Trang

Wednesday, November 7, 2012

TRAO GIẢI THƯỞNG THƠ HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI CHO NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG: “HÙ” ĐƯỢC KHỐI ANH CHỊ GIANG HỒ LÀNG VĂN

Nhà thơ Nguyễn Bình Phương hiện làm Phó TBT tạp chí Văn nghệ quân đội. Làm cả văn xuôi và thơ. Mà cuốn nào cũng ghê ghê. Gác cửa lính nhưng ở trên nhìn xuống anh vẫn được xem như một kẻ ngoài luồng (chính thống). Chẳng tội gì trao giải cho anh cả, mà có khi anh cũng chẳng thèm. Khó tìm được những bài thơ của Nguyễn Bình Phương khiến người đọc phải giật mình hoặc trầm trồ, anh chỉ có những câu thơ hay, lạ lẫm.

Khen anh cũng được, không cũng xong, chẳng chết gì. Vừa qua, trao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội cho tập Buổi câu hờ hững chẳng qua là ghi nhận quá trình lao động tim phổi của Nguyễn Bình Phương sau mấy chục năm hì hục cày cuốc trên cánh đồng thơ.
Đáng nói là tập thơ không có gì mới, đặc hiệu.
Ngay cả bài đinh Buổi câu hờ hững đọc lên vẫn thấy gợn, chưa thoát, lơ vơ lắm, không thấy “thuốc nổ” bên trong (hay sợ sập số 4 Lý Nam Đế, trụ sở VNQĐ?).
Có lẽ bị hùa và cuốn vào vòng xoay thơ hiện đại mà Hội Nhà văn Hà Nội cố tìm cách khai quật những tác giả có đai đẳng thơ một tí để trao giải, mà lựa chọn Nguyễn Bình Phương là giải pháp an toàn, hù được khối anh chị giang hồ làng văn.
Gã đầu bạc Phạm Xuân Nguyên trông vậy vậy, tưởng buông lơi, long lanh mà cũng quái vật gớm ta.
Li ti mãi, (Văn chương +) mời quý vị xem hàng:

Nguyễn Bình Phương (trái), Phạm Xuân Nguyên (phải)
Ai là người lơ vơ, long lanh toàn mộng,  độc giả ư?
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG DỊCH THƠ VÔ LỐI NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG RA VÈ VIỆT

BUỔI CÂU HỜ HỮNG
Nguyễn Bình Phương

Nước câu mặt trời
Mặt trời câu gió

Phố câu người đời
Ô
Quê mùa câu phố

Ngày mai câu một ngày mai khác
Bằng gương mặt lơ vơ

Con mắt câu giọt sương
Cái cây ấy long lanh toàn mộng

Người chán nản ngồi câu cơn giông
Lũ trẻ online câu hy vọng…

Mặc chiếc áo kẻ sẫm
Rộng hơn nghìn ao ước của mình.

Một tôi một xe máy
U u vượt qua cầu
Chiếc áo chứa toàn gió

Gió câu mặt trời

Giữa mê trận những con mồi
Giữa chết bởi săn lùng và sống ngoài chờ đợi
Mỗi người một chiếc cần câu buông lơi


BUỔI CÂU HỜ HỮNG
Đỗ Hoàng dịch ra Vè Việt:

Vè vẻ vè ve
Nghe vè câu lững
Buổi câu hờ hững
Nước câu mặt trời
Mặt trời câu gió
Phố câu người đời
Quê mùa câu phố
Mai câu ngày mai
Lơ vơ mặt ngộ!

Mắt câu giọt sương
Cây ngời toàn mộng
Người câu cơn giông
Trẻ câu hy vọng…

Mặc áo kẻ sẫm
Rộng vạn ước mình
Một tôi xe máy
Qua cầu u minh.
Áo chứa toàn gió
Gió câu trời linh!

Mê trận con mồi
Săn lùng đến chết
Sống đợi ngoài đời
Cần câu một chiếc
Giong hờ buông lơi…

Ơi …ơi…ơi…ơi!

Hà Nội ngày 3 – 11 – 2012
Đ - H

5 comments:

  1. Xem ra, giải thưởng HNV HN năm nay cũng sặc mùi "cánh hẩu" như mọi năm thôi. Chừng nào ông Pham Xuan Nguyen còn ngồi ghế Hội thì tình ình vẫn vậy thôi. Không phải ngẫu nhiên mà nó không gây được tiếng vang gì trong làng văn vốn vô cùng tẻ nhạt. Thật buồn cho nền văn chương nước Việt. Riêng về bản dịch của nhà thơ Đỗ Hoàng, tôi thấy nó hay hơn hẳn bài thơ của Nguyen Binh Phuong.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái nhà Bác này đánh chữ toàn mất dấu khó luận ghê, thôi thì để cho thằng Chí này sửa mo rát kiếm zăm xu mua choác rượu, óng cho đỡ vật tí nhẩy, à hà nó phẩy như vầy: chừng nào ông Phạm Xuân Nguyên vẫn còn cái bàn tọa ở sa lông Hội chẳng hạn... Riêng về bản dịch của nhà thơ Đỗ Hoàng, Phèo tôi thấy nó hay hơn hẳn bài thơ của Nguyễn Bình Phương.
      Đói ăn vụng, túng dịch liều, đã là Chí thì chả ai thèm chấp, chứ cứ loằng ngoằng dịch sửa lung tung, có khi lại vạ miệng, bị liệng mảnh sành vỡ chứ chả thể đùa được. Chí phọt lẹ đây ạ.

      Delete
  2. Bài thơ có nhiều hình ảnh ngộ và lạ, nói được cái thế sự hiện nay một cách kín đáo, thâm thúy và rất thơ. Đỗ Hoàng chuyển sang thể vè dễ hiểu và dễ nhớ hơn.

    ReplyDelete
  3. Câu... Trặc dịch nôm na ra tiếng ta là cặc Trâu có đúng không bớ Bác. Gớm được thía có mà chả phúc 70 đời, cái cặc Trâu để gác bếp nâu mùi bồ hóng, ngày đông giá rét bỏ ra ướp tí tỏi, gia vị nướng bếp than thơm lừng thì ông Nguyên bạc có mà sơi cả đống không biết chán ấy chứ các bác nhể. Cái thơ thía mà lại cũng hay tuyệt cú mèo về món CÂU... TRẶC.

    ReplyDelete