Trang

Tuesday, August 28, 2012

NGUYỄN HIẾU CÓ THỂ BỊ… SỨT LƯỠI KHI NGỬA CỔ CHỬI THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU, MAI VĂN PHẤN VÀ ĐỖ DOÃN PHƯƠNG !?

Tôi viết bài này đã lâu, cũng chẳng muốn đăng làm gì vì thiết nghĩ dù sao tôi cũng nghĩ đến cái tình anh em. Nhưng khổ một nỗi có thể do trình độ tôi có hạn nên tôi không hiểu vì sao Hội Nhà văn lại tán tụng thứ thơ “lai căng như kiểu người nước ngoài nói tiếng Việt không sõi”, làm hỏng thẩm mỹ của người đọc thơ, làm băng hoại ngôn ngữ Việt Nam muôn ngàn yêu quí của chúng ta, nên sau đôi hồi nghĩ ngợi, tôi quyết định cho Bà Đầm xòe công bố bài viết này. Có thể đúng, có thể sai về những ý kiến của tôi, rất mong anh em  xa gần góp ý, dậy bảo. Vẫn biết là một hội viên Hội Nhà văn, bài viết này sẽ có thể ít nhiều làm một số vị lãnh đạo hội không hài lòng. Nhưng vì tồn vong của thi ca, sự trong sáng của tiếng Việt, tôi quyết định cho đăng. Cám ơn những ai đọc bài này.

LẠM PHÁT THƠ VÀ CỐ TRAO GIẢI THƯỞNG CHO THƠ
 Vì sao thơ bung ra đến độ lạm phát?
Có một mệnh đề trong lí luận kinh điển theo chủ nghĩa đang bao trùm lên thể chế  này mà bất kì một ông cán bộ nào có chút địa vị của xã hội ta mặc dù chả biết gì về triết học, kinh tế học nhưng rất thích nhắc đến đó là “hạ tấng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”- Diễn nôm ra, tức là cơ sở vật chất tác động quan trọng đến suy nghĩ, tư duy. Chả biết câu này đúng sai thế nào nhưng nhìn vào sự phát triển thơ đối chiếu với nền kinh tế nứơc ta thì quả là như vậy. Gần chục năm nay nưóc ta đi vào cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy biểu hiện qua chỉ số lạm phát kỉ lục. Chưa đầy một thập kỉ mà giá trị đồng tiền giảm tới hơn mười lần khiến giá cả tăng vọt, dân tình điêu đứng. Vậy mà trong thời gian này, thơ – một thứ sản phẩm trí tuệ ra đời từ những bộ óc siêu việt trong thời thịnh trị, dân an quốc vượng thì trong thời lạm phát mọi mặt của nước ta, thơ bỗng nhiên trở thành sản phẩm gia tăng vùn vụt của đủ hạng người, trong đó có thứ người no cơm ấm cật đang cần một cái danh mang tính hào hoa, phong nhã. Vì lẽ đó thơ cũng theo kinh tế mà rơi vào tình trạng lạm phát ghê gớm.
Ngoài nguyên nhân do ham muốn của số người thích mua danh ba vạn thì còn thêm hàng loạt nguyên nhân khiến sự lạm phát thơ ngày càng mạnh mẽ. Thứ ngưòi gọi là “nhà thơ”sinh sôi nhanh hơn cả chuột – giống động vật đẻ vô tội vạ – đến độ có người đã báo động cầm một hòn sỏi ném vu vơ ra ngoài đường thì thể nào cũng trúng một nhà thơ. Sự lạm phát này đã làm thơ, một thể loại cao quí, bị tầm thường hóa đến độ không ít người phát sợ.
Có người khi vui miệng đã đề nghị nên thành lập một trại “cai nghiện thơ”, và trước cửa nhà người,  không muốn bị làm phiền vì thơ ca, đã để tấm biển “đề nghị để giầy, dép và thơ ở ngoài”.
Nguyên nhân thứ hai khiến thơ trở thành lạm phát phải kể đến là đặc trưng ngôn ngữ xứ ta dễ bắt vận, dễ nói thành vần – không phải ngẫu nhiên những kẻ tâm thần, đầu óc không bình thường hay nói vần, thích đọc vè là vì vậy.
Một tác động làm thơ tăng như một đại nạn là cơ chế bỏ tiền ra in thơ. Thời mọi sự còn tử tế để in một tập thơ thì chí ít phải là nhà thơ đàng hoàng có môn bài, có danh là Hội viên Hội Nhà văn. Nay thì bất kì một vị nào có tiền khi đã no chán mọi thứ chơi vật chất như chó cảnh, chìm muông …lại có đôi chút khả năng biết bắt vần viết ra những câu có đôi chút nhịp điệu là loay hoay thế nào cũng chôm một ít tiền vợ mang đến các nhà xuất bản xin giấy phép in thơ mình. Ông nào rủng rỉnh tài chính còn thuê một vài cây bút đôi chút có danh để viết bài giới thiệu. Và, nếu chỉ căn cứ vào những bài tựa các tập thơ này thì dân An nam ta sẽ hí hửng tưởng xứ ta đang được ông Hoàng Mười phù hộ nên mới mọc ra nhiều đệ tử của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm , Puskin, Gớt đến thế.
Trong sự cấp giấy phép in thơ này thì Nhà xuất bản Hội Nhà văn – một nhà xuất bản có một thời danh giá nay trở thành một tổ hợp thủ công chuyên cấp giấy phép để in thơ.
Một nguyên nhân nữa để thơ bung ra như mối gặp trời mưa là hai ông chánh, phó chủ tịch, ông Trưởng ban Tổ chức Hội Nhà văn đều là nhà thơ.
Ông chủ tịch Hội thì với thơ ai cũng đều có câu khen rất tài hoa trong ngôn từ, mặc dù hình như ông chẳng đọc thơ của ai bao giờ, trừ những tập ông được mời viết lời tựa.
Câu bình cửa miệng của ông mỗi khi nói về thơ ai cũng hao hao như nhau “Nhan sắc lắm, lay động lắm”.
Làm thơ và đựơc gọi là nhà thơ trong thời lạm phát dễ như thế nên người ta đổ xô làm những thứ gọi là thơ. Viết một truyện ngắn, một vở kịch và cao hơn cả là một tiểu thuyết thì cực khó, còn để đẻ ra một bài văn vần gọi là thơ thì quá dễ. Vì vậy thơ bung ra nhan nhản, từ ông thứ trưởng đương chức đến các sinh hoạt hội người cao tuổi, đều ngày ngày cặm cụi gò lưng làm thơ để hi vọng đựơc gọi và đựơc tự phong là nhà thơ.
Thơ lạm phát kéo theo sự gia tăng khủng khiếp một thứ, đó là ngưòi đựơc gọi là nhà thơ. Vì nhà thơ có vai vế trong hội nghề như vậy nên những đợt kết nạp và những giải thưỏng hàng năm đầu nghiêng về ngưòi làm thơ và thơ.
Với tình trạng này, danh hiệu và giải thưởng một thời cao quí là Hội viên , giải thưỏng Hội Nhà văn Việt Nam bỗng bị hạ thấp rất nhiều, nếu không muốn nói là rẻ rúng khi chỉ cần có trong tay hai ba tập thơ tự in, chất lượng nhàng nhàng, nhưng được sự chiếu cố của ông trưỏng ban, ông Chủ tịch hội thì sớm muộn sẽ được vào hội.
Còn giải thưỏng thì thật tuỳ hứng, nếu không muốn nói là giải thưỏng này đã được chỉ đạo theo kiểu chỉ định thầu trong kinh tế.
Tôi không tin dư luận cho rằng, vì yếu tố kinh tế nên năm nào Hội Nhà văn cũng kết nạp hàng đống các vị làm thơ chỉ ở trình độ nghiệp dư vào hội viên.
Nếu đây là sự thật thì nó có khác gì sự mua quan bán tước đang hoành hành ở nứơc ta.
Và như để chứng minh cho sự đúng đắn trong chiến lược phát triển hội viên Hội viên Hội Nhà văn Việt Nâm nên trên dưói một thập niên vừa qua, giải thưởng hàng năm, nhiều tập thơ xoàng xoàng đựơc các vị có chức quyền trong Hội Nhà văn để mắt tới, đã trúng giải.
Hiện trạng này đến năm 2011 vừa qua đã trở thành điển hình.
Ngoài hai tác phẩm cũng chẳng lấy gì làm đặc sắc lắm của hai ông Ủy viên Ban chấp hành thì có không ít các tập thơ của đám viết thơ trẻ.
Về thơ trẻ tôi xin mượn cách đánh giá của nhạc sĩ Văn Dung khi nói đến nhạc trẻ “đó là kiểu thơ chỉ để ý đến hình dáng, điệu bộ. trang phục mà quên đi nội dung, chất giọng”.
 Cũng trong động tác để nhấn thêm sự khẳng định đúng đắn trong sự phát triển hội viên, sự phát triển đáng tự hào của phong trào thơ nước nhà của các vị lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, ngưòi ta đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo để tôn vinh một vài nhà thơ, xem như một biểu tượng, một thứ “đề can” cho hiện trạng thơ phát triển ầm ĩ đến lạm phát như hiện nay (sự hội thảo này có lẽ chỉ đúng nhất khi nói đến thơ của Đồng Đức Bốn- một tài năng vượt trội trong thể thể lục bát đặc sản của thi ca Việt Nam).
Thử bàn về cái gọi là hiện tượng thơ Mai Văn Phấn .
Như trên tôi đã nói, số lượng các tập thơ ra đời hàng năm, từ khi có cơ chế tự in cùng với sự dễ dãi, mất công bằng trong việc kết nạp người làm thơ vào Hội Nhà văn thì hàng năm cả nứơc ta không dưới hai, ba ngìn tập thơ được xuất bản, và mỗi năm có hàng nghìn người tham gia vào đội ngũ làm thơ (đọc thơ dễ hơn đọc văn (vì nó phù hợp với sự lười đọc đang bao phủ toàn bộ nền văn hoá đọc của xứ ta). Vì thế, người ta không lấy làm lạ khi Nhà văn Tuyết Sương TPHồ Chí Minh, tác giả 5 cuốn tiểu thuyết trong đó có cuốn “Cô y tá nhỏ” khá nổi tiếng, rồi nhà văn Trần Chiến, tác giả cuốn tiểu thuyết vào hàng xuất sắc bao năm vẫn không được các vị trong Ban chấp hành để mắt tới).
Không gì dễ hơn khi tự tạo lập cho mình danh hiệu nhà thơ. Tôi biết có một người không hề có chút thiên bẩm nào trong sáng tác văn nghệ, nhưng có thể cho ra đời mọi tác phẩm đủ mọi thể loại: cầm kì, thi, họa, trừ tiểu thuyết.
Thời buổi thưong mại này,l khi người ta có tiền thì muốn thành nhà gì cũng được, trừ thành một tiểu thuyết gia, huống hồ làm một nhà thơ.
Trên số lượng về thơ và nhà thơ mà hai ông nhà thơ chánh phó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã cố tạo ra vài cái đỉnh khẳng định sự thắng lợi của sự bội thu thơ. Sự biểu dương và tôn vinh cố ý thơ Mai Văn Phấn là một trường hợp như thế.
Phải công nhận về mặt phương pháp luận thì Mai Văn Phấn tỏ ra khôn ngoan khi chọn một kiểu thơ “không phải là thơ”, một thứ văn xuôi cắt ngắn, một cách viết giống hệt bản dịch ra tiếng Việt từ tiếng nứơc ngoài của người đang ở độ tuổi trí tuệ còn chưa lú lẫn. Trong khi hầu hết những người viết thơ đang sáng tác theokiểu cú pháp, hình thức thơ cũ kĩ, mà trong chiều sâu của tâm hồn và nhận thức của họ, cũng thấy không mấy hấp dẫn thì Mai Văn Phấn quả là khôn ngoan đi theo một lối đi tưởng như mới trong làng thơ ta hiện nay.
Nhưng đọc kĩ một chút thì thơ Mai Văn Phấn là sự lặp lại hiện tượng giống như thơ của Nguyễn Quang Thiều cách đây trên dưới hai mươi năm. Hồi đó Nguyễn Quang Thiều đang sung sức, cũng bắt đầu nhàm chán cáí lối thơ và tư duy thơ cổ lỗ của các bậc đàn anh đi trứơc, lại sẵn có khả năng ngoại ngữ nên Thiều đã chọn con đưòng mô phỏng thơ nứơc ngoài, chủ yếu là thơ tiếng Anh mà ít nhiều tôi nhìn thấy tựa tựa cách viết theo những bài thơ lừng lẫy trong tập lá cỏ của Witman.
Thơ Thiều thủa sung sức giống hệt như những bản dịch từ thơ nứơc ngoài.
Cũng xin nói thêm khi Nguyễn Quang Thiều làm những bài thơ này, cũng là lúc nền văn chương nước ta đã bắt đầu đổi mới. Các cây bút đã chán ngấy một kiểu văn chương minh hoạ, những câu thơ cũ kĩ nặng chất truyền thông, thì Thiều quả là khôn ngoan khi đem đến cách viết mới mà thực ra là sự mô phỏng lối nghĩ, lối cấu trúc của thơ nứớc ngoài.
Thời đầu đổi mới đó văn xuôi còn để lại Nguyễn Huy Thiệp trong sự phá phách lật đổ các thần tượng, giải thiêng những điều húy, kị;  còn trong thơ thì ồn lên sự làm mới của thơ Thiều .
Tôi chỉ hơi lạ, trong văn xuôi, Thiều có những cách viết có cảm hứng hướng về làng quê thôn giã (tiêu biểu là truyện ngắn “‘mùa hoa cải bên sông”), thì trong thơ Thiều “sự cách tân” lại hướng ngoại mà thực chất là sự mô phỏng thơ nước ngoài.
Hơn hai hai mươi năm sau, Mai Văn Phấn lại rập lại cách đi đó của đàn anh.
Điều này cắt nghĩa, vì sao hai ông nhà thơ chức dịch của Hội Nhà văn bỗng nhiên lại tán tụng thơ Mai Văn Phấn và kéo theo hàng đống các vị, một là theo voi ăn bã mía, hai là sợ mình bị đánh giá là ngu dốt khi không tán dưong thơ Mai Văn Phấn theo kiểu Trạng Quỳnh đã từng diễu “địt mẹ thằng nào bảo thằng nào”.
Ngôn ngữ, tư duy của ngưòi Việt ta khác hẳn ngôn ngữ, cách tư duy của người nứơc ngoài. Vậy mà, Nguyễn Quang Thiều và nay Mai Văn Phấn lại tung ra những đoạn chữ mà ngưòi ta gọi là thơ cùng những suy nghĩ gần như rập lại cách nói, cách tư duy của ngưòi nước ngoài, cụ thể là tư duy của dân đất mới châu Mỹ. Trong suy nghĩ người Việt rất kiêng kị khi nói về quạ (theo quan điểm cổ xưa đó là loài chim chuyên mang điều gở ), nay Mai Văn Phấn lại mô phỏng cách nghĩ nứơc ngoài, cũng nói về con quạ với những câu gọi là thơ, giống như thơ dịch, với kiểu tư duy và cách đặt câu xa lạ với ngôn ngữ, cách tư duy truỳên thống của người đọc xứ ta
“Con cá nhẩy vào đám mây tự vẫn”-  Biến tấu con quạ.
Rồi lảm nhảm, loằng ngoàng nói về mái nhà như một người ngớ ngẩn đang học nói tiếng Việt:
Thùng rác quay mắc phải khung ảnh, quạt trần, dây điện thoại. Chiếc quần lót mặc kẹt giữa tủ bát đĩa và máy tập thể hình. Chổi cùn, bình diệt muỗi, đĩa CD chui vào tủ lạnh …- Chạy theo mái nhà.
Trời ạ! Thế mà ngưòi ta dám gọi là thơ thì thật là liều.
Tôi còn nhớ Chế Lan Viên đã từng có ý định cách tân hình thức thơ bằng kéo dài câu thơ một cách bất thường. Dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Đọc lại bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân này của ông là bài : những cành phong lan bể:
“ xanh biếc mùa thu bể như hàng nghìn mùa thu còn tâm hồn nằm đọng lại/ Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh thôi không trở lại làm trời/ Nếu núi làm con trai thì bể là mùa thu đã biến thành con gái , mỗi đêm ngày da thịt sóng sinh sôi”.
Ta vẫn thấy một cách nghĩ Việt Nam, những âm điệu của ngôn ngữ Việt cực kì thơ ẩn dấu trong hình thức văn xuôi mang đặc trưng mà chỉ có thơ mới có.
Còn đọc thơ Mai Văn Phấn chỉ thấy những câu văn không ra văn, thơ không ra thơ, mang đủ thứ suy nghĩ vớ vẩn, theo kiểu bạ đâu nói đó. Tối nghĩa và hạ thấp rất nhiều, chẳng những thể loại thơ, mà còn làm mất đi vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
Tôi nhớ trong làng thơ xứ ta hiện nay, không ít vị làm thơ muốn đổi mới sự thể hiện thơ. Điều này là một yêu cầu chính đáng, cần khuyến khích. Nếu Lê Đạt muốn cách tân bằng sự đảo lộn cú pháp, trật tự ngữ pháp để tạo ra sắc thái mới của thơ, Lê Huy Quang cũng đi theo hứơng này và cũng có ít nhiều thành công, hay Nguyễn Đình Chính cách tân bằng đưa ngôn từ trầm tục vào thơ ..
Nhưng, dù tôi không tán thành việc dung tục hoá trong thơ Chính, nhưng vẫn phải công nhận NguyễnĐình Chính, ngoài tư cách là một tiểu thuyết gia ưa tìm tòi, thì ông là một nhà thơ đầy nội lực thi ca. Nội lực này lại càng đựơc đẩy lên khi chất công dân của ông được thể hiện một cách dữ dội và bản lĩnh trong những câu thơ muốn phá bung khuôn khổ …
Hoặc ca từ trong những ca khúc tài danh của Trịnh Công Sơn. Trong những ca từ mang nặng chất thơ của Trịnh Công Sơn, nếu tách ra từng dòng hay để hiểu trực diện nghĩa thì thật khó, nhưng ở những ca từ đó tràn ngập sự hư ảo, lung linh, cao siêu của triết ly thiền, nên tạo ra quá nhiều tầng nghĩa mà ngưòi đọc chỉ cảm chứ không thể diễn thành lời một cách rành mạch.
Trở lại thơ Mai Văn Phấn. Để chứng minh thơ Mai Văn Phấn là hiện tượng đổi mới thơ ca, Hội Nhà văn không ngần ngại tiến hành một loạt hoạt động để ghi nhận hiện tượng này. Làm hội thảo, rồi trao giải thưởng cho Mai Văn Phấn và trao giải cho các cây bút trẻ có lối viết hao hao như Mai Văn Phấn, là Đỗ Dõan Phương.
Xin đọc mấy câu mà ngưòi ta cố gọi là thơ của cây bút trẻ này:
“Bây giờ là quãng đường dài nhất/ mọi ngưòi giúp cô tiền đò, tiền đường/ và bắc những cây cầu bằng vải đỏ / hát những câu an ủi dặn dò…/ khắc ghi vào đầu khuôn mặt già nua của cô để từ nay nhớ hoặc sợ - Thăm vườn nhà cũ.
Kì quặc thật. Thế này mà người ta gọi là thơ thì tôi nghĩ, một là ngưòi đó bị nhiễm sự lai căng dở dang của kẻ quá yêu tiếng nứơc ngoài chê bai tiếng mẹ đẻ, hai là cái đầu đó có vấn đề về tâm thần.
Tôi có cảm thấy một chu kì đã thành qui luật là mỗi khi ngưòi ta tôn vinh thứ thơ lai căng này thì cũng là lúc các nhà thơ của ta đang đi vào bế tắc, cả trong tư tưởng và cách biểu hiện.
Thơ Mai Văn Phấn và một số tập thơ nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2011 không chỉ là những ví dụ cho sự bế tắc mà còn vô tình tạo ra một thứ sai lầm khi làm hỏng thẩm mỹ về thơ của ngưòi đọc Việt nam, làm rối ngôn ngữ nước ta, trong khi đáng ra với chức phận nhà thơ phải làm cho ngôn ngữ này ngày càng đẹp hơn,dân tộc hơn và trong sáng hơn.
Khi viết đến thơ Mai Văn Phấn tự nhiên tôi lại nghĩ đến đề xuất thu phí phượng tiện giao thông cá nhân của ông Bộ trưởng Bộ GTVT- Đinh La Thăng: vô lý, cửa quyền, tai hại cho đời sống của ngưòi dân. Nó cũng hao hao giống Hội Nhà văn cố trao giải cho những tập thơ này, như là sự cưỡng ép thiên hạ phải công nhận thơ lai căng như thơ của Mai Văn Phấn và một số nhà thơ trẻ như là thành tựu của nền thơ Việt Nam đưong đại. Buồn thay!
Quỳnh mai 6/4/2012
NGUYỄN HIẾU (ĐT: 091 35 35 270)
Nguồn: Bà Đầm Xòe

Monday, August 27, 2012

NHÀ VĂN NGUYỄN HÒA ĐÃ LIẾC BÚA PHÊ BÌNH XẺO CÁI LƯỠI HUẾNH HOÁNG CỦA “NỰC SĨ VĂN ĐÀN” NGUYỄN HIẾU NHƯ THẾ NÀO?

Tôi đoán chắc, do không được trang bị các tri thức tối thiểu về lịch sử văn học và lịch sử phê bình văn học nên Nguyễn Hiếu đã viết "văng mạng", song lại tỏ ra khệnh khạng, uyên thâm bằng cách khoác cho sự "văng mạng" cái lốt "nói cho có vẻ lý luận một chút". Than ôi, trong khoa học làm gì có cái món "lý luận" như ông đã viết. Rất mong Nguyễn Hiếu giới thiệu cho người đọc được biết phê bình văn học ở "thời cổ Hila" vuông tròn như thế nào, thành tựu của nó ra sao, ngõ hầu bổ sung vào vốn liếng "tri thức què quặt, sự yếu kém về hiểu biết" của các nhà phê bình như ông đã nhận xét (!). Nói vậy thôi, tôi tin đây là một yêu cầu quá cao, nói cách khác, là một thách thức mà Nguyễn Hiếu không thể vượt qua!”

Phê bình “Sự phê bình có tính văng mạng”!
Lý luận - phê bình văn chương ở Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng, nhận xét ấy không phải là xa lạ với các tác giả quan tâm tới vấn đề và cố gắng đi tìm giải pháp. Về phần mình, tôi luôn ủng hộ các ý kiến sâu sắc, có tính phát hiện, có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và thiện chí, đồng thời sẵn sàng bác bỏ những ý kiến mà không rõ từ động cơ nào đã đề cập tới lý luận - phê bình từ sự thiếu vắng tri thức, từ thái độ thiếu khách quan và thiếu công bằng (?). Nguyễn Hiếu đã công bố một văn bản như vậy trên báo Người Hà Nội, và không có cách nào khác, trong khi các nhà lý luận - phê bình tỏ ra không quan tâm thì tôi nghĩ mình có trách nhiệm phải trả lời, với mục đích không để các ý kiến “văng mạng” làm nhiễu loạn sự tiếp nhận của những ai đã đọc bài viết của Nguyễn Hiếu.
Vào lúc phê bình văn học nước nhà lâm vào "cơn bĩ cực", xem ra không chỉ có người trong nghề mới quan tâm, trăn trở, mà "cơn bĩ cực" ấy cũng trở thành miếng "mồi ngon" cho một số người đay nghiến, xỉ vả. Dường như lâu nay xu hướng "xã hội hóa phê bình" đã tạo ra tiền đề cho một số quan niệm thô thiển về phê bình có điều kiện hoành hành, bởi đọc trên báo chí, dễ nhận thấy có hai xu hướng khác biệt: nếu các nhà lý luận - nghiên cứu - phê bình văn học yêu nghề, tỉnh táo và cầu thị đang cố gắng hợp sức cùng nhau đi tìm nguồn cơn của tình trạng, đặng tháo gỡ và vượt thoát khỏi sự trì trệ; thì vài ba cây bút vốn xưa nay chưa viết nổi một bài phê bình nào cho "ra hồn", thậm chí không biết phê bình văn chương là "cái món" gì, cũng liều mình xông ra làm nhiễu loạn văn đàn bằng cách công bố những "bài phê bình cà cộ", rồi cao giọng dạy bảo các nhà phê bình phải như thế này, phải như thế kia qua những lời lẽ "đao to búa lớn" nhưng hỗng huễnh về tri thức và cách thức tư duy.
Năm ngoái, trên báo Sức khỏe & Đời sống, sau khi phát huy trí tưởng tượng để hình dung ra mối quan hệ giữa các nhà phê bình với loài khủng long - động vật thời tiền sử, Lâm Quang Ngọc công bố bài viết mang tiêu đề rất hoành tráng Câu chuyện về loài khủng long và các nhà phê bình (Sức khỏe & Đời sống số 1406, ra ngày 12.7.2003) và ông lập tức nhận được những góp ý, mà nếu tôi là Lâm Quang Ngọc, thì sẽ "cạch" đến già, không bao giờ còn ngó nghiêng tới phê bình. Vậy nhưng "bài học nhỡn tiền" đó vẫn chưa làm những cây bút cùng trường phái với Lâm Quang Ngọc tự thấy e ngại, họ tiếp tục lao ra "trận tiền", mà điển hình và gần đây nhất là tiểu luận Phê bình sự phê bình có tính phê bình đăng trên Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số 24, ngày 23-12-2004) và được eVan đăng lại ngày 28-12-2004.
1. Về nguyên tắc, "phê bình" là quyền của mọi xã hội, của mọi con người lành mạnh và có ý thức nghiêm túc đối với phát triển. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, để "phê bình" thật sự hiệu quả thì về tri thức, vấn đề quan thiết hàng đầu là người tiến hành phê bình phải thấu triệt những tri thức tối thiểu, cơ bản về đối tượng muốn phê bình, còn về phương pháp luận, người đó phải lựa chọn góc nhìn khách quan và toàn diện, không để bị chi phối bởi thói chủ quan, cảm tính... Đấy là mới nói đến sự "phê bình", còn một khi đã cầm bút để "phê bình sự phê bình" thì tầm mức các yêu cầu còn cao hơn nhiều. Nghĩa là về chuyên môn học thuật, không phải bất cứ người nào cũng có thể "phê bình sự phê bình". Từ cách đặt vấn đề ấy, xem ra Phê bình sự phê bình có tính phê bình của Nguyễn Hiếu chỉ là sản phẩm của lối "phê bình văng mạng" mà một cây bút ý thức được giới hạn nghề nghiệp của mình sẽ không bao giờ nghĩ tới việc "chiềng làng".
Nhưng tiếc thay, ý thức được giới hạn nghề nghiệp của mình vốn là điều không dễ thực hiện với những người mà thói tự thị đã lấn át sự tỉnh táo. Để đi tới một nhận xét hết sức tự tin rằng: "Trong sự có học của đa số các nhà phê bình của ta đã ẩn chứa nhiều sự khập khiễng... Tri thức què quặt, sự yếu kém về hiểu biết, sự ngại đọc đã tước bỏ khá nhiều vũ khí của các nhà phê bình văn học hiện nay ở ta...", Nguyễn Hiếu đã "trình diễn" sự am hiểu về phê bình văn chương và lịch sử phê bình văn chương của ông như sau: "Từ thời thượng cổ cho đến nay, hay nói cho có vẻ lý luận một chút thì từ thời cổ Hila cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI này và có lẽ mãi mãi mai sau bất kỳ một nền văn học nào cũng gắn liền với một nền phê bình...". Chỉ qua một câu văn xác quyết trên đây, có thể nhận ra sự tùy tiện, liều lĩnh đến kinh ngạc của Nguyễn Hiếu. Bởi:
- Thứ nhất: Dẫu có mò mẫm đến rách nát các cuốn sách lịch sử của nhân loại từ xưa đến nay, người ta cũng không thể tìm ra một giai đoạn lịch sử nào có tên gọi là "thời cổ Hila". Trong lịch sử văn hóa - văn minh nhân loại, có một thời kỳ được định danh là "văn minh Hy Lạp - La Mã" (được nhiều người viết tắt là "văn minh Hy - La" - NH) mà nội dung của nó bao hàm ý nghĩa về tính liên tục của một nền văn minh phát triển rực rỡ ở phương Tây cổ đại. Như vậy, "thời cổ Hila" theo lối viết của Nguyễn Hiếu là rất tùy tiện.
- Thứ hai: Nếu "thời cổ Hila" được Nguyễn Hiếu sử dụng để chỉ Hy Lạp - La Mã cổ đại, thì xét về thời gian lịch sử, "thời thượng cổ" không tương ứng với sự hiện diện của hai quốc gia Hy Lạp và La Mã. Và sự không tương ứng này đã cho thấy vốn liếng "tri thức" lịch sử còn rất lơ mơ của Nguyễn Hiếu.
- Thứ ba: Có thể nói Nguyễn Hiếu là người đầu tiên có gan "qua mặt" giới nghiên cứu lịch sử văn học để khẳng định từ "thời thượng cổ" nhân loại đã có văn học và văn học đó luôn gắn liền với một nền phê bình. Tôi đoán chắc, do không được trang bị các tri thức tối thiểu về lịch sử văn học và lịch sử phê bình văn học nên Nguyễn Hiếu đã viết "văng mạng", song lại tỏ ra khệnh khạng, uyên thâm bằng cách khoác cho sự "văng mạng" cái lốt "nói cho có vẻ lý luận một chút". Than ôi, trong khoa học làm gì có cái món "lý luận" như ông đã viết. Rất mong Nguyễn Hiếu giới thiệu cho người đọc được biết phê bình văn học ở "thời cổ Hila" vuông tròn như thế nào, thành tựu của nó ra sao, ngõ hầu bổ sung vào vốn liếng "tri thức què quặt, sự yếu kém về hiểu biết" của các nhà phê bình như ông đã nhận xét (!). Nói vậy thôi, tôi tin đây là một yêu cầu quá cao, nói cách khác, là một thách thức mà Nguyễn Hiếu không thể vượt qua!
2. Từ ý kiến "văng mạng" về lịch sử, Nguyễn Hiếu tiến tới trình bày sự "văng mạng" về mối quan hệ giữa văn chương và lý luận - phê bình. Ông viết tiếp: "Chính sự đa dạng, phong phú của sáng tác đã tạo ra lý luận, phê bình và ngược lại, lý luận, phê bình khi được đúc kết từ thực tế của sáng tác đã có tác động định hướng, hướng dẫn lại sáng tác và một chức năng không kém phần quan trọng nữa là chỉ đường và xác định thẩm mỹ cho độc giả trước mỗi tác phẩm".
Ý kiến của Nguyễn Hiếu, xét đến cùng chính là hệ quả của sự thiếu hụt tri thức về lịch sử lý luận - phê bình văn học nói riêng, lịch sử khoa học nói chung. Sự ra đời của lý luận - phê bình là kết quả tổng hòa của một quá trình nhận thức - tư duy hết sức quan trọng của con người đối với thực tiễn văn chương. Vì phải tới một thời kỳ lịch sử nhất định, với một trình độ tư duy nhất định, với những phương tiện vật chất của xã hội nhất định (như sự xuất hiện của ngành in và sau đó là báo chí...) thì lý luận - phê bình với tư cách là một kiểu loại hoạt động khoa học mới ra đời. Theo ý nghĩa đó, lý luận - phê bình, như quan niệm của chúng ta hôm nay, chỉ có thể xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ XVII. Còn về mặt triết học, từ quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, thì lý luận - phê bình có nguồn gốc từ thực tiễn văn chương, nhưng chính trình độ nhận thức, khả năng tư duy của con người đã xây dựng nên và quyết định phẩm chất của lý luận - phê bình chứ không phải "chính sự đa dạng, phong phú của sáng tác đã tạo ra lý luận, phê bình".
Còn mệnh đề: "lý luận, phê bình khi được đúc kết từ thực tế của sáng tác đã có tác động định hướng, hướng dẫn lại sáng tác và một chức năng không kém phần quan trọng nữa là chỉ đường và xác định thẩm mỹ cho độc giả trước mỗi tác phẩm" của Nguyễn Hiếu, có lẽ cũng đã đến lúc cần hiểu và diễn đạt cho chính xác hơn. Bởi thực tế cho thấy lý luận - phê bình chỉ có thể "góp phần" (xin nhấn mạnh - NH) định hướng và hướng dẫn đối với sáng tác, chỉ có thể "góp phần" (xin nhấn mạnh - NH) hướng dẫn người đọc chứ không "chỉ đường và xác định thẩm mỹ" như Nguyễn Hiếu quan niệm (xin nói thêm, cụm từ "xác định thẩm mỹ" là cụm tù cực kỳ tối nghĩa trong văn cảnh này!). Hiểu theo Nguyễn Hiếu, người ta sẽ dễ dàng thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn và thủ tiêu luôn cả tính độc lập tương đối trong sự cảm thụ của mỗi người đọc.
3. Nguyễn Hiếu cho rằng phê bình văn học là lĩnh vực "không cho phép một kẻ tay ngang có đôi chút ham thích và muốn lấy văn chương tô điểm cho tên tuổi của mình có thể múa may được", và từ vị trí của một "kẻ tay dọc", ông đánh giá khái quát về các thế hệ các nhà phê bình văn học Việt Nam đương đại mà càng đọc ông, càng nhận rõ sản phẩm "văng mạng" của một vị phê bình "tay dọc" có phẩm chất ra sao. Ông nhận xét: "Hầu như các vị Aristote, Kim Thánh Thán, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại (? - NH) bây giờ ở Việt Nam tuy vẫn mang danh và giữ ghế trên lĩnh địa phê bình nhưng thực tế đều buông vũ khí của mình chạy sang các lĩnh địa khác như một sự tất yếu và cũng để phù hợp với môi trường của thời buổi thương mại".
Theo nghĩa đen của đoạn văn trên, té ra Aristote, Kim Thánh Thán đều là công dân của nước Nam ta, và Hoài Thanh, Trần Thanh Mại hiện vẫn đang "mang danh và giữ ghế trên lĩnh địa phê bình nhưng thực tế đều buông vũ khí của mình chạy sang các lĩnh địa khác như một sự tất yếu và cũng để phù hợp với môi trường của thời buổi thương mại" hay sao? Hình dung ra khung cảnh Nguyễn Hiếu giao tiếp với Aristote và Kim Thánh Thán, cùng Hoài Thanh và Trần Thanh Mại ở chốn "hoàng tuyền" mà tôi hơi bị kinh hoàng (!). Thiển nghĩ, không cần tới "sự tất yếu và cũng để phù hợp với môi trường của thời buổi thương mại", các vị ấy cũng "buông vũ khí" từ đời nào đời nào, chứ đâu cần phải đến Nguyễn Hiếu thì mới phát hiện ra!
Với ánh mắt "mục hạ vô nhân", Nguyễn Hiếu liếc xéo vào thực trạng phê bình để kẻ cả đánh giá các "lớp" nhà phê bình văn học ở Việt Nam: "Lớp cỡ thầy tác giả bài viết này thì nhà phê bình tài hoa Hà Minh Đức xoay ra làm thơ và viết văn xuôi, thầy Phan Cự Đệ thì mãi quản lý một mảng văn hóa có liên quan đến nước ngoài, thầy Lê Đình Kỵ, cụ Phong Lê, Hoàng Trinh có lẽ do tuổi tác nên gần như vắng bóng... thảng hoặc các vị này có trở lại với phê bình thì một là bài viết của họ lại xoay quanh những đề tài mà các vị đã từng giảng dạy trước đây với sự kinh viện cũ kỹ của Timôfêép hoặc của nhà kinh điển Angels, Sepnưsepxki nào đó trong đấy chật cứng những câu chữ nặng chất giáo khoa đã được xếp trong bảo tàng của phê bình văn học đại loại "tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình", hay "biện chứng pháp của tâm hồn...". "Còn các nhà phê bình thế hệ thứ hai thì một là lao vào sự vụ rồi thỉnh thoảng lộ ra sự nước đôi khi dồn sức lực của mình vào các buổi hội họp của giới phê bình, rồi cho ra những bài viết nặng tính mặt trận về các vấn đề đáng ra cần sự rõ ràng, quyết liệt...". "Lớp phê bình thứ ba mới nổi tuy tuổi trẻ tài cao, học hành đầy đủ trong và ngoài nước thì đã sớm ăn phải bã dĩ hòa vi quý của lớp đàn anh cũng xếp bút đợi dịp kỷ niệm danh nhân nọ, danh nhân kia để viết những chuyên luận dài thậm thượt với sự khoe chữ, khoe kiến thức".
Các đoạn trích trên cho thấy Nguyễn Hiếu vừa thiếu khả năng xác định thế nào phê bình văn học, vừa liệt kê theo lối cảm tính chứ không tiến hành một khảo sát mang tính khoa học, và xem chừng không có nhà phê bình đương đại nào ở Việt Nam lại xứng đáng "lọt vào mắt xanh" của ông. Do thấy Nguyễn Hiếu coi Hà Minh Đức là một "nhà phê bình tài hoa", tôi lục tìm trong sách vở của Hà Minh Đức mà tuyệt nhiên không thấy chút ít "tài hoa" phê bình nào, nên đành tự hỏi liệu tiêu chí xác định sự "tài hoa" của Nguyễn Hiếu có khác người không, hay sự "tài hoa" ấy có được do Hà Minh Đức là "cỡ thầy" của ông?
Theo nhận xét của tôi, các vị như "nhà phê bình tài hoa Hà Minh Đức", "thầy Phan Cự Đệ... thầy Lê Đình Kỵ, cụ Phong Lê, Hoàng Trinh..." của Nguyễn Hiếu đã có đóng góp, đã "thành danh" trong văn học với tư cách là nhà nghiên cứu chứ không phải nhà phê bình. Cho dù các vị này có viết dăm ba bài phê bình thì tư cách "nhà phê bình" của họ cũng chưa hoàn bị. Chưa nói trong số ít ỏi các bài phê bình của họ, lại có bài chất lượng cũng không nhỉnh hơn tác phẩm của một số người viết nghiệp dư, cũng "văng mạng" ngang ngửa với Nguyễn Hiếu, như "cụ Hoàng Trinh" viết bài ca ngợi cuốn Văn luận của Tiến sĩ Đoàn Hương trên Tạp chí Văn học (số 5-2001) và kẻ viết bài này đã quyết liệt phê bình mà sau mấy năm vẫn chưa thấy "cụ" trả lời(1).
Mặt khác, ý kiến về "sự kinh viện cũ kỹ của Timôfêép hoặc của nhà kinh điển Angels, Sepnưsepxki nào đó trong đấy chật cứng những câu chữ nặng chất giáo khoa đã được xếp trong bảo tàng của phê bình văn học đại loại "tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình", hay "biện chứng pháp của tâm hồn" của Nguyễn Hiếu là không thể chấp nhận. Nó không bộc lộ tinh thần "khai phóng" mà bộc lộ thái độ phủ nhận bừa bãi, vì những vấn đề ông cho là "cũ kỹ", "đã được xếp trong bảo tàng của phê bình văn học" vẫn có giá trị của chúng, điều đáng nói là hiểu và vận dụng chúng như thế nào cho đúng đắn và thích hợp.
4. Do không nắm bắt được thế nào là phê bình văn học, song lại muốn lý giải tại sao mấy năm nay một số người sáng tác lại nhảy vào viết phê bình, Nguyễn Hiếu viết: "Không phải bỗng nhiên từ khi các nhà phê bình tự đánh mất thiên chức của mình thì không ít nhà sáng tác lại nhảy vào lĩnh địa này với sự hăng hái, bồng bột, nhiệt huyết của người nghệ sĩ và quả thật, ít nhiều họ làm khuấy trộn sự tĩnh lặng của văn học Việt Nam. Những Trần Mạnh Hảo, Thanh Thảo, ít nhiều của Trúc Thông, Nguyễn Hoàng Sơn, Phan Cung Việt, Phạm Tiến Duật...".
Xin thưa với Nguyễn Hiếu, trong thực tế, số nhà phê bình đã đánh mất "thiên chức" của họ không nhiều, và nếu ông không mắc phải căn bệnh tương tự với những người bị ông chê bai là "không chịu đọc, không chịu quán xuyến với tư chất của người quản gia, nội trợ của văn học nên các nhà phê bình của ta không nắm được chút nào các tác phẩm đương đại" thì chắc chắn ông sẽ rút lại lời chê bai đó. Tôi không dẫn ra những tác giả, những bài viết, những công trình phê bình văn học có giá trị được công bố trong hàng chục năm trở lại đây với Nguyễn Hiếu, vì tôi tin ông cũng chẳng đọc bao giờ, vì một lẽ đơn giản: nếu đã đọc, ông sẽ không hùng dũng sổ toẹt mấy thế hệ nhà phê bình như phần trên tôi đã đề cập.
Lại nữa, danh sách các nhà thơ được Nguyễn Hiếu liệt kê và cho rằng họ đã "nhảy vào" và "ít nhiều làm khuấy trộn sự tĩnh lặng của văn học Việt Nam" cũng chỉ là một danh sách "tùm lum", qua đó thể hiện ông không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa "phê bình văn học" với các phái sinh khác. Vâng, nếu như có thể coi Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoàng Sơn lâu nay có "nhảy vào" lĩnh vực phê bình, thì theo tôi, các nhà thơ Thanh Thảo, Trúc Thông, Phạm Tiến Duật, Phan Cung Việt chưa bao giờ viết phê bình. Là người theo dõi khá kỹ lưỡng và cập nhật đời sống văn chương nói chung, phê bình văn học nói riêng, tôi nhận thấy Phạm Tiến Duật chủ yếu "vừa làm vừa nghĩ" (như nhan đề cuốn sách của Phạm Tiến Duật xuất bản năm 2003 - NH) về kinh nghiệm làm thơ; Trúc Thông chủ yếu bình thơ, nhiều khi bình tán "vô thưởng vô phạt" và sinh hoạt văn học cũng không mất đi phần sinh động nếu thiếu những bài bình thơ như thế; còn coi Thanh Thảo, Phan Cung Việt cũng "ít nhiều" viết phê bình, ít nhiều tham gia "khuấy trộn sự tĩnh lặng của văn học Việt Nam" thì không khác gì coi phê bình văn học như chiếc "điếu cày của ủy ban", ai cũng có thể... hút!
5. Sau khi trình diễn các hiểu biết sơ sài và sự ấu trĩ của mình, Nguyễn Hiếu đại quát "luận tội": "Các tác phẩm văn chương tự nó vẫn sống và các nhà sáng tác tự sức mạnh nội lực của mình vẫn đi con đường của họ và chẳng cần một thứ bố hờ mẹ hão nào làm cảnh. Cái cần báo động là người đọc nước ta đang bị rơi vào hồng hoang, loạn xạ của nhũng nhiễu các tác phẩm nội và ngoại kéo theo sự băng hoại ít nhiều trong sự thưởng thức văn nghệ. Đấy là tội lớn nhất đối với những người hướng dẫn, chỉ đường cho sự thưởng thức. Các nhà phê bình khi tự rời bỏ ngòi bút mình đã chứng tỏ họ thiếu hẳn vai trò công dân và tinh thần trách nhiệm đối với đông đảo bạn đọc trước sự phong phú, đa dạng và không thiếu sự bề bộn, loạn xạ các tác phẩm văn học đương thời. Đó chính là sự phê phán lớn nhất đối với các nhà phê bình khi họ từ bỏ thiên chức cao quý của mình đối với nền văn học nước ta".
Như vậy, Nguyễn Hiếu đã tìm ra nguyên nhân của tình trạng "hồng hoang, loạn xạ... sự băng hoại ít nhiều trong sự thưởng thức văn học nghệ thuật Việt Nam hôm nay là do các nhà phê bình đã từ bỏ "thiên chức", "thiếu hẳn vai trò công dân và tinh thần trách nhiệm đối với đông đảo bạn đọc", còn các nhà sáng tác thì vô can, vì họ "vẫn đi con đường của họ"! Vô cớ gán cho các nhà phê bình vai trò "bố hờ mẹ hão làm cảnh" cũng tức là Nguyễn Hiếu cũng tự chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về vai trò của phê bình.
Phê bình có mặt trong đời sống văn học không nhằm "làm cha" hay "làm mẹ" của ai, nó là "sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học (xin nhấn mạnh - NH), như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc nghiên cứu văn học" (150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, bản in lần thứ hai, H. 2003, tr. 259).
Vì vậy với tư cách nhà văn, Nguyễn Hiếu hãy cố gắng xứng đáng là "người cha chân chính" cho những "đứa con tinh thần" của ông, và nếu sau khi những đứa con đó ra đời, lỡ có "ốm đau sài đẹn" góp phần làm phức tạp thêm sự nhiễu loạn của văn học, thì nên trách chính ông chứ không nên "văng mạng" trách cứ các nhà phê bình.
Cuối cùng, tôi muốn gửi tới ông một lời khuyên chân thành rằng tình trạng hiện tại của phê bình quả là có nhiều điều đáng để phê bình, nhưng phê bình như thế nào lại cần phải đáp ứng những yêu cầu không thể bỏ qua.
Nếu có thiện tâm với tương lai của phê bình văn học, thì chỉ nên công bố những gì thật sự hiểu biết và được luận chứng một cách cẩn trọng. Còn nếu không, sẽ chỉ góp phần đẩy phê bình văn học vào tình trạng ngày càng thêm khủng hoảng mà thôi!
NGUYỄN HÒA
(Nguồn: Bàn phím và … “cây búa”. Tiểu luận, phê bình của Nguyễn Hòa)

CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA KHI “CAO THỦ ĐẦU MƯNG MỦ” - MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH THẬP THÒ TRONG “AM MÂY TÍA” CHỬI VĂNG MẠNG HÀNG CHỤC TỜ BÁO TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

“Có một vị giáo sư mê say ngồi dịch nó mặc dù tuổi cao sức yếu vì không thể cưỡng lại “chất Thiền” ở trong đó. Có một ngài nguyên Tổng giám đốc đài nghe nhìn, đọc thơ của ông Thuận đã cảm hứng thốt lên bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuy không đúng niêm luật, lại tán thơm: “Tôi tưởng theo anh thăm Yên Tử/ Nào ngờ lạc bước chốn thi vân/ Hoàng Quang cửa Phật soi câu chữ/ Thuận dòng rửa sạch chốn bụi trần”. Đến nay hiện đã có hàng chục tờ báo ở trung ương và địa phương, từ báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng đến các báo Hạ Long, Quảng Ninh, Thể thao - Văn hóa... đều đã có bài đăng tải về “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”. Thậm chí có người “cho lên mây xanh” nhưng dựa trên nền thực trạng bát nháo thơ Việt hôm nay”

HOA TÀN, MƯA TẠNH, NON YÊN LẶNG

Hiện tượng thiên tài thơ, siêu việt thơ, thần thánh thơ... của GSTS Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông Việt Nam - qua hai tập “Thi vân Yên Tử” và “Ngọa Vân Yên Tử” mà tạp chí Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức hội thảo với những bài tụng ca vi vút tận trời xanh, xem như “dòng thơ Thiền non thiêng Yên Tử” và người ta đã gởi đi dự giải Nobel văn học, người ta đã tặng cho đất Phật Yên Tử cuốn sách độc bản với kích thước 125cm x 80cm x 16cm nặng 120 ký đạt kỷ lục châu Á; lại nghe tin hành lang là người còn dự định cho khắc chạm “thơ Thiền này” khắp núi non Yên Tử nữa!

Hiện tượng ấy như là một cái gì cần phải “chau mày suy nghĩ” đối với nền văn học nước nhà, nhất là văn học Phật giáo. Người ta muốn quảng cáo như thế nào, đạt được kỳ vọng gì là quyền của người ta, nhưng ca tụng thái quá hai tập thơ ấy như là “thơ Thiền non thiêng Yên Tử” là một cái gì thiếu nghiêm túc, thiếu cẩn trọng cần phải được báo động:
- Thơ của Hoàng Quang Thuận có phải là “thơ thiền”  hay không?
- Một người Phật tử hay là một người mộ Phật, cảm xúc về Yên Tử có thể làm được “thơ thiền” chăng?
- Thơ “nhập đồng” hay là kiểu mượn bút viện cớ là của tiền nhân có phải là tinh thần Phật giáo không?
- Làm thơ mà “đạo văn” của người khác - dù bạn bè đã gắng gượng đính chính chỉ là “mượn văn” - cái tâm ấy có thể sáng tác ra “thơ thiền” được chăng?

Hỏi, dường như đã có câu trả lời. Một người Phật tử bình thường cũng cảm nhận, cũng ý thức được đấy là chuyện “không thể”. Thế nhưng, tại sao, thiên hạ chẳng thấy đó là chuyện “không thể”, lại làm một trò đùa hơi quá đáng để “tụng ca, tán thán ca” bằng một bè hợp xướng, một giàn đồng ca ”tươi vui xôm trò” như thế?

Cái hiện tượng thơ Thiền ấy tạo nên một cao trào “rôm rả” mà ta có thể tóm lược như sau:
- Hai tập thơ đã được in và tái bản bốn lần bằng tiếng Việt và cùng ba thứ chữ Việt-Pháp-Anh với số lượng in lên đến 25.000 bản. Và người ta đã làm đầy đủ hồ sơ hai tập thơ và dịch ra tiếng Anh gửi tham dự giải Nobel văn học.
- Có một vị giáo sư mê say ngồi dịch nó mặc dù tuổi cao sức yếu vì không thể cưỡng lại “chất Thiền” ở trong đó.
- Có một ngài nguyên Tổng giám đốc đài nghe nhìn, đọc thơ của ông Thuận đã cảm hứng thốt lên bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuy không đúng niêm luật, lại tán thơm: “Tôi tưởng theo anh thăm Yên Tử/ Nào ngờ lạc bước chốn thi vân/ Hoàng Quang cửa Phật soi câu chữ/ Thuận dòng rửa sạch chốn bụi trần”.
- Đến nay hiện đã có hàng chục tờ báo ở trung ương và địa phương, từ báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng đến các báo Hạ Long, Quảng Ninh, Thể thao - Văn hóa... đều đã có bài đăng tải về “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”. Thậm chí có người “cho lên mây xanh” nhưng dựa trên nền thực trạng bát nháo thơ Việt hôm nay: “Giữa thời buổi thơ in ra nhan nhản, chủ yếu xoay quanh đề tài tình yêu hoặc co vào suy tưởng chiêm nghiệm cá nhân, đôi khi rốitắc tị… thì  “Thi vân Yên Tử” và “Ngọa Vân Yên Tử” như một áng mây lành, thoát tục, trong trẻo đến lạ lùng dắt người đọc vào chốn Bồng Lai, rũ bỏ bụi trần trở về với bản ngã thiện tâm trong mỗi con người...”
- Tập thơ đã có tiếng vang thật là “quốc tế”, có lẽ do không tiếc công quảng cáo, tiếp thị, “ưu thế quan hệ” và cả cái gì đó khó hiểu nữa - đến đổi Tổng Thống Pháp đã khen ngợi, Tổng Thống Mỹ gởi lời cảm ơn và hoàng cung Thụy Điển đánh giá là cao siêu và sâu sắc!
- Trước sự động viên cổ vũ của “giàn đồng ca”, ông Thuận đã tự mình - hay ai đó xúi giục - gửi hai tập thơ ấy đi tham dự giải Nobel văn học; và có người còn đẩy “giá trị thơ thiền” ấy đi quá xa, rằng là: “Được giải hay không chẳng quan trọng bằng việc hai tập thơ đã là sách gối đầu giường của nhiều bạn đọc hôm nay và mai sau, đặc biệt đối với những ai yêu thích ‘dòng thơ Thiền’ với những trải nghiệm tâm linh cực kỳ thú vị”.

Còn nữa, chúng ta còn có duyên may mắn ngàn năm một thuở được nghe khúc hòa tấu vang vọng lên tận non thiêng Yên Tử, nó động đến, làm giật mình những hồn thơ cổ xưa, cổ kính của sơ tổ Trúc Lâm, tam tổ Huyền Quang và cả Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Ngạn nữa...
Để có thêm tư liệu dẫn chứng, tôi xin trích bài “Thi vân Yên Tử - tác phẩm và dư luận” của GD&TĐ Online đã đúc kết đại lược là: Sau Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với Non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 8/8/2012, có rất đông người yêu thơ phản hồi bày tỏ tình cảm quan tâm, trân trọng những vần thơ đẹp lạ, rất thanh khiết mà dung dị mang đậm chất Thiền.
Đại diện cho Hội Nhà văn, ông Hữu Thỉnh nói rằng: “Thơ anh - Hoàng Quang Thuận - là một bức tranh tôn giáo trầm mặc mà sống động, thanh khiết mà run rẩy!”
Những ai quan tâm đến nội dung buổi hội thảo mà GD&TĐ đề cập để biết cái “thanh khiết mà run rẩy” của Hữu Thỉnh muốn nói là cái gì - thì có thể đọc bài của ông:  “Một hồn thơ sau những bức tranh tôn giáo”. Tiếp theo, những ai muốn nghe những “vần thơ đẹp lạ, rất thanh khiết mà dung dị mạng đậm chất Thiền” ấy ra sao thì cứ nhờ chú Google dẫn đường để xem thêm một số bài khác:
- Lạc đạo tùy duyên cùng Thi Vân Yên Tử (Đỗ Ngọc Yên). Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử (Hữu Việt). Cảm hứng thiền trong thơ Hoàng Quang Thuận (Ngô Hương Giang). Dấu tích vua Phật Trần Nhân Tông ở Yên Tử trong lòng thi nhân (Đặng Hiến). Vẻ đẹp cõi Phật trong Thi Vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận (Nguyễn Toàn Thắng). Cảm thức tâm linh trong thơ Hoàng Quang Thuận (Dương Kỳ Anh). Thiền vị trong Thi vân  Yên Tử  của Hoàng Quang Thuận (Trần Thị Thanh). Về Yên Tử đọc thơ Hoàng Quang Thuận (Đăng Lan). Cảnh vật trong cảm thức thiền tông (Phạm Quang Trung). Không gian “Thiền” trong Thi vân Yên Tử (TS. Hà Ngọc Hòa). Yên Tử qua thơ Hoàng Quang Thuận (Thu Phong). Chữ tâm trong Thi Vân Yên Tử (Mộc Lan). GS. Hoàng Quang Thuận: "Tiền nhân mượn bút tôi viết thơ " (Dương Tử Thành). Có một nhà thơ danh sơn Yên Tử (Trần Nhuận Minh). Thi vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận - Một chân dung thơ -  Phật tính hiền truyền (Hoàng Trung Hiếu). Tình yêu đất nước và chất thiền Thi Vân Yên Tử (Thế Trung). Thi vân Yên Tử của tác giả Hoàng Quang Thuận như một hiện tượng văn học (PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn).
Tuy nhiên, có điều đáng mừng là không phải ai cũng chạy theo phong trào ca tụng ấy, quả thật đã có những người đã tỏ vẻ hoài nghi thiên tài thơ thiền ấy, họ đã biết đặt những vấn đề:
- Thi vân Yên Tử “nhập đồng” hay “đạo” thơ? (SGGP Online). Trong đó nhà văn Võ Thị Xuân Hòa: “Hội Nhà văn Việt Nam sẽ làm rõ nghi án ‘đạo’ thơ”. Còn nhà phê bình Nguyễn Hòa: “Liệu nó có đúng là thơ không và có đúng với những gì mà ông Thuận nói là thơ của tiền nhân không, vì theo đánh giá của tôi, đó chỉ là văn bản thơ hạng xoàng!”
- “Thi vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận có phải là thơ nhập đồng? của luật sư Nguyễn Minh Tâm. Trong đó, người viết đã rất trung thực phân tích và chứng minh rõ, thơ ấy không phải là thơ nhập đồng, cũng không phải tiền nhân mượn bút - mà chính Hoàng Quang Thuận đã lấy ý từ quyển sách “Chùa Yên Tử, lịch sử - truyền thuyết, di tích và danh thắng” của tác giả Trần Trương để “biên soạn lại thành thơ”.
- “Hiện tượng thơ nhập đồng” hay là trò sao chép, lừa đảo? của Mai An đăng ở báo Dân Việt, trong đó tác giả nói trong ba đêm mà sáng tác 141 (sic) bài thơ và dự giải Nobel phải chăng là “giấc mơ quá cỡ”? Rồi Mai An trích câu nói của nhà thơ Trần Trương, hội Nhà văn VN: “Đây là một hành động lừa đảo...”
- Dấu hiệu đạo văn của “nhà thơ nhập đồng” - tác giả Nguyễn Việt Chiến đăng trong tạp chí Văn học và Ngôn ngữ.
- “Hiện tượng thơ nhập đồng”: Sớm làm rõ “nghi án” đạo văn; và “Ai tiếp tay cho nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận dự giải Nobel” - Lê Tâm thực hiện. Trong đó tác giả bảo có nhiều người muốn biết ai viết giấy giới thiệu? Và nổi bật ý kiến: “Dự giải Nobel là một điều khôi hài”.
- Và mới đây là bài “Cái lưỡi... đa nhân cách và những phát ngôn” của Kỳ Duyên đăng tại Báo Mới.com - trong đó tác giả sau khi phê phán khá nặng nề ... và viết lơ lửng “Xấu chàng, hổ... Tạp chí Nhà văn”, đã nói là ông Thuận phải trả giá đắt cho sự nông nổi của mình chỉ vì hai chữ lợi danh tai quái; ông muốn đạt tới “ngộ” nhưng có lẽ tục lụy còn quá nhiều, tham, sân si còn quá lớn nên “ngộ nhận” chăng?

Có lẽ liệt kê như thế cũng tạm đầy đủ. 
Đầu tiên, tôi xin góp ý một cách đúng đắn và khách quan rằng, cả hai tập thơ của Hoàng Quang Thuận là loại thờ tả cảnh, tự sự, cổ tích, sử tích, huyền thoại vào loại bình thường. Tôi nói là bình thường - chớ không dám nói thẳng thừng như nhà phê bình Nguyễn Hòa gọi là “hạng xoàng!” Đối với tôi, nếu “được gọi là thơ” thì thơ Quang Thuận chưa phải là “thơ hay” vì nó thiếu “chất thơ”, tức là thiếu vắng ngôn ngữ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật. “Chất thơ” thì nó không nằm nơi ý nghĩa bề mặt câu chữ của văn bản mà nó phải ở ngoài hoặc ở phía sau bề mặt câu chữ của văn bản. Cố gắng đọc vài chục bài thơ của ông, tôi đã thấy chán - vì nó “chẳng có thơ” và dĩ nhiên, đích thực là “chẳng có Thiền”! Tôi thấy đâu đó chỉ là sự lắp ghép ý tứ, câu chữ, lựa dáng, tìm vần... nhưng mà cũng chưa chỉnh, chưa “giỏi”  lắm!  Và ý nghĩa của nó chỉ có một, nó nằm “chết”, nằm “bất động” nơi bề mặt câu chữ của văn bản mà thôi. Ta hãy khảo sát một số bài:

1. “Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nóng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chìm rừng líu lót với hương trời”.

2. “Viên gạch Hoa Cúc đời nhà Trần
Phù điêu sư tử sứ hoa vân
Vẫn ba gốc đại ngày xưa ấy
Bao năm xa cách vẫn thấy gần”.

3.“ Từ bỏ ngôi vua để tu hành
Từ cái nhất thời, cái hữu danh.
Vĩnh hằng vô hạn, vua tìm đến
Yên Tử trường xuân hóa đất lành”.

4. “Vòng cung uốn lượn tựa mình rồng
Vươn mình thế núi hướng biển Đông
Ẩn sâu khúc lượn trong lòng đất
Đầu rồng ngoảnh lại hướng Thăng Long”.

5. “Dựng xây cung điện đế triều nghi.
Định đế xưng vương lập thành trì.
Đại Hoàng cổ Việt Trương Yên phủ.
Hào sâu núi hiểm bất khả tri”

Cả năm bài tứ tuyệt, nếu là tứ tuyệt nghiêm túc thời trung đại thì bài nào ở đây cũng thất niêm luật cả (những chữ gạch đáy, đổi trắc thành bằng, bằng thành trắc mới đúng); và ý nghĩa của nó chẳng khác gì thông tin của một văn bản điện tử, hiểu ngay, nắm bắt được ngay! Đây là loại “văn xuôi có vần!” Rất tầm thường! Mới tập làm thơ cũng làm được. Nếu ai đó nói là có tâm thì đúng vậy, nó chỉ có tâm! Nhưng ngay cái tâm ấy cũng chưa nắm bắt căn bản tư tưởng Phật học khi nói “vĩnh hằng và trường xuân” ở nơi bài 3 - vì “vĩnh hằng” là cõi của nước Chúa, còn “trường xuân” là cảnh giới luyện tinh thành khí để đạt “trường xuân bất lão” của Đạo gia! Còn về thơ tứ tuyêt như trên thì nhà phê bình Nguyên Hòa cười mỉm: “Dù tác giả làm nhiều bài thơ tứ tuyệt hoặc ghép hai bài tứ tuyệt thành một bài thất ngôn bát cú cho có dáng dấp Đường luật thì ngay cái việc cố gắng ép thơ vần cũng đã đưa lại ý tứ khôi hài...”

Đấy là chúng ta khảo sát về cái gọi là thơ thì thơ Quang Thuận chỉ là “văn xuôi có vần!”, chưa phải là thơ thứ thiệt! Còn về cái mà người ta gọi là “thơ Thiền” của Quang Thuận, thì hãy nghe nhà phê bình Nguyên Hòa nhắc nhở: “Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi, cây đá, mây trời, trăng treo, tiếng hạc... là bài thơ có chất Thiền! Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ ‘vẽ rắn thêm chân’!” Nói vậy, rõ là ông Nguyên Hòa đã rất thận trọng “về Thiền và thơ Thiền”. Thận trọng là đúng. Tuy nhiên, nếu là tôi, là một tu sĩ có học Thiền, có tu Thiền và cả dạy Thiền, tôi sẽ mạo muội xin phép viết lại mệnh đề cuối như sau:“Xin hãy tu tập Thiền, chứng nghiệm Thiền, sống Thiền rồi hãy làm thơ Thiền, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ ‘đầu thượng trước đầu, tuyết thượng gia sương’! (1)” Vì vậy, hai tập thơ của Quang Thuận viết về Yên Tử mà được mọi người gọi là thơ Thiền thì quả là hơi nóng vội, có cái gì đó thiếu chân xác, cần phải đính chính lại.

Tại sao tôi lại dám nói vậy? Vì thật sự là thơ Thiền thì phải được cảm hứng từ trực giác tâm linh của những Thiền sư đạt ngộ, của những hành giả đã từng miên mật công phu định tuệ (2) trên non cao, động thẳm, trong những tu viện xa vắng, tịch liêu. Các vị ấy đã nhảy qua hố thẳm phạm trù của lý-trí-thức-tri-nhị-nguyên-sai-biệt, đã giải quyết trọn vẹn “tử sinh đại sự”, đã cất tiếng cười lạnh giá cả sao Ngưu, sao Đẩu, đã cởi bỏ tất thảy mọi xiềng xích buộc ràng của bản ngã với những mặt nạ hư dối, đã trang bị cho mình con mắt thứ ba của “tuệ nhãn” nhìn xuyên thủng hư vô bị che chắn dập dờn bởi khói sương mê lầm, vọng huyễn.
Cuộc đời các vị ấy là một chân dung mô phạm khả kính. Họ có đời sống giới luật nghiêm túc, có đạo hạnh tôn quý, có tuệ giác khinh linh siêu thoát. Họ sống thiền trong từng hơi thở, từng sát-na nên mới có thẩm quyền về thiền, nói về thiền, mới có thể “thở ra thơ thiền” được. Còn tác giả của những tập thơ Yên Tử này là ai? Một Phật tử hay đơn thuần chỉ là một người mộ Phật? Hoặc chỉ là một người kính yêu non thiêng Yên Tử? Là một con người bình thường có gia đình vợ con? Một cư sĩ trí thức hay một vị quan đang “đại ẩn” tại triều trung? Và nếu gồm tất thảy những con người ấy, với những “hành trạng” như thế thì người ta chỉ có thể làm thơ tức cảnh, tức tình, về tự sự, về cổ tích, về danh thắng hay về huyền thoại... nhưng thơ ấy không thể gọi là thơ thiền! Tôi nghe biết tác giả là một GSTS, một viện trưởng, một nhà khoa học; tuy nhiên, cho dẫu một trí thức uyên bác cũng không thể nào với tới thế giới tâm linh trực giác, là lãnh địa ở ngoài mọi kiến thức và trí năng? Có thể nào trí thức bác học hiện nay trên thế giới ai cũng có thể liễu giác, chứng nghiệm thiền, sống thiền trong một vài sát-na tư duy đốn ngộ và có thể làm được thơ thiền cả thảy? Điều này là bất khả. Điều này là vẽ lông cho rùa, chắp thừng cho thỏ.

Còn nữa. Còn một chuyện nữa. Như người ta nói, và chính tác giả cũng có nói là mình làm trong ba đêm liền tập “Thi vân Yên Tử” gồm 143 bài trong trạng thái như “nhập đồng’, do tiền nhân mượn bút nên khó lý giải được. Đầu tiên, xin được đính chính, là cái kiểu “nhập đồng, mượn bút” kia không phải là tinh thần của nhà Phật chánh tông, nó hơi “tà” rồi đấy! Có người lại suy luận, có lẽ do nhập định sâu mới làm thế được. Xin thưa, “nhập định sâu” (3) thật sự thì phải đóng hết cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý); trong trạng thái ấy, hành giả đâu có thể khởi tư duy mà làm thơ được?! Hàng ngàn người tu thiền định thứ thiệt họ biết rõ điều đó; nói chuyên môn một chút là phải xuống “cận hành định” mới khởi “tầm và tứ” tức là khởi ý niệm và suy nghĩ được! Riêng chuyện nhập thần, mượn bút thì có thể có - nhưng “tiền nhân” này là ai? Tiền nhân này sao lại có đọc quyển sách “ Chùa Yên Tử, lịch sử, truyền thuyết, di tích và danh thắng” của tác giả Trần Trương? Cứ dựa theo sách của người ta, đổi văn xuôi thành văn vần để biến ra cái gọi là thơ thiền? Tiền nhân này sao lại “mượn văn” của tác giả đang sống hiện nay một cách vô ngại thời gian như thế?
Và nếu có thật chuyện đó thì tiền nhân này không phải là Phật, là thần, là Trần Nhân Tông, là các vị thiền sư, là các đại bút danh sĩ rồi! Tại sao? Vì Phật thần thì không có cái tâm xiêng xẹo, cong vênh như thế! Và nếu là các tác gia thời trung đại thì “đại bút” của các vị ấy đã rơi xuống “tiểu bút” rồi, thi hương cũng không đỗ đâu! Còn nếu là Trần Nhân Tông, Huyền Quang, các vị thiền sư giáng bút thì sao thơ quý ngài lại “xuống cấp” đến vậy, “tầm thường thơ” đến vậy, chẳng có tuệ, có thiền, có trao truyền mật chỉ tâm ấn gì cả?! Tiền nhân này là ai vậy? (4) Chúng ta phải tìm cho ra cái khuôn mặt của ông ta - để giải bớt cái oan khuất cho tất thảy thiền sư, danh sĩ thời Lý, Trần mà văn học sử thường xem như đấy là thời đại đỉnh cao của văn học, là cái “nôi” hàm tàng mọi giá trị mỹ học, thiền học cũng như tinh túy văn hóa bản sắc của cha ông. Tiền nhân nhập bút ấy là ai mà Nguyễn Hòa đã than: Nếu thực sự “tiền nhân mượn bút” của Hoàng Quang Thuận để “viết thơ” thì xem ra thơ của “tiền nhân” đã sa sút đến mức thê thảm... Với các bài thơ chưa đúng niêm luật ... mà được gọi là “nghệ thuật Đường thi trác việt” thì đúng là hết thuốc chữa!

Quả đúng là hết thuốc chữa!
Vì “trăm năm duyên kiếp” như thế này mà cũng là thiền sao:
“- Trăm năm duyên kiếp còn lưu lại
Lối cũ đường xưa ngập cỏ cây”.
Và đây cũng gọi là thơ, là thiền sao:
“- Ba tên kẻ cướp nhảy chặn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương!”
Và đây nữa:
“- Hoa Lư kinh thành của Đế vương
 Mây bay phủ núi luỵ biên cương
Hoàng Long dậy sóng ngàn năm ngủ
Long Mã truy phong thượng đạo đường”.
Bài nào cũng thất niêm luật, không những không phải thơ, không phải thơ thiền mà còn không hiểu tác giá đưa thông tin “bí mật” gì ở nơi chỗ “lụy biên cương” và cái “thượng đạo đường”?
Vậy là quá đủ.
Xin chư vị thức giả thẩm định cái gọi là “tiền nhân nhập thần mượn bút” ấy cho!

Tôi không tu Thiền theo thiền phái Trúc Lâm, không phải là đệ tử, thân hữu, cũng không quen biết các ngài, các Sư, Ni ở trong tông môn đó. Tôi thuộc Theravāda, chỉ là một tu sĩ yêu thơ, có nghiên cứu thơ văn của Trúc Lâm tam tổ và các danh sĩ làm thơ có ảnh hưởng thiền thời Lý, Trần. Thơ, thơ thiền, thơ có tư tưởng thiền và thơ có liên hệ đến non thiêng Yên Tử của các vị ấy, vào thời trung đại ấy... tôi nghẹn chữ, không biết nóí sao. Tôi chỉ muốn ví von - dù biết ví von nào cũng khập khễnh - là nó như là hạt tuyết trắng trinh tuyền trên non cao. Nó là đóa hoa tinh khôi, diệu vợi u hương trên đầu núi. Mà bút khí, bút lực, bút trí, bút tâm của thế gian là bút của chợ triền, ở dưới này, thường không vói tới! Nó khác, nó rất khác, nó khác xa so với tất cả thơ mạo nhận là thơ thiền hiện nay.
Tảng đá tịnh định, trầm mặc trong vườn thiền hôm kia cũng toát mồ hôi. Lau cỏ quêa dân dã, an nhiên sáng nay bên hiên chùa cũng run lẩy bẩy. Hiện tượng phẩm bình hơi quá bút về thơ thiền của Hoàng Quang Thuận làm cho “đá cỏ trong vườn thiền” cũng phải lên tiếng đính chính một vài chỗ cần thiết. Tuy nhiên, thật may mắn thay cho Phật giáo chúng ta, và cả cho những ai yêu non thiêng Yên Tử cùng cốt cách “cam lộ lưu phương (5)” của Hương Vân đầu-đà - là các nhà học giả nghiêm túc, các nhà nghiên cứu có đạo đức tri thức đã đồng loạt phản bác, phê phán nghiêm khắc, đã nhìn ra “chân tướng”, đã chỉ ra cái “bản lai diện mục” của cái trò chơi hơi “quá đà” kia rồi! Chỉ một chút xíu “quá đà” thôi, chớ không nên nói khá nặng lời như ai đó đã xem như là một hiện tượng vĩ cuồng! 
Để kết luận, tôi xin chép ra đây bài thất ngôn tứ tuyệt “Sơn phòng mạn hứng” có niêm, đối, vần, luật chỉnh chu của thiền sư thi sĩ Trần Nhân Tông:
“ Thị phi niệm trục triêu hoa lạc
Danh lợi, tâm tùy dạ vũ hàn
Hoa tận, vũ tình, sơn tịch tịch
Nhất thanh đề điểu, hựu xuân tàn”.
Tạm dịch:
“- Phải, trái niệm rơi hoa rạng sớm 
Lợi danh lòng lạnh mưa thâm đêm
Hoa tàn, mưa tạnh,  non yên lặng
Còn tiễn xuân tàn, một tiếng chim!”

Hy vọng rằng, những hiện tượng phù du như vậy rồi sẽ qua đi. Chuyện phải, chuyện trái nó rơi theo hoa buổi sớm rơi. Cái tâm về lợi danh nó lạnh ngắt giống như trận mưa lạnh ngắt đêm rồi! Và ngay cái rơi, cái lạnh ấy cũng không còn nữa, nó rụng, nó tạnh hết rồi, chỉ còn lại non yên lặng mà thôi.
Và ở nơi cái “thực tại non yên lặng” ấy, một tiếng chim vừa hót lên...Cũng vậy, cái gì không phải thơ, không phải thiền thì nó sẽ rơi, sẽ rụng đi - nhưng sự an tĩnh và thanh khiết của hồn thơ, hồn thiền non thiêng Yên Tử sẽ còn mãi với thời gian. Mong vậy thay!

Am Mây Tía 20/8/2012
Minh Đức Triều Tâm Ảnh