Trang

Friday, February 10, 2012

“NGƯỜI LẠC VIỆT LÀ CHỦ NHÂN CỦA GIÁP CỐT VĂN” VÀ CHUYỆN ĐẶT TÊN CHO MỘT KẺ HOANG DÂM, TÀN NGƯỢC: ÔNG VUA CUỐI CÙNG CỦA NHÀ THƯƠNG CÓ TÊN THEO ÂM VIỆT CỔ LÀ CẶC


  1. Thành Thang, ông vua sáng lập nhà Thương có “nước da đen bóng” (4). Đó là nước da của chủng Lạc Việt Indonesian, hậu duệ của đại chủng Australoid di cư từ châu Phi tới Việt Nam 70000 năm trước.
  2. Trên chiếc đỉnh của nhà Thương khắc những vật biểu của phương Nam: cá sấu, chim, hoẵng.
  3. Ông vua cuối cùng của nhà Thương có tên theo phát âm Hán Việt là Kiệt nhưng theo âm Việt cổ là Cặc. Đó là tên mà người Việt đặt cho một kẻ hoang dâm, tàn ngược.
Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Những năm qua, trong hành trình tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, chúng tôi đã biết đồ gốm Lapita từ vùng biển đảo Quảng Ninh lan truyền đến các hải đảo Nam Thái bình Dương. Dụng cụ đá mới, cây kê, cây lúa nước, đồ đồng Phùng Nguyên, Đông Sơn cũng  từ Hòa Bình lan tỏa khắp Á Đông. Từ khảo cứu của mình, từ năm 2006, chúng tôi khẳng đĩnh rằng, tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Tuy nhiên có một điều khiến chúng tôi băn khoăn là chưa tìm được chữ Việt cổ. Khoa học thừa nhận, chữ viết là biểu hiện cao nhất của sự phát triển văn hóa. Vì vậy, việc chưa tìm được chữ viết của tổ tiên là khiếm khuyết lớn, dẫn tới mối hoài nghi những thành quả khác của văn hóa Việt.

Từ cổ thư Trung Hoa và truyền thuyết, chúng ta nghe nói tới chữ thắt nút, chữ khoa đẩu, chữ hỏa tự của người xưa. Nhưng ngay cả những công trình đi sâu nghiên cứu vể chúng cũng chỉ đưa ra những ý tưởng mờ nhạt. Mấy năm trước, khảo cứu của nhà giáo Nguyễn Văn Xuyền mở ra le lói chút hy vọng. Nhưng ý tưởng cho rằng chữ Việt cổ gần với chữ của tộc Thái chưa tỏ ra thuyết phục. Công trình tâm huyết một đời của giáo sư Lê Trọng Khánh (1) là một tổng kết những nghiên cứu về chữ Việt cổ, cố gắng giải mã những ký tự trên rìu đồng, những ký hiệu trên bãi đá Sapa nhưng cũng chưa đưa ra kết luận thỏa đáng.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm, chúng tôi gặp tản mác những tài liệu khảo cổ học phát hiện chữ cổ trên đất Trung Quốc: văn bản trên bình gốm 12000 năm tuổi ở di chỉ Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây; những ký tự khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9000 năm tuổi (2). Một số chữ cổ phát hiện rải rác ờ vùng Sơn Đông. Chữ Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của tộc Việt với 250000 người hiện đang sống tại Quý Châu (3). Và đặc biệt là sưu tập Giáp cốt và Kim văn phát hiện ở kinh đô cũ của nhà Thương tại phía nam tỉnh Hà Nam Trung Quốc…
 Những chữ cổ trên có những đặc điểm sau:
  1. Ký tự ở Bán Pha và Giả Hồ đều có niên đại trước cuộc xâm lăng của Hiên Viên (2600 năm TCN) tức là trước khi người Hoa Hạ ra đời. Điều này chứng tỏ đó là sản phẩm của người Việt cổ, tộc người đã sống trên Hoa Lục từ 40000 năm trước.
  2. Cả ký tự Bán Pha 2, ký tự Giả Hồ và chữ của bộ lạc Thủy đều có sự gần gũi với Giáp cốt và Kim văn. Dựa trên quy luật đọc chữ Giáp cốt, các nhà chuyên môn người Mỹ (2) đã đọc được bản văn trên bình cổ Bán Pha 2.
Những đặc điểm trên cho thấy:

Chữ xưa nhất và đơn giản nhất cũng gần gũi hay “gợi nhớ” tới chữ muộn hơn, có tự dạng phức tạp hơn là Giáp cốt văn. Điều này cho thấy, chữ tượng hình trên đất Trung Hoa có sự phát triển liên tục, từ ít nhất 10000 năm tới 1500 năm TCN.

Từ những chứng cứ trên, chúng tôi đưa ra giả định là chữ trên giáp cốt và đồ đồng nhà Thương cũng do người Việt sáng tạo.
Cũng lúc này, chúng tôi phát hiện, nhà Thương, triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là người Việt, dựa trên chứng cứ sau:
  1. Thành Thang, ông vua sáng lập nhà Thương có “nước da đen bóng” (4). Đó là nước da của chủng Lạc Việt Indonesian, hậu duệ của đại chủng Australoid di cư từ châu Phi tới Việt Nam 70000 năm trước.
  2. Trên chiếc đỉnh của nhà Thương khắc những vật biểu của phương Nam: cá sấu, chim, hoẵng.
  3. Ông vua cuối cùng của nhà Thương có tên theo phát âm Hán Việt là Kiệt nhưng theo âm Việt cổ là Cặc. Đó là tên mà người Việt đặt cho một kẻ hoang dân, tàn ngược.
Từ phát hiện như vậy về nhà Thương giúp chúng tôi vững tin hơn rằng Giáp cốt và Kim văn là sản phẩm của tộc Việt. Tuy nhiên, chứng cứ như vậy chưa đủ vững để bác bỏ niềm tin vững chắc của giới khoa học cho rằng đó là chữ của người Trung Hoa.

Nhưng ngay trước thềm năm 2012, tại Quảng Tây Trung Quốc đã phát hiện được chữ của người Lạc Việt. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012 (5):

“Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.

Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.

Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.


Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.

Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông - thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.” (hết trích)

Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Trước hết xin được nói lại: thuật ngữ văn hóa xẻng đá lớn có lẽ được dùng không chính xác. Thực ra đó là loại rìu có vai thuộc văn hóa Hòa Bình. Việc xuất hiện số lượng lớn loại rìu này chứng tỏ đây là khu vực nông nghiệp lúa nước rất phát triển.

Phân tích tự dạng trên rìu Cảm Tang, ta thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể từ tự dạng Bán Pha 2 và Giả Hồ tiến tới Cảm Tang. Một câu hỏi được đặt ra: từ đâu dẫn tới ký tự Bán Pha 2?  Cần nhiều hơn phát hiện khảo cổ học để thấy tiến trình của chữ Việt cổ. Nhưng dựa vào những dữ liệu hiện có, ta có thể đoán rằng, chữ Việt cổ được bắt đầu bằng những ký tự hiếm hoi trên bãi đá Sapa.

 Có thể là, từ Sapa, một nhóm Việt đi theo hường tây bắc mang chữ lên vùng Sơn Tây, Thiểm Tây và lưu lại chữ viết trên bình gốm Bán Pha 2.
Những nhóm Việt khác mang ký tự Sapa lên Quảng Tây, Quảng Đông rối vượt Dương Tử lên vùng Sơn Đông, thành lập trung tâm lớn của người Việt. Do ở giai đoạn sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Ở thời kỳ muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn.

Từ đó, chúng tôi cho rằng, chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Từ thời nhà Chu, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa.

Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau:
Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những giáp cốt văn và kim văn của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt.
 
Bản đồ phân bố xẻng đá lớn

Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất kết nối với những phát hiện chữ cổ đã có, cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết tượng hình từ Sapa tới Ân Khư.

Từ đây, chúng tôi đưa ra suy đoán rằng: cho tới những thế kỷ cuối cùng trước Thiên chúa, tầng lớp ưu tú người Việt ở Đông Á, từ châu thổ Hoàng Hà tới sông Hồng đã sử dụng chữ vuông tượng hình, với mức độ hoàn chỉnh khác nhau. Vua quan và tầng lớp ưu tú ở Việt Nam đã dùng chữ tượng hình trong cúng tế, bói toán và thảo ra Luật của nước Việt. Khi xuống phương Nam, Triệu Đà nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Khi dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã gặp ở đây Luật Việt viết bằng chữ vuông tượng hình. Bằng việc bắt hơn 300 gia đình quý tộc người Việt an trí ở Nam Dương Tử, y đã triệt hạ tầng lớp tinh hoa, xóa bỏ chữ viết của người Việt. Những thế hệ người Việt sau đó phải học chữ vuông lại từ đầu. Và chữ vuông lúc này được gọi là chữ Hán.

Như vậy là, sau khi chứng minh  “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” nay đã có đủ chứng cứ xác nhận “Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa.”
                                                                   
Ngày 17. 1. 2012
HÀ VĂN THÙY

1. Lê Trọng Khánh. Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu (NXB Từ điển bách khoa, 2010)
2. Hà Văn Thùy . Bản thông điệp 12000 năm của tổ tiên người Việt.
4. Los Angeles Times, September. 29. 1998: Thành Thang, ông vua đầu tiên của Trung Quốc được ghi nhận có nước da đen bóng. Lão tử triết gia nổi tiếng của Trung Quốc cũng có da đen. (The Shang, for example, China’s first dynasts are described as having "black and oily skin". The famous Chinese sage Lao-Tze was "black in complexim".
5. Bản tin được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại:  (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/) : 
Nguồn: VCV.

10 comments:

  1. Lâu quá không gặp anh. Chắc anh không nhớ tôi vì trước khi anh rời xa cái phố biển miền tây...tôi có nhậu chung với anh một lần ở một quán lẩu mắm đường Lâm Quang Ky (Rạch Giá) chung với nhà thơ Dương Xuân Định. Xin chào anh...mong anh khỏe.
    Từ Nguyên Vũ

    ReplyDelete
  2. Rất hay! Không phải là để nói ta hơn nó mà là để làm rõ sự thật.

    ReplyDelete
  3. Ta (?) bảo ta là bố nó, nó bảo thế thì chúng mình bậy giờ là anh em, về chung một cờ sáu sao cho vui cửa vui nhà, thế thì bỏ mẹ, lợi bất cập hại!Hình như chữ ở ... Tiên Lãng mới là nguồn gốc vũ trụ. Ta là bố cả thế giới mới sướng, ông ạ!

    ReplyDelete
  4. 1.Vua Kiệt (chữ Hán: 桀; bính âm: jié; bính âm trung cổ: giet; trị vì: 1818 TCN – 1767 TCN[1]) hay Hạ Kiệt (夏桀) là vua cuối cùng nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc.
    Hạ Kiệt là con của Hạ Phát, vốn có tên là Lý Quý (履癸). Vì Lý Quý là người tàn ác nên bị gọi là Kiệt, nghĩa là kẻ độc ác ưa giết chóc.
    2.Đế Tân (帝辛), Trụ (紂), Trụ Tân (紂辛) hay Trụ Vương (紂王) - cũng có thể thêm "Thương" (商) ở trước các tên gọi này - là vị vua cuối cùng đời nhà Thương của lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ 1154 TCN - 1123 TCN[1] hoặc 1075 TCN - 1046 TCN[2].
    ( Theo http://vi.wikipedia.org )

    ReplyDelete
  5. Vua cuối cùng của nhà Thương là Trụ, không phải Kiệt

    ReplyDelete
  6. Lẫn lộn Kiệt với Trụ, Hạ với Thương mà cũng cao đàm đại luận thì chỉ làm trò cười cho "anh em" lạc việt bên tàu!Lối nghiên cứu sử trời ơi đất hỡi này bao giờ mới kết thúc, hở ông Thùy?

    ReplyDelete
  7. - Phải có nhiều nghiên cứu và chứng cứ cho mọi người và thế giới thuyết phục

    ReplyDelete
  8. Một nghiên cứu phí công vô ích và chẳng mang lại được điều gì cả :))

    ReplyDelete
  9. Trong bài "Đôi Điều Nói Lại Về Chữ Tân - Hà Văn Thùy", tác giả còn nhầm lẫn giữa Can và Chi, khi viết: "...Chỉ có mười chi, mà hai chi giống nhau là nghĩa làm sao?..."
    (http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17713)

    ReplyDelete
  10. Haizz...
    Người nói không biết
    Người biết không nói
    Hiểu biết thì ít ỏi mà cứ phán như thánh! Rồi lại truyền tai nhau: "Bây giờ tao thua mày...Không sao! Hồi đó ông nội mày thua ông nội tao". Cứ cái kiểu "A quy chính truyện" này rồi lại ảo tưởng bản thân là "cái rốn" vũ trụ thì chết...đến đời cháu con...

    ReplyDelete