Nhà văn Y Ban "phản pháo"
Nhà
văn Y Ban sau khi gửi thư ngỏ từ chối bằng khen nói rõ lý do từ chối đã chọn
cách im lặng vì "con ong đã tỏ đường đi lối về". Nhưng bỗng nhiên, dư
luận lại xôn xao việc chị đạo văn. Trên trang web Sông Cửu Long (WSCL - của Hội
Nhà văn Việt Nam) ngày 23/1 đưa tin: "Vào lúc 22 giờ 51, biên tập WSCL có
nhận được tin nhắn từ một số máy lạ, chữ viết không dấu với nội dung như sau:
"Thưa Ban Chấp hành, các ngài bị lừa vố to. Hãy đọc liền "Cưỡng cơn gió
bấc" - Daniel Glattauer. Phải thu lại giải thưởng. Y Ban đạo văn trắng
trợn. Kính chào". Tiếp đó là tin nhắn thứ hai vào lúc 23 giờ 19: "Y
Ban ăn cắp ý tưởng thư online của "Cưỡng cơn gió bấc" - Daniel
Glattauer". Tin này WSCL chưa kiểm chứng nên không in chính thức ở mục Tin
Văn. Quý bạn đọc, bạn viết có thể đọc tác phẩm "Cưỡng cơn gió bấc"
sau khi vào Google để tìm và minh định đúng sai". Trang web của Hội Nhà
văn TP Hồ Chí Minh cũng có những "câu chuyện" tương tự. Trước những
thông tin này, nhiều độc giả bức xúc về việc hai trang web chưa kiểm chứng mà
đã vội đưa lên để hạ uy tín của nhà văn Y Ban. Chịu trách nhiệm hai trang web
này là nhà văn Vũ Hồng và nhà thơ Lê Quang Trang, cả 2 đều là thành viên Hội
đồng xét giải.
Chiều
ngày 28/1, nhà văn Y Ban đã quả quyết sẽ không im lặng khi bị vu là đạo văn.
Chị đã viết thư quả quyết, ai chứng minh được "Trò chơi hủy diệt cảm
xúc" đã mượn ý tưởng của "Cưỡng cơn gió bấc", nữ nhà văn này sẽ
chịu mọi hình phạt của dư luận và của cả... trời, đất. Bởi theo chị: Mất danh
dự là mất tất cả. Trong thư, "nàng văn" viết: "Nếu "Trò
chơi hủy diệt cảm xúc" đạo ý tưởng cuốn tiểu thuyết "Cưỡng cơn gió
bấc" như hai ông đưa lên trang web: Sông Cửu Long và Nhà văn TP Hồ Chí
Minh thì điều đó đã chứng minh rằng, các ông đã không chịu đọc sách. Chính các
ông là thành viên Ban chung khảo, chính các ông đã bỏ phiếu cho "Trò chơi
hủy diệt cảm xúc" để nó được Bằng khen kia mà. Các ông phải trả lời trước
công luận về điều này".
Nhiều
người thất vọng
Ngoài
thất vọng về hành động tung tin Y Ban đạo văn, công chúng còn buồn với việc
"Thế kỷ bị mất" của Nguyễn Ngọc Cảnh Nam bị công bố sai tên hai lần
là "Một thế kỷ bị mất" và "Một thế kỷ đã mất". Họ có quyền
nghi ngờ về thông tin có thành viên Ban giám khảo chưa từng đọc tác phẩm dự
giải. Việc trao giải thưởng cho tác phẩm "Thành phố đi vắng" của
Nguyễn Thị Thu Huệ cũng gây nhiều tranh cãi. Vì với vị trí Ủy viên Ban Thường
vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bản quyền tác giả, chắc chắn Nguyễn
Thị Thu Huệ có lợi thế hơn về số phiếu. Như dịch giả Đoàn Tử Huyến nhận định:
"Thơ không trúng, văn xuôi không đúng, phê bình không đúng, dịch thuật
không có. Tức là toàn bộ giải thưởng sai hết. Vì nếu người trong Ban Chấp hành
Hội mà có tác phẩm dự giải chắc chắn sẽ chiếm được số phiếu cao hơn, chẳng lẽ
"vuốt mặt không nể mũi". Theo ông, nên có 3 giải thưởng: Giải cho Ban
Chấp hành Hội, giải cho những người xứng đáng được xét và giải cho những người
tự ứng cử, mới công bằng.
Nếu
như trước đây, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam được giới văn chương mơ ước,
thì giờ có vẻ giải thưởng đang "mất thiêng" trong làng văn và công
chúng. Rõ ràng, mọi cá nhân có quyền từ chối giải thưởng, nhưng nếu từ chối vì
việc xét giải không minh bạch, thiếu công bằng thì cần có sự phân xử đúng - sai
để chấm dứt những chuyện tương tự cho một giải thưởng vốn danh giá.
Hạnh
Phúc
Nguồn: Báo KT&ĐT
No comments:
Post a Comment