Nhưng thật trớ trêu, trong số 11 bài đó đã có tới 4 bài nghi là phạm quy (vì Ban tổ chức cuộc thi chưa kết luận). Chưa vội nói tới cái hay, cái dở của mỗi bài thơ đó.
Tôi chỉ điểm lại 4 bài của các tác giả tạm gọi là “phạm
quy” này. Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ
còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi
phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%).
ĐÔI ĐIỀU VỀ CUỘC
THI THƠ ĐBSCL LẦN THƯ V NĂM 2012.
Sau hơn một năm, cuộc thi
thơ ĐBSCL lần thứ V năm 2012 do Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức đã đến
hồi kết thúc. Ban tổ chức và Ban giám khảo đã làm việc tân tâm, nghiêm túc để
có được 11 tác phẩm (có lẽ đoạt giải) vào vòng chung kết, và đã công bố trên
vannghetiengiang.vn và vannghesongcuulong.org.vn.
Sau khi 11 bài thơ được
công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi,
còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy.
Trên mạng và trên báo đã có
nhiều ý kiến bàn luận khen, chê của các cây viết trong và ngoài khu vực, như:
Nguyễn Huỳnh, Lê Xuân, Bùi Công Thuấn, Lê Văn, Hoa Trà, Cao Minh Tèo, Cao Phú
Cường… Tôi xin có thêm đôi điều bàn tiếp và một số đề nghị:
Về phía
những tác giả phạm quy:
Bạn đọc rất phấn khởi đón
nhận các bài thơ “vào giải”, mặc dù chưa biết đó là bài của ai. Chắc sẽ có người mừng, người lo. Người mừng thì khỏi
phải nói, còn người lo là làm sao người ta không phát hiện ra là bài của mình
đã “đạo thơ” hay đã in trên báo chí, tập san, in sách…
Nhưng thật trớ trêu, trong
số 11 bài đó đã có tới 4 bài nghi là phạm quy (vì Ban tổ chức cuộc thi chưa kết
luận). Chưa vội nói tới cái hay, cái dở của mỗi bài thơ đó.
Tôi chỉ điểm lại 4 bài của
các tác giả tạm gọi là “phạm quy” này. Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ
trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố
11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm
tỉ lệ 36,3%). Đó là các bài:
1- Bài Về đồng mùa
nước nổi - MS: 096a , tác giả đã đạo bài “Trở lại đồng tứ giác”
của Trịnh Bửu Hoài, in trong tập “Ngan ngát mùa xưa”- (NXB Văn
Nghệ, 2005- trang 59, 60, 61) và in lại trong tập “Thơ Trịnh Bửu Hoài” (NXB
Tổng hợp Đồng Nai, 2006- trang 160). Nếu nhà thơ Trịnh Bửu Hoài viết bài thơ
này ở thể thơ 7 chữ thì tác giả “Về đồng mùa nước nổi” đã “dịch” ra
thể thơ lục bát, có những câu sai vần và diễn đạt vụng về, tối nghĩa, như:
Ta về vác cát oặn lòng
Hòa dân ngăn nước thở
cùng mặt đê
Trăng tròn trượt xuống
tiếp hơi
Gánh gồng gìn giữ màu
trời quê hương.
Làm thơ lục bát mà như thế
là “chưa sạch nước cản”. Đó là chưa nói tới các hình ảnh diễn đạt tối nghĩa,
vụng về. Bài này có thể nói về chuyện hộ đê ở miền Bắc, miền Trung đều được.
Chỉ có đầu bài nói tới “mùa nước nổi”, nhưng toàn bài thơ chẳng có tí
gì dính dáng đến ĐBSCL
Sau khị bị phê phán,
tác giả đã xuất đầu lộ diện là Cao Phú Cường ở An Giang. Tác giả này đã viết
thư tay 4 trang (xin xem trên thotre.com) gửi ban tổ chức cuộc thi để “ngụy
biện” là cùng có suy nghĩ, tư duy giống nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, chứ không phải
“đạo thơ”. Nhưng sau một ngày suy nghĩ thì đã điện cho nhà thơ Trịnh Bửu Hoài
“xin lỗi” là đã “mượn bài thơ của anh” sửa chữa, chuyển thể loại để dự thi. Thế
là đã quá rõ ràng. Cũng xin nói thêm là Cao Phú Cường còn đạo bài thơ “Ngắn dần
viên phấn” của nhà thơ Vương Thảo (in vào những năm 90 của thé kỷ XX) để in
trên blog văn An Giang (theo Lê Văn trên thotre.com).
2- Bài Tôi đã từng
đến biển - MS:019elà bài thơ đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân
đội số 761 cuối tháng 11/ 2012 với tên tác giả là Hồ Thanh Ngân. Không biết đây
là bài của người khác mang MS 019e là “đạo thơ” của Hồ Thanh Ngân hay chính tác
giả Hồ Thanh Ngân gửi bài dự thi? Nếu Hồ Thanh Ngân lấy bài đã đăng báo rồi mà
dự thi là phạm quy. Còn nếu là tác giả mang MS 019e “đạo thơ”
Hồ Thanh Ngân để dự thi thì phạm quy nặng hơn. Ở bài thơ này có nhiều từ ngữ và
hình ảnh rất phản cảm, như: hình ảnh người ngư dân đánh cá trên biển là “vơ vét
thiên nhiên”, họ như những con “thòi lòi bám vào đất phù sa” (cá thòi lòi khi
gặp người thường trốn vào hang sình lầy bờ kinh rạch). Câu két thật ngô nghê:
“Cũng như biển từng nhỏ lại trong ta”…
3- Bài thơ Phía
mùa cam bạc lá - MS: 0143a và Tản mạn trưa - MS: 0143b
của cùng một tác giả ở Tiền Giang, đã in trong sách “Cuối ngày nhặt sóng”
do NXB Hội Nhà văn cấp phép và Xí nghiệp in Tiền Giang in. Theo chúng tôi tìm
hiểu qua bạn bè thì có người nói: “Sách in nhưng chưa phát hành, để cuộc thi
xong mới phát hành”. Nhưng “nghe nói” tác giả đã tặng một số bạn thân, và tập
thơ đã “Nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn” (?).
Về phia Ban tổ
chức:
Rút kinh nghiệm từ cuộc thi
thơ lần thứ IV năm 2009 mà Liên hiệp các Hội VHNT Cần Thơ đăng cai tổ chức đã
có những chuyện “lùm xùm”.
Lần thi này tôi thấy Ban tổ chức của Hội VHNT Sóc Trăng làm rất bài bản, kín cạnh. Thậm chí đến phút chót chúng
ta vẫn chưa biết danh tính các vị trong Ban Sơ khảo, Chung khảo. Chỉ tiếc
rằng chúng ta có nhiều phương tiện thông tin đại chúng mà không đưa hết lên
mạng mấy chục bài vào vòng Chung khảo để bạn đọc tiện theo dõi, đánh giá, và
phát hiện giúp Ban tổ chức xem bài nào phạm quy.
Trong lần thi thơ thứ
IV/2009, do Liên hiệp các Hội VHNT Cần Thơ đăng cai, tổ chức, Tạp chí Văn Nghệ
Cần Thơ đã lần lượt đăng tải hết 51 bài thơ vào Chung khảoCvà đưa lên web
vannghesongcuulong.org.vn. Nhờ đó nhiều bạn đọc đã phát hiện giúp những bài
phạm quy. Có tác giả đã điện thoại xin Ban tổ chức rút bài dự thi để khỏi bị
công bố danh tính sau này.
Có lẽ ở ĐBSCL chúng ta nên
học tập Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ ở mỗi cuộc thi truyện, thơ các bài
dự thi đều được đăng công khai trên báo Văn Nghệ, hoặc đưa lên trang điện tử
vanvn.net, có khi đề mã số, có khi đề luôn tên tác giả để bạn đọc rộng đường dư
luận.
Tôi mạnh dạn đề nghị cần
nới rộng biên độ cho các cuộc thi là: Bài gửi dự thi có thể đã in sách,
báo, tạp chí, miễn là bài thơ ấy chưa dự thi ở đâu. Nếu đó là bài thơ hay thì bạn đọc thấy ngay, vì đã có thời gian và bạn đọc thẩm định sàng lọc. Chúng
ta còn có cả một tập thể ban sơ khảo và chung khảo cơ mà, không đáng lo là một
vị giám khảo nào đó biết bài thơ ấy của bạn thân, người nhà nên nâng điểm.
Về thể loại thơ trong các
cuộc thi, nên cho cả thơ Đường luật tham gia. Vì đó là thể thơ
cổ điển của Trung Hoa đã được người Việt Nam “việt hóa” hơn 10 thế kỷ nay rồi.
Nhiều nhà thơ nổi tiếng của ta đã để lại nhiều bài thơ Đường sống mãi cùng năm
tháng như: Khổng Lộ thiền sư, Phạm Ngũ Lão, Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu, bà
Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Chí Minh… Một bài thơ Đường tứ
tuyệt (4 câu) hay thất ngôn bát cú (8 câu) mà hay còn có giá trị hơn một số bài
thơ tự do dài dòng, nhạt nhẽo.
Điều cuối cùng là Ban tổ
chức nên tôn trọng kết quả của Ban chung khảo. Nếu có vấn đề gì cần bàn bạc
tăng hay giảm giải thì cùng ngồi lại bàn tính cho có tình có lý. Tránh tình
trạng một số địa phương mời Ban giám khảo chấm xong là hết, có vị lãnh đạo của
một Hội văn nghệ ở các cuộc thi năm trước đã nói những câu xúc phạm Ban giám
khảo, như: “Ban giám khảo chỉ là người chấm thuê. Xếp giải nào cao thấp là do
Ban tổ chức”. Vì vậy đã xảy ra hiện tương, một số tỉnh đăng cai tổ chức thường
đoạt giải cao, để đem “vinh dự” về cho địa phương mình.
Về phía các nhà
thơ chuyên nghiệp (là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam):
Ở ĐBSCL có mấy chục nhà thơ
là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưng qua các cuộc thi thơ cấp tỉnh hay khu
vực rất ít nhà thơ tham gia, mặc dù trong thông báo các cuộc thi đều có lời kêu
gọi các nhà thơ chuyên nghiệp và không chuyên gửi bài…
Tôi không dám nói là các
nhà thơ chuyên nghiệp “nhường sân chơi này cho các bạn trẻ và những cây bút
nghiệp dư”. Song, tôi vẫn muốn các nhà thơ là hội viên hội nhà văn Việt Nam ở
ĐBSCL tham dự để khích lệ, động viên phong trào, nhất là để cho lớp trẻ
học tập.
LÊ XUÂN
Địt mẹ chúng mày, cuộc thi thơ mà cũng phải “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trách đéo gì nó chả thối như cứt chó?
ReplyDeleteChửi kinh vậy Anonymous
ReplyDeleteHiện tôi đang làm gia sư dạy kèm cho các trung tâm gia sư tphcm