Thiết nghĩ lần nào ĐBSCL tổ chức thi văn chương cũng “lùm xùm”,
điều ấy đáng buồn. Cũng không thể nói cuộc thi thơ chưa có những người là hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ chuyên nghiệp dự thi… Hoặc chỉ có vài trường hợp phạm quy mà
quy kết hết về cuộc thi qua cách tính phần trăm của tác giả bài viết thì e cũng
chưa phải đạo của người làm nghiên cứu lí luận phê bình văn chương. Làm sao tác
giả bài viết “Đôi điều về cuộc thi thơ
ĐBSCL lần V” biết và đọc hết gần 600 bài thi của ngần ấy thí sinh thi của
13 tỉnh ĐBSCL? Nếu biết hết hoặc rõ thì hẳn nhiên nói sẽ chuẩn và không mang
tính dự phỏng.
MẤY ĐIỀU NÓI LẠI VỚI
ÔNG LÊ XUÂN
Gần đây nhất, tôi có
đọc được bài “Đôi điều về cuộc thi thơ
ĐBSCL lần V” của tác giả Lê Xuân (Cần Thơ) đăng trên website
nhavantphcm.com.vn và trên một số trang mạng khác. Bài viết mang tính dư luận
cấp thời của cuộc thi, đó cũng là cái hay nhưng cập nhật thông tin thì chưa
chuẩn xác, chưa mang tính khách quan.
Hai bài dự thi Về đồng mùa nước nổi - MS: 096a và Tôi đã từng đến biển - MS: 019e xin phép miễn bàn ở đây, bởi
đã quá rõ.
Xin trích đoạn tác giả
Lê Xuân viết: Hai bài thơ Phía mùa cam bạc lá - MS: 0143a; Tản mạn
trưa - MS: 0143b là hai bài đã in trong sách “Cuối ngày nhặt sóng”
của một tác giả ở Tiền Giang) do NXB Hội Nhà văn cấp phép và Xí nghiệp in Tiền
Giang in. Theo chúng tôi tìm hiểu qua bạn bè thì có người nói: “Sách in nhưng
chưa phát hành, để cuộc thi xong mới phát hành”. Nhưng “nghe nói” tác giả đã
tặng một số bạn thân, và tập thơ đã “Nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn” (?).
Chúng tôi có trực tiếp
trao đổi với tác giả là thí sinh dự thi thơ ĐBSCL lần V-2012 và cũng là tác giả
tập thơ, được biết như sau:
Thứ nhất, tên tập thơ
là “Cúi chiều nhặt sóng”.
Thứ hai, đây là tác
phẩm được Hội Văn học nghệ thuật Tiền Giang hỗ trợ xuất bản thường niên cho Hội
viên của tỉnh.
Thứ ba, tập thơ có in
và ghi thời gian là vào tháng 02-2013 nhưng chưa có nộp lưu chiểu và cũng chưa
phát hành.
Vậy mà trong bài viết
của mình, ông Lê Xuân chỉ mới có “nghe nói”, “tìm hiểu qua bạn bè” thế mà vội
kết luận lửng e cũng chưa được đẹp.
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần
V-2012 do Hội Văn học Nghệ thuật Sóc Trăng đăng cai tổ chức theo tinh thần Thực hiện nội dung Hội nghị liên kết 13 tỉnh
khu vực ĐBSCL ngày 27/12/2011 tại Đồng Tháp; Đồng thời cùng với các Hội Văn học
– nghệ thuật trong khu vực đưa thơ ca đi vào đời sống xã hội, tạo điều kiện cho
nhân dân tiếp cận thơ và góp phần nâng cao chất lượng không ngừng đạt những giá
trị cao. Thời gian nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày ra thông báo đến
16g00, ngày 27/09/2012 (các tỉnh căn cứ theo dấu Bưu điện). Thành viên Ban tổ
chức và thể lệ có ghi đầy đủ thông tin, nếu như ông Lê Xuân chưa rõ có thể tìm
đọc lại Thông báo số 1 nói về cuộc thi thơ trên. Mà sự liên kết thi luân phiên
thơ, bút kí, truyện ngắn mỗi năm một tỉnh trong vùng sẽ đăng cai đã có “định
ước” từ trước. Nay đã qua vạch tháng 6 năm 2013. Cho nên việc in thơ “Cúi chiều
nhặt sóng” trên giấy tờ ghi là xong vào tháng 02-2013 nhưng thực tế là cuối
tháng 5-2013 mới tiến hành hoàn tất in xong, Hội VHNT Tiền Giang lại sợ hết hạn
giấy phép in ấn thì tiếc cho một hội viên tích cực và đam mê thi ca. Đây là
trường hợp không cố tình sai hoặc không thể nói là phạm quy. Chỉ tội cho tác
giả tập thơ – thí sinh cuộc thi đã bị stress mấy nay.
Thiết nghĩ lần nào
ĐBSCL tổ chức thi văn chương cũng “lùm xùm”, điều ấy đáng buồn. Cũng không thể
nói cuộc thi thơ chưa có những người là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ
chuyên nghiệp dự thi… Hoặc chỉ có vài trường hợp phạm quy mà quy kết hết về
cuộc thi qua cách tính phần trăm của tác giả bài viết thì e cũng chưa phải đạo
của người làm nghiên cứu lí luận phê bình văn chương. Làm sao tác giả bài viết “Đôi điều về cuộc thi thơ ĐBSCL lần V” biết
và đọc hết gần 600 bài thi của ngần ấy thí sinh thi của 13 tỉnh ĐBSCL? Nếu biết
hết hoặc rõ thì hẳn nhiên nói sẽ chuẩn và không mang tính dự phỏng.
Văn chương không như
bài toán cần tính chính xác cộng trừ nhân chia theo phép tính nhưng hay hay dở
điều ấy cũng tùy vào sở thích, quan điểm,… của các vị giám khảo và chủ trương
của cuộc thi và tùy vào vùng miền. Đây chỉ là cuộc chơi thôi mà! Ai thích thì
thi, ai không thích thì thôi! Cần gì phải gióng giã lòng nhau cho thêm đau bàn
phím…
“Tôi không dám nói là
các nhà thơ chuyên nghiệp “nhường sân chơi này cho các bạn trẻ và những cây bút
nghiệp dư”. Song, tôi vẫn muốn các nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ở
ĐBSCL nên tham dự để khích lệ, động viên phong trào, nhất là để cho lớp trẻ học
tập các nhà thơ.”. Đọc đoạn kết của Lê
Xuân tôi cứ mãi ngẩn ngơ. Ôi! Học toán, học văn chương ở nhà trường thì được, thì
dễ chứ mà học tập các nhà thơ là học gì? Học làm thơ ư? – Khó lắm! Học nhân
cách của nhà thơ ư? – Càng khó thay! Ngoài bẩm sinh, thiên phú thì mỗi cá nhân
tự mài dũa tôi rèn nhiều mới ra cái gọi là văn chương. Mà đâu cứ hễ ai viết dăm
ba câu, vài ba bài thơ đã là nhà thơ! Còn thế nào là chuyên nghiệp và nghiệp dư
thì xin hẹn bàn vào dịp khác vậy.
THIÊN THƯỢNG HOẢ
____________________
|
________________
No comments:
Post a Comment