.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, April 6, 2012

NGUYỄN VĂN LƯU: ĐỌC KỸ VĂN THIỆP VÀ XEM CÁCH ỨNG XỬ Ở ĐỜI THÌ THIỆP PHẢN ĐẠO, VÔ ĐẠO LẮM - “THIỆP ƠI THỜ PHẬT LÀM CHI!” (KỲ 3)


(Văn chương +). Thiệp dẫn rất nhiều Phật, Đạo. Lại dựng tượng Phật trong vườn nhà hương đăng thường nhật. Chắc phải hàng Phật tử chân tu. Nhưng đọc kỹ văn Thiệp và xem cách ứng xử ở đời thì Thiệp phản Đạo, vô đạo lắm. Nói cho thấu lẽ phải hàng quyển sách. ở đây Lưu chỉ nói hai mục trong hai bài báo ngắn.

Kỳ này nói Thiệp không chân thực.
Kỳ sau nói Thiệp tạo nhiều nghiệp ác.
*
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và phía sau rất nhiều tượng phật
Phải khen Thiệp chút đỉnh. Thiệp có văn tài bẩm sinh. Đáng gọi là phù thủy ngôn từ, văn ngắn gọn, chắc, sắc, mạnh, lạnh... giọng như Thánh phán, có ma lực, mê hoặc lắm. Không hiểu Phật, Đạo; chưa đọc cổ văn là bị Thiệp thôi miên ngay đấy. Thế là giỏi, cũng đáng quý. Giọng văn như thế hiếm lắm.
Nói Thiệp không chân thực, sự mà nhà Phật rất kiêng kỵ. Trong ngũ giới thì giới thứ tư là không nói dối có bốn trường hợp, không giữ được là phạm tội:
a- Chuyện có nói không chuyện không nói có, cốt lừa gạt để lấy tiền lấy của người khác.
b- Nổi giận, nói lời hung dữ thô ác, mắng chửi người, vu oan người.
c- Dùng lời hoa mĩ văn chương thêu dệt để lừa gạt người.
d- Nói lời đâm thọc làm cho đôi bên bất hòa thù oán.
Trong học thuật,không chân thực còn hàm chỉ rộng hơn. Nói cái mình không có không biết, hiểu sai nói sai, nói cho người mà mình không làm... nhiều lắm. Mà những điều trong giới thứ tư mình kể ở trên là của Hòa thượng Viện chủ Thiền viện Thường Chiếu Thích Thanh Từ giảng cho Phật tử, không phải Văn  Lưu bịa ra đâu, ở quyềnTu là chuyển nghiệp  NXB Tôn giáo in, lưu chiểu thangs-2005. Sách ấn tống.
Bây giờ cứ nương theo kinh Phật, ta trò chuyện.
Tượng phật khổng lồ trong sân nhà của nhà văn NHT. Ảnh: Xuân Anh

Mình thấy Thiệp chả hiểu Thái cực, Thái Hư, Thái Nguyên, Thái Bình, thái chỉ, thái hạt lựu ra sao cả mà viết bừa, giọng lại như Thánh phán: “Nhân sinh là sự sống con người, gọi là Thái cực” (Vong bướm - Trang 110). Thế trước nhân sinh, trên nhân sinh xung quanh nhân sinh... là cái gì? Cụ Đào Duy Anh giải nghĩa: Khi trời đất chưa chia gọi là Thái cực (Hán - Việt từ điển). Trời đất chưa chia là hỗn mang, là nguyên khí hỗn nhiên. Từ đấy đến khi chia trời đất là ti tỉ năm. Từ khi có trời đất đến xuất hiện sự sống đơn giản nhất - là ti tỉ năm. Lại phải ti tỉ năm nữa mới có thực vật động vật, có loài linh trưởng, có vượn người,  người vượn rồi mới có con người văn minh, họp thành xã hội, thành cuộc nhân sinh. Thiệp liều thế. Chẳng thèm nghiên cứu nguồn gốc sự sống, chẳng thèm đọc đến lịch sử sinh học, chẳng nghiên cứu Lão Trang đến nơi đến chốn mà phán văng mạng như thế. Bạn đọc không có điều kiện nghiên cứu, chỉ đọc và tiếp nhận thì mình phải nghiêm túc công phu đúng đắn, sao lại tùy tiện. Phải quý mến tôn trọng kính trọng bạn đọc, bạn đọc quý lại mình, có đi đâu mà thiệt.
Thiệp chú giải: Khổ, Tập, Diệt, Đạo là Tứ diệu đế, là đường đi tuần tự của người học Đạo (Sđd-Tg 111) Tứ diệu đế là khái niệm Phật giáo, sao lại chú giải cho Lão Trang, đầu Ngô mình Sở như thế!
Đầu phần chú giải Thiệp viết: Người xưa nói trong Trời Đất vẻ vang nhất không có gì bằng đọc sách, viết sách. Đọc sách là để tu thân cầu đạo (Sđd- Tg 109).
Cuối phần chú giải, Thiệp viết: Thượng nhân nghe đạo thì ân cần làm theo. Trung nhân nghe đạo thì quên quên nhớ nhớ. Hạ nhân nghe đạo thì cười phá lên, nếu chẳng cười đâu gọi là Đạo. Phải chăng viết sách, đọc sách cũng chỉ là một trò cười? (Sđd- Tg 113).
Thiệp mê thông thái (không phải thông thái cũng có lúc mê lầm) hay cố tình giả nhân giả thuật, tự mâu thuẫn như thế.Thoạt nghe tưởng như Thánh phán. Ngẫm ra, như rái cá trong đầm. Thoắt đầu này thoắt lại bờ kia, vun vút, rối tung rối mù như tổ đỉa. Giỏi thì giỏi đấy, nhưng bắng nhắng quá.
Có những chú giải rất phản nhân văn: Gặp cảnh nghèo mong muốn giầu sang. Đó là lầm(Sđd- Tg 110). Trời! Nô lệ cứ là nô lệ. Vô sản cứ là vô sản. Bần cố nông cứ là bần cố nông, cu li cửu vạn chớ mong làm giầu. Ờ! Nhân quyền dân quyền, tự do dân chủ, cá nhân cá tính làm gì cho rách việc. Xóa đói giảm nghèo là mê lầm quá. Vươn lên làm giầu chính đáng lại càng mê lầm. Mấy chục huyện mấy trăm xã nghèo nhất nước cứ yên vị thế.Đừng có xía vô. Để yên cho người ta tu thân cầu Đạo. Chà! cái Huân chương văn học nghệ thuật, cái giải thưởng Premio quả là sắc sảo,tiên đoán. Mình bảo có thâm tình hậu ý lắm đấy là rất đúng, phải không! Ông Lênin bảo Tôn giáo là thuốc phiện. Chú giải tôn giáo như Nguyễn Huy Thiệp còn hơn cả thuốc phiện, là hêroin cơ. Thiệp nói vậy không làm vậy. Có tỉnh đâu, có tu thân cầu Đạo đâu. Mà phấn đấu lắm.Bán quán Hoa Ban giá cao cắt cổ là tỉnh hay mê lầm?
Đến cái vụ thương thảo tác quyền mới là tuyệt cú mèo. Tớ chỉ bán năm năm. Vong bướm để lại. Giao kèo đã ký. Nửa tỉ chi ra. Họp báo tức thì. Bàn dân thiên hạ đều biết, đừng hòng đánh tháo con nhé.
Thiệp viết: Nếu ta chẳng có Đạo thì làm sao biết người ta có Đạo? Đến Tổ sư các nhà nghiên cứu cũng không biết Thiệp có những Đạo gì, rao giảng những Đạo gì. Chúng sinh phen này khó tu quá. Phải đến thỉnh Viện Trưởng thông thái thôi. (Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện văn học, hết lời ca ngợi Thiệp. Xem An ninh thế giới cuối tháng số 126 tháng 2/2012).
Thiệp lại viết: Người đắc đạo trong ngoài đều không không, vắng lặng... Thân tuy gởi trong cõi phàm trần, mà tâm đã siêu ra ngoài cảnh vật ((Sđd- Tg 112).
Lại phải khen Thiệp giỏi vào vai. Con người Thiệp đầy ứ hồng hồng tuyết tuyết,ngoài có Huân chương văn học nghệ thuật,có các giải Premio, Giăng lưới bắt chim...Trong có nửa tỉ tác quyền, tâm lúc nào cũng loạn động, mà cứ như người thủy tinh đang rao giảng, trong ngoài không không, trong suốt, vắng lặng...
Đến cái tâm của Thiệp mới lại siêu nữa. Giao lưu với bạn đọc. Bao nhiêu là người xúm vào khen,Thiệp chẳng động tâm. Không thèm trả lời, còn cao đạo: Tôi thấy cuộc đời này vô minh, tầm thường.Thế mà Lưu mới đăng có một bài trao đổi Thiệp đã kêu toáng lên: Nguyễn Văn Lưu và Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đánh Thiệp. Lại kiên quyết phản công: Tôi không sợ ông Khoa, ông Lưu. Siêu nhỉ. Đúng đấy. Siêu siêu nữa kia. Siêu cái đầu nó ra ngoài cảnh vật. Siêu cái nữa nó lại vào cảnh vật.
Đến đoạn cuối  này, mới siêu hơn nữa. Trong buổi giao lưu ở cà phê Trung Nguyên, Thiệp bảo: Có những câu hỏi mà tôi không thèm trả lời. (Văn hóa - Thể thao số 55 ngày 24 tháng 2 năm 2012).
Tàn cuộc Thiệp còn cố nói..... chỉ yêu một số ít trong các khách mời chứ không phải tất cả. (An ninh cuối tháng, đã dẫn) Người theo Phật, người ngộ Đạo không bao giờ không yêu con người, không bao giờ khởi niệm yêu - ghét. Giao lưu, giới thiệu sách cho mình, người ta đến dự, cảm ơn mới phải. Sao lại ghét nhiều yêu ít. Có định giao lưu nữa không. Các vị dự buổi ấy có cuộc sau cố mà đến, biết đâu lại được yêu.
Sơ sơ như thế để thấy Thiệp dẫn Phật, thờ Phật nhưng trong mình có chút Phật tính nào đâu. Khổ cho Phật quá. Nó mượn Phật làm lá bài, làm bình phong, làm trò khoe mẽ, thế là hại cho Phật lắm. Đức Phật ơi, con kính thương người. Con phải nói rõ cho chúng sinh thấy cái Khẩu Phật Tâm Xà của Nguyễn Huy Thiệp. Xin Đức Phật từ bi phù hộ độ trì.
CHU GIANG – NGUYỄN VĂN LƯU
Bài đã đăng trên báo Văn nghệ TP HCM.
_______________
Kỳ 4: Sao mà ác thế Thiệp ơi!
Mời đọc báo Văn nghệ TP HCM vào thứ năm, tuần tới

MỜI BẠN ĐỌC XEM LẠI:
- KỲ 1:  NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI?”  (Văn chương +). “Thiệp viết truyện ngắn Tướng về hưu rất hay, thiên hạ thán phục. Nhưng khi viết kịch Nguyễn Thái Học lại sao chép từ bộ phim “Chỉ còn một tình yêu ở lại” của Liên Xô cũ. (Xem con chữ soi bóng đời. Trần Thị Thắng. NXB Hội Nhà văn 2010. Tr 222-223, tập II). Như thế là đạo văn. Không biết ngày làm thầy giáo dạy sử, Thiệp dạy như thế nào. Nhưng khi đã thành nhà văn nổi tiếng sang Thụy Điển, Thiệp tuyên bố: Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (xem Trần Đăng Khoa. Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4/2004)”.
- KỲ 2: NHÀ VĂN MÀ NHƯ THẾ LÀ BẤT LƯƠNG, VÔ NHÂN BẢN, LÀ DỐI TRÁ VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ PHẢI NGUYỄN HUY THIỆP KHÔNG SỢ !” (KỲ 2) (Văn chương +). “Việc gì ông cũng không từ không sợ miễn là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết văn, làm Nhà văn, làm !  … Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng từ (xem hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Đến cái việc đại vô đạo là nôn mửa vào lịch sử, và cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, ông cũng làm ngon ơ thì khiếp thật. Ông là bậc đại dũng đấy.”


17 comments:

  1. thì anh là Lưu nhưng mà lưu manh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngoài kỳ 2 hơi lỏng, thì kỳ 1 và kỳ 3 rất chặt và mang tính luận chiến.
      .
      Loạt bài về Nguyễn Huy Thiệp rất có ý đồ: "SAO LẠI CHỬI ĐỜI - NHT KHÔNG SỢ - THỜ PHẬT LÀM GÌ - THIỆP ƠI SAO MÀ ÁC QUÁ..."
      .
      Có lẽ đây chỉ là những bài đăng báo, nên gọn, nhẹ, ít trích dẫn nhiều.
      .
      Hy vọng Nguyễn Văn Lưu sẽ sớm công bố bản gốc, chắc chắn lúc đó sẽ còn rất nhiều vấn đề phải bàn.
      .
      Hoan hô báo Văn nghệ TP HCM đã có loạt bài "khởi động" lại cỗ máy phê bình của văn chương dù ở dưới giác độ nào.
      .

      Delete
    2. "tôi không sợ ông Khoa, ông Lưu". Không biết "ông Khoa" ở đây có phải là nhà thơ Trần Đăng Khoa không bà con?

      Delete
  2. Con mụ Lưu này là con mụ nào mà nói chuyện hàng tôm hàng cá vậy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhwngx ngwowif cos taif thwowngf bij nhwngx ker tieeu nhaan ganh ghets, ddoos kyj. DDos laf lex thwowngf tinhf trong xa hooij nayf. NHT nooir tieengs twf laau, NVL thif chawngr thaays ai nhawcs ddeens bao giowf. Cacs cuj ngayf xwa hay nois "ghen awn twcs owr". Cos lex NVL thuoocj loaij nayf, hown nwax, ddaay cos theer laf mootj ker cow hooij vaf xuaanr ngoocs.Cungx ddangs thwowng.

      Delete
  3. Phật Thích Ca nói : ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.
    Ông Thiệp và ông Lưu, cả hai ông cuối cùng sẽ thành Phật.
    nhưng xem chừng ông Thiệp sẽ thành phật trước ông Lưu.
    Trước hay sau không quan trọng, ông Lưu đừng vì thế mà buồn.

    ReplyDelete
  4. TRAU BO HUC NHAU KHONG KHEO RUOI MUOI CHET

    ReplyDelete
    Replies
    1. "...Nhìn vào danh sách 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều..."vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả..."
      .
      Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn, Tạp chí Ngày Nay (ngày 15 tháng 3, 2004), Nguyễn Huy Thiệp.
      .
      Nhiều người k chấp. Gọi Thiệp là Thiệp (cứt). Hihi

      Delete
  5. NÓI VỀ THIỆP THÌ NGOÀI ĐỜI ÔNG TA CÓ RẤT NHIỀU CHUYỆN TỞM KHÔNG THỂ HÌNH DUNG NỔI !
    MẤY "TRỰ" BINH THIỆP CÓ LẼ CÙNG MỘT GIUỘC HAY CŨNG RẤT THÍCH "TỞM" GIỐNG THIỆP MÀ THÔI
    ÔI CHAO, MỘT LŨ ĐẠO ĐỨC GIẢ. MỘT LŨ VĂN SỸ TRÍ THỨC "GIẢ CÀY" !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gần đây, khi trả lời pv báo SGTT, thiệp, nói:
      "Càng tàn bạo, càng nhọc nhằn, đau đớn, hoang mang thì càng gần đến đạo. Tác phẩm của tôi làm đảo lộn cách nghĩ, đó phải chăng cũng là một trò chơi, trò chơi vô tăm tích." Đếc hiểu Thiệp muốn gì, vừa muốn gần đạo, nhoáng cái lại bảo chỉ là trò chơi. Thiệp dẫn lời Trần Đăng Khoa “Mọi người bị ông Thiệp lừa hết, ông ấy chẳng biết gì về chèo cả”. Rồi bóng gió chửi cả làng văn "Chúng ta sống trong cuộc đời, tất cả mọi người đều đi trong cõi hỗn độn vô minh, như thể một đầm lầy đen tối." Các con ngu lắm, hỗn độn lắm, sao hiểu được bố mày.
      .
      Thiệp bảo: "Tôi cũng sắc sắc không không, cũng có lúc nói dối, có lúc nói thật, có lúc vụng dại…". Rồi rao giảng về đạo "Mối quan hệ quan trọng nhất trong xã hội là chuyện tình, chuyện đạo, chuyện đạo nói cho cùng cũng là âm dương. Đàn ông hay đàn bà cũng phải bước qua xác rất nhiều “đàn” mới nên người." Hóa ra phải "uỵch" nhau thì mới nên người.
      .
      Thiệp rất giỏi chửi đổng, nhưng cài cắm khéo của 1 người có nghề, nên nhiều người bị hào quang của Thiệp che khuất, cứ tưởng Thiệp là thánh... phán. Rồi lại kín đáo chửi "hãy phát triển từ từ để nâng cao trình độ dân chúng." Thiệp muốn vặt lông cả thiên hạ, lông gì cũng được, thẳng hay xoăn cũng được, nhìn thấy vú, thấy bẹn mà đắc đạo. Ngoài biệt danh thiệp (Cut), người ta gọi là Thiệp (Nhon).

      Delete
  6. Trần Đăng Khoa nghe bài của thằng Lưu chắc phê lắm.

    ReplyDelete
  7. Cách trình bày của trang này (màu sắc, co chữ) khiến đọc rất khó. Đề nghị chủ trang tìm kiếm cách cải tiến.

    ReplyDelete
  8. Một thằng Lưu [manh] thật thấy một thằng lưu manh dổm [Thiệp] cao quá, nên cố trèo lên bá vai, bá cổ nó để mong lên cao. Nhưng càng cố trèo cao, thì Lưu [manh] thật lại càng lộ mặt thật. Ai lạ gì Lưu [manh] mà phải cố đến mức này cho phải đọa Lưu [manh] ơi???

    ReplyDelete
  9. Xem tranh luận đang hay lại nhìn thấy cái con bé gì mặc quần lót ngồi trên cửa sổ mà bẩn cả mắt.

    ReplyDelete
  10. Sau vụ nhổ nước bọt của thằng Lưu và thằng Thuấn vào thẳng Thiệp, nhưng vì thằng Thiệp cao quá nên thằng Lưu cứ phải ngửa suốt cái bản mặt của nó lên thành ra nước bọt rơi tuốt cả vào mặt nó thì lại thấy thằng Lưu quá thật thà chân thành và thảm hại. Riêng chỉ có thằng á-sỹ phu Bắc Hà Bùi Công Thuấn thì núp lưng thằng Lưu đánh thằng Thiệp nên bị ít nước bọt hơn, nhưng rồi khi thằng Lưu quỵ hẳn thì thằng Thuấn sẽ lại phải giơ mặt chịu báng hứng hết nước bọt nhỏ vào thằng Thiệp của bản thân nó mà thôi.

    ReplyDelete
  11. Thiệp ơi thờ Phật làm chi
    Theo tao làm đồ tể thiếu gì chủ thuê.

    Nguyễn Văn Lưu, Nguyên Đồ tể, Nguyên giám đốc Lò mổ, Nguyên-Đương-Vị lai bồi bút.

    ReplyDelete
  12. Thiệp ơi sao mà ác thế!

    Thằng Lưu [Manh] thỏ thẻ kiểu sói đội lốt cừu, đúng là Lưu Manh nòi. Thằng này thật đáng nể trọng vì ngôi vị Đại tổ sư Lưu [Manh] của nó.

    Tái bút: Bố mẹ nó hại nó khi đặt cái tên Lưu, vì đã tiên tri được nó đích thực là thằng Lưu Manh yêu quý của bố mẹ!

    ReplyDelete