Trang

Wednesday, March 14, 2012

NGUYỄN VĂN LƯU (VÀ CẢ BÁO TIỀN PHONG) Đà ĂN TRÚNG “BÔ CỦA “MANH TÂM GIUN RẮN” Ở BÌNH ĐỊNH THÌ PHẢI



"Tôi đọc trên Tiền Phong thấy ông Nguyễn Văn Lưu “giảng hòa” Về tác quyền củaĐào Tấn thơ và từ. Hình như hồi 1987 ông biên tập cuốn sách “Thơ và từ Đào Tấn”?

Nhưng ông giảng hòa thế này thì thật là khó hiểu: “Người giới thiệu hay viết lời bạt, không bắt buộc phải ghi trên trang tác giả. Nhưng ở lần in đầu, nhờ cậy họ, trân trọng đặt vào trang tác giả thì ở các lần in sau nếu dùng lại, thì không nên bỏ họ khỏi vị trí đó”.
Thực ra cuốn “Đào Tấn thơ và từ” không phải in lại cuốn “Thơ và từ Đào Tấn”. Và không ai đưa tên người viết giới thiệu và lời bạt cùng đứng tên tác giả sách cả. Chả lẽ ông Lưu in cuốn sách có lời giới thiệu và lời bạt của người khác lại in tên tác giả là Nguyễn Văn Lưu – Nguyễn Văn X – Nguyễn Văn Y? Nghe thật buồn cười.
Đang suy nghĩ thế thì nhận được bài viết của Hồng Hạnh trao đổi lại với ông Lưu. Xin đăng nguyên văn để bạn đọc rộng đường suy xét". 

SỰ NGOAN CỐ VÀ BẢO THỦ ĐẾN KHÓ HIỂU CỦA BÁO TIỀN PHONG

Báo Tiền Phong (TP) ngày 11/3/2012 có đăng bài: Về tác quyền củaĐào Tấn thơ và từ” của Nguyễn Văn Lưu (NVL). Bài viết có vẻ “ôn hòa”, nhưng độ “xách mé” thì đạt hạng “ngôi sao”.
Ông bà ta thường nói: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Điều ông NVL biết thì đã ít nhiều “lên giọng thưa thốt”, còn điều ông chưa biết (hoặc giả bộ chưa biết), nếu nhà ông không có “cột” thì nên nằm đêm gác tay lên trán để “nghe” cho thấm.
Bài “Âm mưu giật giải… đã khuất” của Minh Tâm trên báo TP (19/2/2012) đã được cắt gọt cho dễ nghe là vậy, nhưng nội dung hoàn toàn vu khống, xuyên tạc và mang giọng điệu hằn học của “Manh Tâm” “giun rắn” là “một quan chức văn hóa văn nghệ ở Bình Định…”. Minh Tâm, nhà báo, hiện là phóng viên một tờ báo ở Hà Nội chỉ là “hòn đá” được “Manh Tâm giun rắn” “giấu tay” ném ra mà thôi.
Có một điều ông NVL nói đúng: “Nếu hội đồng cơ sở đưa công trình trên vào danh sách xét giải thưởng Nhà nước; là nếu đã vào vòng chung kết, bạn Minh Tâm chỉ cần gửi ý kiến của mình cho hội đồng giải thưởng Nhà nước thì ắt phải xem xét lại, việc gì phải vội kêu lên “Âm mưu giật giải nhờ…”.
Nhưng điều này ông NVL chưa biết: Đã có một lá đơn kiện Đào Tấn Thơ và Từ (2003) (nội dung không khác mấy với bài của MT) gửi cho Hội đồng xét giải thưởng Nhà nước đứng tên ông Văn Thinh, nguyên Trưởng ban kiểm tra Hội VHNT Bình Định. Mà Văn Thinh chính là “tay chân” của NTM, nguyên Chủ tịch Hội VHNT BĐ, PGĐ Sở TT-TT BĐ. Đến đây chắc ông NVL đã hiểu ai là kẻ “ném đá giấu tay” rồi chứ. Tôi chỉ thắc mắc việc đính chính tác giả Minh Tâm là ai, đáng ra việc làm này là của báo TP, với tầm hiểu biết của ông, liệu việc đính chính này có đáng tin cậy?
Về ngôi nhà mà ông ví von là “trước đây còn nghèo khó, bốn năm anh em chung tay cất ba gian nhà”. Thật ra, nếu thông minh một chút, hẳn ông sẽ nhận ra đó chính là Ngôi nhà của Cụ Đào Tấn để lại cho hậu thế, cho dân tộc Việt Nam, với một “khối tài sản” vô giá. Con cháu cụ sau này nhiều người bỏ công sức phục chế, lau chùi… cho những hiện vật đó sáng đẹp hơn, để nhân dân trong nước và thế giới nhận biết và chiêm ngưỡng. Ban đầu có một nhóm người chung tay góp sức, nhưng sau đó chỉ còn một ông lão vì nặng lòng với Danh nhân văn hóa quê hương quyết dấn thân gần như cả đời mình (30 năm) sưu tầm thêm, phiên âm, dịch nghĩa… làm cho ngôi nhà ấy hoành tráng hơn nhiều.
Ông NVL nói không sai rằng “một mình tác giả Vũ Ngọc Liễn không đủ sức, không đủ tự tin nên phải cùng cộng tác với những người khác, lại nhờ những người có uy tín giúp đỡ”. Vì vậy mới diễn ra 3 lần Hội nghị nghiên cứu về Đào Tấn tại TP Quy Nhơn và đi đến kết luận Cụ Đào Tấn là một danh nhân văn hóa của đất nước.
Nhưng điều này thì ông NVL không biết. Trên cái nền thành quả của các cuộc Hội nghị nói trên, với những tài liệu ban đầu, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã bỏ ra hơn 20 năm tiếp tục sưu tầm tác phẩm của Đào Tấn, biên khảo, chỉnh lý… để ngày hôm nay mới có được bộ sách 3 tập về Đào Tấn dày hơn 2400 trang (Đào Tấn Thơ và Từ; Đào Tấn tuồng hát bội; Đào Tấn qua thư tịch). Ba tác giả :Nguyễn Thanh Hiện, Mạc Như Tòng, Tống Phước Phổ cùng cộng tác với Vũ Ngọc Liễn trong Thơ và Từ Đào Tấn (1987) cũng đã được ông giới thiệu trong “Lời đầu sách”, như vậy cuốn Thơ và Từ Đào Tấn (1987) và 94 bài mới bổ sung là một bộ phận không thể tách rời của cuốn Đào Tấn Thơ và Từ (2003) nói riêng và Bộ 3 công trình nghiên cứu về Đào Tấn nói chung. Thử hỏi bỏ ra chừng ấy năm, sưu tầm, nghiên cứu hiệu đính, phiên âm, dịch nghĩa…từng ấy tài liệu, cụ Vũ Ngọc Liễn không đứng tên mình là người biên khảo thì đứng tên ai?
Ở thế giới bên kia, Cụ Đào Tấn sẽ hỏi: “Ngôi nhà” ta để lại cho hậu thế, cho dân tộc, sao có kẻ kém cỏi như Nguyễn Văn Lưu cứ đòi chia chác là thế nào nhỉ!?
Tôi có càm giác Minh Tâm, Nguyễn Văn Lưu (và cả báo Tiền Phong) đã ăn trúng “bã” của “Manh Tâm giun rắn” ở BĐ thì phải.
Riêng ông Tổng biên tập báo Tiền Phong một lần nữa lại thể hiện bản chất ngoan cố, bảo thủ của mình. Trước việc làm sai trái : vu khống, xúc phạm danh dự cá nhân, không đăng bài phản hồi, không đính chính xin lỗi mà tiếp tục dùng tờ báo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như một vũ khí sẵn sàng bôi nhọ người khác.
Chúng tôi kiến nghị Hội nhà báo Việt Nam, các cơ quan chức năng ở Hà Nội và Trung ương hãy để mắt tới ông Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo Tiền Phong. Cần chặn đứng hành vi của con người này, đừng để bất công trong tự do ngôn luận tiếp tục xảy ra, đừng để một người thiếu tâm đức và năng lực tiếp tục làm xấu hình ảnh tờ báo của Trung ương Đoàn.
HỒNG HẠNH
(Hội VHNT Bình Định)


Xem thêm về cuốn “Đào Tấn Thơ và Từ”:
2. - PHẢN HỒI TỪ BÀI VIẾT TRÊN BÁO TIỀN PHONG “ÂM MƯU GIẬT GIẢI NHỜ… ĐẠO VĂN NGƯỜI ĐÃ KHUẤT” (Văn chương +). “Chỉ tiếc là Báo Tiền Phong đã không rõ “ác tâm” của Minh Tâm, không kiểm chứng kỹ càng, đã đăng một bài viết sai sự thật, làm giảm uy tín của tờ báo đối với bạn đọc”.
3. - “CHA ÔNG TỔNG BIÊN TẬP BÁO TIỀN PHONG LÀ MỘT KẺ SIÊU LỪA ĐẤT HÀ THÀNH!?” (Văn chương +). “Nếu báo Tiền Phong không dũng cảm chịu trách nhiệm về việc làm vi phạm pháp luật của mình, để trả lại sự công bằng và bảo vệ danh dự cho người bị vu khống, Tòa án sẽ là người phán xét cuối cùng”.





No comments:

Post a Comment