Trang

Wednesday, July 31, 2013

NHÃ THUYÊN: “CÓ NGƯỜI BẢO NÓ CAN ĐẢM, CÓ NGƯỜI BẢO NÓ CHẬP CHENG…”


Tôi không có may mắn của một người viết thấy những thứ mình viết ra là có giá trị hay đòi hỏi mọi người phải đọc chúng cách này cách khác. Tôi có niềm vui của kẻ làm, mà không (có niềm vui của ) trông đợi hay cũng không có kiên nhẫn với nỗi thất vọng.
Có lúc tưởng như nó đã là old stories mà tiếc là không phải. Những câu chuyện quanh nó vẫn đóng băng trong tình trạng không thảo luận.Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???
Nhã Thuyên

VỀ NHỮNG TIẾNG NÓI NGẦM

Luận văn cao học của tôi “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hoá” đã bảo vệ vào năm 2010 tại khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội. Với tôi, nó chẳng có gì đáng kể, cũng như mọi công việc tôi đã/đang làm. Phần nhiều linh tinh lang tang.
Có người bảo nó thú vị, có người bảo nó phi khoa học, có người bảo nó can đảm, có người bảo nó chập cheng, có người bảo nó còn không hay ho bằng cái luận văn tốt nghiệp đại học ngày xưa của tôi… Một luận văn thạc sĩ là chuyện của trường, của khoa, rất tiếc nó không được lưu trữ online hay ở thư viện quốc gia, nếu muốn truy cập, có thể dùng thẻ thư viện trường ĐHSPHN hoặc thư viện khoa văn, hoặc mượn từ những người có nó.
Sau luận văn, tôi muốn dành thời gian để kết thúc dần một mối quan tâm của mình về việc đọc thơ Vn thời điểm đó, với những bài viết mà tôi nghĩ là cần triển khai theo hướng cá nhân hơn, riêng tư hơn, và thấu đáo hơn: đó là xuất phát điểm của dự án Những tiếng nói ngầm. Tôi apply grant của ANA, một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập ở châu Á, (proposal của dự án còn nằm trên website của họ artsnetworkasia.) Thời điểm đó, ở Vn, hầu như chỉ có các nghệ sĩ visual art apply các tài trợ nghệ thuật, và tôi muốn thử tìm các cơ hội tài trợ cho văn chương.
Chỉ trong quá trình làm việc tôi mới hiểu rằng, tôi sẽ không bao giờ là người làm việc với chỉ những tham vọng.
Kết quả hữu hình gồm 5 tiểu luận dài, 1 video tư liệu phỏng vấn mà Damau là nơi đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này xuất bản chúng online:
Lời cảm ơn: - Damau đăng cùng video tư liệu. Cũng có thể xem ở đây.
Một phỏng vấn khác bằng văn bản với Mở Miệng được thực hiện qua email, được đăng trên Damau và sau đó là Tiền Vệ cùng một khoảng thời gian:
Damau: Trò chuyện với Lý Đợi và Bùi Chát: Khước từ thoả hiệp để lựa chọn tự do http://damau.org/archives/20163
Tiền Vệ:
Lời ngỏ: http://damau.org/archives/26260
Tiểu luận 1: Những va chạm: thơ ca, bối cảnh, cá nhân - một cách chia sẻ mối quan tâm cá nhân của tôi, và vì sao lại dẫn tới mối quan tâm này.
Tiểu luận 2: Thơ ca của sự phủ định và sự phủ định thơ - về cách nhìn của tôi với cái gọi là thơ chính trị. http://damau.org/archives/26320
Tiểu luận 3: Cuộc nổi dậy của rác thải - đây là tiểu luận về Mở Miệng, và thực ra có thể xem là sự viết lại luận văn cao học của tôi.
Tiểu luận 4: Những tiếng nói cộng hưởng - về các nhà thơ nữ.
Tiểu luận 5: Nguyễn Quốc Chánh  - một nhà thơ -bóng tối trọn vẹn như tôi nhìn thấy, cảm thấy, nếu tôi cần hình dung bằng một ẩn dụ.
****
Tôi không nhận được nhiều sự chia sẻ, trao đổi từ những vấn đề tôi quan tâm, sau khi đăng tải chúng.
Những chia sẻ như thế này là hiếm hoi.
Phùng Hà Thanh – Vài cảm nhận về tập tiểu luận Những tiếng nói ngầm
Đặng Thơ Thơ, một comment ở dưới bài viết:
Ngày 5-1-2012: Buổi toạ đàm dự kiến tại Trung Tâm Văn hoá Pháp Hà Nội lespace bị tạm ngưng. Tôi nhận được thông tin huỷ chương trình vào chiều ngày 4/1/2012. Sau đó có những nỗ lực từ phía Lespace để tổ chức lại, nhưng không thành không. Chỉ một số ít báo chí đưa tin về toạ đàm này như Lao Động, Tia Sáng, Sài Gòn Tiếp Thị và khi bị ngưng, hình như chỉ có Tia sáng điện tử đưa tin và lại phải gỡ xuống.
Thông tin về chương trình tạm hoãn như sau:
Ngày 23-6-2012: tạp chí Tia Sáng và Không gian Sáng tạo Trung Nguyên đã cho tôi cơ hội công bố một phần kết quả nghiên cứu của mình trong buổi thuyết trình thay thế “Một góc thơ Việt Nam đương đại”. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên là người đồng hành cùng tôi trong buổi thuyết trình này.
Tôi không có may mắn của một người viết thấy những thứ mình viết ra là có giá trị hay đòi hỏi mọi người phải đọc chúng cách này cách khác. Tôi có niềm vui của kẻ làm, mà không (có niềm vui của ) trông đợi hay cũng không có kiên nhẫn với nỗi thất vọng.
Có lúc tưởng như nó đã là old stories mà tiếc là không phải. Những câu chuyện quanh nó vẫn đóng băng trong tình trạng không thảo luận.
Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???
___________________
XEM THÊM CÁC BÌNH LUẬN:

Share this:

Like this:

19 thoughts on “Về Những tiếng nói ngầm”

  1. Quach Hien says:
Câu hỏi đặt ra là, Nhã Thuyên không phải là người duy nhất viết luận văn Thạc sĩ về Mở Miệng nhưng tại sao lại chỉ có Nhã Thuyên biến thành vật tế thần cho cuộc ném đá hội đồng vừa rồi?
    • Anonymous says:
Còn luận văn riêng biệt nào về MM nữa đâu QH? Còn lại ai là kẻ vui với việc ném thì họ cứ ném thôi:P
      • Quach Hien says:
Có một cái vui là bỗng dưng thơ Mở Miệng – ở vị trí “bên lề” bỗng dưng được trích dẫn đàng hoàng, xuất hiện công khai trên báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh tra Nhân Dân…Nghĩ thế cho nó tích cực;p
  1. NoName says:
Gửi Nhã Thuyên entry trên blog của tôi về sự kiện cuốn LV của bạn:
http://ncgdvn.blogspot.com/2013/07/viet-nhanh-nhan-vu-luan-van-cua-tt-hay.html
Cảm ơn chị Phương Anh đã quan tâm và chia sẻ. Những tiếng nói nhìn vào sự việc như vậy làm em bình tâm hơn:)
  1. Le Nguyen Long says:
1 vote cho Nhã Thuyên. Tôi nghĩ tương lai sẽ ủng hộ bạn.
  1. giangnamlangtu says:
Chào bạn Nhã Thuyên, mình là blogger Giang Nam lãng tử, ủng hộ phương hướng nghiên cứu của bạn. (là bạn học với TS Chu Văn Sơn và PGS Ngô Văn Giá, cùng trò của PGS Nguyễn Văn Long…) mình có viết nhanh một entry về LV Nhã Thuyên nhân đọc bài của Phạm Thị Hoài…http://giangnamlangtu.wordpress.com/2013/07/12/doi-loi-ban-gop-ve-bai-viet-cua-pham-thi-hoai/
Mình cầu nguyện cho đồng nghiệp chấm LV và Bạn từ nay đến ngày 27/7.
An GIang,
Cảm ơn blogger Giang Nam lãng tử và các bạn gần xa:). Mà cầu nguyện sao tới có ngày đó thôi:P
cầu nguyện thời hạn ngắn cho hiệu nghiệm, ngày 27/7 LV của bạn được Hội đống KH TOÀN TRƯỜNG .ĐHSP soi ngắm, phán xét.
  1. NoName says:
Thực ra “hậu hiện đại” là một dạng nhãn mà em luôn tránh phải dùng đến. Một điểm tựa để em tiếp cận đối tượng trong luận văn là khái niệm lề (margin)trong nghiên cứu văn hoá (cutural studies) – và đó là cái mà gọi là “góc nhìn văn hoá” của luận văn. Tên luận văn nói rõ điều đó: Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm MM từ góc nhìn bên hoá. Nếu lý tưởng, từ cái nhan đề, “vị trí kẻ bên lề” là cách em nhìn đối tượng, “thực hành thơ” (chứ không phải những thực hành chính trị, nếu có) là điểm em khai thác ở MM, và thực hành thơ – chứ không phải chỉ là thơ – vì thơ của họ liên quan chặt chẽ tới dạng thức samizdat (tự xuất bản) mà Mở Miệng và nxb Giấy Vụn là một trong những điểm nổi bật của phong trào tự xuất bản đương đại ở Việt Nam… Và góc nhìn văn hoá cho phép em khai thác đối tượng trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá (và do đó không thể tránh việc có những mô tả này nọ về văn hoá, chính trị) chứ không phải chỉ dùng những nhãn hiệu để đánh giá họ thành công hay thất bại. Có thể nói, luận văn là một nỗ lực và có góc nhìn phê bình hơn là ..”nghiên cứu” mang tính đo đạc (có thể có những cái khác biệt khi chị Phương Anh nghiên cứu các hiện tượng giáo dục tương tự – có thể có những sự nổi loạn trong giáo dục chăng?) …. Hậu hiện đại, em không muốn dùng, dù có vẻ như nó tương thích với Mở Miệng, là vì nó biểu hiện một cái nhìn có tính chất lịch sử, nó là một dạng nhãn hiệu vừa khó cắt nghĩa (vì dù có gọi tên bằng các tính chất như giải thiêng, phá vỡ trung tâm, v..v thì mỗi người có một cách cắt nghĩa khác nhau về thuật ngữ này) vừa mơ hồ vì các thời điểm và tính chất được sử dụng… Trong tiểu luận của em trên Damau về Mở Miệng, em cố gắng cân bằng giữa những quan sát và những sự đọc có tính chất phê bình.
Dẫu sao, nói gọn lại, luận văn của em là một góc tiếp cận văn học sử chứ không dựa trên lập thuyết và tìm ví dụ minh hoạ cho lập thuyết của mình.
Cảm ơn chị Phương Anh đã có những trao đổi mà em nghĩ có thể nghĩ và bàn bạc thêm nữa.
  1. Tiến Đặng says:
Đọc những thông tin gần đây về Luận văn của Nhã Thuyên vừa mừng lại vừa buồn.
1/ Mừng vì: Tại Khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội thời nào cũng có những anh tài.
2/ Buồn vì:
- Sao đến năm 2013 rồi mà vẫn còn những người (là đồng bào của mình hẳn hoi) u mê tăm tối như ông Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu? Những bài viết của ông đọc lên thấy thương ông hơn là giận, là ghét . Trộm nghĩ chỉ có những kẻ SỐNG TRONG NHỮNG CHIẾC HỘP BẰNG SẮT thì mới có tư duy kiểu ấy.
- Một số người bấy lâu nay mình vẫn còn đôi chút kính trọng, ví như GS PL chẳng hạn, thì nay, nghe tường thuật thái độ của ông ở Tam Đảo, thì lòng kính trọng trong mình không còn mảy may.
Nhưng rồi nghĩ lại thì chẳng nên buồn làm gì. Những người như ông Chu Giang thì thời nào mà chẳng sẵn. Họ thành thật làm nô lệ cho những định kiến hẹp hòi, họ tự nguyện sống và chết cho những tín điều u tối.
  1. Matthew says:
Em ủng hộ chị, cố lên chị nhé.
  1. NoName says:
Nhã Thuyên đọc thêm bài này nhé, bài cuối cùng của mình về vụ này, hopefully!
http://ncgdvn.blogspot.com/2013/07/nhung-ong-gop-cua-lv-nhung-ke-ben-le.html
Cảm ơn chị Phương Anh. Lời dẫn của chị khiến em vui, vì cuối cùng, sự chia sẻ thành thực luôn tìm được đến với những người muốn nghe nhau nói. (Dù cả khi không ai nghe vẫn phải có người nói:P).
Có lẽ, chỗ này là chỗ nơi thơ ca và giáo dục và có thể cả vùng (phi) lý thuyết đụng nhau: ý hướng động đậy để không bị đóng băng trong những định kiến hay những giả định có sẵn về đối tượng.
Và lĩnh vực giáo dục mà chị quan tâm, làm sao có thể nằm ngoài văn chương được:P.
Sự làm phiền của em có thể cũng là một cái vui của việc đọc và của việc gặp gỡ, hopefully!
  1. NoName says:
Nhã Thuyên thân mến,
Nghe bạn bè cho biết ngày mai 27/7 hội đồng đánh giá lại luận văn sẽ làm việc. Không rõ NT có phải cùng ra hội đồng không? Chị chỉ muốn viết vài dòng để ủng hộ tinh thần em thôi. Mong mọi người công tâm và sáng suốt, và mọi việc kết thúc tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, dù kết luận của hội đồng ra sao thì sự kiện này cũng đã làm cho em trưởng thành và mọi người – well, những người đáng để em quan tâm – đã nhận ra được năng lực của em. Nếu em có phải đứng trước hội đồng này thì chị mong em bình tĩnh, có bản lĩnh để giữ chính mình nhưng không làm cho tình hình xấu hơn một cách không cần thiết. Mọi điều may mắn NT nhé!
Nhân tiện, email của chị là vtpanh@gmail.com. Nếu có thể, em ch chị biết kết quả cuối cùng nhé.
  1. Quach Hien says:
  1. Nguyễn Trí says:
Một lời chào chúc đẹp nhất đến với bạn.

Nguồn: web Nhã Thuyên




2 comments:

  1. Đúng rồi, bạn vừa can đảm vừa chập cheng. Trong tác phẩm "Dược" của Lỗ Tấn , Hạ Du cũng được bình phẩm "hắn điên thật rồi”.

    ReplyDelete
  2. Thằng Đông La mặt lồn, óc chó, mõm trâu đâu rồi, tổ sư nhà mày, chúng nó thành lập Hội nhà báo tự do rồi kia kia, sao mày không sủa mấy tiếng gọi là cho có xem nào. Đa Lông ơi là Đa Lông...

    ReplyDelete