.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, June 25, 2013

VÕ TẤN: VỀ Ý KIẾN TRAO ĐỔI CỦA CAO PHÚ CƯỜNG - TÁC GIẢ BÀI THƠ “ĐẠO”?

Sau khi đọc ý kiến của tác giả và làm thao tác so sánh 2 bài thơ trong bài.. “Về đồng mùa nước nổi” có phải là thơ  “đạo”? đăng cùng trang phongdiep.net. Xin có vài lời gởi tác giả Cao Phú Cường (An Giang) tự nhận là tác giả của bài thơ "Về đồng mùa nước nổi", một trong 11 bài thơ vào vòng chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ V-2012.)

*Hai bài thơ có sự giống nhau là vô tình chứ không cố ý…mong bạn đọc có ý kiến khách quan, công bằng…(Cao Phú Cường)
-Tôi cũng là người đam mê viết lách, cái cảm xúc trong tôi trước một hiện tượng nào đó về văn thơ “có vấn đề” là tôi cố gắng đọc để biết, để tránh.  Vì anh mong bạn đọc có ý kiến, nên tôi không ngaị trao đổi thật lòng về bài thơ của anh “có sự giống nhau không vô tình” với bài thơ đã in của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài.
*Mọi người chỉ nhìn thấy những điểm giống nhau giữa 2 bài thơ…tìm thêm tác giả “Về đồng mùa nước nổi” có những điểm gì sáng tạo thêm không? Chẳng lẽ 2 bài toàn những điểm giống nhau?(Cao Phú Cường)
-Tôi đồng cảm với người làm thơ, họ luôn khẳng định thơ của họ không phải “lấy” của ai để làm của riêng mình. Còn trong trường hợp này, tôi thấy tác giả “Về đông mùa nước nổi” đã lấy cả tứ thơ và rất nhiều ngôn từ trong bài thơ “Trở lại đồng Tứ giác” chuyện thật trăm phần trăm không thể biện minh (xem văn bản so sánh cả 2 bài thơ)

Trở lại đồng Tứ giác (Trịnh Bửu Hoài)
Mấy độ trăng vàng kia gác núi
Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng
Thương trăng vỡ trên dòng nước nổi
Gió thu gào khóc giữa mưa giăng
Mấy độ ta về bên bóng gáo
rái vàng nở rộ một vườn trăng
Ngờ đâu sóng vỗ tan cành mộng
Một kiếp rong rêu cũng bạt ngàn
Mấy độ ta về vui tiếng dế
Nghe từng thớ đất đợi mùa sang
Ai biến đồng xanh thành biển cả
Cánh dế ngày xưa bỗng lạc đàn
Mấy độ ta về thăm xóm cũ
Em áo vàng bay ngát bến sông 
Bến sông giờ đã chìm trong
Em giạt về đâu trong mưa giông
Mấy độ trăng tròn treo đỉnh núi
Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng
Cá đớp trăng tan đùa suốt sáng
Hết nửa mùa thu chẳng hết trăng.
(in trong tập “Ngan ngát mùa xưa”, NXB Văn nghệ 2005, trang 59-60-61).

Về đồng mùa nước nổi (MS: 096A)

Trăng vàng gác núi lả lơi
Thình lình trượt xuống rong chơi đồng bằng
Vỡ trên dòng nước lăn tăn
Gió ào ào khóc mưa giăng. Sông tràn
Ta về bến đợi thưởng trăng
Ngờ đâu sóng vỗ nát tan mộng
chìm
Ruộng xanh … đẫm mắt mẹ nhìn
Cha anh lụt cả trăm nghìn nỗi đau
Ta về nghe đất trở sầu
Từng cây lúa khóc đợi nhàu mùa sang
Đồng thành biển cả. Buồn lan
Tiếng bìm bịp réo lạc đàn. Nước dâng
Ta về xóm cũ bâng khuâng
Sông giờ oằn bất cần đò đưa
Áo hồng bay ngát bến xưa
Em giờ trôi dạt đâu mùa gió giông?
Ta về vác cát oặn lòng
Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê
Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi
Gánh gồng gìn giữ màu trời quê hương.
(trong 11 bài thơ vào vòng chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ V-2012.)

-Về cảm xúc có cùng nỗi niềm “Trở lại đồng = Về đồng”, bối cảnh sáng tác “đêm trăng”, nhân vật “ta và em” . Thời điểm tác phẩm ra đời căn cứ vào thời gian công bố, thì bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài có trước. Như vậy không thể trùng ngôn ngữ thơ sáng tác vì lý do có chung một cảm xúc đồng điệu. Làm thơ mà đi lấy ý tưởng đã có để “sáng tác thơ” thì không thể có cảm xúc thật, không thể “tức cảnh sanh tình” .
-Nếu cùng là bối cảnh thì càng xa lạ ngôn từ, có trùng thì cũng một vài chữ “anh-em” Người làm thơ luôn biết “tự ái”, có lòng tự trọng nên không “bắt chước”, vì chưa hẳn thơ mình hay hơn, mặc dù anh có “sáng tạo” tạo ra một thể loại khác
*Tại sao mọi người và…Có phải mọi người xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm và quyền con người của tác giả bài thơ có mã số 906A ?
-Tác giả “Về đông mùa nước nổi”  đã cố tình đẻ ra đứa con tinh thần vay mượn mất rồi còn trách ai. Tác giả Cao Phú Cường đã làm nên kỳ tích “sáng tạo” chẳng hay ho gì khi phải sử dụng lại ngôn ngữ và bám lấy tứ thơ đã có nên bị mọi người chê.
-Tại sao không tin anh.? Anh là người làm thơ chắc anh cũng hiểu cảm xúc của những người làm thơ, họ chán ghét những gì không sáng tác bằng cảm xúc thật, chán ghét thứ vay mượn, xào nấu… mà vô cùng dở. Do đó có người nổi cục tức mà chửi thẳng vào mặt tác giả “đồ ăn cắp”. Văn thơ và người nghệ sĩ nó vậy đó anh Cao Phú Cường ạ.
Nghi án nào rồi cũng có ngày được làm sáng tỏ, hơn nữa đây là một cuộc thi, danh dự của người làm văn học nghệ thuật là đứa con tinh thần của mình được bạn đọc đón nhận yêu thương chứ không phải vì giải thưởng./.
Trân trọng
Võ Tấn
Bản tác giả gửi Phongdiep.net


1 comment: