.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Sunday, July 14, 2013

THI THƠ ĐBSCL LẦN V: ĐẠP LÊN DƯ LUẬN, BẤT CHẤP TÁC PHẨM PHẠM QUY, BTC & BGK ĐÃ DÀNH CHỖ ĐẸP CHO CÁC “CON GÀ” CỦA MÌNH


Cuộc thi thơ ĐBSCL lần 4 vừa qua, do Cần Thơ thời ông Phan Huy làm chủ tịch Liên hiệp hội đã lộ ra nhiều thứ …kinh hoàng, hôi hám, lưu cửu, phát triển từ những cuộc thi trước đó khiến giới làm thơ nơi đây có rất nhiều người trở nên “lạnh cảm” với cuộc thi thơ tiếp theo, cụ thể là cuộc thi lần 5 vừa hoàn tất khâu công bố kết quả vào ngày hôm qua, 12/7/2013 sau gần 10 tháng kết thúc thời hạn nhận bài…

Chấm thơ ĐBSCL lần V
Chỉ có 5 người làm cả nhiệm vụ sơ khảo và chung khảo

Có lẽ tình hình tồi tệ, bi thảm trên đã được nhận ra cùng thông tin rất rõ nơi nội bộ với nhau nên khi nhận lấy “sứ mệnh” đăng cai tổ chức cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 vào tháng 4 năm 2012, Hội VHNT Sóc Trăng, đang do Ô. Văn Ngọc Nhuần làm chủ tịch đã tỏ ra có nhiều cố gắng trong việc “bịt kín” những ngõ đường tiêu cực, trong đó có những ngõ đường nằm ngay trong những vị đang khoác áo nhà thơ được “thỉnh mời” làm công tác GK hầu có thể “lấy lại uy tín, danh hiệu cho cuộc thi”, ngăn chận tới đâu hay tới đó chiều hướng tẩy chay từ giới sáng tác thơ trong vùng…
Bằng chứng, trong cuộc thi này, ngay từ đầu, BTC đã không công bố tên tuổi những người được thiết kế đảm trách các khâu GK nhằm làm cho giới dự thi “không ai biết để gửi đứa con tinh thần của mình, không xảy ra tình trạng “a lô” vì thân thiết, nể nang nhau...” ( Trả lời trên báo Tuổi Trẻ của Ô Thuần).
Có thể nói, quả thật, đây là một ý tưởng, biện pháp rất cần thiết, có thể hạn chế những chạy chọt, nhờ vả, mua bán, đổi chác, ban ơn, nhận lệnh … nơi khu vực GK từ những người tham gia và sau lưng những người tham gia- một điều từng xảy ra, và càng ngày càng trở nên trơ trẻn, lộ liểu…
Tuy nhiên, dù có thiện chí, có nổ lực như thế, nhưng bao hậu quả, bao di hại ngấm ngầm từ các cuộc thi thơ trước đó, đỉnh điểm là cuộc thi thơ lần 4 như vừa nhắc bên trên vẫn còn hiện diện, còn tác động mạnh mẽ, tạo ra nhiều chông gai cho cuộc thi lần 5.
Đã xảy ra tình huống khi kết thúc thời hạn nhận bài, chuẩn bị bước sang khâu tiếp theo, tức khâu GK, khâu chấm điểm bài vở dự thi, nhưng hình như không thể mời được người vào các vị trí quan trọng này, vì không ai còn dám hay còn chịu gật đầu, hí hửng nhận lời làm GK nữa.
Nhưng cuối cùng BTC cũng “thỉnh mời” được một nhóm người, trong đó có nhiều “nhà thơ” đang đeo riêng trên cổ của mình mỗi người một giải thưởng thơ ca có từ trong quá khứ xa xôi mà hình như lúc đó ai cũng biết một cách cụ thể, họ có được cũng nhờ thông qua mánh lới rạp đầu chạy chọt, đi đêm nhờ vả sự ẵm bồng đặt để, chiếu cố, “quy hoạch” thông qua nhiều thứ tình …từ anh Ba hay chú Bảy, không hề do chính trình độ, năng lực nhận thức, sáng tạo thơ ca ẩn tàng độc lập nơi chính họ làm ra trong một cuộc thi hay xét giải hoàn toàn công bằng, công tâm…
Rồi thì như thế nào?
Theo sự “thú nhận” của Ô. Nhuần tại văn bản gửi cho trang Web của Ban đại diện Hội Nhà văn VN nằm tại ĐBSCL có nội dung thông báo danh sách BGK cuộc thi thơ lần 5 thì sau khi tìm được nhóm “nhà thơ danh giá” phụ trách khâu GK, BTC, trung tâm là Ô. Nhuần đã quyết định chỉ “thành lập một Ban giám khảo làm cả 2 nhiệm vụ sơ khảo và chung khảo nên chỉ mời 5 nhà thơ tham gia”, thay vì theo một “Cơ cấu gồm 6 người, tập trung vào chuyên môn hóa. Với cơ cấu này sẽ thành lập Ban sơ khảo gồm 3 người và Ban chung khảo 3 người”-có lẽ do “Liên hiệp 13 Hội VHNT khu vực ĐBSCL” trước đó đề ra cho cuộc thi.
Như vậy là sao? Quả thật, dù cố tình tin tưởng vững chắc vào thiện chí ban đầu của Ô. Nhuần khi đảm trách đăng cai tổ chức cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 này như đã nói ra ở bên trên nhưng trước cung cách cố tâm hình thành, thiết lập công tác GK như vậy, không thể không nói Ô. Nhuần đã bắt đầu “biến chất, thoái hóa”một cách bị động hay chủ động khi cuộc thi bắt đầu vào vòng chấm bài, cho điểm trong sự hợp tác vô tình hay cố tâm của những người có tên trong BGK do Ô. Nhuần chọn lựa, thỉnh mời và tất nhiên là sẽ được Ô. Nhuần trả tiền …thuê mướn.
Ông Nhuần cũng thông tin về ban giám khảo cả hai vòng sơ khảo và chung khảo của cuộc thi gồm năm người: nhà thơ Thu Nguyệt (trưởng ban giám khảo, TP.HCM), nhà thơ Trần Hữu Dũng (TP.HCM), nhà thơ Kim Ba (Bến Tre), nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng) và nhà thơ Võ Quê (Huế).
Không lập Ban sơ khảo độc lập để thao túng
Xưa nay, về phương diện kỹ thuật tổ chức, cuộc thi nào cũng phải có hai vòng loại, gồm Sơ khảo và Chung khảo do hai nhóm nhân sự khác biệt đảm trách, và được quyền độc lập hoàn toàn với nhau, với cả những đồng sự cùng cấp, với cả ý chí của BTC suốt tiến trình thực thi nhiệm vụ, chức trách của mình sau khi mọi ý kiến xem xét, đánh giá đều phải thông qua từng con điểm khách quan một, và những con điểm này còn phải cộng lại với những con điểm khác trong các mối liên hệ nội bộ theo chiều ngang và dọc, rồi nhanh chóng công bố ngay trước khi xếp giải, công bố giải để được công luận bảo chứng.
Mục đích là nhằm “gây khó khăn tối đa” cho bất kỳ cá nhân nào muốn lủng đoạn kết quả cuộc thi theo những mục đích tư tà, đầy chất tiểu nhân ở bên trong, có thể xảy ra vào bất kỳ thời đoạn nào, ngay khi cá nhân đó đang là Trưởng Ban tổ chức cuộc thi- ấy mà nhiều khi cái cơ cấu mang tính “hàng rào” nói trên cũng còn bị xuyên thủng, phá vở …
Nay, Ô. Nhuần, với tư cách Trưởng BTC cho dẹp bỏ cái “hàng rào” kia, tuy miệng nói là nhằm “hạn chế tình trạng “dìm” tác phẩm hay từ vòng loại”, nhác nghe rất hay ho, rất đáng hoan nghênh, nhưng nhìn kỹ, thực chất, với mánh khóe tổ chức này, ông và những người hợp tác làm GK, tham mưu cho ông đã cố tình mở ngõ cho nhau tự do thoải mái “đưa” nhiều tác phẩm dở, không ra gì, dễ tưởng của những người mới làm thơ lần đầu vào cái gọi là vòng chung khảo, cũng tức là vào thẳng khu vực giải thưởng, thậm chí vào hẳn vị trí giải nhất theo cách làm không giống ai từ xưa đến nay của ông, trong đó có hẳn một bài thơ mang tựa đề “ Tôi từng đi tới biển”, rất phản cảm về nội dung, không ra gì về mặt ngôn từ xét từ bình diện nghệ thuật thi ca…
Chưa hết. Sau khi bị công luận góp sức phát hiện có tới 4 /11 tác phẩm đã lọt tới vòng chung khảo, cũng tức đã lọt tới khu vực chờ sắp xếp phân chia thứ bậc giải thưởng theo định lượng từ đầu của nội dung thể lệ, gồm có 1 giải nhất, 2 nhì, 3 giải ba và 5 giải KK nhưng đều vi phạm rõ ràng thể lệ cuộc thi, gồm có: “Tôi từng đi tới biển” (in rồi), “Về đồng mùa nước nổi” (ăn cắp thơ của người khác), “Phía mùa cam bạc lá” và “Tản mạn trưa”(in rồi) thì Ô. Nhuần lần nữa lại có cách hành xử không giống ai, và qua cách hành xử không giống ai này, đã “tố cáo” những gì Ô. Nhuần cùng những người ngồi xung quanh ông muốn che giấu, bưng bít …
Ai cũng thấy rằng, sau khi có tới 4 tác phẩm bị phát hiện phạm quy, thì rõ ràng lượng bài vào chung khảo, sắp sữa chia nhau 11 giải thưởng nói trên chỉ còn có 7, tức sẽ có 4 vị trí giải không có tác phẩm nào “chiếm giữ”, và, sau khi 2 tác phẩm “Phía mùa cam bạc lá” và “Tản mạn trưa” được “tha bổng”, không bị loại ra khỏi cuộc thi, thì lượng bài vào chung khảo, sắp sửa chia nhau 11 giải thưởng nói trên tăng trở lại con số 9, tức chỉ có 2 vị trí giải không có tác phẩm nào “chiếm giữ” mà thôi.
Trong trường hợp này, chỉ có hai đường thoát cho vấn đề, không gây xáo trộn gì cho mọi nguyên tắc vận hành chân chính nơi “vòng” xếp giải. Một là đôn tiếp những tác phẩm có mức điểm kề cận tác phẩm có mức điểm thấp nhất nơi 11 tác phẩm vào chung khảo cho đủ khắp 11 vị trí giải thưởng đã được đặt ra từ đầu. Hai là, khi vẫn còn giữ danh hiệu giải nhất cho cuộc thi, và chỉ có một theo thể lệ ban đầu, thì 8 tác phẩm còn lại đương nhiên sẽ chia nhau 2 giải nhì, 3 giải ba và cuối cùng là 3 giải KK. Vì sau khi đã loại 2 tác phẩm phạm quy ra rồi, dù trước đó nó từng đạt tới mức điểm tối đa ra sao, trình tự thang điểm xét từ cao xuống thấp nơi 9 tác phẩm còn lại vẫn không hề bị thay đổi.
Vậy mà, trong thực tế, Ô. Nhuần cùng những người ngồi quanh ông lại không làm theo hướng này. Thay vào đó, nơi giải 2 chỉ có 1 tác phẩm đoạt được vị trí, trong khi theo thể lệ phải có tới 2, và, nơi giải 3 chỉ còn có 2, trong khi theo thể lệ phải có tới 3.
Tức là Ô. Nhuần cùng những người ngồi quanh ông đã cố tình “để khuyết” hai lượng vị trí nơi giải 2 và 3. Dễ làm cho người ta hiểu ra điều này: nếu không bị loại vì phạm quy, 2 lượng vị trí nằm nơi giải 2 và 3 kia chính là vị trí giải mà BTC đã chuẩn bị “trao” cho 2 tác phẩm “Tôi từng đi tới biển” và “Về đồng mùa nước nổi”.
Tức nơi cuộc thi này, 2 tác phẩm trên, tuy thuộc hạng dở nhất, về mặt nghệ thuật, thậm chí là phản cảm nhất trong con mắt của giới sáng tác thơ ở ĐB cùng giới lý luận –phê bình gần xa khác nhau, vẫn được cho một mức điểm, vẫn được đánh giá chất lượng tư tưởng, nghệ thuật tương ứng với thứ hạng 2 và 3. Và, từ điều này, cũng làm cho nhiều người chợt “ngộ” ra vì sao tác phẩm “Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống”, một tác phẩm có diện mạo, phong thái nghệ thuật tương xứng với mô thức thẩm mỹ của một cái quần đáy nem hay cái quần tà lỏn cũ kỹ; về tình ý, chỉ nhằm “chửi xéo” những khu vực còn lại của đất nước Việt Nam, cũng là cố hương xa xăm của người Tây Nam bộ bây giờ, lại được “chấm chọn” vào giải nhất của cuộc thi.
Ở đây, chưa nói tới chuyện bài thơ vừa trật đề tài, vừa “nịnh” không trúng tâm thức văn hóa của người Nam bộ nói chung, Tây Nam bộ nói riêng. Về mặt đề tài, cuộc thi lần này chỉ viết về “Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa; phát triển và hội nhập”, có thêm vào phần “Xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay”, “Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Về các biển đảo của Việt Nam; đã bỏ đi phần “mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” mà bài thơ nói trên lại ca ngợi con người ĐBSCL vào thời “mở đất phương Nam”, có lọt qua ít nhiều thời “chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ”.
Về mặt tâm thức văn hóa, có ai còn nói, hay còn ca ngợi, khuyến khích người ĐBSCL vào thời “đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa; phát triển và hội nhập” dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước CHXHCN VN hiện nay sống lại tinh thần “Chữ cang thường một gánh trên vai” với các nội dung “quân thần cang, phụ tử cang” và “phu thê cang”…nơi tâm thế của mình nữa không? Chưa nói tới chuyện, xét về mặt lịch sử tâm thức văn hóa , Tây Nam bộ là nơi ghét cái “tam cang” ấy nhất, kể từ ngày tổ tiên họ lần lượt bỏ vùng đất cũ vào đây…
Ngẩm ra, hình như nơi cuộc thi này, có lẽ “Hội đồng GK” được BTC “đặt hàng sẳn”vì những lý do ngoài văn học, rồi cứ thế mà đọc lướt qua 531 tựa đề, tìm bài nào “hợp chuẩn” thì chấm điểm, chọn vào chung khảo, vào giải theo trật tự ưu tiên của đề tài, bất cần mọi thứ còn lại, và với bài thơ đạt giải nhất nói trên, họ cũng đã làm theo phương thức này, nhưng lại không trúng theo ý đồ của BTC, mà đôi khi BTC cũng không đủ trình độ kiến thức để nhìn ra…
Ông Văn Ngọc Nhuần (Sóc Trăng)
- Trưởng Ban TC giải thơ
BTC lộng quyền và làm rối loạn cuộc thi
Có thể nói, nơi cuộc thi này cũng như các cuộc thi trước đó, chỉ có BTC cùng các vị từng ngồi vào ghế GK luôn bị kém về mặt chất lượng các thứ chứ chưa hẳn trình độ thơ ca bình quân của những người ĐBSCL tham dự cuộc thi kém chất lượng, dù ai cũng biết đây là vùng trũng về mặt văn hóa của cả nước.
Chưa nói tới chuyện, nơi cuộc thi thơ ĐBSCL lần 4 vừa qua, người ta tới giờ vẫn không dám công bố những tác phẩm đã vào chung khảo nhưng lại bị loại ra khỏi giải thưởng, vì sợ thiên hạ có bằng chứng nhìn thấy những tác phẩm khá và hay nhất nơi cuộc thi đã bị “hủy diệt”, “chà đạp” như thế nào trong mục đích lấy đó giành chỗ cho các “con gà” của BGK và BTC vốn luôn có tâm lý sẵn sàng toa rập, câu kết, ăn chịu cùng nhau vì những lợi lộc chức quyền, tiền bạc, danh tiếng riêng cho cá nhân mình. Tới cuộc thi này cũng tương tự như vậy.
Theo cung cách thiết kế khâu GK nói trên của Ô. Nhuần, cũng sẽ không ai có thể nhìn thấy bất kỳ tác phẩm bị loại ra khỏi giải thưởng nơi cuộc thi lần này ra sao…, lấy gì để biết trình độ chất lượng nghệ thuật nơi cuộc thi là …thấp. Chỉ tin theo lời của “Hội đồng GK”, của BTC có khi sẽ bị “bán lúa giống”.
Bằng chứng bài thơ “Tôi từng đi tới biển” thuộc dạng phản cảm; bài “Về đồng mùa nước nổi” thì rất tồi tệ, có những câu lủng củng, tù mù còn thua văn xuôi, mà cả 5 vị GK cùng cả một BTC còn cho vào dạng hay trong nội bộ cuộc thi, chuẩn bị chính thức xếp vào giải 2 hoặc 3 trong số 11 bài vào chung khảo còn lại, vốn có nhiều bài khá hơn, ai cũng nhận ra được. Một khi đã thế, trong cuộc thi này, có đáng tin tưởng lẫn tin cậy trọn vẹn các điều từ BGK lẫn BTC nữa không?
Có thể nói, BTC cùng BGK cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 đã không hoàn thành sứ mạng “góp phần nâng cao chất lượng không ngừng đạt những giá trị cao”, “lấy lại uy tín cho danh hiệu cuộc thi” có định kỳ tổ chức 2 năm một lần, mà còn góp phần làm cho tinh thần, không khí sinh hoạt thơ ca của người ĐBSCL rơi sâu thêm vào tâm lý “lạnh cảm”.
Vì sao như vậy? Những lần tổ chức tiếp theo phải như thế nào? Câu hỏi này xin đặt chung ra cho những ai có lòng quan tâm tới nền thi ca của khu vực ĐBSCL quê nhà vậy!

13/7/2013
TỐNG THỊ NGỌC LAN


____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

____________
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
 
________________

13 comments:

  1. Xin vui lòng cho đ8ng 11 bài thơ vài chung khảo để mỗi người ngửi một tí.

    ReplyDelete
  2. Đúng là độc nhất vô nhị
    sao lại có cái giải thưởng kỳ quái thế nhỉ?
    Một người phạm quy lại ẵm 2 giải
    ông Nhuần ơi về nghỉ luôn đi
    làm xấu mặt đồng bằng SCL

    ReplyDelete
  3. NÊN THU HỒI LẠI GIẢI THƯỞNG ĐỐI VỚI 2 TÁC PHẨM PHẠM QUY CỦA NGUYỄN THANH HẢI
    THEO ĐÚNG QUY CHẾ, THỂ LỆ CỦA CUỘC THI ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG BẰNG

    ReplyDelete
  4. Tồi tệ buồn cười nhất là chọn bài thơ của Cao Thoại Châu - Long An vào giải nhất. Quả là rất giống ...cái quần đáy nem buộc dây chuối may bằng vải ú, ngô nghê, cổ lổ, thô lậu, rẻ tiền, chẳng có chút nghệ thuật, chẳng có chút chất thơ so với nhiều bài còn lại. Nếu lấy bài " Xóm mình nghèo cất giấu điện vào đêm", hay một trong hai bài thơ của Nguyễn Thanh Hải ( tạm bỏ qua vấn đề phạm quy ) vào giải nhất, có khi còn dễ chấp nhận. Đúng là trình độ thẩm thơ của BGK cùng BTC chắc cũng tương tự như ...cái quần đáy nem buộc dây chuối may bằng vải ú nên mới có cái kết quả này :
    Chim quyên xuống núi ăn trùn
    Đồng Bằng mạt vận thuê lũ...khùng ngửi thơ

    ReplyDelete
  5. PHÍA MÙA CAM BẠC LÁ:
    THƠ KIỂU HỌC TRÒ CẤP 3 NHƯ VẦY MÀ CŨNG ĐOẠT GIẢI
    .
    ai bắn vào trời cọng u du tuổi thơ còn đau vết sẹo
    để sau mùa riêng tiếng mẹ thở dài
    để khói trắng đêm cha dằn cơn ho mất ngủ
    để trang sách niềm tin anh lén giấu
    để lỡ mùa chị mượn chữ nghèo tiếc rẻ thời gian
    để trái tim ước ao ngày cũ
    .
    HỌC TRÒ BÂY GIỜ NÓ VIẾT CÒN HAY HƠN
    ĐÚNG LÀ BGK CÓ VẤN ĐỀ.
    ÔNG TRẦN HỮU DŨNG BGK (BÁO VN TPHCM) QUÊ GỐC Ở TIỀN GIANG
    CUNG QUÊ VỚI TÁC GIẢ NGUYỄN THANH HẢI

    ReplyDelete
  6. Bất cứ cuộc thi nào cũng cần có thể lệ, đó là tính khoa học, tính nghiêm túc. Nước ta còn lạc hậu không theo kịp các nước tiên tiến cũng bởi con người còn làm việc theo cảm tính nên chỉ mang tầm vóc "con người nông nghiệp" chứ chưa mang tầm vóc của "con người công nghiệp". Bất cứ thứ gì cũng có quy định riêng, đã đưa ra thì xem như đã là “chuẩn mực” chung nhất xuyên suốt, dù bất cứ lý do nào cũng không thể phá vỡ. Đó là cách làm việc nghiêm túc và khoa học của con người công nghiệp.

    ReplyDelete
  7. Thể lệ:
    .
    1. Đề tài:
    - Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển và hội nhập. Xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay.
    - Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
    - Về các biển đảo của Việt Nam.
    .
    2. Thể loại:
    - Thơ (không nhận trường ca và thơ Đường luật).
    - Tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; chưa xuất bản sách và phổ biến dưới mọi hình thức.
    .
    3. Đối tượng dự thi:
    - Các nhà thơ chuyên và không chuyên nghiệp, cùng mọi tầng lớp nhân dân hiện sống và làm việc tại các tỉnh ĐBSCL.
    - Mỗi tác giả dự thi không quá 5 tác phẩm và chỉ ghi 1 (một) tên thật (hoặc bút danh).
    - Thành viên Ban tổ chức, Ban sơ khảo và Ban chung khảo không được dự thi.
    .
    4. Quy định chung:
    - Tác phẩm dự thi đánh máy vi tính rõ ràng, trên một mặt giấy A4 (không gửi qua Email).
    - Phần trên mỗi tác phẩm ghi tên thật (hoặc bút danh), địa chỉ, số điện thoại… để Ban tổ chức tiện liên lạc. Tác giả chịu trách nhiệm về tác phẩm dự thi nếu có khiếu nại.
    - Tác phẩm dự thi được đăng trên tạp chí Văn Nghệ Sóc Trăng, tác giả hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành.
    - Ban tổ chức không hoàn lại tác phẩm dự thi.
    - Ban tổ chức có quyền hủy bỏ kết quả và thu hồi giải thưởng nếu tác giả vi phạm thể lệ cuộc thi.
    .
    5. Giải thưởng:
    - 01 giải I (Nhất) trị giá: 6.000.000đ
    - 02 giải II (Nhì) mỗi giải trị giá: 3.500.000đ
    - 03 giải III (Ba) mỗi giải trị giá: 2.000.000đ
    - 05 giải KK (Khuyến khích) mỗi giải trị giá: 1.000.000đ
    .
    6. Ban tổ chức:
    - Ông Văn Ngọc Nhuần, Chủ tịch Hội VHNT ST (Trưởng ban).
    - Ông Quách Ngọc Phương, Phó chủ tịch – Tổng biên tập TCVN ST ( Phó ban TT).
    - Ông Nguyễn Thành Đạt, Phân hội trưởng Phân hội Văn học (Thành viên).
    - Bà Diệp Thị Phượng Trang, Cán bộ Hội (Thành viên).
    - Bà Trần Thị Thanh Thảo, Cán bộ Hội (Thành viên).
    - Bà Tôn Thị Song Hiền, Cán bộ Hội (Thành viên).
    .
    7. Hội đồng giám khảo: (Sẽ thông báo sau).
    .
    8. Thời gian và nơi nhận tác phẩm:
    a/ Thời gian: Từ ngày ra thông báo đến 16g00, ngày 27/09/2012 (các tỉnh căn cứ theo dấu Bưu điện).
    Ban tổ chức không chịu trách nhiệm trường hợp thư bị thất lạc.
    b/ Nơi nhận tác phẩm: Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng,
    Số 240, Lý Thường Kiệt, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).
    .
    * Ngoài bì thư ghi rõ: “Dự thi thơ ĐBSCL lần V/ 2012”.

    ReplyDelete
  8. Tuy nhiên, yêu cầu của Ban tổ chức cuộc thi lần này là thành lập một Ban giám khảo làm cả 2 nhiệm vụ sơ khảo và chung khảo nên chỉ mời 5 nhà thơ tham gia. Cụ thể như sau:
    - Nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng - đại diện địa phương nơi đăng cai)
    - Nhà thơ Kim Ba (Bến Tre - đại diện Ban công tác nhà văn Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi thơ hay của Báo Văn nghệ TPHCM năm 1993)
    - Nhà thơ Trần Hữu Dũng (quê gốc Tiền Giang - biên tập thơ báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh; tác giả đoạt giải thưởng về thơ của Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh)
    - Nhà thơ Thu Nguyệt (quê gốc Đồng Tháp - làm việc tại báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh; tác giả đoạt giải thưởng thơ Hội nhà văn Việt Nam)
    - Nhà thơ Võ Quê (Huế; trước đây phụ trách tạp chí Sông Hương và Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế)
    Trong đó, nhà thơ Thu Nguyệt, quê gốc tỉnh Đồng Tháp là Trưởng Ban giám khảo.

    ReplyDelete
  9. TÁC GIẢ NGUYỄN THANH HẢI PHẠM QUY LẠI ĐOẠT ĐẾN 2 GIẢI
    BTC VÀ BGK CHẮC NỐC RƯỢU VÀO NÊN CÓ BIẾT GÌ ĐÂU
    Theo thông báo từ Ban tổ chức cuộc thi thơ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 5, danh sách các tác phẩm đoạt giải được công bố chính thức như sau:

    GIẢI NHẤT:

    + Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống - Cao Thoại Châu - Long An

    GIẢI NHÌ:

    + Phía mùa cam bạc lá – Nguyễn Thanh Hải – Tiền Giang

    GIẢI BA:

    1- Xóm mình nghèo giấu điện vào đêm - Nguyễn Ngọc Tân - Cà Mau

    2- Nhật ký cho ngày rỗng - Trần Huy Minh Phương - Sóc Trăng
    GIẢI KHUYẾN KHÍCH:

    1- Tản mạn trưa - Nguyễn Thanh Hải -Tiền Giang

    2- Gió heo may - Nguyễn Giang San - Đồng Tháp

    3- Đồng con gái - Võ Thị Nguyệt - Cần Thơ

    4- Khúc biển 3 - Nguyễn Đình Chiến - An Giang

    5- Đi tìm ngày mai - Trương Chí Hùng - An Giang
    Có tổng cộng 531 tác phẩm của 162 tác giả gởi đến dự thi.
    Các tỉnh, thành có số lượng tác phẩm tham gia nhiều nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và địa phương đăng cai Sóc Trăng.
    Lễ tổng kết - phát thưởng sẽ tổ chức vào ngày 29.7.2013 tại thành phố Sóc Trăng.

    ReplyDelete
  10. MẤY CUỘC THI THƠ GẦN ĐÂY, HÌNH NHƯ CÓ...CHỈ ĐẠO CHỈ CHỌN VÀO CHUNG KHẢO, RỒI VÀO GIẢI THƯỞNG NHỮNG BÀI THƠ ÍT SỬ DỤNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT NHẤT ĐỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM, THƯỜNG LÀ ...NGU DỐT VỀ THƠ, DỄ HIỂU, DỄ PHÊ DUYỆT NỘI DUNG, DỄ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XẾP GIẢI. ĐÂY LÀ LÝ DO VÌ SAO GIẢI THƯỞNG CAO THƯỜNG DÀNH CHO NHỮNG BÀI ÍT TÍNH THƠ NHẤT, DỞ NHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. CHƯA NÓI TỚI CHUYỆN, CUỘC THI NÀO CŨNG PHẢI LỒNG GHÉP THEO SỨ MỆNH "DỰNG NGỌN CỜ", " ĐEO HUY CHƯƠNG THƠ CA" CHO VÀI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC "QUY HOẠCH LÀM NHÀ THƠ" CHO KHU VỰC ...CÒN CHUYỆN BÍ MẬT A-LO MÓC NGOẶC RIÊNG CÙNG NHAU THÌ ...BAO GIỜ CŨNG CÓ...HOẶC PHÍA DỰ THI A- LO TRƯỚC , HOẶC PHÍA BGK HAY BTC TỰ ALO TRƯỚC. Ở ĐÂU CÓ CẦU THÌ CÓ CUNG, CÓ CUNG THÌ CÓ CẦU THÔI...ĐỪNG HAM CÓ MỘT CUỘC THI CÔNG BẰNG, CÔNG TÂM, KHÁCH QUAN, KHOA HỌC NHÁ. SỜ SỜ RA ĐÂY, NÓ ĐẶT RA THỂ LỆ, RỒI ĐẠP LÊN THỂ LỆ NHƯ KO CÓ. GIỚI YÊU THƠ VÀ CÔNG CHÚNG NGHỆ THUẬT CÁC GIỚI ĐÃ BỊ KHINH THƯỜNG TỚI TẬN CÙNG!

    ReplyDelete
  11. Vô cùng thất vọng. Bài thơ đoạt giải I là một sự nhào nắn những ý tưởng từ một motif quá cũ. Đã có quá nhiều bài thơ viết về những người hành khất đàn ca xin bố thí ở những bến phà. Soạn giả VC cũng đã viết một bài vọng cổ về đề tài nầy. Dùng một motif cũ nhưng nhìn hoài lại không thấy một tứ gì mới. Đó là cái "siêu việt" của nhà thơ Cao Thoại Châu. Bài giải nhì và giải ba thì dùng những ngôn từ lục cục lòn hòn để làm rắc rối những vấn đề quá đơn giản. Tôi đố quí vị xem thơ tìm được những "tình sâu ý hiếm" (chữ của Nguyễn Vỹ) gì sau cái tựa bài "Xóm mình nghèo giấu điện vào đêm". Nếu thơ chỉ có kiểu nầy thì chúng ta cũng nên cảnh báo kiểu "để xa tầm tay trẻ em" để tránh "uống nhầm thuốc. Uyên Thy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Uyên Thi! có phải ngụ ý "rất am hiểu về thơ" phỏng?
      Tớ chia sẻ với sự thất vọng của Uyên Thi. Vì sao ư? Vì UT chắc "quá am tường về thơ, quá kì vọng về thơ"...nên cuối cùng UT hóa lơ tơ mơ (gà mờ) về thi ca. Này nhé: bản thân tựa đề "XÓM MÌNH NGHÈO GIẤU ĐIỆN VÀO ĐÊM" đã là một cách nói ẩn dụ tượng trưng giàu hình ảnh làm ta ám ảnh...chưa nói, xét ở góc độ câu thơ thì tác giả muốn gởi gắm điều gì? Nhấn mạnh cái nghèo của một xóm thôn làng quê hay là cái nhìn tinh tế ngầm thể hiện ước muốn "lột xác" của thời kì "công nghiệp hóa...", "xây dựng nông thôn mới" ? Thứ hai: thông qua tiếng nói tình mẫu tử của đứa con lớn lên trong chính cái xóm nghèo đó lại không hề nghèo nàn về tình cảm, hay chất chứa giận dỗi điều gì (vì mình phải sinh ra và lớn trong một xóm nghèo) về cuộc sống. Trái lại, bài thơ là dằng dặc là những nỗi nhớ, và chính những ám ảnh này là động cơ, làm gốc cơ bản cho cái tiếng nói tình sâu nghĩa nặng với quê hương bản xứ khi lớn lên "đi lập phương xa"...
      Tớ chỉ sơ sơ vài ý cùng UT...còn nhiều hình ảnh nữa cần phải bàn. Tớ chỉ gợi ra thôi nha: ý thơ có nhắc đến "câu vọng cổ" (không phải câu vọng cổ từ bên ngoài vào) mà là có sự khác nhau ở đây về cách thức đề cập (lúc đầu tác giả viết: "...đài lia câu vọng cổ thật mùi"-chữ "lia" rất đắt giá, sau thì tác giả lại viết:"Câu vọng cổ lại phải cất vô tờ giấy cũ", tớ nhấn mạnh: tại sao lại phải "cất vô tờ giấy cũ"? Hình ảnh "tờ giấy cũ" đi liền sau với hành động "cất vô" nói lên ý nghĩa gì? Xưa nay đã ai nói thế chưa?...)
      Thôi, tớ nghĩ bấy nhiêu cũng đủ cho UT ngẫm nghĩ lại lời nhận định của mình. Tớ sẽ viết tiếp về bài thơ này ở một bài (cảm nhận phê bình) hẳn hoi. Hẹn gặp lại UT. Chào thân ái và quyết thắng nha!

      Delete
  12. Tôi thấy trang này nên đổi tên lại là “CHỢ CÁ +” thì đúng hơn! Toàn là nặc danh. Không đáng tin cậy!

    ReplyDelete