Trang

Thursday, January 31, 2013

NHÀ LLPB VĂN CHINH ĐÒI “ĐẢ” BÁO VIẾT, BÁO ĐIỆN TỬ VÀ BLOG VÌ DÁM CHÊ BAI GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012

Mấy tháng qua, trên một số báo viết, báo điện tử và blog cá nhân, có nhiều bài viết xung quanh Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 với những lời lẽ chê bai nặng nề, thậm chí có những lời lẽ mang tính xúc phạm mà cư dân mạng gọi chung là “ném đá”. Đây là điều không mới, nó có từ thời ta có internet – một xa lộ thông tin được “mở cổng” cho tri thức nhân loại ùa vào Việt Nam.

Các blog cá nhân cũng là nơi bộc lộ chính kiến, nhiều khi tạo áp lực dư luận trước những vấn đề lớn của đất nước. Nhưng mặt trái của nó thì cũng kinh khủng, nó cũng giúp điều kiện để những kẻ cơ hội tạo ra áp lực giả, nó giúp người ta “ném đá” nhau, vì nói và nghe nói xấu nhau đã có từ “xưa lắm rồi”. Tiện nghi Internet chỉ tạo điều kiện cho nết xấu của con người có chỗ bùng phát. Tôi không sợ nó, cũng chưa bao giờ phẫn nộ vì nó; thậm chí, với một số ý kiến “ném đá”, nó còn giúp tôi “đọc vị” được động cơ của người phát ngôn – mà nhiều khi tra tấn kiểu ép cung chưa chắc anh ta hay chị ta khai ra.
THƯ NGỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CÒN ĐANG ĐỂ NGỎ TRÊN CÁC TRANG MẠNG
Mấy tháng qua, trên một số báo viết, báo điện tử và blog cá nhân, có nhiều bài viết xung quanh Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 với những lời lẽ chê bai nặng nề, thậm chí có những lời lẽ mang tính xúc phạm mà cư dân mạng gọi chung là “ném đá”. Đây là điều không mới, nó có từ thời ta có internet – một xa lộ thông tin được “mở cổng” cho tri thức nhân loại ùa vào Việt Nam.
Các blog cá nhân cũng là nơi bộc lộ chính kiến, nhiều khi tạo áp lực dư luận trước những vấn đề lớn của đất nước. Nhưng mặt trái của nó thì cũng kinh khủng, nó cũng giúp điều kiện để những kẻ cơ hội tạo ra áp lực giả, nó giúp người ta “ném đá” nhau, vì nói và nghe nói xấu nhau đã có từ “xưa lắm rồi”. Tiện nghi Internet chỉ tạo điều kiện cho nết xấu của con người có chỗ bùng phát. Tôi không sợ nó, cũng chưa bao giờ phẫn nộ vì nó; thậm chí, với một số ý kiến “ném đá”, nó còn giúp tôi “đọc vị” được động cơ của người phát ngôn – mà nhiều khi tra tấn kiểu ép cung chưa chắc anh ta hay chị ta khai ra. Chẳng hạn, những nhà thơ, nhà văn mà tôi quý trọng ở ngoài đời, bỗng một ngày kia lại hiện ra như một gã ăn gian nói dối, như một bà nhà quê ngồi buôn dưa lê nói xấu người hàng xóm khác. Chính họ đã ném đá vào thần tượng – theo một cấp độ nghĩa nào đó. Vì vậy mà tôi cảm thấy bị tổn thương và do bị tổn thương, tôi phải lên tiếng.
Về câu mỉa mai “văn học mậu dịch quốc doanh” của Nguyễn Hoàng Đức.
Ông Nguyễn Hoàng Đức là người giỏi tư biện; nhiều lúc người nghe mặc dù biết ông ngụy biện nhưng vẫn thích, đó là cái trời cho. Nghe nói ông có làm thơ, nhưng tôi chưa đọc thơ của ông bao giờ, hay đọc mà không nhớ, nhưng nghe ông bảo thơ ông hay nhất Việt Nam thì đã nghe nhiều, gần đây ông còn bảo thơ ông hay nhất Đông Nam Á. Khiếp thế!
Ít nhất tôi đã một lần được nghe ông Nguyễn Hoàng Đức tự xếp loại thơ mình. Đó là ở bữa tiệc mừng ra sách của nhà văn Nguyễn Một, nhà hàng CLB Thanh Niên. Tôi dự từ đầu chí cuối, có một lúc ông Nguyễn Hoàng Đức đọc một câu thơ và nói ráo hoảnh rằng 7 năm trước, Văn Chinh đã bảo đó là một câu thơ hay nhất Việt Nam. Tôi biết chắc đó là một câu thơ bình thường, kể cả nó có đại ngôn thì cũng là phong cách Nguyễn Hoàng Đức, do đó mà  không phản bác ngay tại chỗ. Với lại trong không khí chén chú chén anh như vậy, ai lại đi đôi co nhau làm gì? Nếu cãi là 7 năm trước chắc tôi cũng không ngu đến mức buông một câu khen “xanh rờn” như vậy thì thật mất vui. Còn một chuyện khác kì hơn nữa, trong bữa tiệc ấy, nhà văn Tạ Duy Anh nói với Nguyễn Hoàng Đức ba lần, nhưng tuyệt nhiên không có cái gì dính đến văn chương. Trong đó có câu, đại ý, về triết học thì có thể tôi phải nghe bác (NHĐ) chứ còn văn hóa ô tô, bác phải hỏi tôi. Vậy nhưng Nguyễn Hoàng Đức cứ nói như đinh đóng cột rằng, tại bữa rượu mừng ra sách của nhà văn Nguyễn Một, Tạ Duy Anh nói đã biên tập xong tập thơ của tôi (NHĐ) nhưng Trần Quang Quý sợ thơ tôi át thơ ông ấy, nên không ký duyệt in, ông ấy (TQQ) “ngăn chặn từ xa!”. Dám dựng đứng lên những chuyện như vậy thì…ghê thật!
Là bạn viết, tôi nhiều lần khuyên ông in thơ, nhưng bao giờ cũng vậy, ông liền gạt phắt đi, nói tràng giang đại hải rằng không ai cho in mà in và rằng, thơ ông siêu đẳng chưa được chấp nhận. Chịu. Có lẽ ông quyết giữ cái thiên tài của mình trong vòng bí mật để, trước hết chơi trò nổi tiếng bằng cách chê thơ người nổi tiếng!
Nhưng cần có quy tắc của trò chơi, ông ạ. Khi ông giữ quyền chê thơ của ai đó mà không đưa trích dẫn cụ thể thì cũng cần tôn trọng người khác có quyền khen thơ của ai đó. Ông nhân danh triết học, hẳn ông biết cái tối thiểu của dân chủ là tôn trọng cái khác; không thể bảo những người khác mình, cụ thể là các thành viên Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn VN là “ấu trĩ, không chịu đọc” chỉ vì họ có ý kiến khác mình khi trao giải cho Thanh Thảo, Phạm Đương…
Đó là nói về cái ông được quyền chê. Cái ông không được quyền, ấy là bỉ mặt một thế hệ các nhà văn đã và đang nỗ lực đổi mới bằng câu nói mỉa mai “văn học mậu dịch quốc doanh”. Chúng ta đều biết, mậu dịch quốc doanh có vai trò lịch sử của nó trong thời chiến, giúp Nhà nước ta vừa bảo đảm sự an sinh tối thiểu cho người dân vừa tập trung được nguồn lực cho công cuộc kháng chiến, bản thân nó cũng là một phần của lịch sử, không đáng bị rỉa róc, mỉa mai. Chả thế mà ngày hôm nay, giữa lòng thành phố Hà Nội thời đổi mới, có người bỏ tiền của ra để xây dựng cả một bộ sưu tập, một cửa hàng mang phong cách “thời bao cấp”. Cửa hàng đó đã thu hút không ít người, họ tới đó với một thái độ trân trọng với quá khứ của dân tộc, không ai coi đó là điều gì đáng xấu hổ cả.
Khi dùng khái niệm này, ông Nguyễn Hoàng Đức rõ ràng đã có hàm ý không lành mạnh, khinh khi coi thường cả một thế hệ những nhà văn, nhà thơ đã trưởng thành trong những giai đoạn lịch sử này của dân tộc. Câu mỉa mai ấy còn được ông dùng để nói về lớp nhà văn, nhà thơ hôm nay khi họ còn đứng trong một tổ chức nào đó của một nền văn hóa, văn học nghệ thuật được Nhà nước thừa nhận và bảo trợ. Chúng ta đều biết rằng trong các thang, bảng lương của Nhà nước ta hôm nay không có mục nào trả lương Nhà văn. Các nhà văn được hưởng lương là do họ đảm nhiệm các công việc khác: phóng viên, biên tập viên, nhân viên hành chính, nhà quản lý, cán bộ đoàn thể… Nhà xuất bản cũng không được nhà nước bao cấp khi in sách cho Nhà văn.
Và điều quan trọng nhất, tài năng, tư tưởng, trí tuệ, sức sáng tạo của Nhà văn thì đến “ông giời” cũng không bao cấp nổi, huống chi là các loại “mậu dịch quốc doanh” nếu nó còn tồn tại đến hôm nay. Vì vậy, chỉ có thể kết luận rằng khái niệm “nhà văn mậu dịch quốc doanh” mà ông Nguyễn Hoàng Đức nêu ra chỉ là một dạng nói xằng. Khi Hội Nhà văn có chủ trương sáp nhập các cơ quan báo chí của Hội lại nhằm mục đích nâng cao chất lượng và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngày hôm nay, đó là một việc làm thiết thực, với rất nhiều thiện ý mong sao có được những ấn phẩm tốt hơn để cung cấp cho xã hội, việc chưa đâu vào đâu thì ông Nguyễn Hoàng Đức đã la lên rằng đó là dấu hiệu “văn học quốc doanh” đã đến thời tàn lụi. Đó cũng là một dạng phát ngôn hồ đồ và vội vàng.   
Khi nêu ra khái niệm “văn học quốc doanh, văn học mậu dịch” chắc hẳn ông Đức tin rằng không có mình trong đó. Đối với nền văn học của nước nhà điều đó cũng chẳng thiệt thòi gì. Tôi chỉ hơi băn khoăn, bạn đọc đọc thơ ông hôm nay, liệu có thấy được sự khác biệt bao nhiêu giữa thơ ông với thơ của cả một thế hệ mà ông xếp vào hàng “thơ mậu dịch”?
Về  những ý  kiến nói Phạm Đương và Y Ban đạo văn
Tôi có trả lời một số tờ báo về những ý kiến này. Do quan điểm của người phỏng vấn, do khuôn khổ của các tờ báo ấy, ý kiến của tôi luôn bị cắt bớt. Tôi phải trở về báo Nông nghiệp Việt Nam, là cơ quan cũ của tôi để nói lại cho rõ. Xin nhắc lại nguyên văn như sau:
* Ông vừa nhắc đến người từ chối giải thưởng. Ông bình luận về việc từ chối giải thưởng của hai nhà văn hiện đang làm nóng văn đàn?
Tôi không ngạc nhiên. Và vì sống vào thời chuyển động brown, tôi xin đề nghị một sự dân chủ trong hành vi trao/ nhận giải thưởng. Chị Y Ban là một tài năng. Tôi có đọc tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của chị ấy và rất lấy làm tiếc. Đó là những tiếng lòng thống thiết cảnh báo tình yêu con người đang bị robot hóa, được gói trong một bố cục vững chãi: Hai chị em tôi cùng yêu một người Ấn, thậm chí chị song sinh còn được Kap cầu hôn, còn tôi thì nhận lời tham dự trò chơi viết thư tình với Kap mà luật của trò chơi lại cấm được có tình yêu thực, giải thưởng sẽ là 100.000 USD, nhưng nhiều lần tôi đã xao xuyến trước những lời ngọt ngào của Kap, còn chị song sinh, hỡi ôi một trinh nữ 40 tuổi yêu đương lần đầu. Vì sau cùng, tôi mới vỡ lẽ Kap là một robot chuyên viết thư, trò chơi do một nhà kinh doanh muốn có nhiều thư tình nhằm rèn kỹ năng viết thư cho Kap sau khi đã lập trình, đã số hóa ngôn từ trên cơ sở hàng ngàn bức thư Kap nhận được mỗi ngày và kéo dài suốt 8 tháng. Sách dày hơn 200 trang, có non nửa cực hay, đó là các chương Đám đông 1, Đám đông 2, Mây và những cảnh làm tình của anh chồng hùng hục như trâu húc mả, thiếu hẳn những lời hoa mỹ ngọt ngào của Kap – anh ta chính là một dạng rôbot – người. Văn Y Ban thì bạn biết rồi đấy, viết rất hay, ngon lành vì sống động. Nhưng già nửa còn lại, chương Những bức thư online thì lại dở. Chót đã dựng nhân vật robot người Ấn, Y Ban đành viết những bức thư bằng một giọng văn đều đều, sáo rỗng, thiếu hẳn sắc thái (cho nó đúng là nhời văn robot) – cụ thể là thiếu những lời tán tỉnh nhăng nhít ở các salon, các văn phòng công sở của đời sống Việt Nam, sự chung chung kéo ngót 90 trang. Thật tiếc. Tôi đã nói trực tiếp với Y Ban, nếu giời đi vắng và, nói giả dụ thôi, được ngồi trong Hội đồng, tôi cũng sẽ bỏ phiếu Bằng khen cho tiểu thuyết của chị ấy.  
Nhân đây cũng xin nói ngay, một số tin nhắn qua di động nói chị Y Ban đạo văn của Daniel Glattauer, cuốn Cưỡng cơn gió bấc là không có căn cứ; có thể lại là một sự “ném đá” nữa, xuất phát từ một tin nhắn nặc danh mà nhà văn Vũ Hồng, chắc không hề có ác ý nhưng đã vội vã loan tin trên mạng để rồi chính Vũ Hồng lại là đối tượng bị ném đá tơi bời khói lửa!     
Nhưng cú ném đá vào tập thơ của Phạm Đương thì hoàn toàn khác.
Cú ném đá này có tác giả hẳn hoi. Đó là ông Nguyễn Hoàng Đức. Ngay sau khi nghe tin tập thơ Giờ thứ 25 của Phạm Đương vào giải, Nguyễn Hoàng Đức bảo là Phạm Đương đạo văn, cụ thể là đã dùng chung cái tên tiểu thuyết La vingt-cinquième heure (Giờ thứ hai mươi lăm) của Constantin Virgil Gheorghui. Về cú ném đá này, tôi không có nhiều điều để trao đổi với ông Đức… Chỉ xin mượn lời một người mà tôi tin, từ nguồn Nông thôn ngày nay điện tử (đoạn trích dưới đây còn để nguyên lỗi chữ, lỗi dấu do nhà thơ Nguyễn Đỗ, hiện ở Mỹ gửi về qua email Thanh Thảo):

Tinh co doc thu ngo gui HNV cua thang Nguyen Hoang Duc gi do viet ve ten tap tho thang Duong. Toi thay co mot doc gia tren mang tra loi rat hay, nen copy lai  de ong chuyen cho thang Duong!
Nguyen Do

"Non-contact" nghĩa là "không tiếp xúc" hay "tiếp cận" còn "bất hợp tác" hay "không hợp tác" là "uncooperative". Ngài này rất hay trích dẫn danh ngôn, rất sính chữ ngoại, nhưng xem ra chỉ làm cho vẻ hàn lâm mà thôi. Nhân đây cũng nói lại chuyện tên tập thơ "Giờ Thứ 25" của Phạm Đương mà ngài cho rằng ăn cắp tên tác phẩm của nhà văn Romani Constantin Gheorghiu. Tiểu thuyết ông ấy, xuất bản 1949, chả mấy ai biết cho đến khi được dựng thành phim 1967, bởi đạo diễn Mỹ Henri Verneuil  và diễn viên lừng danh Anthony Quinn. Mấy chục năm sau, 2002, lại có một tiểu thuyết khác cùng tên, cũng được dựng thành phim và cũng nổi tiếng "The 25th Hour"  của nhà văn David Benioff (đạo diễn Spike Lee), thì ngài bảo các vị này cũng ăn cắp tên của nhà văn Romania à? Việc dùng trùng tên tác phẩm là chuyện xảy ra cực kỳ nhiều, ví dụ truyện “Tiếng Gọi Từ Hoang Dại” (The Call of the Wild) của nhà văn Mỹ Jack London, được sử dụng hàng trăm lần trong các bộ phim và các ca khúc khác nhau, có cái liên quan đến truyện của London, phần lớn chả liên quan gì cả. Có cái chỉ bớt một từ “The” để thành "Call of the Wild". Thêm một ví dụ nữa, tiểu thuyết nổi tiếng "Ulysses" (trong tiếng Hy Lạp thì gọi là "Odysseus" ) của James Joyce, xuất bản 1922,  thì chính ông “dùng lại” tên tác phẩm thơ cực kỳ nổi tiếng trước đó "Ulysses" của nhà thơ huyền thoại Anh Alfred, Lord Tennyson(1809–1892 ), xuất bản 1842! Còn nhiều, nhiều lắm chuyện trùng tên này, chỉ đưa ra một số dẫn chứng để ngài và công chúng hiểu thôi. Vì vậy, ngài phê phán một ai, làm ơn đọc cho kỹ, đừng trích dẫn quá nhiều triết lý Tàu (thế mạnh của ngài?) để dọa người khác!”. Hết trích dẫn.
Tiện đây xin ghi lại bài thơ  “Giờ thứ 25” để bạn đọc tiện tham khảo:

Giờ thứ hai lăm

Bỏ lại mọi toan tính phía sau lưng
anh có giờ thứ hai lăm khuya khoắt
giờ thứ hai lăm ngọt nhạt
giờ thứ hai lăm bồn chồn
hai mươi bốn giờ đi qua nhìn anh bằng đôi mắt khác
một tên khùng trong bóng đêm
một gã rồ trước nến

viết thứ gì mà đêm nào cũng như ngồi thiền?
chuyện gì mà mặt khó đăm đăm?
chỉ có giờ thứ hai lăm hiểu anh
vì sao mặt khó đăm đăm
vì sao ngồi thiền góc khuất
vì sao lúc thiên hạ cười vui thì anh ủ dột
vì sao em không có mặt
trong giờ thứ hai lăm mỗi ngày
                       
anh chẳng đem lại gì cho em
trong giờ thứ hai lăm khuya khoắt
ngoài những câu thơ như khói thuốc
những câu thơ không nhiễm độc bao giờ…

Tôi chỉ nói thêm một ý, nếu có sự trùng tên thì cũng chỉ là sự trùng tên của một bài thơ (chuyện này từng xảy ra không ít). Còn giải thưởng là trao cho cả tập thơ của Phạm Đương. Ông Nguyễn Hoàng Đức chắc là không qui kết cả tập thơ này chứ?   
Là người hay tẩn mẩn đọc các loại “thư ngỏ” và cũng có lúc thích “chơi” thư ngỏ, vậy nên mạo muội trình với quí vị vài điều còn để ngỏ và đang gây ra đôi chút ồn ào trên các trang mạng trong thời gian gần đây.
VĂN CHINH
Nguồn: Web HNV

4 comments:

  1. Thứ nhất
    Xin nói : Hội NV mất uy rồi bác VC ạ, mất niềm tin là mất tất cả, mọi lời "biện minh" của Văn Chinh theo kiểu "chê ngược để khen đồng chí" quá lộ . (...nó cũng giúp điều kiện để những kẻ cơ hội tạo ra áp lực giả, nó giúp người ta “ném đá” nhau, vì nói và nghe nói xấu nhau đã có từ “xưa lắm rồi”.). Cho nên VC có kêu gào rằng "Giải thưởng của HNV VN" xứng đáng tới đâu thì chính tác giả được giải cũng thấy sự sa sút về trình độ thẩm định của BGK vì cái gì rồi. Giải thưởng HNV là TIỀN chứ đâu phải là TIẾNG, tác giả có giả NGỘ ra điều này đành rút lui. Biết đâu sau này có thanh tra tài chính họ lại càng oan thêm về tiền bạc.
    Thứ hai: Tui cũng rất mến mộ bác VC về cách học hỏi văn chương từ "tay ngang thành nhà PB" Nhưng chả thích cái tính "cả nể bề trên" của bác VC để làm cái sự "bồi bút". Tui chả là nhà văn hay nhà này nhà nọ để HÙA vào "nhóm". Tui là bạn đọc chung thủy với văn học và nhận thấy cần nêu ra cái cảm xúc yêu quý đối với các bác vậy. Bác VC có giận tui cũng chả sao, đến hôm nay hình ảnh VC trong tui là kẻ bồi bút rồi không được như trước nữa.

    ReplyDelete
  2. Thị Nở.
    Kính thưa các bác. Em xin có nhời như sau, khi các bác tranh luận với nhà văn nhà phê bình Văn Chinh các bác phải viết hẳn tén là Văn chinh nhé, các bác đừng có viết tắt là VC. Cái thời mậu dich của chúng ta, các bác còn nhớ không? Nhà vệ sinh công cộng được viết tắt là VC. Nhưng tôi các bác ơi, em nghĩ ra rồi, Văn Chinh cũng chỉ là cái Nhà Vệ Sinh Công Cộng mà thôi.

    ReplyDelete
  3. Văn Chinh ơi hỡi Văn Chinh
    Thôi đừng cố gắng biện minh lắm lời
    Hở hang hết cả ra rồi
    Mực đen giấy trắng lừa người được ư?
    Một tuồng dơ dáy nhuốc nhơ
    Toàn cứt với háng là thơ kiểu gì ?
    Biết khôn thì câm miệng đi
    Đừng dại mang tiếng mà đi theo bầy
    Đừng nghĩ bạn đọc thời nay
    Đều ngu như lũ chúng mày cả đâu???
    (Văn Chương)

    ReplyDelete
  4. “Đất nước thi ca có bao giờ nhục thế này chăng”.
    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
    Đất nước thi ca có bao giờ nhục thế này chăng?
    - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày nhục nhất
    Khi giai phẩm nhân văn tràn vào cửa Bắc
    Những trận cuồng phong nổi sóng Bạch Đằng...

    Những ngày tôi sống đây là ngày thi ca buồn hơn tất cả
    Dù mai sau chưa lường hết được gì hơn
    “Đêm gãi háng” ngồi ngắm hoa ngắm quả.
    Đường nhân loại đi quaỉ bóng “háng” xanh rờn.

    Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ.
    “Nhận ra khuôn mặt em trong háng” muốn hôn.
    Cha ông xưa từng đấm tay trước cửa bồn chồn
    Nay con cháu “trần truồng làm tình vào ra sóng chết”

    Cái bất khuất kiên cường làm tình không biết mệt
    Vẫn được coi không ô uế bàn thờ
    Tất cả sẽ được “làm tròn” thành hình chữ O.
    Quá khứ, tương lai đều cuộn thành một mớ.

    Cả làng nước chìm trong hơi rơm rạ
    Của những thằng điên đốt khói thả lên trời
    Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!
    Có phải đàn anh đến sớm chăng mà đàn em thì lại muộn?

    Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
    Buối những câu thơ hay được thả lên trời
    Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót
    Thương con thuyền đơn độc phía trùng khơi.

    Ôi! Trường Sơn vĩ đại của ta ơi
    Xưa tựa vào ngươi kéo pháo lên đồi
    Nay tựa vào ngươi để cách tân thơ phú
    Đi theo ta là điệp trùng đội ngũ
    Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!
    (Ái Thi)
    (Trích từ: “Đất nước thi ca có bao giờ nhục thế này chăng”).

    ReplyDelete