.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, August 2, 2013

THƯ CỦA HỌC TRÒ NGUYỄN THỊ DIỄM HÀ GỬI ĐẾN NHÀ THƠ NHÃ THUYÊN, TỨC CÔ GIÁO ĐỖ THỊ THOAN


Cô kính mến!
Em vừa đọc được các thông tin trái chiều nhau về luận văn cao học của cô. Các nhà văn phi nhà nước nhận định đây là một luận văn có tính cách mạng, chí ít là kiến giải về ý nghĩa tự do trong sáng tác, sáng tạo và giải thiêng những chuẩn mực gò bó có tính chính trị áp đặt vào người nghệ sĩ nói riêng và giới trí thức nói chung bấy lâu nay. Và cũng không ít ý kiến lên án cô một cách gay gắt rằng cô phản động, bôi nhọ hình tượng Hồ Chí Minh, bôi nhọ đảng Cộng sản. Thậm chí, một ông giáo sư còn đề nghị kỷ luật cả hội đồng đã chấm bài và tham gia vấn biện cho luận văn của cô.

Thật là hết chỗ nói đúng không cô? Làm sao mà người ta có thể nghĩ và đưa ra những hành động hết sức vớ vẩn, vô văn hóa đến như thế? Rất tiếc đây là lời nói và hành động của kẻ có ăn học, có học hàm giáo sư hẳn hoi chứ không phải là ý kiến của một kẻ thất phu vô học nào.

Điều này làm em nghĩ đến câu nói của một cán bộ an ninh cấp tá, ông này vốn là bạn học cũ của ba em, trong lần đến thăm nhân dịp sinh nhật ba em, chuyện trò một lúc, rượu vào lời ra, ba em có nói về chủ đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và đưa ra một số mô hình dân chủ mà ba đã nghiên cứu trong những lần đi công tác nước ngoài. Ông này nghe ba em nói xong, tím môi lại và chỉ nói đúng một câu: "không có chân chủ dân chiết gì hết, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ biến Việt Nam thành một Thiên An Môn thứ hai!". Nghe xong câu này, ba em chỉ biết lắc đầu và thở dài, cũng từ đó, tình bạn đồng liêu, đồng môn giữa ba em và ông đại tá an ninh cắt đứt, không qua về với nhau nữa!
Thật là buồn phải không cô? Vì trong một đất nước mà mọi sự đều nằm dưới sự quản lý, chăn dắt của đảng Cộng sản, con người trở thành con cừu ngoan ngoãn phục tùng. Như vậy, còn gì để bàn nữa chứ! Hơn nữa, câu nói của ông đại tá an ninh làm em nghĩ đến hai thế lực rõ rệt, một thế lực chưa đầy 5 triệu nhưng lại thao túng mọi thứ quyền bính trong tay, đó là đảng Cộng sản, một thế lực lòng dân gồm hơn tám chục triệu con người mong mỏi được tự do, được làm người đúng nghĩa và căm ghét những gì trù dập, đè nén lên mình nhưng lại không có tấc sắt trên tay, đó là thế lực nhân dân. Và hơn bao giờ hết, thế lực chưa tới năm triệu con người kia hiểu rằng mình đã đánh mất uy tín, đánh mất niềm tin và đánh mất giá trị trước tám mươi lăm triệu người, họ bắt đầu dùng vũ lực, dùng đến sự dã man để hù dọa và áp đặt nhân dân. Rõ ràng, họ đã xem nhân dân là một địch thủ, là kẻ bắt buộc phải tuân phục sự chăn dắt của họ!
Và bây giờ, khi luận văn cao học của cô được bảo vệ xong, điều này chấm vào lịch sử giáo dục Việt Nam một dấu mốc mới về tính tự do trong sáng tạo, và nó cũng là bước khởi sự cho cuộc cách mạng mô phạm mà lâu nay vẫn luôn là địa hạt bỏ ngỏ, không có giáo viên, giảng viên hay trí thức nào dám chuyển hóa nó thành văn bản có tính gáo dục chính qui. Cô đã làm được điều này, chí ít là cô cũng giới thiệu cho các thế hệ sinh viên tìm hiểu về nhóm thơ Mở Miệng của Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán. Giúp các sinh viên hiểu thêm thế nào là văn học phi nhà nước, thế nào là giải thiêng, phá vỡ trung tâm hay dẹp bỏ đại tự sự... Tất cả những thao tác này có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn, nhằm cổ xúy cho các phong trào dân chủ trong nước cũng như hâm nóng bầu nhiệt huyết yêu nước vốn nguội lạnh trong một số thành phần, tầng lớp thanh niên Việt Nam.
Và hơn hết, đây là vấn đề chữ nghĩa, cô đã mô phạm hóa những gì gọi là vỉa hè, ngoài luồng, phi trung tâm, không mang tính đại tự xã hội chủ nghĩa thành một dòng suy tư và ý niệm. Cô đã cho thấy rằng bên ngoài những thứ hào nhoáng và vỏ bọc về một đất nước tươi đẹp, vẫn còn những thân phận, những mảnh đời lay lắt, sống ở cống ngầm, sống ở vỉa hè và trải nghiệm cuộc đời trên những giao lộ heo hút, bất định của thiên đường xã hội chủ nghĩa. Và, thông qua cô, bạn đọc nói chung, sinh viên nói riêng hiểu được thế nào là ngôn ngữ vỉa hè, thế nào là dấn thân cho nghệ thuật tự do và thể nghiệm nghệ thuật tự do. Thế nào là đứng trên tư cách một nghệ sĩ tự do để phản ánh nỗi thống khổ của con người, để chụp, chép và ghi những cảm giác của một thân phận bị hất bên lề xã hội chủ nghĩa.
Nhã Thuyên
Đương nhiên, tất cả những việc cô đã làm là việc cần thiết cho dân tộc và nhân loại trên con đường nghiên cứu, tạo tác nghệ thuật. Nhưng, cô cũng đã làm cho những kẻ cố tình bóp nát tự do trong đôi tay độc tài chạm nọc. Họp cảm thấy mọi thứ quyền lợi và mọi thứ tô vẽ của mình lâu nay bị lột trần, bị giễu nhại và bị coi rẻ không đáng xu nào. Và, những giáo sư chuyên chế xã hội chủ nghĩa là chạm nọc nặng nhất.
Vì sao? Vì họ bị cô dùng chiếc búa khoa học và sáng tạo đập vỡ vụn cái khối lý luận chính trị được bọc vỏ văn học xã hội chủ nghĩa của họ. Và hơn hết, sự hiện diện của luận văn đậm chất phi nhà nước của cô đã vô hình trung làm họ bẽ mặt, họ cảm thấy uy đức công thần xã hội chủ nghĩa của mình mấy chục năm nay lại bị một đứa ngang tuổi con cháu mình dẹp bỏ, xem như chưa từng có. Đó là những gì khiến họ cay cú, và họ cũng rất thù hận cô vì cô đã làm cho máu công thần, máu bảo vệ đảng Cộng sản của họ nổi lên tận cổ vì họ vẫn còn ăn lương nhà nước, vẫn là giáo sư, vẫn là trí thức Cộng sản, họ sẽ bị khiển trách và trừng phạt nếu không dẹp bỏ được cô. Vì cô chẳng biết sợ họ, cô đã ngang nhiên làm luận văn, nghiên cứu đề tài về những thứ tuyệt đối cấm kỵ của nhà nước Cộng sản. Vì cô là một thi sĩ, một trí thức chân chính!
Em thật tâm cảm phục cô. Cô nhớ giữ gìn sức khỏe và cẩn thận mọi việc cô nhé, người ta nói rằng kẻ sĩ thường qua sông qua biển không chết nhưng chết vì dẫm phải cứt trâu. Cô nhớ nhìn thật kỹ dưới mỗi bước chân mình cô nhé! Kính chúc cô khỏe mạnh và an nhiên tự tại!
Thân kính
Nguyễn Thị Diễm Hà
Nguồn: ĐLSN



MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________

10 comments:

  1. Xin được hỏi: Muốn đọc luận văn cao học của cô giáo Nhã Thuyên thì tìm ở đâu

    ReplyDelete
  2. Bài viết rất sâu sắc, có một góp ý nhỏ ở câu "người ta nói rằng kẻ sĩ thường qua sông qua biển không chết nhưng chết vì dẫm phải cứt trâu". Dân gian thường nói "qua sông qua biển không chết nhưng chết vì SỤP LỖ CHÂN trâu" theo logic đi từ sông biển tới lỗ chân trâu, không biết tác giả có ý gì khác mà dùng "dẫm phải cứt trâu".

    ReplyDelete
  3. Xin lỗi quý anh chị, do không tìm được địa chỉ mail, nên mạn phép gửi qua đường comment. Nếu có thể được, xin đăng nơi trang chính. Cảm ơn.
    Lý Kim Chi
    Thấy gì từ ý kiến phát biểu của nhà thơ Thu Nguyệt-Trưởng Ban giám khảo cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 ( 2012)
    Cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5-2012 đã nguội lạnh nửa chừng, ngay khi chưa tới thời điểm kết thúc, công bố kết quả chính thức, và trao giải thưởng theo thông lệ.
    Cuộc thi lần này có điều bất thường, thời gian tổ chức khâu giám khảo đã diễn ra thật dài, thật lâu “trong bí mật” so với thời gian dành cho khâu phát động và nhận bài, một sự kiện chưa từng có trước đó. Và nó còn tiếp tục nguội lạnh nhiều hơn nữa khi cuộc thi vừa chính thức khép lại vào ngày 29-7 vừa qua bằng một lễ tổng kết, phát giải thưởng tại Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, nơi có đơn vị đăng cai tổ chức đặt trụ sở là hội VHNT tỉnh Sóc Trăng, trong ấy có tiết mục phát biểu ý kiến của Trưởng Ban giám khảo (TBGK), nhà thơ Thu Nguyệt (TN), với danh xưng là “chúng tôi”, hiện đã và đang còn lưu trữ nơi trang facebook của chính TN, cùng vài trang mạng khác.
    Nếu nhà thơ, nhà phê bình lý luận văn học Trần Mạnh Hảo xưng “chúng tôi” khi phát biểu cùng mọi người, ai cũng hiểu nội dung “chúng tôi” ấy chỉ đại diện cho cá nhân TMH, vì tập tục xưng hô xưa nay của TMH, hay của nhiều người khác sống ở miền Bắc luôn là vậy.
    TN là người miền Nam, thuộc vùng Tây Nam bộ, theo tập tục xưng hô còn giá trị hiện hành, danh xưng “chúng tôi” không hề điềm chỉ cá nhân TN. Nó chính là từ đại diện cho một tập hợp người. Ở đây, trong tư cách TBGK, ai cũng hiểu đấy là cả cái ban GK của cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5, gồm có Kim Ba (Bến Tre), Trần Hữu Dũng ( Tp HCM), Võ Quê (Huế) và Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng) mà TN được phân công làm Trưởng. Vậy mà, nơi bài phát biểu của mình, có nhiều điều quá đáng nói, dù mọi thứ đã nguội lạnh từ lâu.
    1- Làm thành viên kiêm TBGK của một cuộc thi thơ, ai cũng ngầm hiểu làm công việc thẩm định, điều hành, tổng hợp sự thẩm định của cả một Ban GK về chất lượng nghệ thuật sáng tạo thơ ca đối với những bài thơ từ khắp nơi gửi tới tham dự; nếu có gì thêm chăng nữa, đó là luôn phải đối chiếu với nội dung đề tài, với các mục đích cụ thể của cuộc thi, do BTC đề ra trong tiến trình thực thi nhiệm vụ.
    Nên trong thời điểm, bối cảnh tiến hành lễ tổng kết, phát giải cho cuộc thi nói trên, cái mà mọi người cần nghe, lẫn cái mà đại diện BGK cần phát biểu, đào sâu, cho ý kiến, chỉ nên là những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của mình, như trên đã nêu.
    Việc thay mặt cho cả BGK đề xuất “vài ý kiến cho những cuộc thi lần tới”, gồm có Về ban tổ chức, Về ban GK, Về giải thưởng, Về thể lệ, dễ làm cho người nghe, người đọc nghĩ rằng TN đang phát biểu trong tư cách Trưởng BTC cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5, hay chí ít cũng đang phát biểu trong cuộc họp chuyên đề về các cuộc thi thơ sắp tới do các chủ tịch 13 hội VHNT trong vùng ngồi lại với nhau !

    ReplyDelete
  4. 2- Nơi phần ý kiến Về truyền thông trong bài phát biểu của mình: “Những tác phẩm qua sơ khảo nên công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, vừa là để tuyên truyền thường xuyên về cuộc thi, vừa là để mời gọi nhiều người gởi bài dự thi, vừa khích lệ tác giả và thu thập ý kiến độc giả, làm cứ liệu tham khảo cho BGK chấm thi”, dù hết sức thông cảm cho TN, vẫn không thể không có cảm giác…buồn cười!
    Trong mọi cuộc thi thơ, khi có “Những tác phẩm qua sơ khảo”, tức lúc khâu GK đang khởi động, cũng tức là lúc thời gian gửi và nhận bài đã khép lại, thì việc đề xuất ý kiến “nên công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, vừa là để tuyên truyền thường xuyên về cuộc thi, vừa là để mời gọi nhiều người gởi bài dự thi” là sao? Còn thời gian, còn ai nhận bài nữa đâu mà “để mời gọi nhiều người gởi bài dự thi” thêm ?! Rõ là ngu ngơ ngớ ngẩn!
    3-Còn nữa. Thơ là một trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật cao cấp, mang nhiều phẩm chất vô hình vô diện về bao vẻ đẹp mông lung mờ ảo sâu sa rất khó nắm bắt. Nó vừa phản ánh, vừa có liên quan và có khả năng tác động, chuyển đời, cải biến chiều sâu mô thức thẩm mỹ nơi tâm khảm của cộng đồng rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng mạnh mẽ.
    Tổ chức một cuộc thi thơ, có cả nhiều người cùng nhau làm công tác GK ở bên trong, ngoài việc khích lệ, mở rộng lòng đam mê sáng tạo thơ ca nơi các đối tượng đã được xác định, dù ít ai nói ra, vẫn còn nhằm mục tiêu định hướng thẩm mỹ cho các đối tượng và cả cộng đồng mà BTC đang nhắm tới. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể được chọn mời vào làm công tác GK. Vì lúc ấy GK là những người đang tác động, định hướng thẩm mỹ lên các đối tượng của cuộc thi thông qua việc chấm điểm, chọn bài, xếp giải trên vô số bài thơ, vô số quan điểm thẩm mỹ khác nhau được lần lượt gửi tới. Đó chính là lúc các vị trong BGK đang sáng tạo, cùng tham gia sáng tạo nghệ thuật trên đống bài vở tham dự vừa nhận lấy từ BTC. Việc đề xuất khi có “Những tác phẩm qua sơ khảo nên công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông” nhằm “thu thập ý kiến độc giả, làm cứ liệu tham khảo cho BGK chấm thi”, cũng đáng …buồn cười.
    TN đã tự nhận rằng mình cùng các vị trong BGK, do mình làm Trưởng, chỉ là những người chỉ biết theo đuôi đám đông; chỉ biết “tham khảo”, lấy “cứ liệu” từ ý kiến của người khác để tổng hợp ra ý kiến của mình. Hoàn toàn không hề có chút bản lãnh nghệ thuật, lập trường sáng tạo, ý thức, khái niệm gì về công việc đang làm, dù trước đó ắt hẳn đã rất “can đảm”, “điếc không sợ súng” khi nhận lời BTC làm GK cuộc thi thơ nơi một khu vực có tới gần 20 triệu dân.

    ReplyDelete
  5. Nếu một cuộc thi thơ đã “qua sơ khảo”, cần phải “công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông” nhằm “thu thập ý kiến độc giả, làm cứ liệu tham khảo cho BGK chấm thi”, cần gì phải …thuê người làm BGK, mà lại tới 5 người, và trong cái BGK này cần gì phải có nhiều “nhà thơ” từ xa xăm đều có đeo ít nhiều “vòng hoa giải thưởng” trên cổ như lời giới thiệu của BTC (nhằm “nhát ma” mọi người ) đến thế?!
    ĐBSCL 2 năm tổ chức một cuộc thi thơ thuần túy, và có lập hẳn ra BGK đàng hoàng ( ít nhất cũng trên phương diện lý thuyết). Nghĩ rằng đấy chỉ là những đợt tiếp nhận đơn đăng ký xét thi đua-khen thưởng cuối năm trong một nhà máy theo tiêu chí “vừa hồng vừa chuyên” hay sao mà nẩy ra tư duy “chấm điểm”, biểu quyết cần phải thông qua công đoạn bình bầu, góp ý từ “tập thể”, từ “quần chúng” xung quanh như thế?!
    4-Trong phần “những ý kiến, dư luận xung quanh cuộc thi”, tiếp tục bộc lộ nhiều thứ vừa lẩn thẩn, vừa lẩn quẩn, lại vừa rõ ràng mang tính cố tình tránh né công luận nơi vị nữ “chánh chủ khảo”này, mở rộng ra là cả BGK cuộc thi.
    Nơi đề xuất của mình, một mặt mong được “thu thập ý kiến độc giả, làm cứ liệu tham khảo cho BGK chấm thi”; mặt khác lại bảo “Cuộc thi nào cũng có nhiều thị phi; thi văn chương nghệ thuật thì thị phi càng nhiều, dư luận trái chiều càng lắm kiểu, bởi các qui chuẩn hầu hết chỉ dựa trên cảm nhận cá nhân”.
    Vậy thì sao lại kêu gọi lấy “cứ liệu” chấm điểm cho BGK từ những “qui chuẩn hầu hết chỉ dựa trên cảm nhận cá nhân” này?
    Trong thực tế vừa qua, TN và BGK của mình đã chấm điểm từng bài thơ dự thi một dựa vào đâu? Chỉ dựa vào cảm nhận của “tập thể” BGK lẫn của “tập thể” BTC? Nhưng cảm nhận chung của một tập thể nào đó hình thành từ đâu, nếu không phải từ cảm nhận của từng cá nhân một từ trước đó ?
    Rõ ràng, như vậy, đối tượng sản phẩm nghệ thuật nào cũng phải thông qua sự cảm nhận đầy tính chủ quan, cá nhân nơi một con người, không thể khác được, đưa tới tình trạng người bảo hay, kẻ bảo dở.
    Tuy nhiên, trong thực tiễn cảm nhận nghệ thuật xưa nay, vẫn có không ít trường hợp hễ bất kỳ ai tiếp nhận một tác phẩm nào đó cũng đều nhất loạt bảo là dở, thậm chí là phảm cảm, và mãi mãi tới muôn đời nó vẫn là dở và phản cảm. Vì dù đang hiện hữu thành từng cá nhân một giữa cuộc đời, nhưng nguyên lý hình thành cái hay, cái đẹp tiên thiên nơi tâm ý từng con người một vẫn như nhau.

    ReplyDelete
  6. Vậy mà, tiếc thay, nơi cuộc thi này, TN và các thành viên còn lại trong BGK của mình, có lẽ chưa tự ý thức, chưa tự biết gì về cái nguyên lý hình thành ra cái hay, cái đẹp kia nơi lĩnh vực thơ ca. Bài thơ có những dòng thơ sau đây: “Biển là trời xanh trôi trên mặt đất/Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ/Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên/ Đánh thức nàng công chúa sau một thời gian ngủ quên/Tôi đã từng đến biển/Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi/Bám biển như bám đất phù sa/Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động”, nằm trong bài Tôi đã từng đến biển, mà lại cùng nhau chấm điểm cao, cho vào chung khảo, chuẩn bị xếp giải, có thể giải cao, trên cả KK, thì không hiểu cái trình độ thẩm thơ của các vị có hơn được phía dự thi, lẫn phía độc giả chưa từng biết làm thơ xung quanh hay không ?
    Đây cũng là điều mà TBGK TN cố tình giả lơ, tránh né, không trả lời, giải thích cùng dư luận, cùng BTC nơi phần nói Về những ý kiến, dư luận xung quanh cuộc thi trong bài phát biểu của mình. Khiến cho chữ “Thiệt” trong bài phát biểu của TN hình như chỉ còn là kết quả của sự quen miệng lâu ngày. Và từ sự kiện, dấu hiệu này, người ta có cơ sở vững vàng để nghĩ, đoán ngược lại: trong hơn 500 bài bị loại, bị TN và những người còn lại trong BGK cho là “đáng buồn về chất lượng”, có khi lại có nhiều bài hay, vì đang có vị trí nội dung tư tưởng, trình độ, sắc thái sáng tạo nghệ thuật đối nghịch so với bài thơ phản cảm trên, cũng tức là đang đối nghịch cùng khuôn ngưỡng tư duy nghệ thuật, tư duy GK, tư duy chấm bài của TN và những vị nằm trong BGK cuộc thi ĐBSCL lần 5.
    5- Ngày 10/4/2012, Hội VHNT Sóc Trăng, trong tư cách đơn vị đăng cai ra thông báo số 1 phát động cuộc thi, trong đó có nêu luôn phần Thể lệ. Tại Điều 3-Đối tượng dự thi, có quy định nội dung dành cho “Các nhà thơ chuyên và không chuyên nghiệp, cùng mọi tầng lớp nhân dân hiện sống và làm việc tại các tỉnh khu vực ĐBSCL”. Về tính mục đích, là nhằm “…đưa thơ ca đi vào đời sống xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thơ và góp phần nâng cao chất lượng không ngừng đạt những giá trị cao”. Tức cuộc thi chỉ phát động trong phạm vi khu vực ĐBSCL; các đối tượng được nhắm tới chỉ là “Các nhà thơ chuyên và không chuyên nghiệp, cùng mọi tầng lớp nhân dân…” và tất nhiên không phân biệt lứa tuổi đang sinh sống hay đang làm việc nơi khu vực không gian này.
    Thế thì, như trên đã nói, trong phát biểu tổng kết của mình từ góc độ Trưởng một Ban GK đảm nhận luôn khâu Sơ và Chung khảo, TN nên nói nhiều, nói sâu, nói có cơ sở lý luận, có cơ sở triết học, có cả dẫn chứng cụ thể về tình hình chất lượng thơ ca vừa tham dự cuộc thi; quan điểm, lập trường nghệ thuật nơi BGK do mình làm Trưởng; những mắc mứu, trở ngại trong công tác GK, nếu có, là phù hợp tư cách đang có nhất.
    Giữa buổi lễ tổng kết một cuộc thi thơ cấp ĐBSCL có các mục đích chính trị-xã hội-nghề nghiệp như vừa trình bày bên trên, lại ngang nhiên loan báo, đánh giá “Thơ bây giờ ế độc giả đến mức một số tờ báo dẹp bỏ in thơ! May mà việc xuất bản các tập thơ cá nhân hiện nay khá dễ dàng, và có các trang web, blog, facebook… cứu rỗi nên thơ vẫn được duy trì thi mệnh!”, đầy chất mỉa mai, dè bỉu, xa gần nhắm tới “các tập thơ cá nhân hiện nay khá dễ dàng” trong “xuất bản”, nhưng vẫn “không được sự hào hứng đón nhận của công chúng độc giả bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do thơ chưa tìm ra được một hình thức thể hiện phù hợp với nhu cầu và tâm thế của con người hiện nay” là một điều vượt quá vai trò đang có; nếu xuất hiện từ miệng của TN trong một hội thảo chuyên đề về thơ Việt quốc nội đương đại, do một cơ quan hữu trách cấp TW nào đó tổ chức thì phù hợp hơn.


    ReplyDelete
  7. Rồi ở một chỗ kề đó, TBGK cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5, TN, trong phát biểu của mình về nội dung công việc vừa làm, lại cho rằng : “Một số tác giả trẻ bây giờ có những suy nghĩ và cảm xúc vô cùng tinh tế, sâu sắc, thậm chí còn vượt xa hơn cả nhưng bậc thi hữu tiền bối nổi tiếng trước đây, bởi những vấn đề của con người và xã hội ngày nay đa dạng, phức tạp hơn xưa rất nhiều. Thế nhưng, có lẽ vì họ chưa sáng tạo ra được cách diễn đạt phù hợp, đủ sức làm tỏa sáng. Hình thức không tải nổi nội dung, nên thơ cứ ngoằn ngoèo lông chông xiêu vẹo trên các lối đi của những câu văn xuôi cô đọng, những câu triết lý, châm ngôn..v.v... chứ chưa đành rành thành câu thơ thăng hoa của ý tưởng, ngôn ngữ và cảm xúc. Do đó có thể nói thơ bây giờ ý tưởng, chi tiết, cảm xúc hay thì có, nhưng câu thơ, bài thơ hay thì chưa”, khiến người đọc lại tiếp tục…buồn cười.
    Buồn cười, vì nếu đoạn văn trên từng đọc, hay đang chờ ngày đọc trong một hội thảo chuyên môn về thơ trẻ Việt Nam đương đại, do một cơ quan hữu quan cấp TW nào đó tổ chức thì trong buổi lễ tổng kết, phát giải tại Sóc Trăng nói trên, TN đã “đá lộn sân”; còn nếu đang nhằm vào cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 thì TN quả thật đã nói năng…vớ vấn, và cũng là đang “nói lộn chỗ”. Đây là cuộc thi thơ dành cho mọi lứa tuổi đang sống và làm việc tại ĐBSCL. Mắc mớ gì tới toàn giới sáng tác thơ trẻ của cả nước Việt Nam hiện nay mà lại lôi riêng ra, rồi đánh giá, phê bình chưa hay điều này, chưa đạt điều nọ như một chủ đề riêng biệt?! Để tự giới thiệu mình đã và đang từng ngồi ở vị trí luôn quan sát, theo dõi “từng bước đi chập chửng” của lớp làm thơ trẻ Việt Nam đương đại? Hay lại cho rằng cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 chỉ để dành riêng cho những người làm thơ trẻ; hoặc những người vừa tham dự cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5, có cả 9 vị đang hiện diện lĩnh giải tại buổi lễ tổng kết, phát thưởng cũng chỉ là những “tác giả trẻ” trong mắt của TN ?!
    6- Chưa hết. Trong bài phát biểu, còn cho rằng “Trình độ, nhu cầu thưởng thức thơ của công chúng ngày nay cũng khác xa với thời trước. Độc giả có khoảng cách rất xa nhau trên phương diện thưởng thức thơ. Người thì theo xu hướng cũ, kẻ thì theo xu hướng mới, và đặc biệt là phần lớn không chấp nhận cái cũ nhưng chưa nghĩ ra được thế nào thì mới, hoang mang sợ mình bị gọi là lạc hậu nên te tái xếp hàng vào phía mới cho hiện đại với thiên hạ mà thôi. Nói một cách "bài bản" hơn thì đó là dạng "thức thời" thiếu hạ tầng cơ sở. Sống trong thời tiết khí hậu như thế, nhà thơ vần vũ, loay hoay, bầu trời thơ hiện nay chưa hứa hẹn ngày quang đãng...”, khiến người đọc phân vân , rối rắm, không biết TN đang nói về “độc giả”, về “Trình độ, nhu cầu thưởng thức thơ của công chúng” hiện nay, hay nói về các người làm thơ khắp nước Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình trạng “người thì theo xu hướng cũ, kẻ thì theo thì theo xu hướng mới, và đặc biệt là phần lớn không chấp nhận cái cũ nhưng chưa nghĩ ra được thế nào thì mới, hoang mang sợ mình bị gọi là lạc hậu nên te tái xếp hàng vào phía mới cho hiện đại với thiên hạ” ?!

    ReplyDelete
  8. 7- TN còn phát biểu rằng: “Công bằng mà nói, những bài thơ đoạt giải cuộc thi lần này không xuất sắc”.
    Vâng, ai cũng thừa hiểu điều này, kể cả những cuộc thi trước đó. Xét về mục đích phát động cuộc thi, chưa hề có nội dung nào nhằm tìm thấy, tìm ra những bài thơ xuất sắc nơi giới làm thơ ĐBSCL.
    Với cuộc thi này, nó chỉ nhằm “đưa thơ ca đi vào đời sống xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thơ và góp phần nâng cao chất lượng không ngừng đạt những giá trị cao” trên mặt bằng đang có hiện nay của ĐBSCL. Rồi sau đó, tất cả mọi người tham dự chỉ được phép sáng tác ra thơ trong vòng 5 tháng, đáp ứng cho cuộc phát động có quy chuẩn đề tài, chủ đích nhất định, tức là có định hướng cả về xúc cảm và tư tưởng, thì làm sao có được bài nào thuộc vào hạng xuất sắc, nhất là xuất sắc so với cả nước, kể từ khi bắt đầu xuất hiện lĩnh vực sáng tạo thi ca tới nay.
    Cả nước Việt Nam, từ sau tháng 4/1975 tới giờ, cũng chả thấy có ai thông báo đã tìm ra được, phát giác ra được một bài thơ xuất sắc nào vừa ra đời. Cả những bài thơ được giải, được thưởng của TN, của KB, của THD vào năm nào, cũng đâu phải đã thuộc vào loại xuất sắc, vì mọi người đều đã quên phứt nó đi khi thông tin vừa khép lại. Và như tại cuộc thi ĐBSCL lần 5 này, chúng chỉ có giá trị trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định, và chuyện vào giải, được giải chỉ nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định của giới tổ chức, xét chọn, và đôi khi những mục đích ấy rất phi văn học, hay từng bị lén lút chen vào những chạy chọt, gửi gắm, mặc cả rất phi văn học. Nhưng vấn đề của đoạn phát biểu trên không nằm ở những đều vừa nói. Nó nằm ở chỗ TN hàm ý rằng từng có những bài thơ xuất sắc xuất hiện nơi khung giải thưởng trong 4 cuộc thi thơ ĐBSCL trước đó? Bài nào và của ai vậy nhỉ? Lẽ nào, trong cuộc thi vừa qua, cả TN và những người còn lại trong BGK đã chỉ chăm bẳm cất công đi tìm những bài thơ xuất sắc mang tầm quốc gia, dựa vào những tiêu chí xuất sắc cũng mang tầm quốc gia, thậm chí cả nhân loại; không hiểu được rằng cuộc thi này chỉ dành cho những người “chuyên và không chuyên nghiệp, cùng mọi tầng lớp nhân dân hiện sống và làm việc tại các tỉnh khu vực ĐBSCL”; mọi sự hay- dở, cao- thấp, dài-ngắn chỉ nên so đo trong khung khổ nội bộ cuộc thi. Hèn chi, mới nảy ra chuyện có tới 530 bài tham dự, mà chỉ có 11 bài đạt được mức điểm trung bình, là 5; đại đa số còn lại chỉ là 1 tới 2 ?! Tức là TN và những người còn lại trong BGK đã từng đem cây thước thơ xuất sắc tầm cở quốc gia đo vào các bài thơ gửi tới dự thi? Mà một khi đã vậy, bài thơ phản cảm nói trên, Tôi đã từng đến biển, sao lại đạt tới mức điểm vượt trội so với hơn 500 bài còn lại? Hai câu thơ “ Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên” và “Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi” là thuộc loại hay trong cuộc thi, hay chỉ thuộc loại hay đối riêng với trình độ năng lực thẩm thơ của TN cùng những người còn lại trong BGK?
    8- Lại chưa hết. Trong bài phát biểu của mình, TN nói rằng “Theo dõi dư luận xung quanh cuộc thi lần này chúng tôi thấy hầu hết là cực đoan thiếu thiện chí. Chúng tôi cũng rất thông cảm vì biết các bác nóng lòng, nhưng các bác hiểu cho, cả cái nền bóng đá hoành tráng của chúng ta được toàn thể nhân dân nâng niu, dốc cho đủ thứ là thế, các cơ bắp lực lưỡng là thế mà đã đâu "thoắt cái trở thành" như "ước mơ chính đáng" của mình được; huống là nhà thơ nhà văn chúng ta; giai đoạn quá độ tư duy để dẫn đến tác phẩm hoàn mỹ đâu đơn giản như con ong hút miếng đường ra miếng mật. Giải thơ tầm cỡ cả nước bòn mót vật vã vẫn thiếu thơ hay”, khiến người đọc lần này thì …phì cười.

    ReplyDelete
  9. Hóa ra, theo TN, chuyện làm thơ cũng như làm bóng đá: nếu “được toàn thể nhân dân nâng niu, dốc cho đủ thứ” tiền bạc, phương tiện vật chất, thì, theo thời gian, tư duy dần dần sẽ được quá độ tới điểm “nhảy vọt” rồi từ đó mà có được thơ hay?
    Thế từ trước năm 1945, những bài thơ hay nổi tiếng của bao thi nhân tài danh, có lắm người rất khó nghèo, đều “nhờ được toàn thể nhân dân nâng niu, dốc cho đủ thứ” tiền của, phương tiện? Và điều hài hước là, theo TN, hễ khi được “dốc cho đủ thứ”, thì tư duy của nhà thơ mới có thể chuyển biến, thăng hoa, có thể cho ra thơ hay?
    Rõ ràng, không khác chi tư duy của một người thợ làm công ăn lương, sáng tác, sản xuất theo đơn đặt hàng; không biết nguổn gốc chân chính của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tạo thơ ca là gì!
    8- Cuối cùng, bài phát biểu của TN cũng có được một điểm rất…hay, có thể là “thiệt” nhất. Nó nằm tại phần nói Về ban giám khảo, dành “cho những cuộc thi lần tới”.
    Theo TBGK TN: “BGK được BTC mời và ủy thác về chuyên môn, nghiệp vụ... phải có vai trò chính thức, chịu trách nhiệm trước công chúng và luật pháp về những quyết định của mình. BTC không choàng tay gánh thay trách nhiệm của BGK. Có như thế mới tạo được niềm tin nơi tác giả và công chúng”.
    Điều này hàm nghĩa, gián tiếp tố cáo cùng công luận rằng, ngay trong cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5, BGK, tuy được “mời và ủy thác về chuyên môn, nghiệp vụ...” nhưng vẫn không “có vai trò chính thức” gì về “những quyết định của mình” trong vấn đề chọn bài, xếp bài vào thứ bậc giải thưởng ; mọi sự, tuy mang tiếng “ủy thác về chuyên môn, nghiệp vụ...” cho BGK, nhưng, thật ra, đều do “BTC…choàng tay gánh thay trách nhiệm” từ A tới Z trong lĩnh vực “chọn tác phẩm trao giải, xếp giải”, bất chấp ý kiến thẩm định, bàn chọn từ phía BGK ra sao.
    Tức BTC cuộc thi lần này cũng không thua gì cuộc thi thơ lần 4 do Cần Thơ thời ông Phan Huy làm chủ tịch Liên hiệp hội…tổ chức cách đây trên 2 năm, thậm chí cả những cuộc thi trước đó cũng ít nhiều như vậy. “Tổ chức” BGK chỉ để làm kiểng, làm bình phong cho những sắp đặt, những quyết định lén lút của BTC, thông qua vài vị GK nội gián thân tín, tay chân, có thể khởi phát ngay thủ đoạn “bàn tính”, kêu gọi “hợp tác” từ khi khâu GK vừa khởi động thao tác chọn người, mà mấy vị nằm trong BTC thường là chủ tịch, phó chủ tịch cái hội đang đăng cai tổ chức cuộc thi. Họ có thể đang là “nghệ sĩ”, là Hội viên Hội chuyên ngành cấp TW, nhưng phần lớn chỉ là do “quy hoạch” mà nên, mà thành, vì, thật ra, một phần lớn trong số họ đều dốt nát trong cái lĩnh vực mà ai ai cũng nghĩ rằng họ rất giỏi, rất tinh thông…Chưa nói tới chuyện vị chủ tịch kiêm trưởng BTC một cuộc thi thơ, có thể tham gia quyết định, áp đặt mạnh mẽ ý kiến đánh giá, chọn lựa của mình trong buổi họp xếp thứ bậc giải thưởng đối với những bài thơ có liên quan, thông qua tài cố vấn, lẫn tư thế “nằm vùng” của vị GK đương nhiên tại chỗ, thường rất vô danh tiểu tốt nhưng dù có tích cực, tốt lành tới đâu, chuyên ngành kiến thức của ông ta lại là…nhiếp ảnh, khiến dễ xảy ra những điều quái gỡ, sai…nghiệp vụ, như ô. Văn Ngọc Nhuần trong cuộc thi thơ ĐBSCL lần 5 này.

    ReplyDelete
  10. Nhưng sao không thấy vị GK nào, khi phát hiện ra tình hình, thẳng thắng cương trực từ chức nửa chừng, lên tiếng tố cáo cùng công luận, mà lại âm thầm cộng tác tới cùng?
    Hóa ra, nhiều điều tồi tệ trong cuộc thi ĐBSCL lần 5, đưa bài dở vào giải cao; bất thường có đến 530 bài tham dự nhưng chỉ có 11 bài vào chung khảo, đạt được điểm 5; dẹp bỏ luôn cơ cấu hai cấp GK theo thông lệ xưa nay, thể hiện tập trung ở chỗ có cả một bài thơ phản cảm rành rành, không thể chối cãi vẫn cho lọt vào chung khảo, chuẩn bị trao giải thưởng- một điều kỳ quặc nhất trong các cuộc thi vừa qua, có lẽ một phần lớn do BTC là tác giả, thủ phạm. Nên việc dư luận phán đoán, trong cuộc thi này có chuyện “o gà nhà” ở bên trong, có khi không sai. TBGK TN nói rằng “chúng tôi không có "gà vịt" gì ở đây, cũng không dám đạp hay chà ai hết. Thiệt!”, thì điều này có khi không bao hàm BTC bên trong chữ “chúng tôi” mà TN đã dùng. Nhưng TN và những người còn lại trong BGK cuộc thi chẳng lẽ đã không từng đồng lõa cùng phía BTC?
    Nếu BTC “không choàng tay” qua ý kiến của BGK nhằm mách nhỏ, sắp đặt, quyết định kết quả, thứ hạng cuộc thi theo ý riêng của mình, sao lại đề xuất “những cuộc thi lần tới” “BTC không (nên) choàng tay gánh thay trách nhiệm của BGK. Có như thế mới tạo được niềm tin nơi tác giả và công chúng”?
    Rõ ràng, sau cuộc thi thơ lần 4 đầy tai tiếng, cuộc thi lần 5 cũng chưa hết thói nết xấu xa, dù đã chừa được thói ăn gian, ăn bẩn thường thấy: nơi nào đăng cai tổ chức, người nơi ấy, hội viên nơi ấy luôn đạt giải nhất, nhằm lấy đó làm thành tích hoạt động cho hội nhà cùng lãnh đạo chính trị địa phương, thực chất cũng là thành tích cho cá nhân vị chủ tịch hội kiêm Trưởng ban tổ chức cuộc thi, nhằm được khen thưởng, tin cậy, tăng uy tín, để từ đó có thể được tái cơ cấu vào ghế chủ tịch thêm một nhiệm kỳ nữa...!
    Ôi, giới làm thơ, yêu thơ và các cuộc thi thơ ĐBSCL quê ta ơi! Một sân chơi đúng ra phải tao nhã nhất, sao cứ mãi còn dở và dơ thế?!

    Ngày 3/8/2013








    ReplyDelete