.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, July 30, 2013

CHU MỘNG LONG: HỒNG VỆ ĐAO PHÁP (VỀ “VỤ ÁN” NHÃ THUYÊN)

Chu Mộng Long – “Vụ án” Nhã Thuyên khuấy động văn đàn bắt đầu từ nhất lão đao Chu Giang Nguyễn Văn Lưu, nguyên Giám đốc NXB Văn học với “Ngũ quái trận đồ” trên: Nhân dân, Quân đi nhân dân, Thanh tra Chính Ph, Văn ngh (TW), Văn ngh TPHCM. “Vụ án” có khả năng lan rộng nhiều đối tượng, từ Nhã Thuyên đến đông người, không chỉ nhóm Mở miệng mà còn những đại trí thức tên tuổi, từ GS.NGND Nguyễn Đăng Mạnh, GS.NGUT Nguyễn Văn Long, PGS.NGUT Nguyễn Thị Bình, TS. Chu Văn Sơn (Đại học Sự phạm Hà Nội), PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp (Viện trưởng Viện Văn học), PGS.TS. Văn Giá (Trưởng Bộ môn Lí luận phê bình – Đại học Văn Hóa Hà Nội), TS. Võ Văn Nhơn (Trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam – ĐH KHXH&NV TP.HCM)…
Tình hình này rất dễ dẫn đến khả năng “nhập kho” cả lũ nếu tiếp theo không phải là Hồng vệ lão đao như Chu Giang?
Có lẽ từng được xem là “Nhất đao” trong Luận chiến văn chương, Hồng lão vệ binh Chu Giang đã dạy cho đám trí thức “nổi loạn” kia một bài học, và tuyên cáo cho thiên hạ biết rằng: “Thường con người ta rất ít khi sống thực với bản thân mình là một khái quát rất sai. Đời như thế thì loạn. Với nhà văn càng không thể chấp nhận. Nếu nghệ thuật là CHÂN – THIỆN – MĨ thì người sáng tạo ra nó – nhà văn – không thể sống thực rất ít mà sống không thực lại rất nhiều”.  “Đổi mới thì ai chẳng muốn nhưng đổi mới đến mức giải thiêng lịch sử, chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh thì đâm loạn mất rồi. Đời loạn, đục nước béo cò, các bạn “tiên phong đổi mới” chỉ là những con tốt thôi”.
Có nghĩa là đến lúc thừa nhận loạn thật rồi! Mà loạn từ trong não mới chí nguy! Thế mà lâu nay ta cứ tưởng là bình nên yên tâm cuốn chiếu ngủ!
Học theo lời dạy của Hồng vệ lão đao: “Không biết mà nói là ngu. Biết mà không nói là hiểm”. Lão Hồng vệ nhất đao này tỏ ra không hiểm, nhưng lạnh, không biết có ngu không, chỉ biết rằng đã nói hết rồi. Nói nhiều, đăng nhiều kì với nhiều chiêu pháp phổ dụng của Hồng vệ đao phái (1), (2), (3)… Còn ta thì vì tù mù (và cả “kinh sợ” nữa) trong “Ngũ quái trận đồ” nên không nói mà chỉ quảng bá hộ cho đao pháp của lão thôi.
Nếu có nói thì tạm nói thế này: giải trung tâmgiải thiêng là cả một trào lưu của thế giới từ nửa sau thế kỉ XX chứ chẳng riêng Việt Nam. Giải trung tâm là giải quyền lực chuyên chế, giải thiêng là giải tôn giáo hóa quyền lực, điều này ở Việt Nam có được phép hay không lại là chuyện khác!
Blog Chu Mộng Long chọn đăng một bài tiêu biểu đại diện cho chiêu pháp của Hồng vệ đao phái:

VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI (Xem từ số 256)

Văn sư tử và văn Cầy cáo

CHU GIANG
(Tiếp theo)
Không có thầy Bình thì không có Luận văn của trò Thoan (Nhã Thuyên). Nhưng PGS.TS, Nhà giáo ưu tú, Trưởng bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Thị Bình không phải dưới đất chui lên, trên trời rơi xuống, mà nên thợ nên thầy nhờ có học. Nhớ chương trình tôn vinh Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trò Bình hết lời ca ngợi thầy. Thầy cảm động lắm, chỉ nhắc đi nhắc lại: Cô Bình là người rất hiểu tôi. Cô ấy rất hiểu tôi. Cô ấy hiểu tôi lắm… Hẳn trò Bình đã nhận được Y Bát mà sư phụ tin cậy trao cho. Ta xem bộ Y Bát ấy như thế nào. Ngẫu nhiên giở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, thấy có lời Tự bạch của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh – nguyên Tổ trưởng Tổ Văn học hiện đại Việt Nam, khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội. Tiên sinh viết (Từ đây xin được gọi Giáo sư là Tiên sinh để tỏ lòng kính trọng): Có một khoái thú riêng mà nghề văn đem lại cho người cầm bút: Những giây phút được sống thực với bản thân mình (thường con người ta rất ít khi sống thực với bản thân mình).
Đã gọi là văn thì phải hay, văn không hay thì chả là gì cả. Tài cũng không mà tình cũng chẳng có.
Trong cuốn Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc có dẫn ra một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Sư tử bắt thỏ cũng dùng hết sức”. Bắt thỏ thì cần gì đến sức sư tử! Cầy cáo cũng bắt được. Nhưng bắt thỏ sư tử vẫn trổ hết tài, hết sức tỏ rõ tư thế sư tử: Oai phong sang và đẹp. Tôi nghĩ văn cũng có hai loại: Văn sư tử và văn cầy cáo. Văn sư tử là văn có vẻ đẹp rất sang về văn hóa, tư tưởng và nhân cách của người viết. Còn văn cầy cáo là văn của kẻ tiểu nhân, tư tưởng tầm thường, tư cách hèn kém, dù có tô son trát phấn vẫn lòi cái đuôi cầy cáo nhếch nhác”.
(Nhà văn Việt Nam hiện đại. NXB Hội Nhà văn. In lần thứ IV. Hà Nội, 2010. trang 599)
Giọng văn rất tự tin, triết luận triết lý nhưng thiển nghĩ, lại là sai lắm.
 1. KHÁI QUÁT SAI
Thường con người ta rất ít khi sống thực với bản thân mình là một khái quát rất sai. Đời như thế thì loạn. Với nhà văn càng không thể chấp nhận. Nếu nghệ thuật là CHÂN – THIỆN – MĨ thì người sáng tạo ra nó – nhà văn – không thể sống thực rất ít mà sống không thực lại rất nhiều. Nếu như thế, khi cầm bút nhà văn viết ra được cái gì? Nhà văn dẫu thiên tài cũng là con người, đâu phải ma quỉ thần thánh mà chỉ khi cầm bút được sống thực với mình, lại viết ra được những điều hay ho làm xúc động người đọc. Xuân Diệu nói: Tôi cùng máu thịt với đồng bào tôi, cùng đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt… Là nước mắt thực mới thành Xuân Diệu như một “niềm khát khao giao cảm với đời. Nếu là nước mắt cá sấu hay phần nhiều là nước mắt cá sấu thì đâu còn Xuân Diệu nữa.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Anna Fran… bao nhiêu là sống thực, bao nhiêu là sống không thực?
Trong cuộc sống cũng có những người “rất ít khi sống thực với mình”. Người đời gọi là “Khẩu Phật tâm xà”. “Chưa khỏi vòng đã cong đuôi” trước sau bất nhất, xu thời vụ lợi, mượn gió bẻ măng… Nhưng số này không nhiều và bị người đời khinh bỉ.
Tỉ như có người ăn cơm uống nước của Liên Xô từ năm 13 tuổi, giỏi tiếng Nga hơn tiếng Việt, thành tài thành danh nhờ Liên Xô. Khi còn Liên Xô thì hết lời ca ngợi. Khi Liên Xô sụp đổ thì quay lại bỉ báng mạt sát hận thù y như giọng của một người Nga Bạch vệ có thù oán với chính quyền Xô viết, bảo chủ nghĩa HTXHCH là ngọn cờ giả, của giả. Đến nỗi nhà Việt Nam học, người bạn thân của giới văn nghệ Việt Nam là giáo sư Nikulin cũng phải phản bác lại rằng ở nước Nga, dù một kẻ say rượu cũng không dám xúc phạm đến A.Tonxtoi như Giáo sư Phạm ở Việt Nam đâu. Tôi nghĩ người Việt Nam có lương tri phải biết đau xót cho những người Xô viết. Và phải biết tri ân Liên Xô cũ. Không có A.K47, không có tăng T.72, không có Zin 3 cầu (Zin 150) thì làm sao tiến quân thần tốc vào dinh Độc Lập. Không có tên lửa SAM, không MIG.21… làm gì có Điện Biên Phủ trên không. Bát cơm Phiếu Mẫu Hàn Tín trả đến ngàn vàng. Kẻ sĩ Việt Nam chỉ biết ăn cháo thôi ư! Người xưa nói: có thực với mình rồi mới thực với người, với đời. Ngược lại thì dễ hiểu. Tiên sinh có hàng ngàn học trò mà triết lý như thế, sự tai hại thật khôn lường.
2. VĂN VÀ VĂN HAY
Đã là văn, thì phải hay, là hàm hồ lắm Tiên sinh ạ! Đều là người mà đâu phải đã tốt đẹp vẹn toàn tất cả. Văn hay tùy thuộc vào nhiều yếu tố lắm, mà yếu tố quan trọng bậc nhất là điểm nhìn nghệ thuật (Thuật ngữ các nhà LLPB gần đây hay dùng, ý muốn thay cho quan điểm quan niệm…).Với người này, cảnh ngộ này, tâm thế tâm trạng này, thời buổi thời thế này là hay và ngược lại.
Có người khen câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” là tuyệt vời nên khắc bằng vàng treo trong Đền Độc Lập hay Đài Tổ Quốc ghi công.
Câu đó nói ra năm 1924, khi nước ta đã mất vào tay người Pháp hơn 60 năm. Năm 1930 người Pháp dìm các cuộc khởi nghĩa Yên Bái và Xô Viết Nghệ Tĩnh trong biển máu, Truyện Kiều vẫn còn. Năm 1940 khởi nghĩa Nam Kỳ lại bị dìm trong biển máu, hàng ngàn chiến sĩ bị xâu dây thép qua gan bàn tay, đưa lên tầu chở ra khơi xa hất xuống biển. Truyện Kiều vẫn còn. Cũng năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương “Nhà nước bảo hộ” lại chịu cho người Nhật bảo hộ. Từ đây quân Nhật thu gom thóc gạo, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay dẫn đến cảnh hai triệu đồng bào ta chết đói. Truyện Kiều vẫn còn. Ngày 9-3-1945 Nhật hất cẳng Pháp, Pháp chịu đầu hàng. Truyện Kiều vẫn còn. Than ôi, trong bấy nhiêu năm, trải qua biết bao sự kiện đau thương mà Truyện Kiều và những người tung hô Truyện Kiều lại im hơi lặng tiếng, không đứng ra cứu lấy nước, bảo vệ lấy đồng bào mình! Tung hô Truyện Kiều như thế là tạo nghiệp thiện hay tạo nghiệp ác? Lôgic của lịch sử là: Nước ta còn thì tiếng ta mới còn, thì Truyện Kiều mới còn. Nếu không có Lê Lợi Nguyễn Trãi và cuộc kháng chiến chống quân Minh thì người Việt Nam đã thành thần dân của Minh Thành Tổ, thì nửa chữ của người Việt cũng không còn, làm gì còn tiếng ta, còn Truyện Kiều.
Tuyên ngôn độc lập là một áng hùng văn. Người Việt Nam yêu nước ai cũng tự hào. Nhưng ở một điểm nhìn nghệ thuật khác người ta bảo đó là văn tuyên truyền chính trị không phải văn xuôi nghệ thuật, không theo quy luật sáng tạo nghệ thuật, không cần đưa vào phần Giảng văn, mà chỉ đưa vào mục Tập làm văn kẻo lại bảo đưa Tuyên ngôn độc lập ra khỏi sách giáo khoa.
Văn hay, nhiên hậu là như thế.
3. TÀI VÀ TÌNH
Tiên sinh lại bảo rằng: Văn không hay thì chả là gì cả. Tài cũng không mà tình cũng chẳng có. Mời Tiên sinh làm Đặc sứ văn hóa, sang bảo người Trung Hoa chỉ để lại Lý – Đỗ – Tô – Bạch. Còn thì đốt hết đi cho nó gọn. Lại bảo với ông Bộ trưởng Văn hóa ở Việt Nam rằng chỉ để lại văn Nguyễn Huy Thiệp thôi, còn thì đem nghiền bột giấy đi cho nó gọn mà đỡ lãng phí. Tiên sinh có nhận lời không?
Nguyễn Du viết: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Là chí lý lắm, phải không thưa Tiên sinh?
4. VĂN SƯ TỬ VÀ VĂN CẦY CÁO
Người xưa chia ra văn của thánh nhân và văn của văn nhân (Nguyễn Tư Giản. 77 chân dung văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Tạ Ngọc Liễn, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2012, trang 374). Văn của thánh nhân là văn để chở đạo. Như Khổng Tử. Văn của văn nhân là để luận đạo, làm sáng rõ đạo.
Nguyễn Siêu chia ra văn đáng thờ và văn không đáng thờ. Văn đáng thờ là văn chuyên chú vào con người. Văn không đáng thờ là văn chỉ chuyên chú vào văn chương câu chữ.
Hồ Chí Minh xem văn hóa nghệ thuật phải khuyến thiện trừng ác, phò chính trừ tà. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Xem thế, văn được đề cao, nhà văn được coi trọng.
Nay Tiên sinh chia ra văn sư tử và văn cầy cáo, chắc phải có tâm sự gì lắm. Tôi hỏi thầy tôi, nhà văn Ông Văn Tùng. Cụ bảo thế là ngạo mạn khinh bạc. Người thực tài thường rất khiêm nhường.
Xưa nay, văn tài cao thấp khác nhau là chuyện thường. Nhà văn có chính kiến khác nhau, cũng là chuyện thường. Thế mới có học phái, văn đoàn, trường phái, khuynh hướng, chủ nghĩa này lý thuyết kia, trường thơ này, câu lạc bộ nọ… Nhưng kẻ tiểu nhân tư tưởng tầm thường tư cách hèn kém… thì làm sao gọi là nhà văn được. Nếu có đọc thông viết thạo, khéo tay chữ đẹp thì chỉ làm được kẻ chép thuê. Nhà văn là người vì thương yêu con người, căm phẫn sự bất công bất nhân bất nghĩa, căm thù cái ác, hết lòng vì con người mà suy ngẫm, như Nguyễn Du nhìn thấu tám cõi lo đến ngàn đời… mới gọi là nhà văn. Tài họ khác nhau tầm họ khác nhau, phong cách khác nhau nhưng cái tâm, lòng thương đời thương người thì hợp nhau gặp nhau hướng ngòi bút vào việc khuyến thiện trừng ác, nâng đỡ con người, soi sáng cuộc đời. Kẻ tiểu nhân làm gì có tâm ấy tình ấy mà gọi là nhà văn.
Tuy thế, không phải có văn tài thì đều biết chọn đúng đường, đi đúng hướng, làm đúng việc cả đâu. Bi kịch nhiều lắm. Cổ cũng nhiều. Kim cũng lắm. Tiên sinh chẳng thấy trong lịch sử nước ta có vị quan đầu triều rất văn tài, sống liêm khiết. Nhưng khi nước gặp nạn, được giao đi đàm phán, chưa đàm phán đã đầu hàng. Được giao giữ thành, giặc chưa đánh đã dâng thành cho giặc, lại khuyên đồng bào mình nên quẳng gươm bẻ giáo quy thuận người Tây vì họ có nhiều tàu to súng lớn. Thế là sợ giặc quá. Tài văn thơ thì có, mà cái tình với dân với nước thì không. Nếu cái tình với dân với nước được như Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng… thì tiếng thơm còn mãi ai dám chiêu tuyết cho những bậc tiên liệt ấy.
Lại có người cực thông minh, nhờ một bài luận Pháp văn mà nên sự nghiệp. Nhưng lại đem cái tài đó phụng sự đắc lực cho cuộc trị an của Nhà nước Bảo hộ. Lại hô hào đồng bào mình đi bảo vệ cho nước mẹ Đại Pháp bên tận trời Tây: Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc… Tây đổ, lại hăng hái bắt tay với nước Đại Nhật Bản. May mà người Nhật họ chọn Trần sử gia. Nếu không thì bây giờ còn gì để nói. Lại thêm một chút hài hước. Nhà làm sử mà lại ra làm chính trị ở ngôi Tể tướng thì còn đâu là học trò của Tư Mã Thiên! Thế mà bây giờ cũng lắm người khen.
Người Việt Nam vốn khoan dung đại lượng. Đại cuộc đại nghĩa Quốc gia xong rồi, nước nhà độc lập thống nhất, cởi bỏ hận thù, gia đình con cháu muốn in lại văn tập của cha ông, Nhà nước cũng rộng đường. Không ai nỡ gọi là văn cầy văn cáo. Nhưng tôn vinh như người có công lớn với văn hóa dân tộc thì lại là lộn trắng thay đen.
Câu ngạn ngữ mà Nguyễn Ái Quốc dẫn ra là có ý khuyên các đồng chí của mình phải cố gắng gấp bội, phải cẩn trọng, không chủ quan. Bắt thỏ sư tử còn dùng hết sức huống chi làm cuộc cách mạng đánh đuổi thực dân đế quốc là công việc to lớn khó khăn, vô cùng gian khổ càng phải cố gắng, kiên gan, bền chí. Sự vận dụng câu ngạn ngữ đó là rất đúng thiết thực. Sao lại từ đó mà suy ra văn sư tử và văn cầy cáo, giễu cợt Nguyễn Ái Quốc như thế cũng là thâm sâu lắm. Không biết Bùi Chát có được thụ giáo với Tiên sinh không?
Trong tự nhiên, giữa hàng vạn hàng triệu cầy cáo mới có một sư tử. Hội Nhà văn Việt Nam hôm nay có non nghìn hội viên, hỏi xem sư tử được mấy người? Vậy có thơ rằng:
Kìa văn sư tử cao sang thế 
Văn cáo cầy sao nó hạ hèn
THỎ CHẾT đời thương cho KẺ YẾU
Cáo – cầy – sư tử… chúng như nhau
Văn chương tự cổ vô bằng cớ
Đắc thất tâm ti một thốn mà
NGỌC THỎ từ nay ngoan ngoãn nhé
Cáo – cầy – sư tử… chúng reo vui.
Tiên sinh thấy có được không?
Ngoài quan niệm về văn chương như thế, Tiên sinh còn có những sai lầm nghiêm trọng mà kẻ bỉ nhân này đã nói đến trong bài “Về cuốn Hồi ký…” đã đăng trên Hồn Việt số tháng 12-2008, in lại trong Luận chiến văn chương quyển 2, NXB Văn học 2012, nên không nhắc lại.Có lẽ quan niệm tách văn nghệ ra khỏi chính trị, đòi độc lập với chính trị, chia thơ của Cụ Hồ ra thơ tuyên truyền và thơ nghệ thuật, nhìn văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 chỉ là tuyên truyền minh họa, không có mấy giá trị… đã thấm sâu vào các đệ tử của Tiên sinh. Không chỉ ở trò Bình, mà còn ở nhiều trò khác như trò Thống, trò Giá, trò Sơn… Rồi nó mới ra cái luận văn của trò Thoan. Một luận văn công khai tán dương tư tưởng và hành động phản kháng, chống đối, lật đổ.
Đổi mới thì ai chẳng muốn nhưng đổi mới đến mức giải thiêng lịch sử, chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh thì đâm loạn mất rồi. Đời loạn, đục nước béo cò, các bạn “tiên phong đổi mới” chỉ là những con tốt thôi. Thư của cố nhà văn Nguyễn Khải gửi lại Ban chấp hành Hội Nhà văn, từ bỏ chức phó tổng thư ký Hội, trở lại Sài Gòn… đã là rõ lắm. Trước đây tôi có tranh luận với Cố Tiên sinh Văn Tâm. Mà ông đối với tôi lại rất thân tình. Có rượu ngon, nhắn đến. Có sách hay, chỉ bảo cho mà đọc. Đau ốm bệnh tật dẫn đến thầy thuốc quen biết tin cậy… Tiên sinh đã quy tiên nhưng tôi hằng kính trọng, biết ơn, thương tiếc.
Nay dù có khác nhau trong học thuật, cũng mong Tiên sinh coi tôi như học trò, bậc đàn em. Khôn chi khôn trẻ. Khỏe chi khỏe già. Nếu có gì không được vừa ý đẹp lòng, mong Tiên sinh lượng thứ cho. Tiên sinh cũng không phải hối quá. Cuộc đời vô thường, sự gì rồi cũng qua đi. Tuổi tác như Tiên sinh tháng ngày vui với cháu con ngắm hoa vọng nguyệt, phẩy quạt thưởng trà chẳng là hơn ư. Xin kính dâng lên Tiên sinh đoạn văn năm trước viết về Vong bướm:
“Dạo trước có người bảo mình là lưu manh đầu gấu thợ đánh thợ đấu hàng tôm hàng cá… Buồn lắm. Phải khiếu kiện thôi. Đêm nằm nghĩ viết cái đơn, bỗng nghe trong xa xăm tiếng ông cụ thân sinh vọng về: Con ơi đừng làm thế. Thất thập cổ lai hy, Luật hình cũng ân giảm. Bát tuần đại thọ, mọi sự như không. Kiện vào đấy như thổi gió vào nhà trống. Mình bừng tỉnh toát mồ hôi, lại thiếp đi, lại mơ về chuyến bay suốt từ Thái Lan sang Thụy Điển, qua vùng Trung Á, nhìn xuống tầng mây bông, bỗng thấy Giáo sư đầu tóc bạc phơ, nhẹ nhàng thanh thoát, đang thưởng trà. Tả hữu có các Tấn sĩ khoanh tay kính cẩn đứng hầu…
- Bẩm thầy họ khen Tuyển Hồi.
- Họ khen Tuyển Hồi à!
- Bẩm thầy, nó đánh Tuyển Hồi.
- Nó đánh Tuyển Hồi à!
- Bẩm thầy, không thấy nói gì nữa.
- Không nói gì nữa à!
Hôm nay Thanh Minh Hàn Thực, cho thầy thêm tuần nữa, rồi sắm ít trôi chay hoa quả… Thầy chẳng bằng được người xưa, lụy vào cái hư danh, nhục lắm! May Trời Phật còn cho đến hôm nay. Các con phải nhớ lời ta: Đừng bao giờ lụy vào cái hư danh, nhục lắm. Hoát nhiên thầy đại ngộ. Từ đây trong suốt, vắng lặng… Nếu thế thầy cho em theo với. Mình vùng dậy chạy theo nhưng dây bảo hiểm giật lại, bừng tỉnh. Máy bay hạ cánh an toàn. May mà còn đến hôm nay để kính dâng Tiên sinh mấy dòng tâm sự.
Cổ nhân có dạy: Không biết mà nói là ngu. Biết mà không nói là hiểm «Chiến quốc sách ». Luận văn của Nhã Thuyên là một cái quá ở chỗ trung tâm đầu não. Nếu không nói ra để cùng chạy chữa, cứ để cho nó di căn đi khắp mọi nơi thì Chu Giang thành ra kẻ hiểm ác. Nếu có năm ba ngàn Nhã Thuyên rồi lại nhân lên theo cấp số nhân… Nếu người hướng dẫn nào cũng như cô Bình, nếu Hội đồng chấm luận văn nào cũng như thế cả thì sự thể sẽ ra sao, có gì là khó hiểu. Mong Tiên sinh không quản tuổi cao, thấp kém xót thương cho lũ học trò non dại mà khai tâm lại để cho họ còn được dựng lều(*) về sau thì quý hóa vô cùng.
Kính sợ mà bái bút!
Kỳ cuối:
VĂN – SỬ BẤT…YÊN
.
—————————-
Chú thích :
* Xưa học trò có hiếu, thầy quy tiên phải dựng lều bên mộ thờ đủ ba năm.
Nguồn: http://tuanbaovannghetphcm.blogspot.com




MÙA MÀNG ĐỖ THỊ THOAN
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________


No comments:

Post a Comment