Trang

Thursday, June 13, 2013

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: TỪ GIỜ THỨ 25 ĐẾN TRẠI SÚC VẬT ĂN GIAN NÓ GIÀN RA ĐẤY

Ngày 17/01/2013, tôi có viết thư ngỏ gửi tới Hội Nhà Văn có đầu đề THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN VỀ GIẢI THƠ 2013, nội dung trong đó chủ yếu chỉ ra sự đạo tên, một cái tên rất nổi tiếng của nhà văn cũng rất nổi tiếng là cuốn tiểu thuyết “Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu. Có đoạn: “Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ. ...


 TỪ GIỜ THỨ 25 ĐẾN TRẠI SÚC VẬT ĂN GIAN NÓ GIÀN RA ĐẤY

Ngày 17/01/2013, tôi có viết thư ngỏ gửi tới Hội Nhà Văn có đầu đề  THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN VỀ GIẢI THƠ 2013, nội dung trong đó chủ yếu chỉ ra sự đạo tên, một cái tên rất nổi tiếng của nhà văn cũng rất nổi tiếng là cuốn tiểu thuyết “Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu. Có đoạn:
Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.
Đề nghị Hội Nhà văn dù phế truất hay không xin trả lời thẳng thắn về việc này. Việc không trả lời chỉ có thể giải thích bằng hai cách:
1- Người ta cố tình dấu dốt.
2- Định chơi kiểu à uôm “để lâu cứt trâu hóa bùn” muốn ăn gian một sự “đã rồi” trong lòng bạn đọc”…
Tôi đã viết thư ngỏ với tên gọi chính thức của mình gửi tới HNV, lẽ ra các vị phải có trách nhiệm trả lời, bởi lẽ sự thật luôn đòi hỏi được trả lời nhân danh sự công khai minh bạch. Lương tâm cũng vậy nó cần thiết cho tất cả mọi người, không có nghĩa một quan chức to hay một tổ chức đông thì không cần phải chịu trách nhiệm về lương tâm. Điều này là vô cùng quan trọng, người Trung quốc có nói “ Tri túc bất nhục, tri sỉ bất đãi”, nghĩa là: hiểu biết thì không bị nhục, biết nhục thì không bị ngược đãi. Nhưng cách sống, cách nghĩ, cách làm lâu nay của HNV có lẽ là quá ỷ vào quyền lực con dấu của nhà nước, cũng như ỷ thế cậy đông, cho rằng mình vừa đông vừa có chức quyền to, ai làm gì được mình, nên đã ngang nhiên phát giải cho cả một tập thơ ú ứ ngớ ngẩn đội một vương miện cọc cạch thó từ ngoại quốc về, chẳng khác gì đem vương miện của vua đội lên đầu một đứa lang thang đường phố.
Trình độ của Ban chấp hành cũng như Ban giám khảo của HNV thật đáng báo động, các vị ngần ấy người mà chẳng ai chịu đọc sách có gáy hay sao mà không biết đến tác phẩm nổi tiếng “Giờ thứ 25”? Giả sử nếu các vị có ai đã từng đọc, thì vấn đề lương tâm lại nổi lên, các vị có thể khuất mắt trông coi mặc cho đồng nghiệp của mình làm việc khuất tất. Và khi thư ngỏ của tôi xác định, các vị vẫn nhắm mắt cho qua, cố tình gắp giải cho nhau thì thật rõ ràng các vị đã ỷ mạnh, ỷ đông mà bắt chấp các bài học của lương tâm, cho dù đó là bài học: bỏ qua cho ăn cắp cũng có nghĩa là đồng tình với kẻ cắp. Lẽ ra, các vị nên biết cách, trước khi trao giải thì nên trả lại tên chính cho tác giả đã đi trước.
Nhưng than ôi, sức mạnh của lẽ phải đâu có nằm ở số đông hay quyền lực, người Trung Quốc vẫn nói “ngu dân bách vạn vị chi vô dân” mà, còn người Việt bảo “nói phải củ cải cũng nghe”, nếu các vị ỷ đông mà vượt qua lẽ phải thì còn không bằng một củ cải?! Và như trên đã nói, nếu con người không biết học chữ sỉ thì sẽ bị ngược đãi ngay, như người Việt nói “thân lừa ưa nặng”, chỉ hơn một tháng các vị đã phải nhận đòn hồi mã thương của văn hóa. Nếu các vị cậy đông không biết sợ lẽ phải thì “ngoài trời lại có trời”, cấp trên đã bắt các vị phải phơi mặt nhận tội “Trại súc vật”. Thử xem các vị có dám mặc kệ không?
Trời ơi, ở đời muốn khôn thì phải biết học lẽ phải và phục lẽ phải, nhưng lại không chịu học, “Giờ thứ 25” không biết, “Trại súc vật” cả thế giới biết mình cũng không thèm biết, quanh năm suốt tháng chỉ mải mê tự chiêm ngắm mình với vài vần thơ lẻ ngâm nga trên manh chiếu trà dư tửu hậu, có người chỉ ra cho cũng không thèm để mắt, thử hỏi làm sao không rơi vào bài học “trại súc vật”?
Trong cuộc sống nếu không biết sống công chính giống như ngôi nhà dựng cột nghiêng sẽ đổ. Một vài mưu mẹo mánh lới có thể chụp giật được lợi ích tức thì, nhưng danh tiếng văn chương là chân trời vĩnh cửu không dễ để cho vài thứ mẹo mặt ăn gian hay đánh lấn đâu? Thuyết nhân quả không tha cho một ai cả cho dù đó có là Chúa hay Phật mà Thượng Đế chính là đầu mọi nguyên nhân tốt để gặt về cái tốt.
Việc nhân – quả nhãn tiền ập đến trên đầu HNV, “trại súc vật” không biết có trở thành bài học cho các vị muốn cậy quyền và số đông để làm ngơ trước lẽ phải hay không? Nếu các vị không chịu học bài học này thì chẳng lẽ gieo cỏ dại lại gặt lúa? Gieo tri thức thấp lại gặt tri thức cao? Gieo hãm tài thành thiên tài? Gieo bất công lại thành công lý? Gieo bất sỉ lại thành hữu sỉ? Và chẳng lẽ vụ gặt của danh dự và tài năng thất bát lại có thể được cứu vãn nhờ mấy cái chân ghế cao nhưng không phải của mình?
Đây là một bài học, mong tất cả chúng ta cùng xem xét! .
23/03/2013
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
___________________

THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN VỀ GIẢI THƠ 2013
(Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương) 
Theo tin tức, tôi được biết:
KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012
4h chiều, 16/1/2013, danh sách kiểm phiếu cuối cùng đã được ban kiểm phiếu công bố. Trong ba giải thưởng về thơ có: Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương.
 Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ.
Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy. Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?!
Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.
Đề nghị Hội Nhà văn dù phế truất hay không xin trả lời thẳng thắn về việc này. Việc không trả lời chỉ có thể giải thích bằng hai cách:
3- Người ta cố tình dấu dốt.
4- Định chơi kiểu à uôm “để lâu cứt trâu hóa bùn” muốn ăn gian một sự “đã rồi” trong lòng bạn đọc.
Xin mời các bạn tác giả và bạn đọc yêu thơ làm chứng cho vụ việc này. Hội Nhà văn không thể mãi mãi là nơi khuất tất muốn trao giải cho ai thì cho nữa, họ buộc phải sống trong tinh thần minh bạch của công lý! Xin cám ơn!
17/01/2013
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

No comments:

Post a Comment