Trang

Tuesday, July 2, 2013

THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN

Nhưng đúng như bạn nói: chất lượng các tác phẩm dự thi đang chững lại. Nói do không có người giỏi thì không đúng, theo tôi, căn bản là chính sự bất cập về cách tôn vinh người đoạt giải ở các cuộc thi đã làm giảm lửa nhiệt tình đối với nhiều cây bút, giá trị phần thưởng vật chất lẫn tinh thần thấp đến mức không thể… thấp hơn được nữa. Nhiều cuộc thi không chỉ rất đơn điệu trong việc phát động mà ngay cả việc phát thưởng cũng mang tính “nội bộ”. Đặc biệt là sau giải thưởng, có đơn vị không in thành sách và càng hiếm đơn vị tổ chức bình luận, tôn vinh, quảng bá… Đó là chưa kể đến việc kết quả cuộc thi có thể bị thay đổi, bị xóa bỏ bất cứ lúc nào nếu lãnh đạo địa phương có ý kiến…

Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang:

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC ĐANG RẤT CẦN MỘT MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

PN - Vì sao thời gian gần đây nhiều cuộc thi văn chương trên đất Chín Rồng thường diễn ra không suôn sẻ mà mới nhất, như Báo Phụ Nữ đã phản ánh, là sự cố “đạo thơ” tại cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ V do Hội Liên hiệp VHNT Sóc Trăng đăng cai tổ chức? Theo nhà thơ Lê Thanh My, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là do thiếu môi trường văn hóa…
* Theo bà, vì sao nạn “đạo văn” ngày càng phổ biến tại các cuộc thi thơ?
Nhà thơ Lê Thanh My: Có lẽ do ảnh hưởng từ mặt trái của bùng nổ internet.
* Nhưng đã là ban giám khảo một cuộc thi thơ thì lẽ ra phải biết bài thơ đó đã được xuất bản thành sách như Trở lại đồng Tứ giác của vị cựu Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang.
- Những người cầm cân nẩy mực có thể không đọc hết được các tác giả, đơn vị tổ chức là nơi chịu trách nhiệm lọc lại những tác phẩm dự thi vòng chung khảo… Một vấn đề quan trọng là chúng ta thiếu văn hóa đọc, những người viết cũng ít đọc tác phẩm của nhau, trừ một vài tác phẩm có điều kiện quảng bá. Thời gian qua, ĐBSCL chưa tạo được nhiều “cầu nối” đưa người đọc đến với các sáng tác thơ-văn, đồng thời chưa tạo được môi trường tốt để những người làm văn chương “đến với nhau” một cách thường xuyên.
* Chẳng lẽ không có cách nào để “gạn đục, khơi trong”?
- Tất nhiên, có nhiều cách “lọc” khá hữu hiệu, ví dụ như việc công khai đăng những tác phẩm vào vòng chung khảo để độc giả phát hiện những vi phạm, ban tổ chức cũng có thể đối chiếu dựa trên phong cách sáng tác (đối với cây bút cũ), hoặc những nghi vấn từ sự đột biến về chất lượng của một tác phẩm (đối với cây bút mới)… Nhưng như đã nói ở trên, do thiếu “cầu nối” nên việc gạn đục khơi trong chưa mang lại hiệu quả cao. Với những địa phương có khuynh hướng mời ban giám khảo từ nơi khác về thì vấn đề này càng phức tạp hơn…
* Liên tiếp dính nhiều sự cố, chất lượng lại có chiều hướng sụt giảm, theo bà tới đây có nên tiếp tục duy trì cuộc thi thơ ĐBSCL?
- Các cuộc thi được ví như mảnh đất để người làm thơ có điều kiện phát huy, trau dồi, nâng cao tay nghề nên rất cần, nhất là ở vùng đất mới như ĐBSCL. Nhưng đúng như bạn nói: chất lượng các tác phẩm dự thi đang chững lại. Nói do không có người giỏi thì không đúng, theo tôi, căn bản là chính sự bất cập về cách tôn vinh người đoạt giải ở các cuộc thi đã làm giảm lửa nhiệt tình đối với nhiều cây bút, giá trị phần thưởng vật chất lẫn tinh thần thấp đến mức không thể… thấp hơn được nữa. Nhiều cuộc thi không chỉ rất đơn điệu trong việc phát động mà ngay cả việc phát thưởng cũng mang tính “nội bộ”. Đặc biệt là sau giải thưởng, có đơn vị không in thành sách và càng hiếm đơn vị tổ chức bình luận, tôn vinh, quảng bá… Đó là chưa kể đến việc kết quả cuộc thi có thể bị thay đổi, bị xóa bỏ bất cứ lúc nào nếu lãnh đạo địa phương có ý kiến…
Để cuộc thi có thể trụ lại được, quan trọng nhất là tạo ra môi trường “văn hóa giải thưởng”. Ở đó mối quan hệ giữa người dự thi, ban giám khảo, đơn vị tổ chức, nhà quản lý và người phê bình… được xây dựng trên nền tảng của sự bình đẳng-công khai-minh bạch và tôn trọng lẫn nhau.
* Xin cám ơn bà.
 Trần Chánh Nghĩa (thực hiện)
Báo Phụ nữ Online

No comments:

Post a Comment