mà qua nhiều đại hội quan trọng, qua nhiều phương tiện thông tin, chính phủ cùng các cơ quan hữu quan của ta đã cảnh báo: “công tác lý luận ở ta còn yếu kém”. Đã sang thiên niên kỷ thứ III, từ hạt nhân mà thi sĩ Tản Đà đã gieo hạt, có lẽ rất cần thiết để chúng ta nhìn nhận “cái hay – tật xấu” của người Việt bằng con mắt luận lý. Bởi nếu dân tộc, trước hết là đội ngũ trí thức không nhìn thấy thì dân gian sẽ nhìn thấy bằng cách ám thị và phiếm chỉ, rồi người bên ngoài cũng không thể đứng ngoài hoàn cảnh – đòi nhận xét chúng ta”. Vân vân và vân vân… Thực ra đấy chỉ là những tư duy phổ thong mà thôi.
À, lại còn thơ và trường ca của NHĐ nữa. Dày cộp. Và có vẻ như đã đạt đến trình độ của lời thoại trong chèo bình dân, còn lâu mới thành thơ. Tôi trích một đoạn dài để bạn đọc xem thơ ở đâu trong cái gọi là “trường ca mỹ học” của NHĐ. Nếu bạn thấy chán thì cứ bỏ qua để đọc tôi tiếp nhé:
Chương VII - Phần bốn 
Này cháu!
Sao cháu đã đi ngần ấy cung đường
vượt sông vượt núi và vượt biển
vẫn chẳng hề
có một vần thơ?
Làm thơ có khó gì
Sao cháu không cố thử
Cháu hãy nhìn con đò kia
Và hãy nghe bác làm thơ lục bát
Này nhé: .....

Dòng sông chảy dọc con đò
Mây bay ngang núi giọng hò khơi vơi    

Nào có dễ ợt không?
Hay cháu nhìn cây bàng kia
Lá chỉ còn thưa thớt
Và ta sẽ có ngay
một vần thơ lục bát

Cây bàng lá rụng lưa thưa
Heo may thong thả còn chưa sang đò

Cháu có thấy hay không?

Bác ơi sao bác làm thơ dễ thế?

Thì bác đã bảo rồi
Con đường làm thơ là đường ngắn nhất
Cháu cứ nhìn cứ nghe
cứ ngâm cứ gieo vần
là sẽ thành thơ!

tại sao dân làng ta
lại gọi bác là nhà thơ phố huyện?

Vì có mấy trẻ nhỏ
Sau mùa gặt rỗi công
Đem thuốc tẩy lên phố huyện
Bán dong để kiếm tiền
Chúng đi rạc rầy
từ ngõ nầy qua ngõ khác
chẳng ma nào mua
thế là chúng quay về
cầu xin bác làm mấy vần thơ
để đem rao bán
may gặp người mua
chẳng cần nghĩ lâu
bác xuất khẩu ngay một bài thơ thuốc tâỷ:

Hồn em trong trắng
Áo dính nhựa cây
thuốc tẩy anh đây
bôi vào là hết

Chúng vừa đi vừa rao
Dân phố chợ kẻ nọ kháo người kia
rằng thơ hay quá nhỉ
gieo vần êm tai quá
và người ta kéo ra
ào ào mua thuốc tẩy
thế là bác trở thành nhà thơ của làng
và mang danh nhà thơ phố huyện
đám trẻ bán dong
thi thoảng lại rẽ qua nhà
biếu bác vài đồng nhuận khẩu thành thơ

đấy cháu xem
làm thơ có phải
rất thuận tiện không?

A, đò kia rồi
Bác tôi reo lên
Chúng ta hãy sang ngang!

Cô lái đò chèo chiếc thuyền nan
Ra đến giữa dòng
Thong thả buông chèo
Ngâm một bài thơ:

Sông sâu nước chảy thuyền sang
hỡi ơi thi khách sang ngang làm gì?

Cháu thấy không, ở xứ ta
đến cô lái đò cũng biết làm thơ
khách đi đò thoáng nhìn cũng biết
thi khách là ai!
Thôi cháu hãy làm ngay hai câu lục bát
để đáp lời nàng
cho đỡ hổ mặt nam nhi
tài cao sức cả

Không! Không… cháu chịu thôi

thế thì tránh ra, để bác
bác tôi rướn người ngâm cao giọng:
đò ngang chỉ hướng một bờ
còn ta thi khách bao giờ hết đi

Tài quá! Tài quá!
Dân đi thuyền reo lên
vỗ tay đôm đốp

tôi bỗng thấy lòng sao bức bối
nhảy vọt khỏi mũi thuyền
rơi xuống mép bờ sông
nước bắn lên tung toé
tôi lao về phía trước
tôi chạy về phía trước
nơi đó có một ngọn núi sừng sững hiện lên
chắn tầm nhìn ra biển

Trời bỗng nổi cơn giông
lớp lớp sóng mây
từ phía tây bỗng kéo ùn ùn
giăng những tầng đen đặc
qua vòm trời xanh biếc
những vạt mầu xanh trên núi rùng mình
rách ngả nghiêng theo
gió biển lướt trên đầu những lớp sóng gầm
về
quất mạnh!

Cơn giông to quá  cháu ơi
Ta hãy lánh vào kia

Không! Tôi chẳng nghe thấy gì
Ngoài tiếng gió lòng mình giật mạnh
cứ lao thẳng về phía trước!

Trời tối sầm sầm
Gió gào ầm ầm
Mưa rơi tầm tầm
mặc tất cả
tôi lao lên đỉnh núi!

Cháu ơi
chờ bác với

Tôi đứng
Vươn mình trên đỉnh núi
Nhìn trời đất vũ vần
Như một buổi tạo thiên lập địa
Nhưng than ôi!
Tâm hồn tôi vẫn ken dầy đặc
những lớp mây đen
chưa tuôn mưa thành thơ được

Hỡi hồn ta
Ngươi hãy gào lên
Hãy vỡ ra những tầng mây nín bặt
hãy gieo sấm và phóng chớp
hãy tuôn mưa
hãy chảy thành thác lũ
hãy sục sôi cuộn chảy
những vần thơ!

Sấm bỗng nổ trên đầu
chớp xé rách bầu trời đen kịt
gió cuốn trôi những tảng mây dầy
mở ra không gian xán lạn

phía tây
mặt trời giương mình lên gấp bội
mong dâng khắp trần gian sóng nắng hoàng hôn

phía đông mặt trăng đang cố ngoi lên
mong kịp khúc hoà thanh ánh sáng với mặt trời
sóng biển lắng khúc thét gào
dịu êm dần trong cung đàn ánh sáng
mầu xanh của sóng
chở mầu hồng của hoàng hôn
mầu ngọc bích của trăng ngà
sóng sánh
long lanh
sền sệt
nặng mình trong xao xuyến
một chiều vũ trụ sắp chia tay
ngày và đêm

và hồn ta
những tia chớp sao mà mãnh liệt
quất tơi bời những đám mây đen

những con sóng lòng sao thôi thúc
gào như muôn lớp sóng bạc đầu

những mạch máu réo lên như thác
qua nhịp vỗ con tim dồn dập
mắt ta long lên
nhìn trời nhìn đất
chân ta khởi một điệu vũ cuồng si
trên đá tai mèo nhún nhảy

cháu ơi hãy cẩn thận
kẻo chừng ngã mất
Ôi đất trời hãy chứng giám cho ta
Ta muốn làm thi sĩ
(Kẻ hành hương từ đời đến thơ).
Đấy là trường ca của “triết gia – thi sĩ” sao? Nó còn kém hơn “mậu dịch quốc doanh” nhiều. Nhưng tại sao NHĐ lại cứ chọc ngoáy mãi văn học “mậu dịch quốc doanh” nhỉ? Nếu đấy chỉ là mục đích phản biện thì chả sao. Phản biện là tốt. Phản biện khiến đối tượng phải biết nhìn ngắm lại mình, biết sờ gáy mình, biết cái sai mà sửa, cái đúng mà đi. Nhưng qua nhiều bài viết của NHĐ chế diễu văn học “mậu dịch quốc doanh” thì tôi thấy NHĐ rất rất nhiều cay cú. Cay cú ở chỗ anh lùa cả vào một rọ róc da róc thịt rồi treo xương lên cho thiên hạ ngắm nhìn xỉa xói. Đấy mới chính là cái tâm tài ngụy biện đen của NHĐ. Nó giống như bài toán marathon Asin (Achille) chấp rùa 1000m/42000m mà không bao giờ vượt được rùa! Những bài toán ngụy biện thường thắng tạm thời để rốt cuộc bị bác bỏ. Còn “triết gia – thi sĩ NHĐ” thì sao?
Hoàng Ngọc Hạnh

13 comments:

  1. So với vài vị được gọi, được phong là danh nhân văn hóa đương đại của nước VN hiện nay, văn thơ của Nguyễn Hoàng Đức hay, cao, đẹp, hữu ích hơn họ rất nhiều! Thì những kẻ khác trong thế giới văn chương mậu dịch quốc doanh VN hiện nay đáng giá gì mà đòi mon men cắn liếm vào gót chân tư duy đầy chiều hướng khai phóng, trung thực nơi NHĐ?!
    Sao dám bảo những nhà văn nhà thơ phi mậu dịch quốc doanh VN ko có những đỉnh cao?Hãy tới các thư viện lừng danh trên khắp thế giới đi, nơi phần văn học VN, sẽ thấy gì? Chỉ thấy hầu hết là các tác phẩm thơ văn của các tác giả nằm bên ngoài hệ văn học mậu dịch quốc doanh, trong đó phần lớn là ở Việt Nam Cộng Hòa thuộc miền Nam ngày xưa. Các nhà văn nhà thơ danh giá nhất, cùng các sáng tác thơ văn danh giá điển hình nhất của hệ thống văn chương mậu dịch quốc doanh đây nầy:
    “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
    Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
    Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
    Ôi, họ chỉ đã và đang chăm chăm viết ra những lời như vậy, hoặc tương tợ như vậy để mong được lĩnh chế độ tem phiếu giải thưởng, tem phiếu cơ cấu chức vụ cao hơn người thường về cho bản thân mà thôi.

    ReplyDelete
  2. Nghe thấy mùi khăm khẳm
    cóc nhái bắt đầu bò ra và kêu

    ReplyDelete
  3. Chỉ cần nghĩ khác với MDQD đã đáng hoan nghênh rồi! NHĐ còn hơn thế, dù chưa là vĩ nhân! cho nên bài trên công phu phân tích bôi nhọ mấy cũng chẳng vào bạn đọc có trí tuệ

    ReplyDelete
  4. Ông Nguyễn Hoàng Đức chọn nền văn học "một thời bốc thơm lừng lẫy" để phê phán là chính xác! Nói đúng thời này đã là một công trạng cần phải khen ngợi bởi vì vẫn còn nhiều kẻ văn nô, phụ họa cho chính trị thời kỳ suy tàn!

    ReplyDelete
  5. Nguyễn Hoàng Đức chỉ là kẻ đốt đền thôi! Ai bảo không cho hắn vào hội nên hắn quậy!

    ReplyDelete
  6. Trần Mạnh Hảo có đang ở trong Hội ko, mà vẫn "quậy" tưng bừng! Nên xét lại các ngươi nhé! Còn dám gọi là "đền" ư? Chỉ còn xứng là cái nhà ...đưa người cửa trước, rước người cửa sau thôi!hehehe

    ReplyDelete
  7. Gửi ông Đức, đọc bài phản hồi của ông tôi thấy loại người như ông không cần thiết chút nào cho xã hội này. Thứ bút trận trận mà ông tạo ra nó chỉ hợp với phường tôm cá chợ búa, thậm chí còn kém hơn về nhân cách. khi một người khuyết tật về nhân cách như ông thì làm gì chạm đến Mỹ học được, hả ông Đức. Tẩy của ông bị lật lâu rồi, chỉ có điều vẫn còn vài tên thối tha vì hằn học cá nhân mà vào hùa với ông thôi. Heeeeehe

    ReplyDelete
  8. Xã hội này đang suy thoái toàn diện, kinh tế, văn hóa, văn học, mỹ học, phim ảnh...Vì vậy cần có những nhà phê bình giỏi và bản lĩnh như NHĐ để chẩn bệnh. Tỷ lệ ủng hộ NHĐ nếu làm Pool vote chắc cao hơn số đả phá. Bọn đả phá nếu công khai đàng hoàng, nhất định không đủ trình ( dám chắc, có bao giờ đọc Mỹ học Cante, He ghen hay các triết thuyết khác ngoài sơ cấp trung cấp Mac Lê đâu ). 1 mình ông TM Hảo còn lột mặt bao nhiêu vị học giả/ dởm nữa là. NHĐ chưa xung trận thật sự như ông Hảo đâu. Chớ dại mà khiêu khích, trình các vị mậu dịch chỉ đủ bịp cánh tại chức và bổ túc

    ReplyDelete
  9. " chỉ có điều vẫn còn vài tên thối tha vì hằn học cá nhân mà vào hùa với ông thôi. Heeeeehe"
    NẾU NÓI NHƯ TÊN VIẾT COMMENT NÀY, THÌ , NGƯỢC LẠI, NHỮNG NGƯỜI KO VÀO HÙA CÙNG VỚI NHĐ ĐÍCH THỊ LÀ NHỮNG KẺ KHÔNG HAY CHƯA TỪNG CÓ TÂM TRẠNG HẰN HỌC CÁ NHÂN, VÌ ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỎA MÃN CÁ NHÂN TỪ AI ĐÓ, VÀ BẰNG NHỮNG THỨ DANH VỊ HAY BỔNG LỘC NHƯ THẾ NÀO ĐÓ !!??HEHEHEHE, ĐÚNG LÀ VỪA TỰ VẠCH RÕ CÁI BỤNG CÁ NHÂN CỦA MÌNH RA VỪA CHỈ BIẾT LẤY CÁI BỤNG CÁ NHÂN, TIỂU NHÂN CỦA MÌNH ĐỂ ĐO LÒNG TRÍ CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ NHĐ ?! HOAN NGHINH NHĐ!!!

    ReplyDelete
  10. Bin Laden ơi, Nguyễn Hoàng Đức chê trách nhà văn Việt Nam tiểu nông, vô học còn bản thân thì lại xưng tụng mình là nhà mỹ học, là triết gia, tư tưởng vượt tầm... Xin lỗi, tất cả những comment ủng hộ Nguyễn Hoàng Đức tôi biết chắc, dám chắc cũng thuộc loại người vô tích sự, chẳng làm nên nổi trò trống gì.Hãy tự nhìn lại mình đi. Đại ca Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoàng Đức, Đỗ Hoàng và một đám ăn theo nói leo...Toàn là thứ rác của văn học chân chính!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vô tích sự là phạm trù không bàn vì bàn thì dẫn tới logíc khủng khiếp : Đó là, những Ai và đám nô tài lau nhau ăn theo nói leo nhặt lộc vụn, lộc nhỡ đến lộc to Vô tich sự nhất cho nên nước ta mới thế này???? kém Singapore gần 200 năm, Inđô gần 70 năm, Thái Lan 50 năm.... Bây giờ có khi kém cả Lào, Miên. Miến điện, Hơn mỗi Đông timo, Zimbabuê... ( gần đội sổ )

      Văn học ta toàn rác cho nên không có bạn đọc: thơ, tiểu thuyết toàn biếu ( in tối đa 1000 cuốn, biếu vài ba trăm, còn để mốc rồi ra đồng nát. Hoặc thảm hại là kêu gọi hảo tâm.... ). Hàng nghìn văn thi nhân, nhưng người dân bình thường không hề biết, một ít dân có học biết: Lê Lựu, Ng Ngọc Tư, Ng Minh Châu... Nói chung là trừ ra khoảng mươi tác giả, còn lại 90 % là rác. Vậy thì ai là rác làm phí giấy mực tiền in ... đây? Đừng hoang tưởng, tự sướng triền miên, tiểu đường, ech zây mơ ập đến lúc nào không kịp!

      Ngay chữ "chân chính" sáo vẹt nói trên cũng rõ trình tại chức, bổ túc, ngứa phím thì viết, chứ PATERNAC BẢO: Hoài hơi nói với đứa ngu si! Đang bận bỏ mẹ cứ phải khuyên mấy em dại! Chẳng biết đâu là cũ, hỏng, đâu là mới nên cổ vũ. Trách nào cứ rau dưa khú nhăn nhó dúm dó với nhau!

      Delete
  11. Cai hay va nhan cach cua Tran Manh Hao, Do Hoang, Nguyen Hoang Duc..la ho dam ky ten that cua ho duoi nhung bai viet cua ho. Con nhung nguoi khac chi dam nup bong duoi cai ten vo van. Hay mot lan lam nguoi tu te, dam ky ten that duoi nhung bai viet. Nem da giau tay thi cung chi nhu nem bun sang ao ma thoi.

    ReplyDelete