.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, July 13, 2013

NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU


Khá lạ lùng khi một cuộc thi thơ trao giải 1, 2, 3..., lại không căn cứ vào tác giả của bài thơ mà lại căn cứ vào từng bài thơ.
Trường hợp tác giả Nguyễn Thanh Hải phạm quy vì đã in hai bài thơ dự thi trong cuốn Cúi chiều nhặt sóng. Như vậy, theo quy chế cuộc thi, bắt buộc phải loại hai bài thơ này. Và ông Nhuần, Trưởng ban tổ chức cũng thừa nhận trên báo Tuổi trẻ là hai bài này đã in sách vào tháng 2/2013.
Thế nhưng, sau cuộc họp bàn của BTC thì hai bài thơ của một tác giả (Nguyễn Thanh Hải) lại được trao… 2 giải. Qủa là thông tin cười đến sặc cơm.
Giả dụ một tác giả dự thi 5 bài đều lọt vào vòng chung khảo, chẳng nhẽ lại bố trí cho 5 giải (mỗi bài thơ một giải). Thông thường, người ta thường gộp lại thành chùm thơ của 1 tác giả để trao một giải hoặc loại bài thơ kém để trao giải cho bài thơ khá hơn của chính tác giả đó.
Trên báo Tuổi trẻ, ông Nhuần lý giải việc trao giải cho tác giả Nguyễn Thanh Hải là “nhà thơ trẻ, vì phong trào chung và vì tập thơ chưa phát hành”.
Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau:
1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn.
2. Vì phong trào chung: Ông Nhuần thừa nhận tác giả phạm quy (in sách vào tháng 2/2013) khi cuộc thi chưa công bố giải. Nhưng vì phong trào chung nên đã giữ lại tác giả này để trao giải nhưng trước đó BTC lại loại tác giả Hồ Thanh Ngân (cũng phạm quy vì tác phẩm dự thi đã đăng trên tạp chí VNQĐ). Đây là một sự giải thích lắt léo lấy được, không loại trừ việc đi đêm và mua giải giữa các bên.
3. Vì tập thơ chưa phát hành: Tập thơ Cúi chiều nhặt sóng đã in sách (tháng 2/2013) trong đó có 2 bài thơ dự thi của Nguyễn Thanh Hải, như vậy việc phạm quy đã rõ. Và tác giả đã thừa nhận nhưng lại khá mẹo mực khi thông tin “mới chỉ tặng một số bạn thân chứ không phải phát hành”. Và nhỡ “quà tặng” trong số đó có cả ông Nhuần và 5 người trong ban giám khảo (vừa làm sơ khảo vừa làm chung khảo) thì sao? Chúa mới biết được?
Với đạo đức của một người làm công tác giáo dục, tác giả Nguyễn Thanh Hải nên xin rút khỏi giải thưởng vì sự xúc phạm nêu trên. Có nhục nhã không khi tác phẩm của mình phạm quy được trao giải (đúp) vì lý do “nhà thơ trẻ, vì phong trào chung và vì tập thơ chưa phát hành”, chứ không phải vì chất lượng của tác phẩm dự thi.

TRẦN VĂN THỦY
_______________________________

"Nhà thơ trẻ" 44 tuổi Nguyễn Thanh Hải qua fotoshop
đoạt 2 giải với 2 bài thơ đều phạm quy cuộc thi
DANH SÁCH TÁC GIẢ & GIẢI THƯỞNG THI THƠ ĐỒNG BẰNG SCL LẦN THỨ 5
Theo thông báo từ Ban tổ chức cuộc thi thơ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 5, danh sách các tác phẩm đoạt giải được công bố chính thức như sau:

GIẢI NHẤT:

+ Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống - Cao Thoại Châu - Long An

GIẢI NHÌ:

+ Phía mùa cam bạc lá – Nguyễn Thanh Hải – Tiền Giang

GIẢI BA:

1- Xóm mình nghèo giấu điện vào đêm - Nguyễn Ngọc Tân - Cà Mau

2- Nhật ký cho ngày rỗng - Trần Huy Minh Phương - Sóc Trăng
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:

1- Tản mạn trưa - Nguyễn Thanh Hải -Tiền Giang

2- Gió heo may - Nguyễn Giang San - Đồng Tháp

3- Đồng con gái - Võ Thị Nguyệt - Cần Thơ

4- Khúc biển 3 - Nguyễn Đình Chiến - An Giang

5- Đi tìm ngày mai - Trương Chí Hùng - An Giang
Có tổng cộng 531 tác phẩm của 162 tác giả gởi đến dự thi.
Các tỉnh, thành có số lượng tác phẩm tham gia nhiều nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và địa phương đăng cai Sóc Trăng.
Lễ tổng kết - phát thưởng sẽ tổ chức vào ngày 29.7.2013 tại thành phố Sóc Trăng.
________________

THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO


Theo email chính thức của Ban tổ chức cuộc thi thơ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 5 do 13 Hội văn học nghệ thuật trong khu vực liên kết tổ chức (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng đăng cai) thì thành phần Ban giám khảo cuộc thi được cơ cấu như sau:
- 01 giám khảo đương nhiên, đại diện địa phương nơi đăng cai.
- 01 nhà thơ đại diện Ban công tác nhà văn Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- 01 đại diện Hội đồng thơ - Hội nhà văn Việt Nam
- 02 nhà thơ có quê gốc ĐBSCL, làm việc tại những tờ báo văn chương ở TP. Hồ Chí Minh gắn liền với sinh hoạt văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- 01 nhà thơ ngoài khu vực Nam bộ.
Cơ cấu gồm 6 người, tập trung vào chuyên môn hóa. Với cơ cấu này sẽ thành lập Ban sơ khảo gồm 3 người và Ban chung khảo 3 người.
Tuy nhiên, yêu cầu của Ban tổ chức cuộc thi lần này là thành lập một Ban giám khảo làm cả 2 nhiệm vụ sơ khảo và chung khảo nên chỉ mời 5 nhà thơ tham gia. Cụ thể như sau:
- Nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng - đại diện địa phương nơi đăng cai)
- Nhà thơ Kim Ba (Bến Tre - đại diện Ban công tác nhà văn Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi thơ hay của Báo Văn nghệ TPHCM năm 1993)
- Nhà thơ Trần Hữu Dũng (quê gốc Tiền Giang - biên tập thơ báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh; tác giả đoạt giải thưởng về thơ của Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh)
- Nhà thơ Thu Nguyệt (quê gốc Đồng Tháp - làm việc tại báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh; tác giả đoạt giải thưởng thơ Hội nhà văn Việt Nam)
- Nhà thơ Võ Quê (Huế; trước đây phụ trách tạp chí Sông Hương và Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế)
Trong đó, nhà thơ Thu Nguyệt, quê gốc tỉnh Đồng Tháp là Trưởng Ban giám khảo.
ông Văn Ngọc Nhuần, chủ tịch hội Văn Sóc Trăng
__________________


XEM THÊM CÁC BÌNH LUẬN:
1."...một cuộc thi văn học nghệ thuật đối với chúng ta vẫn lấy đề tài, lấy tư tưởng làm mục tiêu quan trọng (trong thể lệ cuộc thi) thì kết quả mà người tổ chức và công chúng yêu nghệ thuật nhận được cũng chỉ là những cãi vã và những tranh luận từ phía ngoài tác phẩm"

2." Chỉ có lấy tiêu chí nghệ thuật làm trọng, thì mới mong gỡ được mớ “lùm xùm” từ những cái ngoài thơ tạo ra "

-NẾU TỔ CHỨC MỘT CUỘC THI THƠ CÓ ĐỀ TÀI TỰ DO, THÌ 2 Ý BÊN TRÊN CỦA NHẬT HUY SẼ LÀ ĐÚNG ĐẮN. CÒN ĐÂY LÀ CUỘC THI CÓ KHUÔN KHỔ ĐỀ TÀI. THI MẶC ÁO DÀI ĐẸP MÀ CHẤM VÀ TRAO GIẢI CHO MỘT NGƯỜI ĐANG MẶC ĐỒ TẮM BIỂN, DÙ RẤT ĐẸP, THÌ CÓ ĐÚNG KO? CHO NÊN, TRONG CUỘC THI NÀY, CHỈ CÓ THỂ TRAO GIẢI CHO NHỮNG TÁC PHẨM VỪA ĐÚNG, PHÙ HỢP ĐỀ TÀI VÀ VỪA HAY ( DĨ NHIÊN HAY TỚI MỨC TUYỆT VỜI THÌ QUÁ TỐT. BẰNG KO, CHỈ HAY TRONG NỘI BỘ CUỘC THI, TRONG NỘI BỘ NHỮNG BÀI ĐANG CÓ MẶT THAM GIA CÙNG NHAU LÀ ĐÃ CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC...).

3."...Việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố có ảnh hưởng đến chất lượng giải không? (vì nhiều khi công bố rồi lại hay hơn là mới hoàn toàn).

-CÂU NÀY CÓ VẺ ...NÓI LỆCH LẠC, CỰC ĐOAN LẤY ĐƯỢC! VẤN ĐỀ NÀY, XƯA NAY TÙY THUỘC MỤC ĐÍCH, THỂ LỆ CỤ THỂ CỦA MỘT CUỘC THI CỤ THỂ . BAN TỔ CHỨC CÓ TOÀN QUYỀN CHỦ QUAN ĐẶT ĐỊNH RA NHƯ THẾ NÀO ĐÓ, AI KO ĐỒNG TÌNH THÌ ĐƯƠNG NHIÊN CÓ QUYỀN KO THAM GIA. TẠI CUỘC THI THƠ LẦN 5 NÀY, CŨNG NHƯ NHỮNG CUỘC THI TRƯỚC ĐÓ ĐỀU QUY ĐỊNH CHỈ ĐƯỢC DỰ THI NHỮNG BÀI THƠ MỚI SÁNG TÁC; TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH CUỘC THI ĐANG DIỄN RA, NHỮNG BÀI THAM GIA DỰ THI KO ĐƯỢC IN ẤN, CÔNG BỐ DƯỚI BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO. MỘT KHI ĐÃ QUY ĐỊNH NHƯ VẬY THÌ CỨ NHƯ VẬY MÀ THỰC HIỆN, HÀNH XỬ TỪ PHÍA TỔ CHỨC LẪN PHÍA NGƯỜI THAM GIA. KHÔNG THỂ CỐ TÌNH VÌ BẤT KỲ LÝ DO GÌ MÀ BTC CÓ THỂ BƯỚC CHÂN QUA NỘI DUNG THỂ LỆ ĐÃ CÔNG BỐ, VÌ LÀM NHƯ THẾ, VỪA VI PHẠM ĐẠO ĐỨC, VỪA VI PHẠM KHOẢN 2 ĐIỀU 593"THI CÓ GIẢI" ĐƯỢC NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH ...
  1.  


Bạn lập luận thuyết phục vô cùng. Giờ đây, chỉ có việc căn cứ vào thể lệ để trao giải thôi. Chỉ sợ rằng nếu căn cứ vào thể lệ năm nay, chúng ta sẽ có những bài thơ quá tệ. Lúc ấy, truyền thông lại được một phen béo bở, công chúng văn học được một phen điên đảo thị phi, người làm thơ chán nản. Chỉ được một cái; đúng thể lệ. Cảm ơn bài lập luận sắc.

NGUYỆT KỴ (sài gòn)July 8, 2013 at 11:48 PM

Ngu lắm Nhật Huy ơi
Bài NHẬT KÝ CHO NGÀY RỖNG cũng phạm quy
bài này là của Trần Huy Minh Phương đang sinh sống và làm việc tại TPHCM
Đối chiếu theo quy định cuộc thi
tác giả dự thi là người "sinh sống và làm việc tại đồng bằng SCL"
thì phạm quy lè lè
Còn 2 bài TẢN MẠN TRƯA và PHÍA MÙA CAM BẠC LÁ, đã in sách trong thời gian cuộc thi chưa kết thúc phạm quy mười mươi, như phân tích của Lê Xuân thì k phải bàn cãi nữa.
háo danh vừa vừa thôi.
Nếu còn biết nhục thì nên rút khỏi giải
TƯ CÁCH NGƯỜI LÀM THƠ MÀ GIAN LẬN THẾ AH?


THƯỞNG TRĂNG

Tớ vô cùng ủng hộ NGUYỆT KỊ! Nói đúng, nói hay và rất có trách nhiệm.
Tớ thấy NHẬT HUY cố tình "cưỡng bức" sự tự do và thể lệ cuộc thi. Tớ rất chán kiểu lập luận "cả vú lấp miệng em" lấy được này! Chán lắm, không có hứng thú với kiểu lập luận của NHẬT HUY.
Chưa nói tới NHẬT KÍ CHO NGÀY RỖNG kiểu thơ văn xuôi kể lể cũ kĩ kiểu của NGUYỄN QUANG THIỀU; hai bài TẢN MẠN TRƯA và PHÍA MÙA CAM BẠC LÁ đọc lên nghe hơi hướng thơ HUỲNH THÚY KIỀU. Hay ho gì mà lên tiếng bênh vực hả NHẬT HUY!???
tay nhật huy bị điên rồi
bài thơ về đồng mùa nước nổi đạo thơ Trịnh bửu hoài
mà còn khen là 1 trong 3 bài thơ khá thì cũng đến chịu
sao Sóc trăng lại nảy nòi ra cái loại người này
có vậy nên thơ đb scl k cất cánh được
"Nếu họp 13 hội văn học nghệ thuật lại để giải quyết mà lấy chuyện đề tài, chuyện phạm quy, chuyện đạo văn mà không lấy tiêu chí nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm thì kết quả cuộc thi sẽ mãi mãi không trọn vẹn. Và những cuộc thi tiếp theo cũng sẽ như thế"
Nói như Nhật Huy ở Hội VHNT Sóc Trăng, muốn cuộc thi thơ ở ĐB SCL luôn mãi mãi trọn vẹn, thì không nên xem xét, phát hiện, loại bỏ những tác phẩm lạc đề tài, sai đề tài, phạm quy và đạo văn theo quy chế thể lệ đã công bố à? Thơ ăn cắp, thơ cũ, đã in ấn, đăng tải, phát hành rồi vẫn có thể trao giải nếu đạt được tiêu chí nghệ thuật và tư tưởng à? Đây là cuộc thi sáng tác thơ ca hay là cuộc thi "tái chế" thơ ca của người khác thành của mình hả Nhật Huy? Ủng hộ, chấp nhận cho điều này à? Lại thêm, "chuyện tranh luận nhau về thơ có vần hay không có vần không chỉ mới đây mà đã diễn ra từ đầu thế kỉ XX sau bài thơ “Tình già” của Phan Khôi, hoặc cuộc tranh luận tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu vào năm 1951". Ô hô, trong kháng chiến chống Pháp, tại Việt Bắc, chỉ có cuộc tranh luận, phê phán về thơ không vần của nhà thơ Nguyễn Đình Thi do Tố Hữu chủ trì. Nơi tập thơ Việt Bắc của mình, Tố Hữu có làm thơ không vần bao giờ đâu mà xảy ra có cuộc tranh luận về thơ ko vần trong tập thơ này của ông?!
Tôi thấy bài viết của Nhật Huy rất chí lý. Các commet trên trao đổi, ý kiến mà sử dụng những từ ngữ không được đẹp! thì e không thuyết phục được mọi người rồi! Tất nhiên là không thuyết phục cả tôi nữa! (không bàn luận gì thêm)
Rất đồng ý với Chí Thanh Nguyễn! Những ngôn ngữ "chợ búa" đã làm hỏng cuộc trao đổi này. Thực ra các lập luận phê bình Nhật Huy đều mang "nguỵ biện". Hãy đọc "Thói nguỵ biện ở người Việt" http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2013/07/nhat-huy-hoi-van-nghe-soc-trang-tro-vao.html#comment-form.
Tôi ủng hộ vấn đề mà tác giả Nhật Huy đề cập đến ở cuối bài viết: "Vậy thì để tránh những tiếng “lùm xùm” cho những cuộc thi thơ tiếp theo phải chăng trong thể lệ nên có sự thay đổi? Phải chăng cần đưa tiêu chí hiệu quả nghệ thuật lên hàng đầu sau đó mới là đề tài? Vấn đề người đồng bằng làm thơ hay người làm thơ viết về đồng bằng liệu có còn quan trọng không? Và việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố có ảnh hưởng đến chất lượng giải không? (vì nhiều khi công bố rồi lại hay hơn là mới hoàn toàn). Điều này cần câu trả lời ở những nhà quản lí văn nghệ".
Mình là Nhật Huy. Cảm ơn mọi người đã dùng từ hơi nặng đối với mình. Cũng may là không gặp mặt. Cảm ơn ý kiến của các bạn rất chân thành và rất quyết liệt. Càng đọc mình càng thấy mình viết có hơi cực đoan và ý kiến phản hồi cũng cực đoan không kém. Trao đổi trong văn chương là chuyện thường, tranh luận cũng là cách làm môi trường văn học lành mạnh. Nhưng nếu chợ búa và chửi nhau thì chỉ khiến nền văn học của mình đi xuống. Nếu các bạn thực sự cầu thị và có lòng yêu thơ, mời đọc quyển "Thơ như là mỹ học của cái khác" (Đỗ Lai Thuý) để có cách nhìn khác. Một lần nữa, cảm ơn các bạn đã có lòng với mình (trừ những câu chửi).
Xin lỗi vì chép sai link bài viết "Thói nguỵ biện ở người Việt". Chính xác là đây. http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html
Hình như Nhật Huy ở Hội VHNT Sóc Trăng viết ra bài trên nhằm dọn đường dư luận trao giải cho tác phẩm Về đồng mùa nước nổi vốn ăn cắp của Trịnh Bửu Hoài (và "kẻ cắp" cũng đã thừa nhận điều này), cùng một số bài phạm quy đã bị phát hiện khác? Đã gọi là "thi thơ", có cùng chung đề tài, thì chẳng có BTC, BGK nào đi chấm, chọn trao giải cho những tác phẩm chỉ trúng đề tài mà không có chất hay, chất nghệ thuật như thế nào đó ở bên trong.
Bằng chứng, cuộc thi này tham dự 800 bài ( theo báo Tuổi Trẻ), nhưng chỉ có 11 bài vào giải, đồng nghĩa 11 bài nay "hay" hơn những bài còn lại, theo một tiêu chí nghệ thuật nhất định; nếu chỉ biết chấm, chọn theo tiêu chí đề tài không thôi, chẳng lẽ 800 bài tham dự cuộc thi này, giả thiết nếu ko có bài nào lạc đề thì cũng có thể trao 800 giải đều nhau ? Rõ ràng, điều này trong thực tế ko hề xảy ra, vì số lượng chấm, chọn vào giải chỉ có 11/800 bài .
Và trong 11 bài này ( chung khảo), đã đều phù hợp thể lệ đề tài cả , nhưng cũng có mức hạng nhất, nhì, ba, và khuyến khích, rất khác nhau. Chứng tỏ cuộc thi lần 5 này, cũng như những cuộc thi trước đó, không hề không có tiêu chí nghệ thuật bên trong ( tạm loại trừ các trường hợp tiêu cực như chạy giải, bán giải, dằn xếp giải...ra) ; thậm chí cũng không hề có chuyện đặt tiêu chí phù hợp đề tài lên trên tiêu chí nghệ thuật.
Do vậy, chuyện nhìn nhận, đánh giá, và đề nghị nơi đây của Nhật Huy (" để tránh những tiếng “lùm xùm” cho những cuộc thi thơ tiếp theo phải chăng trong thể lệ nên có sự thay đổi? Phải chăng cần đưa tiêu chí hiệu quả nghệ thuật lên hàng đầu sau đó mới là đề tài?" ) chỉ là một thừa thải; thậm chí còn hàm ý ám chỉ nơi cuộc thi lần 5 này, BTC, BGK chỉ biết chấm, chọn những bài thơ đúng hợp với tiêu chí thể lệ đề tài mà không hề đặt ra tiêu chí nghệ thuật bên trong! Nếu thực tế quả như Nhật Huy nói, thì BTC thành lập ra BGK (nghệ thuật) làm gì?
Chỉ cần một người đọc, xét các bài tham dự có phù hợp với đề tài hay không, rồi cứ căn cứ vào đó mà trao giải đều như nhau, có thể lên đến 800/ 800... là đủ! Đành rằng, trong 11 bài thơ trên, không biết như thế nào, lại có một bài có nhiều yếu tố phản cảm mà công luận đã lên tiếng chỉ ra; nhưng đấy là lỗi, là vấn đề ...thuộc về phía BGK; không thể dựa vào đấy mà cho rằng trong cuộc thi này không hề có tiêu chí nghệ thuật. Riêng về tiêu chí nghệ thuật ư?
Hiện tại, đang có nhiều " trường phái", nhiều quan niệm nghệ thuật cũ-mới về thơ ca đang "sống chung hòa bình" cùng nhau. Việc chủ quan chọn một hay hai...quan niệm nghệ thuật nào đó làm tiêu chí, thông qua đó " định hướng thẩm mỹ " sáng tác cho đối tượng nhắm tới của mình, vốn là "nhiệm vụ chính trị" của phía tổ chức.
Mọi người có thể góp ý, trao đổi, thậm chí phê phán sau khi cuộc thi hoàn tất hay sắp hoàn tất nhưng không nên vì vậy mà cho rằng cuộc thi không có tiêu chí nghệ thuật (chỉ vì có nhiều bài vào giải không phù hợp với quan niệm nghệ thuật riêng của mình!).
Mình rất thích cách mà bạn lập luận và mình tôn trọng bạn Anonymous. Nhưng có 2 việc mình xin nói ngay: Thứ nhất, bài viết của mình không hề đại diện cho hội VHNT Sóc Trăng, càng không biện minh cho ai cả. Mình chỉ là hội viên bình thường. Thứ hai, Như bạn đã nói, văn chương không nên cực đoan. Chỉ có điều, với ý thức của người yêu nghệ thuật, buộc mình phải có một quan niệm khá cực đoan. Mình thừa nhận điều đó, các bạn có phê cũng bình thường. Tuy nhiên mình vẫn có quyền tự tin để nói, bài viết của mình là nhất quán trong suy nghĩ của mình và không hề nói hộ cho ai cả. Việc bây giờ của cuộc thi không còn ở góc độ nghệ thuật nữa, mà nó đã trở thành chuyện pháp luật rồi. Mình ko bàn. Chuyện mình nói chủ yếu cho tương lai.
người cần thơJuly 9, 2013 at 6:56 PM
Có một bài phỏng vấn nhà thơ Lê Chí trên báo Tuổi trẻ (báo giấy) về cuộc thi thơ Đồng bằng SCL.
Nhưng không hiểu vì lý do gì lại k đưa lên báo mạng
chẳng lẽ nhận xét khách quan của Lê Chí đã "đánh động" ai đó chăng?
quý vị biết nguyên nhân chỉ giùm. Xin cám ơn
Tớ đồng ý với Người Cần Thơ. Và tớ cũng đề nghị VĂN CHƯƠNG + hãy sưu tầm và đưa ngay lên trang w của mình bài phỏng vấn này của báo tuổi trẻ (cho rộng đường dư luận) được không ạ? Tha thiết!
Có 3 tác giả làm công tác giáo dục, nhưng đều cố ý phạm quy.
.
Cao Phú Cường, giáo viên cấp 2, đạo thơ Trịnh Bửu Hoài
.
Nguyễn Thanh Hải,hiện đang công tác tại Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tác giả của: Phía mùa cam bạc lá, Tản mạn trưa, phạm quy vì đã in sách Cúi chiều nhặt sóng (2/2013). Nhưng lại cãi chày cãi cối, báo với Ban tổ chức là mới tặng bạn bè, nhưng chưa phát hành. Vậy thế nào là phát hành?
.
Hồ Thanh Ngân, giáo viên cấp 3. Tác giả: Tôi đã từng đến biển), phạm quy vì đã in tạp chí VNQĐ.
CÔNG TÁC TRONG NGÀNH GIÁO DỤC CÒN BẨN THỈU, GIAN LẬN NHƯ THẾ THÌ DẠY AI, NÓI AI NGHE? ĐẠO ĐỨC CÁC THẦY NHƯ THẾ MÀ VẪN CHÂY Ỳ KHÔNG RÚT KHỎI GIẢI ĐÚNG LÀ ĐÃ HẾT THUỐC CHỮA.
KYky ơi!
Thông tin bạn đưa ra có chỗ đúng nhưng cũng có chỗ chưa đúng lắm!
Thứ nhất: Bạn đưa ra nhận xét "Có 3 tác giả làm công tác giáo dục, nhưng đều cố ý phạm quy." thì đúng.
Nhưng phía sau (hay người ta thường gọi văn vẻ là VĨ THANH ấy) thì tớ không đồng ý với KYky. Vì sao ư? Là bởi: Chúng ta không nên đánh đồng CAO PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN THANH HẢI với HỒ THANH NGÂN với nhau trong chuyện này được. Vì trên mạng cũng như trên báo giấy tớ chỉ nghe CPC và NTH cãi chày cãi cối thôi, HTN thì không, tuyệt nhiên không. Mặt khác, tớ đã từng nghe được thông tin là HTN nói đại ý: tưởng cuộc thi bể nên tui mới gởi cho tạp chí VNQĐ. Thế thì, xét ở một mặt nào đó, BTC có lỗi với chính HTN vì đã để cuộc thi kéo dài quá lâu. Hơn nữa, HTN không thanh minh thanh nga, điều này chứng tỏ HTN rất tôn trọng ý kiến độc giả và ngầm ý thừa nhận là ta đã phạm quy. Bởi thế cho nên, HTN không thể bị xem là người thầy giáo, tác giả thơ "BẨN THỈU, GIAN LẬN" được, mà chỉ là một người viết ngây thơ đáng trách, đáng thương mà thôi!
.
Ngày 9-7, Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Văn Ngọc Nhuần - chủ tịch Hội VHNT Sóc Trăng. Ông Nhuần cho biết ban tổ chức đã thống nhất loại 2/11 tác phẩm vào chung khảo vi phạm thể lệ cuộc thi là bài Về đồng mùa nước nổi của tác giả Cao Phú Cường (vì đạo thơ) và bài Tôi đã từng đến biển của tác giả Hồ Thanh Ngân (vì đã đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội tháng 11-2012). Chín tác phẩm còn lại hiện đã được xếp thứ hạng và ban tổ chức dự kiến trao giải vào ngày 29-7.

Ông Nhuần cũng thông tin về ban giám khảo cả hai vòng sơ khảo và chung khảo của cuộc thi gồm năm người: nhà thơ Thu Nguyệt (trưởng ban giám khảo, TP.HCM), nhà thơ Trần Hữu Dũng (TP.HCM), nhà thơ Kim Ba (Bến Tre), nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng) và nhà thơ Võ Quê (Huế).
Chấm giải cho tác phẩm in sách nhưng chưa phát hành

Theo ông Nhuần, đối với hai tác phẩm Tản mạn trưa và Phía mùa cam bạc lá của tác giả Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) bị phát hiện đã in sách, chủ tịch Hội VHNT tỉnh Tiền Giang đã xác nhận hai bài này đã có in trong một tập thơ vào tháng 2-2013 nhưng chưa phát hành mà tác giả chỉ mới tặng vài người bạn thân. Ban tổ chức nhận thấy đây là nhà thơ trẻ, vì phong trào chung và vì tập thơ chưa phát hành nên có xem xét lại và quyết định không loại.
.
Về ý kiến cho rằng cần “đôn” thêm tác phẩm vào vòng chung khảo để bù vào hai tác phẩm bị loại, ông Nhuần nói các bài này đều chưa đạt được điểm trung bình nên ban tổ chức chỉ thống nhất trao chín giải.

CHÍ QUỐC thực hiện (báo Tuổi trẻ)
Biển là trời xanh trôi trên mặt đất

Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ

Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên

Đánh thức nàng công chúa sau một thời gian ngủ quên

Tôi đã từng đến biển

Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi

Bám biển như bám đất phù sa

Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động


Ồ, đã ...rõ mặt ban bệ chung khảo cuộc thi. Dù đã bị loại vì phạm quy, in rồi, nhưng có lẽ dư luận cũng nên yêu cầu họ giải thích cụm từ "vơ vét thiên nhiên", "Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi" nằm trong 2 khổ thơ trên có tác dụng thẫm mỹ như thế nào, có "phản cảm" như dư luận từng lên tiếng ? Nếu thực sự không phản cảm, cũng nên đả thông nhận thức cho dư luận, "quần chúng"; nếu quả là phản cảm, thì dư luận cũng nên tìm hiểu, soi xét lại trình độ mỹ cảm của cái BGK , vì sao cùng lúc "ngửi thơ" trong những nơi khác nhau lại cho ra cùng kết quả thẩm định như nhau để từ đó có thể đề nghị những lần tổ chức tiếp theo nên tránh mặt các ...nhà thơ này?




____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

____________
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
 
________________

23 comments:

  1. TOÀN MỘT LŨ HÁO DANH

    ReplyDelete
  2. ông Nhuần biết đếch gì về văn thơ
    chỉ là tay chụp ảnh nhì nhằng
    chém gió như ranh.
    ông Hải thì thơ phạm quy, dối trá, giấu thông tin tập thơ đã in như mèo giấu cứt. May nhờ bạn đọc phát hiện.

    ReplyDelete
  3. Đúng là chó đẻ thật.
    Đau cho Hồ Thanh Ngân quá ta.
    Hai tác phẩm phạm quy của một tác giả lại ăn hai giải thưởng.
    Nên kiện ban tổ chức cuộc thi để hủy giải thưởng đối với hai tác phẩm phạm quy của ông Nguyễn Thanh Hải, theo đúng quy chế, thể lệ cuộc thi.
    Thi thơ ĐBSCL quả có lắm chuyện lạ.

    ReplyDelete
  4. Có thể nói, nơi cuộc thi này cũng như các cuộc thi trước đó, chỉ có BTC cùng các vị từng ngồi vào ghế GK luôn bị kém về mặt chất lượng các thứ chứ chưa hẳn trình độ thơ ca bình quân của những người ĐBSCL tham dự cuộc thi kém chất lượng, dù ai cũng biết đây là vùng trũng về mặt văn hóa của cả nước. Chưa nói tới chuyện, nơi cuộc thi thơ ĐBSCL lần 4 vừa qua, người ta tới giờ vẫn không dám công bố những tác phẩm đã vào chung khảo nhưng lại bị loại ra khỏi giải thưởng, vì sợ thiên hạ có bằng chứng nhìn thấy những tác phẩm khá và hay nhất nơi cuộc thi đã bị “hủy diệt”, “chà đạp” như thế nào trong mục đích lấy đó giành chỗ cho các “con gà” của BGK và BTC vốn luôn có tâm lý sẵn sàng toa rập, câu kết, ăn chịu cùng nhau vì những lợi lộc chức quyền, tiền bạc, danh tiếng riêng cho cá nhân mình. Tới cuộc thi này cũng tương tự như vậy. Theo cung cách thiết kế khâu GK nói trên của Ô. Nhuần, cũng sẽ không ai có thể nhìn thấy bất kỳ tác phẩm bị loại ra khỏi giải thưởng nơi cuộc thi lần này ra sao…, lấy gì để biết trình độ chất lượng nghệ thuật nơi cuộc thi là …thấp. Chỉ tin theo lời của “Hội đồng GK”, của BTC có khi sẽ bị “bán lúa giống”. Bằng chứng bài thơ “Tôi từng đi tới biển” thuộc dạng phản cảm; bài “Về đồng mùa nước nổi” thì rất tồi tệ, có những câu lủng củng, tù mù còn thua văn xuôi, mà cả 5 vị GK cùng cả một BTC còn cho vào dạng hay trong nội bộ cuộc thi, chuẩn bị chính thức xếp vào giải 2 hoặc 3 trong số 11 bài vào chung khảo còn lại, vốn có nhiều bài khá hơn, ai cũng nhận ra được. Một khi đã thế, trong cuộc thi này, có đáng tin tưởng lẫn tin cậy trọn vẹn các điều từ BGK lẫn BTC nữa không?
    Có thể nói, BTC cùng BGK cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 đã không hoàn thành sứ mạng “góp phần nâng cao chất lượng không ngừng đạt những giá trị cao”, “lấy lại uy tín cho danh hiệu cuộc thi” có định kỳ tổ chức 2 năm một lần, mà còn góp phần làm cho tinh thần, không khí sinh hoạt thơ ca của người ĐBSCL rơi sâu thêm vào tâm lý “lạnh cảm”.
    Vì sao như vậy? Những lần tổ chức tiếp theo phải như thế nào? Câu hỏi này xin đặt chung ra cho những ai có lòng quan tâm tới nền thi ca của khu vực ĐBSCL quê nhà vậy!

    13/8/2013

    ReplyDelete
  5. Vậy mà, trong thực tế, Ô. Nhuần cùng những người ngồi quanh ông lại không làm theo hướng này. Thay vào đó, nơi giải 2 chỉ có 1 tác phẩm đoạt được vị trí, trong khi theo thể lệ phải có tới 2, và, nơi giải 3 chỉ còn có 2, trong khi theo thể lệ phải có tới 3. Tức là Ô. Nhuần cùng những người ngồi quanh ông đã cố tình “để khuyết” hai lượng vị trí nơi giải 2 và 3. Dễ làm cho người ta hiểu ra điều này: nếu không bị loại vì phạm quy, 2 lượng vị trí nằm nơi giải 2 và 3 kia chính là vị trí giải mà BTC đã chuẩn bị “trao” cho 2 tác phẩm “Tôi từng đi tới biển” và “Về đồng mùa nước nổi”. Tức nơi cuộc thi này, 2 tác phẩm trên, tuy thuộc hạng dở nhất, về mặt nghệ thuật, thậm chí là phản cảm nhất trong con mắt của giới sáng tác thơ ở ĐB cùng giới lý luận –phê bình gần xa khác nhau, vẫn được cho một mức điểm, vẫn được đánh giá chất lượng tư tưởng, nghệ thuật tương ứng với thứ hạng 2 và 3. Và, từ điều này, cũng làm cho nhiều người chợt “ngộ” ra vì sao tác phẩm “Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống”, một tác phẩm có diện mạo, phong thái nghệ thuật tương xứng với mô thức thẩm mỹ của một cái quần đáy nem hay cái quần tà lỏn cũ kỹ; về tình ý, chỉ nhằm “chửi xéo” những khu vực còn lại của đất nước Việt Nam, cũng là cố hương xa xăm của người Tây Nam bộ bây giờ, lại được “chấm chọn” vào giải nhất của cuộc thi. Ở đây, chưa nói tới chuyện bài thơ vừa trật đề tài, vừa “nịnh” không trúng tâm thức văn hóa của người Nam bộ nói chung, Tây Nam bộ nói riêng. Về mặt đề tài, cuộc thi lần này chỉ viết về “Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa; phát triển và hội nhập”, có thêm vào phần “Xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay”, “Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Về các biển đảo của Việt Nam; đã bỏ đi phần “mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” mà bài thơ nói trên lại ca ngợi con người ĐBSCL vào thời “mở đất phương Nam”, có lọt qua ít nhiều thời “chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ”. Về mặt tâm thức văn hóa, có ai còn nói, hay còn ca ngợi, khuyến khích người ĐBSCL vào thời “đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa; phát triển và hội nhập” dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước CHXHCN VN hiện nay sống lại tinh thần “Chữ cang thường một gánh trên vai” với các nội dung “quân thần cang, phụ tử cang” và “phu thê cang”…nơi tâm thế của mình nữa không? Chưa nói tới chuyện, xét về mặt lịch sử tâm thức văn hóa , Tây Nam bộ là nơi ghét cái “tam cang” ấy nhất, kể từ ngày tổ tiên họ lần lượt bỏ vùng đất cũ vào đây…
    Ngẩm ra, hình như nơi cuộc thi này, có lẽ “Hội đồng GK” được BTC “đặt hàng sẳn”vì những lý do ngoài văn học, rồi cứ thế mà đọc lướt qua 531 tựa đề, tìm bài nào “hợp chuẩn” thì chấm điểm, chọn vào chung khảo, vào giải theo trật tự ưu tiên của đề tài, bất cần mọi thứ còn lại, và với bài thơ đạt giải nhất nói trên, họ cũng đã làm theo phương thức này, nhưng lại không trúng theo ý đồ của BTC, mà đôi khi BTC cũng không đủ trình độ kiến thức để nhìn ra…

    ReplyDelete
  6. Xin thứ lỗi, vì ko tìm được email của Văn chương +, phải gửi qua đường comment. Mong được đăng nơi trang chính giùm. Cảm tạ.

    Tống Thị Ngọc Lan

    Vài ý kiến về cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5

    Cuộc thi thơ ĐBSCL lần 4 vừa qua, do Cần Thơ thời ông Phan Huy làm chủ tịch Liên hiệp hội đã lộ ra nhiều thứ …kinh hoàng, hôi hám, lưu cửu, phát triển từ những cuộc thi trước đó khiến giới làm thơ nơi đây có rất nhiều người trở nên “lạnh cảm” với cuộc thi thơ tiếp theo, cụ thể là cuộc thi lần 5 vừa hoàn tất khâu công bố kết quả vào ngày hôm qua, 12/8/2013 sau gần 10 tháng kết thúc thời hạn nhận bài…
    Có lẽ tình hình tồi tệ, bi thảm trên đã được nhận ra cùng thông tin rất rõ nơi nội bộ với nhau nên khi nhận lấy “sứ mệnh” đăng cai tổ chức cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 vào tháng 4 năm 2012, Hội VHNT Sóc Trăng, đang do Ô. Văn Ngọc Nhuần làm chủ tịch đã tỏ ra có nhiều cố gắng trong việc “bịt kín” những ngõ đường tiêu cực, trong đó có những ngõ đường nằm ngay trong những vị đang khoác áo nhà thơ được “thỉnh mời” làm công tác GK hầu có thể “lấy lại uy tín, danh hiệu cho cuộc thi”, ngăn chận tới đâu hay tới đó chiều hướng tẩy chay từ giới sáng tác thơ trong vùng…Bằng chứng, trong cuộc thi này, ngay từ đầu, BTC đã không công bố tên tuổi những người được thiết kế đảm trách các khâu GK nhằm làm cho giới dự thi “không ai biết để gửi đứa con tinh thần của mình, không xảy ra tình trạng “a lô” vì thân thiết, nể nang nhau...” ( Trả lời trên báo Tuổi Trẻ của Ô Thuần). Có thể nói, quả thật, đây là một ý tưởng, biện pháp rất cần thiết, có thể hạn chế những chạy chọt, nhờ vả, mua bán, đổi chác, ban ơn, nhận lệnh … nơi khu vực GK từ những người tham gia và sau lưng những người tham gia- một điều từng xảy ra, và càng ngày càng trở nên trơ trẻn, lộ liểu…

    ReplyDelete
  7. Tuy nhiên, dù có thiện chí, có nổ lực như thế, nhưng bao hậu quả, bao di hại ngấm ngầm từ các cuộc thi thơ trước đó, đỉnh điểm là cuộc thi thơ lần 4 như vừa nhắc bên trên vẫn còn hiện diện, còn tác động mạnh mẽ, tạo ra nhiều chông gai cho cuộc thi lần 5. Đã xảy ra tình huống khi kết thúc thời hạn nhận bài, chuẩn bị bước sang khâu tiếp theo, tức khâu GK, khâu chấm điểm bài vở dự thi, nhưng hình như không thể mời được người vào các vị trí quan trọng này, vì không ai còn dám hay còn chịu gật đầu, hí hửng nhận lời làm GK nữa. Nhưng cuối cùng BTC cũng “thỉnh mời” được một nhóm người, trong đó có nhiều “nhà thơ” đang đeo riêng trên cổ của mình mỗi người một giải thưởng thơ ca có từ trong quá khứ xa xôi mà hình như lúc đó ai cũng biết một cách cụ thể, họ có được cũng nhờ thông qua mánh lới rạp đầu chạy chọt, đi đêm nhờ vả sự ẵm bồng đặt để, chiếu cố, “quy hoạch” thông qua nhiều thứ tình …từ anh Ba hay chú Bảy, không hề do chính trình độ, năng lực nhận thức, sáng tạo thơ ca ẩn tàng độc lập nơi chính họ làm ra trong một cuộc thi hay xét giải hoàn toàn công bằng, công tâm…
    Rồi thì như thế nào?
    Theo sự “thú nhận” của Ô. Nhuần tại văn bản gửi cho trang Web của Ban đại diện Hội Nhà văn VN nằm tại ĐBSCL có nội dung thông báo danh sách BGK cuộc thi thơ lần 5 thì sau khi tìm được nhóm “nhà thơ danh giá” phụ trách khâu GK, BTC, trung tâm là Ô. Nhuần đã quyết định chỉ “thành lập một Ban giám khảo làm cả 2 nhiệm vụ sơ khảo và chung khảo nên chỉ mời 5 nhà thơ tham gia”, thay vì theo một “Cơ cấu gồm 6 người, tập trung vào chuyên môn hóa. Với cơ cấu này sẽ thành lập Ban sơ khảo gồm 3 người và Ban chung khảo 3 người”-có lẽ do “Liên hiệp 13 Hội VHNT khu vực ĐBSCL” trước đó đề ra cho cuộc thi.
    Như vậy là sao?
    Quả thật, dù cố tình tin tưởng vững chắc vào thiện chí ban đầu của Ô. Nhuần khi đảm trách đăng cai tổ chức cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 này như đã nói ra ở bên trên nhưng trước cung cách cố tâm hình thành, thiết lập công tác GK như vậy, không thể không nói Ô. Nhuần đã bắt đầu “biến chất, thoái hóa”một cách bị động hay chủ động khi cuộc thi bắt đầu vào vòng chấm bài, cho điểm trong sự hợp tác vô tình hay cố tâm của những người có tên trong BGK do Ô. Nhuần chọn lựa, thỉnh mời và tất nhiên là sẽ được Ô. Nhuần trả tiền …thuê mướn.

    ReplyDelete
  8. Xưa nay, về phương diện kỹ thuật tổ chức, cuộc thi nào cũng phải có hai vòng loại, gồm Sơ khảo và Chung khảo do hai nhóm nhân sự khác biệt đảm trách, và được quyền độc lập hoàn toàn với nhau, với cả những đồng sự cùng cấp, với cả ý chí của BTC suốt tiến trình thực thi nhiệm vụ, chức trách của mình sau khi mọi ý kiến xem xét, đánh giá đều phải thông qua từng con điểm khách quan một, và những con điểm này còn phải cộng lại với những con điểm khác trong các mối liên hệ nội bộ theo chiều ngang và dọc, rồi nhanh chóng công bố ngay trước khi xếp giải, công bố giải để được công luận bảo chứng. Mục đích là nhằm “gây khó khăn tối đa” cho bất kỳ cá nhân nào muốn lủng đoạn kết quả cuộc thi theo những mục đích tư tà, đầy chất tiểu nhân ở bên trong, có thể xảy ra vào bất kỳ thời đoạn nào, ngay khi cá nhân đó đang là Trưởng Ban tổ chức cuộc thi- ấy mà nhiều khi cái cơ cấu mang tính “hàng rào” nói trên cũng còn bị xuyên thủng, phá vở …Nay, Ô. Nhuần, với tư cách Trưởng BTC cho dẹp bỏ cái “hàng rào” kia, tuy miệng nói là nhằm “hạn chế tình trạng “dìm” tác phẩm hay từ vòng loại”, nhác nghe rất hay ho, rất đáng hoan nghênh, nhưng nhìn kỹ, thực chất, với mánh khóe tổ chức này, ông và những người hợp tác làm GK, tham mưu cho ông đã cố tình mở ngõ cho nhau tự do thoải mái “đưa” nhiều tác phẩm dở, không ra gì, dễ tưởng của những người mới làm thơ lần đầu vào cái gọi là vòng chung khảo, cũng tức là vào thẳng khu vực giải thưởng, thậm chí vào hẳn vị trí giải nhất theo cách làm không giống ai từ xưa đến nay của ông, trong đó có hẳn một bài thơ mang tựa đề “ Tôi từng đi tới biển”, rất phản cảm về nội dung, không ra gì về mặt ngôn từ xét từ bình diện nghệ thuật thi ca…
    Chưa hết. Sau khi bị công luận góp sức phát hiện có tới 4 /11 tác phẩm đã lọt tới vòng chung khảo, cũng tức đã lọt tới khu vực chờ sắp xếp phân chia thứ bậc giải thưởng theo định lượng từ đầu của nội dung thể lệ, gồm có 1 giải nhất, 2 nhì, 3 giải ba và 5 giải KK nhưng đều vi phạm rõ ràng thể lệ cuộc thi, gồm có: “Tôi từng đi tới biển” (in rồi), “Về đồng mùa nước nổi” (ăn cắp thơ của người khác), “Phía mùa cam bạc lá” và “Tản mạn trưa”(in rồi) thì Ô. Nhuần lần nữa lại có cách hành xử không giống ai, và qua cách hành xử không giống ai này, đã “tố cáo” những gì Ô. Nhuần cùng những người ngồi xung quanh ông muốn che giấu, bưng bít …

    ReplyDelete
  9. Ai cũng thấy rằng, sau khi có tới 4 tác phẩm bị phát hiện phạm quy, thì rõ ràng lượng bài vào chung khảo, sắp sữa chia nhau 11 giải thưởng nói trên chỉ còn có 7, tức sẽ có 4 vị trí giải không có tác phẩm nào “chiếm giữ”, và, sau khi 2 tác phẩm ““Phía mùa cam bạc lá” và “Tản mạn trưa” được “tha bổng”, không bị loại ra khỏi cuộc thi, thì lượng bài vào chung khảo, sắp sửa chia nhau 11 giải thưởng nói trên tăng trở lại con số 9, tức chỉ có 2 vị trí giải không có tác phẩm nào “chiếm giữ” mà thôi.
    Trong trường hợp này, chỉ có hai đường thoát cho vấn đề, không gây xáo trộn gì cho mọi nguyên tắc vận hành chân chính nơi “vòng” xếp giải. Một là đôn tiếp những tác phẩm có mức điểm kề cận tác phẩm có mức điểm thấp nhất nơi 11 tác phẩm vào chung khảo cho đủ khắp 11 vị trí giải thưởng đã được đặt ra từ đầu. Hai là, khi vẫn còn giữ danh hiệu giải nhất cho cuộc thi, và chỉ có một theo thể lệ ban đầu, thì 8 tác phẩm còn lại đương nhiên sẽ chia nhau 2 giải nhì, 3 giải ba và cuối cùng là 3 giải KK. Vì sau khi đã loại 2 tác phẩm phạm quy ra rồi, dù trước đó nó từng đạt tới mức điểm tối đa ra sao, trình tự thang điểm xét từ cao xuống thấp nơi 9 tác phẩm còn lại vẫn không hề bị thay đổi.

    ReplyDelete
  10. Vậy mà, trong thực tế, Ô. Nhuần cùng những người ngồi quanh ông lại không làm theo hướng này. Thay vào đó, nơi giải 2 chỉ có 1 tác phẩm đoạt được vị trí, trong khi theo thể lệ phải có tới 2, và, nơi giải 3 chỉ còn có 2, trong khi theo thể lệ phải có tới 3. Tức là Ô. Nhuần cùng những người ngồi quanh ông đã cố tình “để khuyết” hai lượng vị trí nơi giải 2 và 3. Dễ làm cho người ta hiểu ra điều này: nếu không bị loại vì phạm quy, 2 lượng vị trí nằm nơi giải 2 và 3 kia chính là vị trí giải mà BTC đã chuẩn bị “trao” cho 2 tác phẩm “Tôi từng đi tới biển” và “Về đồng mùa nước nổi”. Tức nơi cuộc thi này, 2 tác phẩm trên, tuy thuộc hạng dở nhất, về mặt nghệ thuật, thậm chí là phản cảm nhất trong con mắt của giới sáng tác thơ ở ĐB cùng giới lý luận –phê bình gần xa khác nhau, vẫn được cho một mức điểm, vẫn được đánh giá chất lượng tư tưởng, nghệ thuật tương ứng với thứ hạng 2 và 3. Và, từ điều này, cũng làm cho nhiều người chợt “ngộ” ra vì sao tác phẩm “Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống”, một tác phẩm có diện mạo, phong thái nghệ thuật tương xứng với mô thức thẩm mỹ của một cái quần đáy nem hay cái quần tà lỏn cũ kỹ; về tình ý, chỉ nhằm “chửi xéo” những khu vực còn lại của đất nước Việt Nam, cũng là cố hương xa xăm của người Tây Nam bộ bây giờ, lại được “chấm chọn” vào giải nhất của cuộc thi. Ở đây, chưa nói tới chuyện bài thơ vừa trật đề tài, vừa “nịnh” không trúng tâm thức văn hóa của người Nam bộ nói chung, Tây Nam bộ nói riêng. Về mặt đề tài, cuộc thi lần này chỉ viết về “Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa; phát triển và hội nhập”, có thêm vào phần “Xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay”, “Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Về các biển đảo của Việt Nam; đã bỏ đi phần “mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” mà bài thơ nói trên lại ca ngợi con người ĐBSCL vào thời “mở đất phương Nam”, có lọt qua ít nhiều thời “chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ”. Về mặt tâm thức văn hóa, có ai còn nói, hay còn ca ngợi, khuyến khích người ĐBSCL vào thời “đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa; phát triển và hội nhập” dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước CHXHCN VN hiện nay sống lại tinh thần “Chữ cang thường một gánh trên vai” với các nội dung “quân thần cang, phụ tử cang” và “phu thê cang”…nơi tâm thế của mình nữa không? Chưa nói tới chuyện, xét về mặt lịch sử tâm thức văn hóa , Tây Nam bộ là nơi ghét cái “tam cang” ấy nhất, kể từ ngày tổ tiên họ lần lượt bỏ vùng đất cũ vào đây…
    Ngẩm ra, hình như nơi cuộc thi này, có lẽ “Hội đồng GK” được BTC “đặt hàng sẳn”vì những lý do ngoài văn học, rồi cứ thế mà đọc lướt qua 531 tựa đề, tìm bài nào “hợp chuẩn” thì chấm điểm, chọn vào chung khảo, vào giải theo trật tự ưu tiên của đề tài, bất cần mọi thứ còn lại, và với bài thơ đạt giải nhất nói trên, họ cũng đã làm theo phương thức này, nhưng lại không trúng theo ý đồ của BTC, mà đôi khi BTC cũng không đủ trình độ kiến thức để nhìn ra…

    ReplyDelete
  11. Có thể nói, nơi cuộc thi này cũng như các cuộc thi trước đó, chỉ có BTC cùng các vị từng ngồi vào ghế GK luôn bị kém về mặt chất lượng các thứ chứ chưa hẳn trình độ thơ ca bình quân của những người ĐBSCL tham dự cuộc thi kém chất lượng, dù ai cũng biết đây là vùng trũng về mặt văn hóa của cả nước. Chưa nói tới chuyện, nơi cuộc thi thơ ĐBSCL lần 4 vừa qua, người ta tới giờ vẫn không dám công bố những tác phẩm đã vào chung khảo nhưng lại bị loại ra khỏi giải thưởng, vì sợ thiên hạ có bằng chứng nhìn thấy những tác phẩm khá và hay nhất nơi cuộc thi đã bị “hủy diệt”, “chà đạp” như thế nào trong mục đích lấy đó giành chỗ cho các “con gà” của BGK và BTC vốn luôn có tâm lý sẵn sàng toa rập, câu kết, ăn chịu cùng nhau vì những lợi lộc chức quyền, tiền bạc, danh tiếng riêng cho cá nhân mình. Tới cuộc thi này cũng tương tự như vậy. Theo cung cách thiết kế khâu GK nói trên của Ô. Nhuần, cũng sẽ không ai có thể nhìn thấy bất kỳ tác phẩm bị loại ra khỏi giải thưởng nơi cuộc thi lần này ra sao…, lấy gì để biết trình độ chất lượng nghệ thuật nơi cuộc thi là …thấp. Chỉ tin theo lời của “Hội đồng GK”, của BTC có khi sẽ bị “bán lúa giống”. Bằng chứng bài thơ “Tôi từng đi tới biển” thuộc dạng phản cảm; bài “Về đồng mùa nước nổi” thì rất tồi tệ, có những câu lủng củng, tù mù còn thua văn xuôi, mà cả 5 vị GK cùng cả một BTC còn cho vào dạng hay trong nội bộ cuộc thi, chuẩn bị chính thức xếp vào giải 2 hoặc 3 trong số 11 bài vào chung khảo còn lại, vốn có nhiều bài khá hơn, ai cũng nhận ra được. Một khi đã thế, trong cuộc thi này, có đáng tin tưởng lẫn tin cậy trọn vẹn các điều từ BGK lẫn BTC nữa không?
    Có thể nói, BTC cùng BGK cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 đã không hoàn thành sứ mạng “góp phần nâng cao chất lượng không ngừng đạt những giá trị cao”, “lấy lại uy tín cho danh hiệu cuộc thi” có định kỳ tổ chức 2 năm một lần, mà còn góp phần làm cho tinh thần, không khí sinh hoạt thơ ca của người ĐBSCL rơi sâu thêm vào tâm lý “lạnh cảm”.
    Vì sao như vậy? Những lần tổ chức tiếp theo phải như thế nào? Câu hỏi này xin đặt chung ra cho những ai có lòng quan tâm tới nền thi ca của khu vực ĐBSCL quê nhà vậy!

    13/8/2013

    ReplyDelete
  12. ĐÚNG LÀ LOẠN RỒI
    TÁC GIẢ PHẠM QUY THÌ ĐƯỢC TRAO NHỮNG HAI GIẢI
    CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA CHỈ CÓ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    ReplyDelete
  13. Ban tổ chức đồng bằng sông cửu long
    hiện nay đang bị tẩu hỏa nhập ma
    do đọc quá nhiều thơ
    cần cấp cứu gấp

    ReplyDelete
  14. ĐÚNG NHƯ PHÁT HIỆN
    THEO QUY ĐINH MỖI TÁC GIẢ ĐƯỢC GỬI 5 BÀI THƠ
    NẾU CÓ 3 TÁC GIẢ MỖI NGƯỜI CÓ 2 BÀI THƠ VÀO CHUNG KHẢO
    THÌ MỖI NGƯỜI SẼ ẴM 2 GIẢI AH
    BAN TỔ CHỨC THẦN KINH RÙI
    ÔNG VĂN NGỌC NHUẦN BIẾT GÌ VỀ VĂN CHƯƠNG

    ReplyDelete
  15. thơ đờ bờ sờ cờ lờ
    người dự thi háo danh và btc và bgk ngu dốt

    ReplyDelete
  16. bài viết rất hay
    Gia sư Trí Anh cung cấp gia sư sư phạm dạy kèm, gia sư tại nhà cho các em học sinh tại Hà Nội , gia sư dạy kèm tại nhà ở Hoàn Kiếm

    ReplyDelete