Trang

Sunday, June 24, 2012

ĐỖ QUYÊN: NGUYỄN QUANG THIỀU CỦA TRƯỜNG CA VÀ TRƯỜNG CA CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU (KỲ 3)

VI. Nguyễn Quang Thiều của trường catrường ca của Nguyễn Quang Thiều

Những nhà thơ tạo ra được trường thơ riêng biệt là đã có điều kiện cần để thành nhà trường ca. Hơn thế, Nguyễn Quang Thiều có thơ mang chất trường ca xét về từng mặt của thi pháp.
Trong các thảo luận văn học Việt Namthế giới, có lẽ nhiều bất hòa nhất là ở việc sáng tácphê bình trường ca - thể loại khổng lồđa dạng, thâm niênluôn tươi trẻ! Thơ của Nguyễn Quang Thiều đã sinh sự, trường ca của anh tất sẽ đa sựcần nhiều quan tâm hơn của giới nghiên cứu, phê bình. Dành cho tham luận, xin nêui suy nghĩ ban đầu cho trường ca Nguyễn Quang Thiều trong một khảo cứu đang làm về tác giảtác phẩm trường ca Việt Nam hiện đại [37].
Với lý luận phê bình hậu hiện đại, nhiều nan đề của trường ca đã có những lý giải thấu suốtuyển chuyển hơn về phương diện thể loại, cấu trúc văn bảnthực hành ngôn ngữ. Từ cội nguồn, cảm hứng sử thi với hình thức tự sự trong giọng điệu hùng ca sau khi làm nên trường ca cổ điển như là thể tài đầu tiên, vẫn luôn là dòng sữa nuôi thơ trường ca cho đến nay. Qua từng thời đại, trường ca đã có những cách kể rất khác nhau dù không còn “trạng thái sử thi” nguyên thủy, mà ngay cả trong trường ca hiện đại thì cảm hứng trữ tình cũng là cách kể bằng cách cảm các đại tự sự với tinh thần lãng mạnphong cách bi hùng.
Trong phong trào Thơ mới, trường ca Việt ở giai đoạn đầu chưa định hình thi pháp. Sau năm 1945, chính nhờ giai đoạn oai hùngbi tráng nhất của lịch sử người Việt hiện đại, trường ca mới trở nên một dòng nhánh của thơ Việt như là thể loại riêng. Là máu thịt cùng hòao lịch sử dân tộc trong nửa cuối thế kỷ 20, dòng trường ca cách mạngchiến tranh 1954-1986 đã là một khuynh hướng sáng tạo văn học hiện đại với đủ các tiêu chí thẩm mỹthành tựu nghệ thuật, qua hai thế hệ tác giả thơ ưu tú nhất, đó là những Thu BồnNguyễn Khoa Điềm; Hữu ThỉnhThanh Thảo; Nguyễn Đức MậuTrần Mạnh Hảo; Anh NgọcThi Hoàng, v.v…
Theo dòng chảy liên tục, từ sau 1986 có các rẽ nhánh với thể chấtdiện mạo rất khác mà trường ca Nguyễn Quang Thiều đã nổi trội trong đợt sóng đầu tiênliên tục vỗ bờ cho tới buổi hôm nay, với những tác phẩm thơ dài (sau đây trước dấu “;”)trường ca là: Đêm gần sáng (1988), Đoản ca về buổi tối, Dưới trăngmột bậc cửa (1992), Chuyển dịch màu đen (1995), Bài ca những con chim đêm (1997), Mười một khúc cảm; Những người lính của làng (1994), Nhịp điệu châu thổ mới (1995), Nhân chứng của một cái chết (1998), Hồi tưởng, Cây ánh sáng (2003), Lò mổ (2009), Bí ẩn thành Cổ Loa, Bi ca về một thị xã bị mất tích.
Với cách tìm hiểu của chúng tôi, “trường ca”“thơ dài có ý nghĩa tương đương” (gọi chung “trường ca”) gồm các loại hình văn vần (trừ truyện thơ, kịch thơ) mang dung lượng lớn với phương thức tự sự hay trữ tình, cấu trúc có hay không có cốt truyện, câu chuyện. Nếu như thế, về số lượng, kể từ thời Thơ mới, con số cập nhật 13/6/2012 là khoảng 407 tác giả (292 tác giả trường ca115 tác giả thơ dài) đã viết ít nhất một trường ca hoặc một bài thơ dài mang ý nghĩa tương đương trường ca, với tổng số khoảng 989 tác phẩm. Trên thế giới hiện đại, liệu có nền thơ ở một quốc gia nào khác, có tỷ lệ các nhà trường ca cao như ở Việt Nam không? Đã từng có nền văn học của dân tộc nào mà thể loại trường ca đạt tầm vóc về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giảnhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975hậu chiến tranh 1975-1986 không?
Nếu kể từ 1986 đến nay, theo nội dungcảm hứng, trường ca Việt có thể chia làm ba nhánh: Trường ca sử thi, chiến tranh; Trường ca phi sử thi, phi chiến tranh về thế sự, nhân sinh; Trường ca đời thường, cảm thức cá nhân. Nguyễn Quang Thiều thuộc về nhánh thứ hai, cùng Du Tử Lê, Trần Nhuận Minh, Cao Đông Khánh, Vĩnh Quang Lê, Trần Anh Thái, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Nguyên Bẩy, Nguyễn Linh Khiếu, Mai Văn Phấn, Tam Lệ, v.v…
Những điều gì làm nên trường ca Nguyễn Quang Thiều? Theo tiêu chí cho “tính trường ca” trong biên khảo, tác giả này đã được tìm hiểu với những nét rất khu biệt trong nhiều tác giả khácthống nhất với thi pháp thơ của mình. Những cái đạtchưa đạt ở trường ca của anh định vị sự không thể thay thế,còn nói lên một xu hướng của thơ trường ca hiện đại hậu hiện đại Việt Nam cũng như thế giới.
Thể tài: Trên bản đồ nghệ thuật thơ trường ca, Nguyễn Quang Thiều đã làm chủphần nào phát triển tư duy thể loại. Trong sáng tác văn học, đó không phải là cửa ải đầu tiên cho những cây bút mài mòn theo những thể loại quen tay. Đó chỉ là cửa ải dành cho kẻ sáng tạo. Các đề tài theo đó cũng biến hóa miễn là mang tinh thầnnội dung không của cá thể, mà thuộc về giá trị cộng đồng, dân tộc, nhân loại... Từ Đoản ca về buổi tối, Dưới trăngmột bậc cửa đến Chuyển dịch màu đen, rồi Mười một khúc cảm, tác giả đã đi những bước chắc chắn để nhận về “bằng sáng chế” từ Nàng Thơ cấp cho một thi sĩ trường ca., thi sĩ đã cất cao Nhịp điệu châu thổ mới như một cái gì rực rỡ nhất cho đến nay về nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều, cũng như là một tác phẩm đang được treo lên bảng giá trị thi ca Việt đương đại khi đã tạo một “sử thi” mới cho thời đại của Người Nông Dân GiàCậu Bé:
lúc này, Người Nông Dân Già khép cửa ra đi
Còn lại bên thềm mắt vệt loáng ướt trăng
Đọng lại ngàn năm - muối của ánh sáng
Chỉ còn lại trên những ngón tay trải dài
Con đường vô tận của bài ca ngũ cốc
Trường ca Nguyễn Quang Thiều có cái tẻ ở nội dung do các đại tự sự không tươi mới. Chúng kinh viện, cao siêu. Buồn tẻ, chứ hoàn toàn không tẻ nhạt.
Cảm hứnggiọng điệu: Các sáng tác chuẩn thường phải tạo chấn động, tùy mỹ quan mà hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ đích lôi cuốn rất chủ quan. Trường ca Nguyễn Quang Thiều thuộc về dòng lệch chuẩn, nếu không nhìn ra có thể nghĩ nó lạc điệu, thậm chí yếm thế. Nhất là những khi tác giả bộc lộ cái Tôi trữ tình khó nhận ra! Chuyển dịch màu đen là ví dụ. Nói chung, diễn ngônthi cảm của anh trong thơ bình thường đã tạo xa lánh từ một số độc giả, thì sang “cánh đồng bất tận” trường ca còn bạc hơn. Âu cũng là cái giá phải trả cho các sáng tạo khómở lối. Không tự sự. Không trữ tình qua cảm xúc. Không sự kiện to tátcụ thể. Người đọc bình thường không biết neoo đâu trong hàng hàng lớp lớp các câu chữ không khác nhau lắm về nội dungbố cục. Âm hưởng chủ đạo ở lối trường ca này vang lên từ các chuyển động tâm lý, mà ở phần trên ta đã xem xét từ khuynh hướng dòng ý thức. Sở đoản trong thơ chuyển thành sở trường trong trường ca, dù độc giả có “ý thức” được không.
Rất nhiều tác giả (hậu) hiện đại cùngsau Nguyễn Quang Thiều đã mở rộng khuynh hướng trường ca ra ngoài cảm hứnggiọng điệu hùng ca của trường ca cách mạngchiến tranh, bằng sự ca tụng cái Chân – Thiện – Mỹ của con người, bằng sự xác quyết cái tồn tại của quê hươngdân tộc mà không thông qua các sự kiện xã hội, các đề tài nóng bỏng. Đây chính là vật bảo đảm cho sáng tác trường ca trong bất kỳ nội dunghình thức nào.
Cấu trúcthủ pháp: Các kỹ thuật của trường ca chuẩn tắc (chương/khúc/đoạn, pha trộn thể loại, đa ngữ điệu, cân bằng các giá trị đối lập…) không là thuận tiện cho Nguyễn Quang Thiều. Nếu “mang trường ca đi thi”, chắc anh sẽ bị loại ngay ở vòng sơ khảo bởi cách nhìn truyền thống. Không kể ba tác phẩm chúng tôi chưa có dịp đọc (Những người lính của làng; Bí ẩn thành Cổ Loa Bi ca về một thị xã bị mất tích), chỉ trừ Lò mổ là sự phân chương, hồi, đoạn có ý nghĩa, còn các bài thơ dàitrường ca khác đều theo cấu trúc phi tuyến tính về không gian, thời giantình tiết. Ở các bài có số thứ tự cũng là để… dễ nhìn. Với bài Mười một khúc cảm, nếu có đọc lộn xộn thứ tự, chắc cũng không ảnh hưởng lắm. Hồi tưởng là bài duy nhất có ràng buộc thứ tự theo mười hai tháng trong một năm: kỹ thuật “dàn giáo xây nhà cao tầng” này cũng quen với nhiều tác giả khác như là mốc hình thức mà nội dung trong từng đoạn dù có liên hệ với tháng chủ đề chỉ để tượng trưng cho một hay nhiều cảm xúc. Thậm chí, không ít tác giả đã lắp ghép các bài thơ lẻ để thành trường ca loại này. Với trường ca hiện đại, kỹ thuật văn bản chỉ là kỹ thuật. Nó không mang hồn vía tác phẩm như ở trường ca cổ điển, nơi mà hình thức tự sự đòi hỏi một cốt truyện. Nguyễn Quang Thiều hiểu rõ, anh dựng tác phẩm lỏng đến mức cho phép tung tăng cảm giácý thức bằng nguồn hình ảnh bất tận. Là tác giả trường ca hiện đại, anh khước từ gay gắt với các nội dung cốt truyện. Hồi tưởng là một trường ca thành đạt trên nghĩa đó.
Ngôn ngữ thể loại: Chúng ta lại “Come back to Sorrento” cùng tác giả  có “ngôi nhà hữu thể” là ngôn ngữ hình tượng. Làm nên hai Nguyễn Quang Thiều: một trong thơ, một trong trường ca. Nếu phải gọi một, thì chỉ Nguyễn-Quang-Thiều-trường-ca mới dung chứa hếthiệu quả nguồn hình ảnh phong lưu, dù rất rối bời. Với thơ Thanh Tâm Tuyền đó là xáo trộn ngôn ngữ”, vì thi sĩ không làm trường ca đó thôi. Chảy. Chảy như sông. Đổ. Đổ như mưa. Đó mới là trường ca. Tác giả không tài nào xáo trộn nổi. Đó là bàn tay của trời. Sự đơn điệu trong thơ nay tràn đến trường ca vì Nguyễn Quang Thiều chỉ dùng cách kể bằng cách cảmcách liên tưởng. Không trần thuậtmô tả. Ít đối thoại (có thì thường là đối thoại ảo)hiếm lý luận.
Ý thức thẩm mỹ [38]: Tác giả làm tốt việc dung hòa các mặt đối lập như là thủ pháp của trường ca cổ điển, mà chưa đảo vai các mặt đối lập trong trường ca (hậu) hiện đại, ở ngay cả Lò mổ - một trường ca hậu hiện đại rất đạt. Cái tầm thường vẫn tầm thường, cái phi thường mãi phi thường. Muốn tầm thường hóa cái phi thường, hoặc ngược lại, không gì bằng giễu nhại, biếm hài pha hùng biện, phản biện là những chất giọng không quen ở Nguyễn Quang Thiều. Về gốc gác, chất Hài vốn cùng chất Hùngchất Bi làm nên sự Cao cả, nhưng ở cách thể hiện, trường ca Việt Nam nói riêng,của thế giới nói chung, dễ mạnh ở Hùngda diết cùng Bi. Tam giác mỹ học Nguyễn Quang Thiều lệch về Bi, thê thiết lạ lùng, nên nhiều phần xa cách hiện thực.
Trước khi kết thúc tham luận, chúng ta ngừng lâu ở tác phẩm hậu hiện đại thành công nhấtcũng là trường ca đồ sộkỳ khu nhất của tác giả: Lò mổ [39]. Với sáng tác kỳ khôi về nghệ thuậtđau đớn nỗi nhân sinh, Nguyễn Quang Thiều chính thức gia nhập “cái bang” trường ca hậu hiện đại sau hai năm đăng trên mạng đã trở thành một trong ba “bang chủ” tham giao nội dung của một luận văn tiến sĩ (Xem Phụ lục, trích dẫn Diêu Lan Phương). Đây có thể là sự quan tâm đầu tiên của giới nghiên cứu khoa bảng - hàn lâm về các sáng tạo trong thơ hậu hiện đại Việt từng có mặt trên các trang mạng như một phân nhánh rõ rệtnghiêm chỉnh trong văn học Việt đương đại [40].
Các điểm yếu của tác giả với thơ ngắn hậu hiện đại (Phần IV.4.) được khỏa lấp trong nhiều thế mạnh khi mà trường ca là thể loại hào phóng với cải cách mọi mặt, dù khuynh hướng nào. Hầu hết các yêu cầu thi pháptâm thức sáng tác hậu hiện đại [41] đều có trong Lò mổ.
Có nội dung ý nghĩa chính nhưng không trung tâm chủ đề, tính đại tự sự không quá lộ: “Tôi bắt đầu viết Lò Mổ cách đây 4 năm. Viết về một hiện thực. Đó là hiện thực của cái lò mổ bò ngoại ô thị xã của tôi. Hiện thực cái lò mổ bò này mang tôi đến một hiện thực khác đau đớnkinh hãi hơn.” (Lời tự bạch; Tài liệu đã dẫn Chú thích 39)
Lần đầu tiên trong thơcả trong trường ca, tác giả trở về với đời thường, cận cảnh thực tế ở các chi tiết phũ phàng nhất của các thân phận không may khi làm người trong thời đại này:
Đêm đêm chàng dời thành phố để tận mắt nhìn thấy dãy lò mổ trên cánh đồng ngoại ô.
Chàng thèm khát nhìn những con bò ngủ đứng trong góc sân phủ đen bởi bầy ruồi, được đánh số thứ tự cho cái chết.
Chàng muốn ngắm thật lâu những búa, những dao, những cọc gỗdây trói.
Chàng muốn tin rằng đã có những khoảng khắc đầu chàng nung chảy bởi tiếng rốngmáu xối.
Chàng muốn được khóc, được thét vang sau những nhát búa.
Chàng muốn được ngủ bên những con bò phả hơi nóng hơn cả một đêm mùa hạ tồi tệ.
Chàng muốn nhìn sát mặt cô gái mười sáu tuổi bị hiếp dâm trên những tấm da bò mới lột.
Thân thể trắng như ngọc của nàng đầm đìa máu những con bò bị giết.
Nhưng máu trinh tiết của nàng bị cưỡng bức nhuộm đỏ cơn mơ chàng.
Chàng muốn đến để tin rằng chàng chưa bao giờ nghe thấy những con bò nói với chàng bằng ngôn ngữ xứ sở: Xin cám ơn chàng trai.
(Lò mổ)
Hình thức pha trộn, chất văn xuôichất thơ có thể ăn nằm khi hứng; không câu nệ bất kỳ hình thức, thể loại nào từ cổ điển tới tân kỳ, “có tiểu luận, có công văn, có giấy khai sinh, có kịch, có đối thoại, có các sách biên tập”: “Câu chuyện về cái lò mổ mà tôi kể có thể không phải là thơ, không phải là văn xuôi… Nghĩa là một sự xác định một thể loại văn học nào đó chẳng còn ý nghĩa gì với tôi cả.” (Lời tự bạch)
Tính trò chơi, kỹ thuật phân mảnh từ hình thể đến chủ điểm, khiến người đọc không coi trường ca là một tác phẩm độc lập mà chỉ là một “mảnh” của một “mảng” nào đó trong kinh nghiệm văn chương, văn hóa hay xã hội, nhất là trong sự vươn lên khỏi cái bất-hạnh-làm-người của mình: “Đời sống chúng ta đang sống có thực sự là một đời sống không? Đấy là câu hỏi đau đớn nhất nhưng chứa đựng khát vọng mãnh liệt về Tự do của nhân vật chính trong Lò Mổnó vẫn vang lên trong từng ống máu của tôi như tiếng rống những con bò bị đập búabị chọc tiết.” (Lời tự bạch)
Tính truyện không cần chặt, tính chuyện như lấy lệ; cấu trúc hờ, chương hồi không là trọng; liên văn bản như cú nhảy dù; tu từphi tu từ có thể làm bạn, các thủ thuật cắt dán, nhại nhái ăn nhậu cùng khẩu ngữ; có những phân mảnh không mang ý nghĩa; trong một trường ca không có cấu trúc nhất quán:
Hãy hỏi Nguyễn Tấn Việt, hỏi Lương Tử Đức, hỏi Nguyễn Quyến, hỏi Dương Kiều Minh, hỏi Lê Thiết Cương, hỏi Đào Hải Phong, hỏi Mai Văn Phấn, hỏi Hàn Thuỷ Giang, hỏi Thành Chương, hỏi Hoàng Ngọc-Tuấn, hỏi Nguyễn Hưng Quốc, hỏi Nguyễn Hoàng Tranh, hỏi Hoàng Phượng Vỹ, hỏi Charles Simic, hỏi Kevin Bowen, hỏi Bruce Weigl, hỏi Đông La…(bỏ dở).
(Lò mổ)
Về loại hình, Lò mổ là trường ca phi chuẩn mực về nội dung lẫn kết cấu mà một số tác giả khác cũng đãđang làm,dù sao cũng là thơ-đọc-được qua hai biểu hiện kinh điển: Ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn tắc, không là các ký hiệu bằng họa hình hay lệch chính tả (Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Dương Tường). Ý nghĩa: có nội dunghàm ý xã hội nào đó (không hư-vô-nghĩa; Nguyễn Thúy Hằng). Nói rộng, về văn học, Nguyễn Quang Thiều chưa phá thể.
Với Lò mổ, thêm một ví dụ rằng, ngay cả về lý thuyết sáng táchiệu ứng xã hội, thì điều kiện hậu hiện đại cũng không chống lại trường ca. Miễn sao trường ca giữ được yêu cầu bất biến của thể loại: tính đại tự sựniềm tin cái Cao cả. Ý niệm “trạng thái sử thi” của Hegel từ thuở khai sinh trường ca qua mỗi thời đại đã mang nhiều sắc thái khác, nhưng dòng máu đỏ Sử thi vẫn chảy, chảy suốt trong thể loại “khủng long” của ngôn ngữ văn học: Trường ca!
ĐỖ QUYÊN

No comments:

Post a Comment