Trang

Monday, May 7, 2012

CHUNG KẾT NGUYỄN VĂN LƯU – NGUYỄN HUY THIỆP: THIỆP ƠI "NÓ" ĐÁNH CÓ ĐAU KHÔNG?


(Văn chương +). “Mình thấy Thiệp có tài, tài lắm. Từ trong gian khổ của chiến tranh mà học, lăn lưng vào đời mà kiếm sống... mà viết được như thế là tài lắm. Mình đã khẳng định điều đó từ 1995: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo đủ sức làm dậy sóng mặt hồ văn chương vốn lâu nay êm lặng... Nhưng mình cũng đã thấy và nói ngay: Thiệp có tài, nhưng tài nặng hơn tâm nên mừng mà lo vậy (Luận chiến văn chương, 1995). Một nhà văn khác cũng nổi tiếng, muốn đổi cả đời văn để có được một Tướng về hưu. Đóng góp, chỗ đứng, vị trí của Thiệp trong văn học sử là rất rõ ràng. Có ai xoá hết của Thiệp đâu”. (Nguyễn Văn Lưu)
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Đánh chửi
là sáng tạo của các nhà tiên phong đổi mới. Cậu nào trót chửi Nguyễn Huy Thiệp thì phen này rất gay... đấy là cách thầy dẹp trước bọn đang định đánh thầy... (Hoàng Ngọc Hiến. Tạp chí Nhà văn số 4/2012)
Ai không đồng tình ủng hộ, ai phản bác lại là đánh bác Trà (Cửa Việt số 16/1992). Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chia ra những người tiên phong đổi mới và bọn bảo thủ cơ hội chủ nghĩa, có những "thợ đánh" hàng tôm hàng cá... (Hồi ký). Thầy nào trò nấy, phải đạo rồi.
Mình nghĩ ngoài lề, chuyện phiếm thì nói năng thoải mái. Nhưng chính thức trên diễn đàn, trong văn bản phải đúng mực, đúng văn hoá tranh luận. Kẻo sau này con em nó khó hiểu: Văn chương là cái giải gì mà các cụ hồi ấy đánh chửi nhau khiếp thế!
Mình viết mấy bài về Thiệp là có cả nỗi chung và niềm riêng. Cái chung đã hiện trong bài viết. Chỉ nhấn thêm: Từ Phẩm tiết đến Hội chợ Sách Thuỵ Điển (2003), đến... Hoa thuỷ tiên... (2004), đến Vong Bướm (2012) sự hung hãn, khinh mạn, cao ngạo... của Thiệp ngày càng tăng tiến. Thế mà được hoan nghênh, đón chào, tán dương, đề cao... cũng sôi nổi, liên tục. Thế cũng là phê bình một chiều, không dân chủ, rất phiến diện. Nhiều bạn đọc đã dẫn ra rằng sau cái vỏ văn chương của Thiệp là một cái gì khác cơ. Mình thấy cũng đúng. Sự cố ở Thuỵ Điển có chút gì là văn học đâu. Mình vẫn nhớ câu Thiệp nói với mình, một buổi tối, hồi đó: Liên Xô- Đông Âu sụp rồi. Trung Quốc đổi màu rồi, còn các ông cũng phải liệu đi... (Thuỵ Điển 2003). Quả thực mình suy nghĩ mãi, từ hôm đó đến nay... Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách nữa là bọn cầm bút chúng mình. Ấy là cái lẽ chung. Mình có gay gắt, quá lời cũng là vì cái tình chung không kìm nén lại được. Bạn thông cảm cho.
Mình thấy Thiệp có tài, tài lắm. Từ trong gian khổ của chiến tranh mà học, lăn lưng vào đời mà kiếm sống... mà viết được như thế là tài lắm. Mình đã khẳng định điều đó từ 1995: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo đủ sức làm dậy sóng mặt hồ văn chương vốn lâu nay êm lặng... Nhưng mình cũng đã thấy và nói ngay: Thiệp có tài, nhưng tài nặng hơn tâm nên mừng mà lo vậy (Luận chiến văn chương, 1995).
Một nhà văn khác cũng nổi tiếng, muốn đổi cả đời văn để có được một Tướng về hưu. Đóng góp, chỗ đứng, vị trí của Thiệp trong văn học sử là rất rõ ràng. Có ai xoá hết của Thiệp đâu.
Mình nghĩ nhà văn ở Việt Nam nên theo gương Nguyễn Trãi đem cái tài của mình ra làm đẹp cho dân cho nước. Như Nguyễn Du nhìn thấu tám cõi, lo đến ngàn đời vì thương con người. Như Cụ Hồ Chí Minh, văn hoá phải góp phần phò chính trừ tà, khuyến thiện trừng ác... Thế mà Thiệp lại nôn mửa vào lịch sử dân tộc, vào anh hùng dân tộc, mắng chửi hết tất cả, rồi kệ thây thiên hạ "đời này vô minh tầm thường..." Thế mà người ta cứ xúm vào khen Thiệp, quảng bá cho Thiệp, kê bàn bắc ghế cho Thiệp, phong thưởng cho Thiệp, đầu tư cho Thiệp... thì mình cũng phải nói lại đôi lời. Mình là thiểu số đi nữa, vẫn là vâng lời vợ, được vợ nó khen: Không được hùa theo đám đông...
Về niềm riêng, bài trước đã nói. Chỉ thêm chút này: Bên vợ mình sáu chị em chỉ có cậu út độc đinh, cả nhà hi vọng. Nhưng cậu hi sinh năm 1972, mới hai mươi tuổi, chưa vợ con gì. Cả nhà điên lên. Nguôi ngoai theo thời gian nhưng mà đau. Ông bà qua đời, sang cát rồi, không biết để đâu. Các chị em đều khấm khá. Miếng cơm manh áo thì xẻ chia, thương nhau, nhường nhịn nhưng lòng hiếu đễ với cha mẹ thì không chịu thua, không nhường nhịn. Cuối cùng phải đưa ông bà về quê, nhờ thằng cháu thúc bá ăn thừa tự thờ cúng. Còn đi được, về thắp cho cha mẹ nén hương. Sau này thì tuỳ tâm con cháu. Đau lắm chứ. Buồn lắm chứ! Thế mà Thiệp lại nôn mửa vào... Mình tủi thân, buồn lắm. Giận nữa đấy. Khi giận thường cáu kỉnh, nặng lời, Thiệp hiểu cho, đừng giận mình nữa nhé. Vả nhà mình có đáng gì so với cả nước, nhất là đồng bào miền Nam đi trước về sau. Nhưng mà của đau con sót Thiệp ạ!
Hồi nọ mình định kiện vị giáo sư đã vu khống xúc phạm mình. Đêm đang nghĩ viết cái đơn bỗng nghe trong xa xăm tiếng ông cụ nhà mình vọng về: Con ơi đừng làm thế. Thất thập cổ lai hi, luật hình cũng ân giảm. Bát tuần đại thọ, mọi sự như không, kiện vào đấy như thổi gió vào nhà trống. Mình bừng tỉnh rồi lại thiếp đi, thấy đang bay trên tầng mây bông - trên chín tầng mây, 10.000 mét, độ cao lí tưởng của Bô ing - thấy giáo sư râu tóc bạc phơ, người gầy nhưng thanh thoát, đang thưởng trà, mấy anh Tấn sĩ hầu trà hai bên.
- Bẩm thầy! Nó khen "Tuyển Hồi"!
- Nó khen "Tuyển Hồi" à!
- Bẩm thầy! Nó đánh "Tuyển Hồi"
- Nó đánh "Tuyển Hồi" à!
- Bẩm thầy! Chúng nó không nói gì nữa!
- Không nói nữa à! Hôm nay Thanh Minh, Hàn Thực... Pha cho Thầy ấm nữa rồi đi làm ít trôi, chay, hoa quả... Thầy chẳng bằng được người xưa, luỵ vào cái hư danh nhục lắm. May Trời Phật cho còn đến hôm nay. Hốt nhiên Thầy đại ngộ, từ đây trong suốt, vắng lặng.
Mình lại mơ thấy Thiệp đang đàm đạo với các giáo sư, tấn sĩ, cử nhân, tú tài...
- Họ khen Thiệp lắm!
- Họ khen Thiệp à!
- Họ đánh Thiệp đấy!
- Họ đánh Thiệp ạ!
- Họ bảo vô minh, tầm thường
- Ấy, Thiệp bảo đấy chứ
- Ừ nhỉ...
Thoắt cái, cõi vô minh bao trùm, trong suốt, vắng lặng... Mình bừng tỉnh, máy bay hạ cánh an toàn. May quá. Đêm qua viết bài này, mệt, lại thiếp đi. Nghe trong xa xăm tiếng Cụ Tú Mỹ Lộc.
- Con chuyển lời ta nhắn cháu Thiệp!
- Dạ con xin Cụ!
- Ừ, viết đi con:
Hay tin trên ấy nó lèn con
Hội sách năm nay nó giở đòn
Đánh cả văn tài nghe tệ nhỉ
Tác quyền nửa tỉ có đau không?

Ai bảo chửi đời hung hãn thế
Oán thù chi mãi kiếp nhân sinh
Thôi nhé cũng đừng ngông ngạo nữa
Kẻo mang tiếng dại với làng văn!
Cụ bảo thế Thiệp ạ. Chúc Thiệp mạnh khoẻ, bình an. Bái bai Thiệp. Xin kính chào bạn đọc. Cảm ơn bác Chí Hiếu! Cám ơn Ông Mặt Trời!!!
Chu Giang – NGUYỄN VĂN LƯU
______________________
- Xem loạt bài trên Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 193-195-196-197-198 - năm 2012



MỜI BẠN ĐỌC XEM LẠI LOẠT BÀI TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TPHCM
- KỲ 1:  NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI?”  (Văn chương +). “Thiệp viết truyện ngắn Tướng về hưu rất hay, thiên hạ thán phục. Nhưng khi viết kịch Nguyễn Thái Học lại sao chép từ bộ phim “Chỉ còn một tình yêu ở lại” của Liên Xô cũ. (Xem con chữ soi bóng đời. Trần Thị Thắng. NXB Hội Nhà văn 2010. Tr 222-223, tập II)”.
- KỲ 2: NHÀ VĂN MÀ NHƯ THẾ LÀ BẤT LƯƠNG, VÔ NHÂN BẢN, LÀ DỐI TRÁ VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ PHẢI NGUYỄN HUY THIỆP KHÔNG SỢ !” (KỲ 2) (Văn chương +). “Việc gì ông cũng không từ không sợ miễn là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết văn, làm Nhà văn, làm !  … Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng từ”.
- KỲ 3: NGUYỄN VĂN LƯU: ĐỌC KỸ VĂN THIỆP VÀ XEM CÁCH ỨNG XỬ Ở ĐỜI THÌ THIỆP PHẢN ĐẠO, VÔ ĐẠO LẮM - “THIỆP ƠI THỜ PHẬT LÀM CHI!” (KỲ 3) (Văn chương +). “Thiệp dẫn rất nhiều Phật, Đạo. Lại dựng tượng Phật trong vườn nhà hương đăng thường nhật. Chắc phải hàng Phật tử chân tu. Nhưng đọc kỹ văn Thiệp và xem cách ứng xử ở đời thì Thiệp phản Đạo, vô đạo lắm”.
- KỲ 4: NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN LƯU - CHỈ TẠI THIỆP “QUA SÔNG ĐẤM SÓNG” NÊN PHẢI NHẮC NHỞ: “SAO MÀ ÁC THẾ THIỆP ƠI!” (KỲ 4)  “Chỉ tại Thiệp qua sông đấm sóng nên phải nhắc nhở. Thiệp không nôn mửa việc gì phải quét dọn tẩy uế! Thiệp gí vào vợ Thiệp cho ra từng ấy đứa con có ai nói gì! Nhưng gí thơ phú của người ta vào đó… Ôi trời! Thần tượng! Vua! Nhân văn đổi mới…”.
- KỲ 5: - BÁN KẾT NGUYỄN VĂN LƯU - NGUYỄN HUY THIỆP: “NƯỚC TA CHƯA CÓ VĂN TÀI - PHẢI ĐEM KÊ GHẾ MÀ NÀI NÓ LÊN” (KỲ 5) (Văn chương +). “May quá tìm được rồi. Nguyễn Huy Thiệp - Tướng về hưu, từ đống hồ sơ của Ban biên tập trước bỏ lại. Tra vào ! Phất lên ! Xúm vào nào ! Hai ba nào ! Lên nào ! Giờ chỉ được khen Thiệp. Chê phải dẹp ngay. Phê bình lý luận chung tay lên nào.”
- KỲ 6:  CHUNG KẾT NGUYỄN VĂN LƯU – NGUYỄN HUY THIỆP: THIỆP ƠI "NÓ" ĐÁNH CÓ ĐAU KHÔNG?  (Văn chương +). “Mình nghĩ ngoài lề, chuyện phiếm thì nói năng thoải mái. Nhưng chính thức trên diễn đàn, trong văn bản phải đúng mực, đúng văn hoá tranh luận. Kẻo sau này con em nó khó hiểu: Văn chương là cái giải gì mà các cụ hồi ấy đánh chửi nhau khiếp thế!”
Loạt bài liên quan:

- CÂU CHUYỆN CHỦ NHẬT: BÌNH CHÚ GIẢI VỀ NHƯNG LỜI MẠ LỊ NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP (Văn chương +).




18 comments:

  1. Cái ông Lưu này viết lung tung (not của đau con sót) con xót. shit

    ReplyDelete
  2. Với cha mẹ còn sống thì nói "hiếu thảo". Chết rồi thì nói "hiếu" hay "đạo hiếu". Chẳng ai nói: "hiếu đễ với cha mẹ" bởi chữ "đễ" là chỉ tình cảm anh em ruột thịt.

    ReplyDelete
  3. giọng ông Lưu này cứ cay cú, ghen ăn tức ở hay làm sao ấy. lại còn tự nhận là mình hay ho, có tư cách vì " không hùa theo đám đông"! Đám đông nào? Mỗi người chỉ đại diện cho mình. ông cứ việc có ý kiến. Và người khác cũng có ý kiến. Không nhất thiết phải giống với ý của ông.

    ReplyDelete
  4. Trang này lải nhải mấy bài chửi ông Thiệp suốt ko chán à?
    văn chương buồi ?

    ReplyDelete
  5. Tự nhiên cứ nghĩ tên ông này phải thêm chữ "manh" nữa mới đúng.NGUYỄN VĂN LƯU MANH, hi hi...

    ReplyDelete
  6. Phải thừa nhận đám lưu manh có chữ ,tư cách đê hèn đểu cáng nhưng luôn hô to đạo đức cùng đám đệ tử và bạn bè ăn nhậu của tay Thiêp này đông đảo thật !
    Nghĩ lại: Âý mới chuyện thường và đúng "quy luật" (!)bởi tiếng kêu to nhất , ồn ào nhât nơi công cộng thì thường là tiếng gào thét hô haò của đám lưu manh.Những tiếng phân trần hay phê phán của người tử tế bao giờ cũng ôn tồn nên dễ bị tạm chìm khuất.
    Hơn nữa đám lưu manh thường rât thưà thời gian, người tử tế thường là bận rộn.Lũ lưu manh-dù là lưu manh có chữ -rât hay bị hội chứng bầy đàn.Ngươì tử tế -dù là dân đen tử tế-thường là lặng yên ngẫm ngợi.
    Đọc mâý hàng comment ở trên đây mình bỗng nhiên "tự phục ...mình quá ''! !Mình "tự phục mình" vì mình thấy mình nghĩ đúng ghê ! ! hề ..hề....!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hình như thằng L.B này nó đang tự bạch về bản thân thì phải; nghe nó quen quen!

      Delete
  7. Cứt, đọc nghe toàn giọng chim cú

    ReplyDelete
  8. Cái bọn văn Tây văn Tàu, cái bọn văn ma văn tế, cái bọn văn điếu văn điếc, cái bọn văn chương chữ nghĩa ma trơi. Cái thứ kinh văn hóa quỷ, cái thứ đồ tiền cúng âm hồn, cái lũ quỷ dạ xoa, cái thứ đồ đói khát vất vưởng vườn chè bụi chuối, cái thứ bọn làng văn hóa bướm, cái thứ chó chết sinh đẻ ra hàng tá thứ văn ma người không ra người, cái thứ đồ quỷ dữ. Cứ học đòi lấy ba cái thứ văn Tàu văn Tây mà hóa ra ngợm, cái thứ âm binh. Lưu tiên sinh! mau nhắm mắt niệm Phật, vứt cái vọng tâm lên tiên đi. Hốt nhiên đại ngộ, tự nhiên vắng lặng thì ừ!
    Phi Bạch Vân ta. A Di Đà Phật! A Di Đà Phật. Lưu tiên sinh hiểu rồi chứ... Đã hiểu rồi!

    ReplyDelete
  9. Đến cuối hiệp thì thấy cùng lắm thằng Thiệp là con đồng cô bóng cậu, nó chịu thiệt cho đời, còn thằng Lưu thì lòi mặt Lưu manh, ngại người, hại đời. Loạt bài của thằng Lưu nhổ thẳng Thiệp hóa ra lại nhổ chính vào cái bản mặt nó. Đúng là động vào những đứa thành tinh như thằng Thiệp thì chỉ có ngu thôi. Nhưng bản chất thằng Lưu chẳng dời đổi đâu. Riêng điểm này nó thật đáng trọng, chơi với nó lâu rồi mà chẳng biết quê nó ở đâu???

    ReplyDelete
  10. Riêng tớ lại thấy hai thằng này nó chơi trò marketing đây. Thằng Thiệp bây giờ cũng thành cái xác khô rồi, người ta quên nó rồi, nên nó thuê một thằng chợ búa lưu manh giả vờ chửi rủa, đánh đấm để thiên hạ nghĩ rằng nó vẫn còn trai tráng, có thể so găng, đặng bán sách cho dễ. Chẳng biết cái giá marketing của nó cho thằng Lưu và thằng Thuấn trong Nam là bao hè???

    ReplyDelete
  11. Hay lắm: "phải thừa nhận đám lưu manh có chứ, tư cách đê hèn đểu cáng và đám bạn bè ăn nhậu của tay Thiệp này đông đảo thật......"
    Bác L.B nhận xét rất chí lý.
    Tôi cũng xin phục bác và phục nhất là chính ...tôi vì tự hào mình cũng nhận ra điều chí lý ! hi..hi....

    ReplyDelete
  12. Mày khẳng định từ năm 95 Thiệp có tài cũng kệ chó mày. Mày khẳng định thì có giá trị cái con mẹ gì mày hả Lưu. Già rồi mà nói ra mấy cái thứ vô duyên thúi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thằng Phu này chửi đúng như một thằng phu phen. Tao mà là thằng Lưu thì tao cắn lưỡi tự tử mẹ đi cho rồi. Nhưng tao chơi với thằng Lưu từ hồi còn cởi chuồng nên tao biết thằng đểu này chả biết nhục là gì đâu Phu ạ! Đừng bực với lũ ấy làm gì cho phí sức mà khổ vợ khổ con em ạ.

      Delete
  13. Đến bây giờ thì thằng Lưu có thể chẳng cần phải muối mặt mà nói rằng: xin lỗi, đầu đề là "Lưu ơi! Thuấn ơi! Tự nhổ vào mặt có nhục không?"

    Ghi chú của Lưu: Bùi Công Thuấn, đệ của tớ ở Long Khánh, Đồng Nai.

    ReplyDelete
  14. Thằng Lưu và thằng Thuấn đúng là hai con chó không biết mình là chó, nhờ thằng Thiệp mà chúng lòi mặt chó. Thật đáng hổ thẹn thay cho hai thằng này, bia miệng để đời vì ghen tài với thằng Thiệp.

    ReplyDelete
  15. Người quan sátJuly 8, 2012 at 5:35 PM

    Ông Thiệp cứ núp danh để "phát biểu cảm tưởng"liên tục cho bài viết này làm gì?
    Cứ ra mặt đàng hoàng, tội gì mà "nặc danh", núp danh? Ra mặt phản biện thì có ai bị chết đâu, ông Thiệp nhỉ ?

    ReplyDelete