Trang

Wednesday, July 31, 2013

(KỲ 1) - BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “CÓ GIẢI THIÊNG LỊCH SỬ ĐƯỢC KHÔNG?”


Sáng tạo cái gì nhỉ ? Nhã Thuyên rất tung hô thơ tục, ngôn ngũ tục, từ ngữ tục, cực tục của Nguyễn Quốc Chánh. Nhã Thuyên trích dẫn rất nhiều nhưng tôi không muấn dẫn lại làm rác tai bạn đọc. Chỉ nói gọn: tất cả các từ chỉ các bộ phận sinh dục Nam và Nữ, chỉ quan hệ sinh dục Nam-Nữ đều được Nguyễn Quốc Chánh đưa vào thơ. Khi lên bục giảng, Nhã Thuyên sẽ bình giảng như thế nào nhỉ. Có đọc lại cho cha mẹ chồng con anh em họ hàng thưởng thức không nhỉ ?Nguyễn Tuân rất quý trọng tiếng Việt, ông gọi là của hương hoả ông bà để lại ,  Phải biết giữ gìn và làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn lên. Nói tục, viết tục, làm thơ tục như Nguyễn Quốc Chánh là làm nghèo làm xấu tiếng Việt đi.

CÓ GIẢI THIÊNG LỊCH SỬ ĐƯỢC KHÔNG?
(Gửi Khoa văn Đại học Sư phạm Hà Nội)
CHU GIANG – NGUYỄN VĂN LƯU
Nhã Thuyên đang giảng dạy tại khoa Văn Đại học Sư Phạm Hà Nội, nên cần thiết phải có sự bình luận về tiểu luận Những Tiếng Nói Ngầm, cô đã đăng tải trên Da Mau và nhiều trang mạng phi chính thống ở trong và ngoài nước.
            Nếu trung thực cô phải đem quan niệm và tri thức Văn học trong tiểu luận trên giảng dạy cho sinh viên. Thì vấn đề đặt ra là: Bộ Giáo dục - Đào tạo, trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà trực tiếp là Khoa Ngữ văn đã thay đổi quan điểm và nội dung về môn Ngữ Văn rồi sao? Bởi vì quan điểm và nội dung trong Những Tiếng Nói Ngầm là công khai tán dương ủng hộ mạnh mẽ dòng thơ ngầm chủ trương phê phán, phản kháng, lật đổ chế độ cộng sản. Xuyên tạc lịch sử văn hoá dân tộc, chống lại “sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh…” Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội định mượn gậy ông đập lưng ông chăng?
            Nếu Nhã Thuyên nghĩ, viết một đằng giảng dạy một nẻo, như một bậc Thầy của Thầy cô, lên bục giảng thì ca ngợi Hồ Chí Minh “Bác sống như trời đất của ta”, nhưng lên trang mạng, trang Hồi ký thì xuyên tạc, tầm thường hoá Hồ Chí Minh, gọi là ông Hồ, bảo ông Hồ cũng nhảy son lá son với thuỷ thủ Pháp (!), ông Hồ về Vinh nói hớ phải cải chính, ông Hồ chủ động chết…nghĩa là chửi nhà Chu cứ chửi gạo nhà Chu cứ ăn… thì không đáng làm nhà giáo. Nhà giáo phải mô phạm. Kẻ sĩ phải trung thực, Ngô đạo nhất dĩ quán chi. Nếu lại Ngô đạo bất quán thì trước sau cũng lộ hình Phạm Nhan, thì ai còn đọc, còn học theo nữa.
            Tiểu luận Những Tiếng Nói Ngầm nói gì? Nhã Thuyên nói thẳng ngay trong Lời ngỏ: Tôi muốn làm nổi bật lên qua các tiểu luận hình ảnh của một không gian văn học năng động với những tác giả tỏ ra cam kết với lựa chọn phản biện và đổi mới văn chương, những người dường như đang giữ chặt lấy vị trí bên lề của mình để nuôi dưỡng một kinh nghiệm chống đối, nuôi dưỡng tiềm năng một năng lực chống đối, sáng tạo một thế giới thay thế.
            Không gian Văn học năng động ở đây là những sáng tác và phổ biến ấn phẩm phi chính thống, bên lề, bất chấp luật pháp nhà nước, dưới đủ các hình thức: sách in, bản phô tô, tờ rơi, đăng tải trên các trang mạng cũng phi chính thống ở trong và ngoài nước. Các tác giả được quan tâm trở đi trở lại chỉ có Lý Đợi, Bùi Chát, Nguyễn Quốc Chánh…Các nhóm Mở Miệng, Ngựa Trời, Nhóm thơ trẻ Sài Gòn, Văn chương phản kháng…
            Nhã Thuyên cũng bộc lộ sự lựa chọn không đứng về phía trấn áp và ra sức đề cao thứ thi ca mà Nhã Thuyên gọi là Những Tiếng Nói Ngầm…Đặc biệt đề cao Nguyễn Quốc Chánh. Cô có riêng một tiểu luận về Nguyễn Quốc Chánh mà chúng tôi sẽ phân tích sau.
            Đặc trưng bản chất của không gian văn học phi chính thống, với những tác giả “bên lề” này là gì ? Đó là “Dòng thơ ngầm với hoạt động đa dạng của nó, từ sáng tạo, suất bản tới diễn giải được hiểu với nghĩa đối trọng với dòng thơ chính như nỗ lực phản biện văn hoá của các nghệ sĩ ngoại biên, sự phản biện này dẫn tới những đối lập, thậm chí phản kháng với những gì đuợc cổ vũ bởi Nhà nước về mặt ý thức hệ…”, “…Là sự chuyển đổi từ ý thức phản tư để xây dựng sang ý thức phê phán để lật đổ…” “Chủ yếu mảng thơ bất đồng chính kiến này là những tiếng nói chống lại sự đàn áp tự do và kêu gọi cho Dân chủ, đặc biệt tấn công vào những (niềm tin) giá trị của quan điểm chính thống, gắn với quyền lực của nhà nước và cùng với nó, những quan điểm và những tác giả, tác phẩm văn chương được vinh danh, được bảo lưu thông qua giáo dục trong trường học và cơ chế ứng xử văn hoá ở Việt Nam. Chủ đề giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán chế độ cộng sản, bình luận và giễu nhại về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa…Thơ bất đồng chính kiến đã tỏ thái độ trực diện trong quan hệ với quyền lực của thể chế, với nhu cầu phá huỷ quyền lực đó…Cộng sản được hiểu như một biểu tượng của sự khống chế tư tưởng và do đó, trở thành một đích nhắm của thơ ca trong cuộc tấn công vào ý thức hệ chính thống này…
            Trên đây là tinh thần và lời văn của chính Nhã Thuyên trong các tiểu luận của cô. Nhã Thuyên còn nói đi nói lại, nói rất nhiều đến mối quan hệ chính trị-văn nghệ, tự do của nghệ sĩ , và rất nhiều vấn đề lớn khác. Nhưng cô mới chỉ là cái loa cho những phần tử chống Cộng thiển cận và cực đoan nhất. Cô tỏ ra chưa hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tuởng Hồ Chí Minh, lịch sử văn hoá dân tộc, lịch sử chính trị ở Việt Nam và Thế giới. Khi đưa ra một luận điểm khoa học phải có luận cứ, phải chứng minh được, phải có tính thuyết phục, phải có cái nhìn toàn diện và biện chứng. Cô rất tâm đắc với câu “…thơ cho tôi tình yêu và tình yêu tôi dành cho thơ là để thoả mãn cơn đói tình yêu tự do và quyền con người” (Mây bay là bay rồi. Trần Tiến Dũng. Thơ phôtôcoppy. Sài Gòn 2010).
            Nhưng cô ơi, tự do và quyền con người không phải là danh từ rỗng tuếch đặt vào đâu cũng được. Tự do nào, ở đâu? Quyền con người theo quan điểm nào? Có Uỷ ban nhân quyền của Quốc hội một nước muốn làm chúa tể thiên hạ, hễ ai, ở đâu, không theo quan điểm của họ là “Vi phạm quyền con người” trong khi họ là nước xuất khẩu vũ khí giết người đứng hang đầu thế giới. Họ rải chất độc dioxin xuống Việt Nam mà hậu quả thế nào, chắc cô biết chứ ? Còn bom mìn mà họ rải xuống Việt Nam thì phải ba trăm năm nữa mới thão gỡ hết được. Cũng tự do đấy chứ ! Cô bảo rằng mô hình xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lê nin đã tự tan rã. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ thì rõ rồi. Những nó tự tan rã hay bị làm cho tan rã  thì cần nghiên cứu lại. Năm 2003, trong chuyến thăm Thuỵ Điển của mấy nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp nói với tôi: Liên Xô nó sụp rồi, Trung Quốc nó cũng đổi màu rồi, còn các ông cũng nên liệu đi. Hôm đó tôi chưa trả lời. Năm ngoái tôi có nhắc lại trên VNTp. HCM. Hôm nay tôi xin trả lời chung: Nếu muốn giải phóng con người khỏi sự tha hoá một cách thật sự. Nếu muốn xây dựng xã hội thật sự tự do-bình đẳng-bắc ái mà sự phát triển của người này là điều kiện cho sự phát triển của người kia. Nếu muốn thoát khỏi một xã hội mà trong đó tất cả mọi người đều chống lại nhau…thì trước sau, sớm muộn người ta phải trở lại chủ nghĩa Mác-Lê nin dĩ nhiên với sự sáng tạo cao hơn chứ không phải máy móc. Liên Xô sụp đổ trước hết là do sự phản bội của Goocbachev. Và sâu rộng hơn, những người cộng sản Liên Xô đã không thực hiện được lời nói của Lê nin: Những người cộng sản chỉ có thể xây dựng được xã hội mới bằng chính những vật liệu cũ, những con nguời cũ của xã hôi tư bản để lại. Không có những người cộng sản từ trên trời rơi xuống. Đó là cảnh báo đầy sâu sắc. Ở Việt Nam hôm nay càng phải ý thức sâu sắc hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi lên chủ nghĩa xã hội là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp lạc hậu cũng có nghĩa là người chủ của nó là người nông dân, cũng vậy. Họ cũng là những con nguời do xã hội phong kiến thực dân để lại. Sức mạnh của họ là vô địch. Gần trăm triệu người đâu phải thường. Ho làm nên những kỳ tích trong đấu tranh giải phóng dẫn tộc. Nhưng trong hoà bình, trong xây dựng xã hội mới thì những hạn chế của người nông dân lại bùng dậy. Bạn cứ xem tình hình vệ sinh công cộng và giao thông ở Hà Nội thì sẽ hình dung ra sự khó khăn gian khổ thật sự khổng lồ trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Lại hội nhập, mở cửa, chấp nhận cơ chế thị trường, chủ nghĩa tư bản hiện đại, các đại gia tài chính…thì khó khăn lại càng gấp bội. Quốc nạn tham nhũng, thói quan liêu cửa quyền, mất dân chủ, lãng phí hoang phí…chẳng phải là do những con người là hậu duệ của xã hội cũ làm nên đó sao. Nếu tất cả đều theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cách mạng tiền bối, hy sinh tất cả cho dân tộc và cách mạng, việc gì có lợi cho dân cho nước dù nhỏ cũng cố gắng làm. việc gì có hại cho dân cho nước dù nhỏ cũng phải cố tránh (Hồ Chí Minh), tghì tình hình sẽ tốt đẹp hơn nhiều và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhất định thắng lợi. Bác nói: muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN là sâu sắc lắm!.
            Nếu bạn tán đồng, tán dương quan điểm giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh…thì bạn sẽ đi theo đường hướng nào ? Nếu phản kháng và lật đổ được thể chế chính trị của chế độ cộng sản thì bạn sẽ xây dựng xã hội theo đường hướng nào ? Các bạn không có lý tưởng, không có lý luận, không có nhân tài vật lực, chỉ có mấy trang mạng, mấy tập thơ phôtôcoppy, mấy quyển sách từ xuất bản Giấy Vụn… thì tổ chức, quản lý một xã hội có gần trăm triệu dân như thế nào được nhỉ ? Đành phải nhờ các chuyên gia đa nguyên chính trị, các đại gia tài chính ngân hàng…giúp cho. Đương nhiên là bạn và tầng lớp của bạn được tự do được hưởng lợi do sự cộng tác với ngoại bang cũng như nguỵ quyền ở Việt Nam qua các thời đại cho đến 1975. Nhưng còn cả dân tộc, còn hàng chục triẹu người nông dân, hàng chục triệu người công nhân làm thuê thì quyền tự do và quyền con người của họ sẽ như thế nào nhỉ ? Vụ Vêdan xả trộm nước thải ra sông Thị Vải chẳng làm bạn sáng mắt ra ư ? Các ông chủ mới được tự do hưởng lợi nhuận. Còn hàng ngàn hàng vạn người nông dân được hưởng quyền sống với nước thải.
            Bạn tỏ ra rất tâm đắc với Nguyễn Quốc Chánh: “Thơ tôi chắc chắn thuộc truyền thống rác. Vì Việt Nam là một cái sọt của cả đông và tây. Hơn một ngàn năm chống chọi chung chạ với các đế quốc Tàu, Tây, Nhật, Mỹ, Nga  nên Việt Nam có cái số phận văn hoá bi đát kỳ lạ, nghĩa là vừa đĩ thoã vừa chính chuyên, y trang cuộc đời của Kiều…Những cuộc cãi vã giữ cũ và mới, giữ truyền thống và cách tân chẳng qua chỉ là những cuộc nội (chiến, mông, thất, trợ, bài) giữ hai cọng rác đông và tây. Trong cái môi trường văn hoá giả cầy như vậy, giải pháp của tôi là: xài và vứt thật nhanh những cọng rác vừa lượm, cả đông (tà) lẫn tây (độc)”.
            Hay thế! Xin nhường lời cho Trưởng khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Hà Nội lên lớp bình giảng cho học trò, hướng dẫn các luận văn cao học…Còn tôi thấy cũng hay theo cách hiểu của tôi: Hay chứ ! các đế quốc hàng đầu trong lịch sử nhân loại từ Thành Cát Tư Hãn…Đến hiện đại như Hoa Kỳ, lại phải ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Paris 1973 với cái sọt rác ấy, rồi rút quân khỏi Việt Nam, làm cho chú Thiệu rớt cái đùng ! Qua Nhã Thuyên xin nhắn với Nguyễn Quốc Chánh và Những Tiếng Nói Ngầm rằng chả ai ngăn cấm các bạn tự rác hoá mình. Quyền con người mà ! Nhưng đem rác hoá lịch sử văn hoá dân tộc rác hoá những anh hùng và vĩ nhân của dân tộc thì không dễ như viết một câu thơ rác đâu ! Sự thể thế nào hẳn các bạn phải biết chứ.
            Xin nói một chút về Nguyễn Quốc Chánh để Nhã Thuyên và bạn đọc hiểu rõ hơn. Đành dẫn lại một đoạn tiẻu sử tự thuật của Nguyễn Quốc Chánh mà Nhã Thuyên đã dẫn: Tôi bị gọi nhập ngũ năm 1979, và có hai năm đứng trong hàng ngũ đi dép râu đội nón cối và bắn vài loạt A.K, nhưng cũng may là chưa ra trận. Tôi nghĩ, nếu đánh nhau tôi dễ trở  thành một tũ binh, hoặc một hàng binh, hoặc là người bị bắn đầu tiên. Không lâm trận nhưng vẫn bị hai vết thẹo: một vết loét trong da dày vì đói ăn và ăn bậy, một vết thẹo trong tâm lý do bị dồn nén từ áp lực của một tập thể luôn được bơm căng. Trong hai năm đó, tôi nhận ra tính hiếu chiến gần như bản năng, tiền ẩn trong phần đông con người Việt Nam và điều đó làm tôi haỏng sợ hơnnhững cuộc đọ súng tưởng tượng với Pôn Pốt. Nhưng cũng may, nhớ loét dạ dày tôi được giải ngũ sớm.
            Rõ ràng Nguyễn Quốc Chánh đã sai lầm từ cái nhìn đầu tiên, suy nghĩ đầu tiên, việc làm đầu tiên. Thơ ca của Nguyễn Quốc Chánh chỉ là biểu hiện của tâm thế sai làm đó mà thôi. Sai lầm như thế nào ? Xin được nói rõ:
            1-Ăn bậy để bị loét dạ dày để được giải ngũ. Nếu bị đói mà loét dạ dày thì sẽ không có ngày 30/4/1975. Nên tìm đọc Nhật ký chiến tranh của người anh hùng Chu Cẩm Phong thì sẽ được tự giải toả.
            2-Không hiểu về kỷ luật quân đội nói chung và quân đội cách mạng Việt Nam nói riêng. Đó là kỷ luật sắt. Thế nào là kỷ luật sắt ? Khi mới nhập ngũ, tôi được thủ trưởng đơn vị giải thích về kỷ luật sắt là: Muấn ăn cũng không được ăn. Không muốn ăn cũng phải ăn . Muốn ngủ cũng không được ngủ. Không muốn ngủ cũng phải ngủ. Muốn chơi cũng không được chơi. Không muốn chơi cũng phải chơi.v.v…Sao lại thế nhỉ ? Chưa đến giờ ăn muốn cũng không được. Đến giờ ăn không muốn cũng không được, nếu không ăn được do đau ốm phải đưa đi quân y ngay. Nếu cố tình không ăn để ốm yếu, để được giải ngũ…Thì đơn vị có nhiều cách chữa trị rất hữu hiệu. Sự ngủ sự chơi cũng suy ra như thế. Sắt đá như thế nhưng vẫn có không gian thời gian cho sinh hoạt cá nhân rất phong phú, nếu không, làm sao quân đội chúng ta tồn tại được. Quân đội nếu không có kỷ luật Sắt thì không thể có sức mạnh chiến đấu. Bài tập đầu tiên của người lính là tập đi, tập đứng, tập hợp. Tôi nhớ mãi câu này: Toàn đại đội chú ý! Trung đội hàng ngang! Tiểu đội hàng dọc! Đi đều…Bước! Và dầm dập bước quân hành. Còi báo thức phải dậy, thể dục, nội vụ cá nhân, ăn sáng, ra bãi tập (nếu trong huấn luyện chưa ra trận). Trưa, Chiều, Tối đếu phải theo hiệu lệnh. 9 giờ tối (21h) còi báo ngủ. Tắt đèn, im lặng tuyệt đối. Kỷ luật và điều độ nen tân binh sau sáu tháng huấn luyện đếu tăng cân tăng sức rõ rệt. Nếu Nguyễn Quốc Chánh xem đó là áp lực bị bơm căng đến nỗi thành vết thẹo tâm lý là chưa hiểu hay cố tình không hiểu. Quân đội nói chung, ở đâu và thời nào cũng thế.
            Nhưng quan trọng hơn, Nguyễn Quốc Chánh không hiểu hay cố tình không hiểu bản chất quân đội cách mạng Việt Nam. Đó là ý thức tự nguyện do được giáo dục giác ngộ rất cao. Cho Nguyễn Quốc Chánh giải ngũ là rất đúng. Một người lính khi lâm trận với tâm trạng như Nguyễn Quốc Chánh thì thất bại là cầm chắc. Ra trận nếu không tuân lệnh chỉ huy sẽ bị xử lý, có thể phải ra toà án binh. Còn nếu đầu hàng như Chánh tự nhận thì còn nguy hiểm hơn. Quân đội ta có tinh thần tự nguyện hy sinh là chính. Tiểu đội cần bốn người cảm tử trong trận công đồn. Cả tiểu đội (mười hai người) đều xin đi. Phải bộc thăm mới được. Đêm ấy thắng trận. Nhưng ba trong bốn chiến sỹ cảm tử đã hy sinh. Chế Lan Viên chứng kiến sự kiện ấy và sau đó ông đã xin vào Đảng. Trong thế chiến Hai, quân Nhật xích chân pháo thủ vào súng cao xạ để giữ cầu Hàm Rồng. Kết quả thế nào nhỉ ? Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân hô: Nhằm thẳng quân thù mà bắn ! kết quả thế nào nhỉ…
            3-Xuyên tạc bản chất người Việt. “Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng” (Bình Ngô đại cáo) hay Lê Lợi và hội thề Lũng Nhai động binh trước. Có phải người Việt dùng bè nứa thuyền nan vượt biển sang xâm lược nước Pháp hay không ? Ai hiếu chiến đây.
            4-Nếu quân PônPốt không xâm lẫn bờ cõi Việt Nam tàn sát hàng ngàn đồng bào ta ở vùng biên giới Tây Nam…Và tàn sát ngay cả hàng triệu đồng bào của họ một cách man rợ thì quân đội Việt Nam có phải ra quân không nhỉ ?
            Nói sơ sơ như thế để thấy Nguyễn Quốc Chánh không hiểu hoặc cố tình không hiểu để xuyên tạc. Trách nhiệm tối thiểu của một công dân, một quân nhân đối với đất nước còn trốn tránh thì thơ phú nỗi gì ! Thế mà cô giáo Nhã Thuyên cho rằng có sự thống nhất là lùng giữ con người riêng tư và con nguời cộng đồng trong Nguyễn Quốc Chánh. Rằng cái mặt cá nhân của Nguyễn Quốc Chánh là một cái mặt biểu tượng, một cái mặt cộng đồng, một cái mặt quốc giaLà người viết ra những câu thơ không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ ! Rằng là một nghệ sỹ sáng tạo đã gắn bó số phận mình với những ưu tư về số phận của lịch sử Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua
            Sáng tạo cái gì nhỉ ? Nhã Thuyên rất tung hô thơ tục, ngôn ngũ tục, từ ngữ tục, cực tục của Nguyễn Quốc Chánh. Nhã Thuyên trích dẫn rất nhiều nhưng tôi không muấn dẫn lại làm rác tai bạn đọc. Chỉ nói gọn: tất cả các từ chỉ các bộ phận sinh dục Nam và Nữ, chỉ quan hệ sinh dục Nam-Nữ đều được Nguyễn Quốc Chánh đưa vào thơ. Khi lên bục giảng, Nhã Thuyên sẽ bình giảng như thế nào nhỉ. Có đọc lại cho cha mẹ chồng con anh em họ hàng thưởng thức không nhỉ ?
            Nguyễn Tuân rất quý trọng tiếng Việt, ông gọi là của hương hoả ông bà để lại ,  Phải biết giữ gìn và làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn lên. Nói tục, viết tục, làm thơ tục như Nguyễn Quốc Chánh là làm nghèo làm xấu tiếng Việt đi.
            Lịch sử là kinh nghiệm, tri thức nhận thức cuộc sống được kiểm nghiệm và khẳng định qua thời gian ở cả phạm vi dân tộc và nhân loại. Phải kế thừa phát huy lịch sử theo phương pháp biện chứng, không thể tuỳ tiện giải thiêng xuyên tạc.
            Hình tuợng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh là chung đúc tinh hoa dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, cổ, kim, đông, tây. Là “Văn hoá của tương lai” (Men đen xtan-Nhà thơ Nga. 1924). Là cuộc đấu tranh “cho Tổ quốc tôi được độc lập, đồng bào tôi được tự do”. Ham muốn tột bậc của Người là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành. (1946).
            Nếu tất cả Đảng viên của Đảng tất cả cán bộ của Nhà nước đều thực hiện được lời dạy của Bác: Cần-Kiệm-Liêm-Chính-Chí công-Vô tư. Thì sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển dân tộc nhất định thắng lợi.
            Nhân chuyện này cũng nên xem lại việc dạy văn đại học và đào tạo trên đại học về nghành văn nói riêng và khoa học xã hội nói chung xem có được “tiên phong” như Khoa ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội hay không.
Ngày 19 tháng 5 năm 2013

CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU
Nguồn: Báo Văn nghệ TP HCM số 256



No comments:

Post a Comment