Trang

Wednesday, March 6, 2013

THƠ HAY NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ XI: “ĐÊM ÔM VỢ THẤY LÒNG GIẬT THÓT…”


Xin ví dụ câu thơ vừa được thả lên trong Ngày thơ Việt Nam năm nay: “Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót – Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ”. Không biết cảm nhận của nhà tuyển chọn thế nào, còn theo người viết và một số nhà thơ, câu thơ trên “rất có vấn đề”. Nó không chỉ không hay mà… thế nào ấy. Có lẽ cái sự “thế nào ấy” bởi cái hình ảnh ôm vợ… thuyền mà nói như Nhà thơ Trần Nhương là rất… “gay gay”.

Thực ra, người phát hiện ra sự “thế nào ấy” của câu thơ là Nhà thơ Vũ Quần Phương. Ông chăm chú đọc, tủm tỉm cười rồi lẳm bẩm: “Nhà thơ ôm vợ nhớ thuyền”.
GIÓ ĐƯA THƠ DỞ VỀ GIỜI…
Trong ngày Thơ Việt Nam, nhiều người hết sức ngạc nhiên bởi câu thơ dễ gây liên tưởng đến hình ảnh thô thiển, lại được treo ở chốn thiêng liêng như Văn Miếu.
Có thể khẳng định hơn mười năm qua, Ngày Thơ Việt Nam đã thực sự trở thành ngày hội thi ca cả nước. Đây được coi là một trong những sáng kiến có giá trị nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vào thời điểm những năm đầu của thiên niên kỉ mới. Từ những bước sơ khai ban đầu, nhờ sự nỗ lực của các thành viên tham gia, Ngày Thơ Việt Nam không ngừng đổi mới, mỗi năm đều có những sáng tạo mà điển hình của Ngày Thơ năm nay là chương trình Hợp xướng Thơ được dàn dựng bởi Ban Nhà văn trẻ.
Tuy nhiên, có một khâu mà nhiều năm nay vẫn nằm trọng sự trì trệ đến khó hiểu. Đó là việc chọn 50 câu thơ hay thả lên trời.
Phải nói rẳng việc gửi những câu thơ hay vào trời xanh là ý tưởng độc đáo nhằm để tôn vinh thi ca và tôn vinh nhà thơ. Nó tạo niềm hứng khởi mà còn phảng phất không khí thiêng liêng trong một lễ hội thi ca, một trong những loại hình nghệ thuật cổ xưa nhất này.
Chính vì điều đó, việc tuyển chọn những câu thơ hay càng phải rất chính xác để những câu thơ được thả trên bầu trời thi ca thực sự xứng đáng. Muốn vậy, yêu cầu phải rất chặt chẽ, nghiêm túc, tránh cảm tình, nể nang và đặc biệt là phải có đủ tri thức cảm nhận với tinh thần trách nhiệm rất cao của người tuyển chọn để việc được tuyển chọn không chỉ là niềm vinh dự cho tác giả mà còn là niềm vinh dự cho người phát hiện.
Thế nhưng tiếc thay những năm qua, việc tuyển chọn chưa được quan tâm đứng mức nên hiện tượng tuyển chọn chưa chính xác không phải là hiếm. Thậm chí đã nhiều lần xảy ra những sai sót hết sức ấu trĩ như trích nhầm hoặc viết nhầm câu thơ được tuyển chọn.
Việc tuyển chọn thơ năm nay cũng không ngoài những sai sót cố hữu ấy. Trao đổi với chúng tôi, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết câu thơ được tuyển chọn năm nay của ông cũng sai sót.
Điều này phần nào thể hiện sự tắc trách trong khâu tuyển chọn nhưng so với việc trích những câu thơ không xứng tầm, thậm chí rất dở để thả lên bầu trời thi ca trong một không khí thiêng liêng của Ngày hội thơ là việc không thể chấp nhận.
Xin ví dụ câu thơ vừa được thả lên trong Ngày thơ Việt Nam năm nay: “Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót – Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ”. Không biết cảm nhận của nhà tuyển chọn thế nào, còn theo người viết và một số nhà thơ, câu thơ trên “rất có vấn đề”. Nó không chỉ không hay mà… thế nào ấy. Có lẽ cái sự “thế nào ấy” bởi cái hình ảnh ôm vợ… thuyền mà nói như Nhà thơ Trần Nhương là rất… “gay gay”.
Thực ra, người phát hiện ra sự “thế nào ấy” của câu thơ là Nhà thơ Vũ Quần Phương. Ông chăm chú đọc, tủm tỉm cười rồi lẳm bẩm: “Nhà thơ ôm vợ nhớ thuyền”.
Cái nụ cưới đầy ẩn ý của ông gợi lại câu chuyện đã thành giai thoại, lưu truyền trong giới cầm bút đại để rằng khi làm chánh chủ khảo trong một cuộc thi thơ lớn, Nhà thơ Xuân Diệu đã đỏ bừng mặt khi đọc phải câu: Ta yêu lắm cửa sông mình đỏ thắm. Ông lấy bút gạch chữ “sông” đi rồi lẩm bẩm rằng người Việt Nam không ai dùng chữ “cửa” với chữ “mình” trong cùng một câu thơ.
Nói thật tình, câu thơ trên khiến không ít người liên tưởng đến hình ảnh thô thiển, không nên treo ở chốn thiêng liêng như Văn Miếu và càng không nên thả lên trời làm vẩn trời xanh.
Việc này tác giả không có lỗi mà lỗi thuộc về các nhà tuyển chọn. Song công bằng mà nói, để chọn được 50 câu thơ, các nhà tuyển chọn rất vất vả, phải đọc hàng ngàn, thậm chí hàng vạn câu thơ. Vì vậy, việc sai sót là khó tránh khỏi.
Để khắc phục tình trạng hiện nay, có lẽ cần phải tìm một phương pháp khác. Ví như đề nghị tất cả các Nhà thơ, nhà văn phát hiện những câu thơ hay của mình và của các tác giả khác rồi gửi về cho ban tuyển chọn qua hộp thư điện tử. Việc làm này không chỉ tránh bỏ sót những câu thơ hay mà còn tạo nên một hoạt động sinh động trong Ngày thơ để các nhà văn, nhà thơ cả nước cùng được tham gia trong ngày vui của mình.
Xin đừng để xảy ra tình trạng “Gió đưa thơ dở về giời – Thơ hay ở lại…”.
Bùi Hoàng Tám

5 comments:

  1. Người tuyển chọn nếu như trình độ thấp kém thì ít ra cũng nên có một chút kiến thức sơ bản tối thiểu là:
    - Văn Miếu là nơi thiêng liêng không những của Thủ đô Hà Nội mà của cả nước!
    - Bầu trời Việt Nam ở trên đầu của hơn 88 triêu người dân Việt Nam.
    Đem một câu thơ thô thiển như vậy để treo vào nơi linh thiêng, thả lên đầu của hơn 88 triệu người dân Việt Nam được ư ?
    Chưa bao giờ nền thi ca của nước nhà lại bị những giá trị giả hoành hành như bây giờ!

    ReplyDelete
  2. “Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nêu rõ: “Đây là dịp để giới trẻ thể hiện tài hoa, khí phách..”.
    Trước khi phát biểu những lời trên đây, ông NHT hãy giải thích cho hơn 88 triệu người dân Việt Nam được rõ:
    -Văn Miếu có phải là nơi linh thiêng, không những của Thủ đô Hà Nội mà của cả nước Việt Nam hay không?
    - Bầu trời Việt Nam có phải ở trên đầu hơn 88 triệu người dân Việt Nam hay không?
    - Nếu ông cho là dịp để giới trẻ thể hiện tài hoa, khí phách thì hãy đem hai câu thơ:
    “Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót
    Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ”
    Về bàn thờ nhà ông mà treo!
    Đừng treo lên Văn Miếu và đừng thả lên đầu hơn 88 triệu người Việt Nam!

    (Hằng Thanh Vũ)

    ReplyDelete
  3. “Rằng hay thì thực là hay
    Xem ra người chọn gay gay thế nào”
    Con đò mà “đứng” được sao?
    Hay là nhầm với con sào cũng nên?
    Thơ này mà thả bay lên
    Ông giời đọc được, sốt rên hừ hừ
    Bèn sai thảo bức “thiên thư”
    Phán rằng: “Lũ chúng mày ngu như gì,
    Về quê cày ruộng ngay đi
    Nếu còn thơ phú, tao thì... chặt tay!”...

    TP Hồ Chí Minh - 25.02.2013

    ReplyDelete
  4. thì..con cóc trong hang con cóc nhảy ra sau đó phải sao chứ...!

    ReplyDelete
  5. Khi bọn óc l.ợn phê bình văn học. Mấy ông đã đọc hết cả bài chưa, thấp kém và non nớt lại đi chê thơ

    ReplyDelete