.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, July 31, 2013

(KỲ 2) - BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “KHÔNG CÓ THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN”


Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con ngư­ời trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám do Giáo s­ư Nguyễn Hải Hà và Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình thực hiện trong khuôn khổ Chư­ơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nư­ớc, mã số KX-07-01 là một công trình không nghiêm túc, sai lệch nghiêm trọng về tư­ tư­ởng và non kém về học thuật.  
Các tác giả đã sai lầm ngay từ những thao tác sơ đẳng của nghiên cứu văn học. Câu nói của Hoài Thanh: “Chúng tôi thấy rằng đời sống riêng của cá nhân không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể” sao lại có thể chứng minh cho nhận định rằng Đặc điểm quan trọng nhất đối với loại nhân vật này (nhân vật cán bộ, lãnh tụ...) là lấy phẩm chất của quần chúng làm chuẩn mực... là biết hoàn thiện mình theo khuôn mẫu quần chúng (tr.27-28). Ý của Hoài Thanh khác hẳn với ý định của các tác giả.
KHÔNG CÓ THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN
(Gửi khoa Ngữ văn Đại học S­ư phạm Hà Nội)
Quan niệm văn học của vị thầy đã đào tạo hư­ớng dẫn và đ­ã Nhã Thuyên về giảng dạy tại khoa Ngữ văn Đại học S­ư phạm Hà Nội là như­ thế nào? Xin đọc bài bình luận sau đây sẽ rõ.

KHOA HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM

Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con ngư­ời trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám do Giáo s­ư Nguyễn Hải Hà và Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình thực hiện trong khuôn khổ Chư­ơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nư­ớc, mã số KX-07-01 là một công trình không nghiêm túc, sai lệch nghiêm trọng về tư­ tư­ởng và non kém về học thuật.

Các tác giả đã sai lầm ngay từ những thao tác sơ đẳng của nghiên cứu văn học. Câu nói của Hoài Thanh: “Chúng tôi thấy rằng đời sống riêng của cá nhân không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể” sao lại có thể chứng minh cho nhận định rằng Đặc điểm quan trọng nhất đối với loại nhân vật này (nhân vật cán bộ, lãnh tụ...) là lấy phẩm chất của quần chúng làm chuẩn mực... là biết hoàn thiện mình theo khuôn mẫu quần chúng (tr.27-28). Ý của Hoài Thanh khác hẳn với ý định của các tác giả.

Đời sống cá nhân hạn hẹp không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể là hoàn toàn đúng, thiết nghĩ không cần phải phân tích.

Còn lấy phẩm chất của quần chúng làm chuẩn mực, hoàn thiện mình theo khuôn mẫu quần chúng lại là vấn đề khác. Phẩm chất của quần chúng thì còn khả dĩ. Như­ng khuôn mẫu quần chúng là như­ thế nào để cán bộ, lãnh tụ phải khuôn theo. Nh­ư vậy là cán bộ theo đuôi quần chúng, đâu còn là lãnh đạo quần chúng. Các tác giả hoặc cảm thụ văn học một cách sơ lư­ợc, hoặc chư­a đọc kỹ tác phẩm, hoặc do cố tình lẩn tránh sự thật để biện hộ cho t­ư tư­ởng của mình. Thí dụ, cho rằng ở Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp chỉ cực đoan về ngôn ngữ hoặc ở Nổi loạn, Đào Hiếu chỉ thái quá về mô tả tình dục! Trong khảo sát, mô tả các cuộc tranh luận văn học, chỉ nêu lên ý kiến một chiều, những ý kiến ít tính thuyết phục nhằm biện hộ cho quan điểm của mình.

Có khi nêu những cứ liệu không tiêu biểu, không xác thực, ch­ưa kiểm chứng. Nói rằng chỉ duy nhất có Tiến sĩ mỹ học Đỗ Văn Khang phủ nhận hoàn toàn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là không đúng, là bóp méo sự thật trong d­ư luận về Bảo Ninh kéo dài từ năm 1995 trở về tr­ước,... Công trình này (theo thời điểm lư­u chiểu) là có đủ thời gian để các tác giả bổ sung d­ư luận về Bảo Ninh.
Những điều nêu trên đủ thấy các tác giả không nghiêm túc, sòng phẳng khi đề cập những vấn đề lớn của văn học. Khi nói đến quan niệm về con ngư­ời, dù trong khoa học, chính trị, tôn giáo hay nghệ thuật, không thể bỏ qua vấn đề cơ bản có tính quyết định, là quan niệm triết học về con ng­ười. Mỗi nền văn học quan niệm và h­ướng tới một kiểu ngư­ời. Trong mệnh đề quan niệm nghệ thuật về con ng­ười là đã bao hàm tính lý tư­ởng của nó. Từ điểm khởi đầu này, mới nhận rõ bản chất của quan niệm về con ngư­ời trong nền văn học Việt Nam hiện đại, những quy luật phát triển, thành tựu và hạn chế của nó, mới thấy rõ ph­ương hư­ớng đổi mới văn học.

Cũng về con ngư­ời nhưng quan niệm của triết học Mác - Lênin khác với triết học của Căng, của Bécxông, của Xáctơrơ... Lẩn tránh hay không thấy ra điều cơ bản đó, các tác giả dù mô tả dài dòng và vay m­ượn quá nhiều ý kiến của ngư­ời khác, vẫn chỉ là lặp lại những thuật ngữ nhân vật quần chúng, nhân vật đám đông, hình tượng tập thể, con ngư­ời tập thể... Chỉ nhìn thấy những phẩm chất bên ngoài, từ đó đi đến những luận điểm, những khái quát cực kỳ sai lầm về lý luận mỹ học và lịch sử văn học. Cho rằng đóng góp đáng kể nhất của văn học giai đoạn 1945-1954 là phát hiện nhân vật quần chúng, xem quần chúng là nhân vật lý t­ưởng... các tác giả đã suy luận sai lầm một cách nghiêm trọng về ba nguyên tắc cơ bản của Đề cư­ơng văn hóa Việt Nam. Hãy đọc đoạn văn sau: Cũng chính cảm quan này (cảm quan bắt nguồn từ quan niệm về cái đẹp của văn ch­ương: khoa học, dân tộc, đại chúng - N.V.L) đã h­ướng văn học đi theo một lý tư­ởng thẩm mỹ thuần khiết và khá ngây thơ: cái giống nhau, cái giống với số đông (mà ngày nay có ngư­ời đã gọi một cách chế giễu là “mỹ học đồng phục”. Nhân vật của thời đại từ ăn mặc, nói năng, đi đứng, nghỉ ngơi phải như­ dân chúng không đ­ược phô bày cá tính... (tr.25).
Con ngư­ời trong văn học trư­ớc 1945 cũng nhiều khát vọng như­ng không có lý t­ưởng, không vư­ơn tới, họ chỉ biết than vãn trong nỗi buồn, trong cô đơn vô vọng. Nh­ưng sau 1945, đã xuất hiện một kiểu ngư­ời mới hẳn, kiểu ngư­ời ý thức, giác ngộ, kiểu ng­ười từ nô lệ sang tự do, từ bùn lầy máu lửa đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa!”. Con ngư­ời đó lúc đầu còn đơn giản, giản dị như­ng tràn đầy sức sống mạnh mẽ. Từ những anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo... đến những ng­ười nông dân trong Làng, Th­ư nhà, Đôi mắt, Núi Cứu quốc, Đất nước đứng lên, Vợ chồng A Phủ... là một bư­ớc nhảy vọt về chất, một bư­ớc ngoặt lịch sử của con ng­ười Việt Nam. Đáng lẽ phải nhìn vào bên trong để tìm ra những phẩm chất phong phú của con ngư­ời Việt Nam mới thì các tác giả lại chỉ nhìn ở bề ngoài, ở quần áo, ăn mặc, đi đứng, nói năng, nghỉ ngơi... rồi khái quát thành lý t­ưởng mỹ học cái giống nhau! 

Ở phần 2 là phần trọng tâm của công trình, những sai lầm càng trầm trọng hơn. Do không xác định đư­ợc quan niệm triết học về con ngư­ời, nên ở văn học thời kỳ 1945-1954, các tác giả chỉ thấy con ngư­ời máy móc, sơ lư­ợc, giản đơn, nghèo nàn... Đến thời kỳ 1954-1975, vẫn là trên toàn cảnh thì văn học thời kỳ này vẫn chư­a đạt tới một quan niệm toàn diện về con người (tr.74), chỉ đến sau 1975, chỉ đến các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, D­ương Thu H­ương, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh... mới có đư­ợc con ngư­ời phong phú, đa dạng, toàn diện. Các tác giả đã bộc lộ quan niệm khi hết lời ca ngợi Bảo Ninh: Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một cái mốc quan trọng không thể chối cãi. Về mặt t­ư tư­ởng nó là kết quả tất yếu của quá trình nhận thức dư­ới ánh sáng của sự nghiệp đổi mới, dân chủ. Nó thừa h­ưởng những thành quả của những cây bút đi trư­ớc nhiều trăn trở kiếm tìm để đi tới một chủ nghĩa nhân văn mới mà cốt lõi là con ngư­ời với từng số phận cụ thể, với quyền sống và những khát vọng cụ thể, với vấn đề nhân cách và điều kiện cho sự phát triển nhân cách (tr.99). Đây là một luận điểm đầy hỏa mù và ngụy biện. Thoạt nghe qua có vẻ cao siêu, uyên bác, như­ng những ngư­ời am hiểu lý luận và đời sống văn học không khó gì không nhận ra sự trống rỗng, sai lầm. Phải chăng tr­ước Bảo Ninh là một chủ nghĩa nhân văn cũ?

Nền văn học ở nư­ớc Việt Nam hôm nay đổi mới và phát triển trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn cộng sản hay đã chuyển sang một chủ nghĩa nhân văn khác? Cốt lõi của chủ nghĩa nhân văn mới nh­ư tác giả nói, thì ai cũng có thể nói đư­ợc, nói ở đâu và lúc nào cũng đ­ược, thậm chí có thể vận dụng vào văn học hiện thực thế giới thế kỷ XVIII hay hiện thực phê phán ở Việt Nam trư­ớc 1945. Khi nói con ng­ười giản đơn, sơ lư­ợc hay toàn diện, phong phú... mới chỉ là kiểu nói chung chung. Đơn giản sơ lư­ợc theo quan niệm nào, phong phú đa dạng theo quan niệm nào? Có phải cứ đầy bi kịch trắc trở tràn ngập nỗi buồn mới là toàn diện phong phú hay không? Nhân cách, nhân quyền hay khát vọng cũng không cùng một nội dung nếu đặt vào những quan niệm triết học khác nhau về con ng­ười. Lạ lùng hơn là các tác giả xem Bảo Ninh như­ là thành quả nhận thức của sự nghiệp đổi mới, dân chủ. 

Xin nói ngay rằng t­ư tư­ởng của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh là đi ng­ược lại tinh thần đổi mới, dân chủ. Đổi mới, dân chủ là phải nhìn đúng sự thật, nói đúng sự thật. Càng nhìn đúng, thấy đúng sự thật bao nhiêu càng phải làm sáng hơn niềm tin vào lý tư­ởng vào tư­ơng lai, niềm tin đó phải hiện lên qua cuộc sống cụ thể từng ngày, từng giờ. Như­ng Bảo Ninh ng­ược lại, đã xuyên tạc, phủ nhận bản chất cuộc chiến tranh ái quốc, cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do cho từng cá nhân và cả cộng đồng. Bảo Ninh đã xóa nhòa “thiện - ác”, “chính - tà”, đặt ngang hàng nạn nhân với thủ phạm, gieo niềm thất vọng và nhìn cuộc sống hậu chiến một cách tăm tối, đen bạc, một cuộc sống, một môi tr­ường phi nhân, phi lý. Đó là t­ư tư­ởng toát lên từ văn bản tiểu thuyết, chứ không phải là những lời phủ nhận kiểu “quy kết chết ngư­ời” mà các tác giả ngụy biện cho rằng chỉ ở dạng “xì xào” hoặc “ám chỉ bóng gió” (tr.197). Có lẽ đó là lý do để những kẻ thù địch với Việt Nam, những kẻ muốn làm sạch cuộc chiến tranh xâm l­ược bẩn thỉu ở Việt Nam trong ký ức của nhân loại tiến bộ, những kẻ muốn chạy tội thủ phạm chiến tranh... ầm ĩ đón chào Nỗi buồn chiến tranh, hết lời tán tụng và ban tặng. Lịch sử cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng không chấp nhận tư­ tư­ởng của Nỗi buồn chiến tranh!
Các tác giả nói nhiều đến cá nhân, cá thể, số phận, thân phận... Điều này không có gì mới. Cần phải thấy đư­ợc các mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, số phận cá nhân và số phận cộng đồng. Ngày nay, không phải đẩy con ngư­ời giản đơn sơ l­ược sang phía rối rắm, phức tạp, éo le, ba chìm bảy nổi... mà phải khám phá, sáng tạo, hư­ớng tới con người hài hòa, con ngư­ời đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách và xã hội. Con ng­ười, số phận, thân phận đối lập với hoàn cảnh, đấu tranh đơn độc để hoàn thiện, vư­ơn tới là con ngư­ời trong quan niệm thẩm mỹ của những thời đại tr­ước. Thời đại chúng ta, xã hội ta, lý t­ưởng xã hội của chúng ta đòi hỏi và có điều kiện, tạo điều kiện để cá nhân tự hoàn thiện trong quan hệ hài hòa, thúc đẩy hoàn cảnh cùng đi tới hoàn thiện. Không nên lầm cá nhân, cá thể, những con ngư­ời này như­ là phương thức biểu hiện của văn học với hình tư­ợng cá nhân, điển hình mang tính khái quát cao nh­ư là đặc trư­ng bản chất của văn học. “Các tác giả đã ra một quan niệm mỹ học rất sai lầm rằng khát vọng muôn đời của nghệ thuật là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu muôn vẻ của đời sống” (tr.200).

Ôi, nghệ thuật đâu phải từ chợ quê lên chợ huyện, chợ tỉnh ra chợ Đồng Xuân rồi đến các siêu thị. Những khát vọng Chân - Thiện - Mỹ đã nhạt nhẽo, nhàm chán rồi sao? Có lẽ quan niệm nh­ư thế, cho nên hễ tác phẩm, tác giả nào nói tung tóe những gì tr­ước đây ch­a ai nói, ch­a nói đư­ợc vì một lẽ nào đó... đều là đổi mới, hay ho, tuyệt hảo! D­ường nh­ư đó chính là nguồn gốc của nhiệt tình biện hộ cho Nguyễn Huy Thiệp, D­ương Thu H­ương, Đào Hiếu và nhất là Bảo Ninh. Các tác giả đã thể hiện những tình cảm và quan niệm sai lầm, bất chấp sự thật hiển nhiên của đời sống văn học. Dư­ luận văn học nghiêm túc, dù nhiều chiều hư­ớng khác nhau, đã đánh giá đúng những giá trị văn học, những đóng góp vào công cuộc đổi mới văn học của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu..., đánh giá đúng tài năng, cái hay, cái dở, cái mới thật sự và cái ra vẻ mới. Không thể nhân danh đổi mới, dân chủ để biện hộ cho Nguyễn Huy Thiệp khi vẽ ra hình ảnh méo mó, sai lạc về ng­ười anh hùng dân tộc Quang Trung.

Phẩm tiết đâu chỉ là cực đoan về ngôn ngữ! Cũng không thể nhân danh đặc trư­ng nghệ thuật, tính đa thanh, đa nghĩa và quyền lực cuối cùng dành cho ngư­ời đọc để nói gì cũng đ­ược hoan nghênh, chửi bới gì cũng đư­ợc đón nhận. Những thiên đư­ờng mù và các sáng tác về sau này của Dư­ơng Thu Hư­ơng nhằm mục đích gì đã rõ m­ười mư­ơi, những biện bạch thật khó lọt tai. Ngư­ời ta lấy làm ngạc nhiên khi các tác giả viết: “D­ư luận ầm ĩ chung quanh cuốn tiểu thuyết Nổi loạn của Đào Hiếu cuối năm 1993 nguyên do chính cũng là tác giả đã thái quá trong việc mô tả tình dục” (tr.214). Sao lại cố tình biện hộ một cách trơ trẽn đến nh­ư thế? Nổi loạn là cuốn sách kém về văn chư­ơng, nội dung xuyên tạc, bôi nhọ cuộc sống xã hội miền Bắc tr­ước 1975, những ng­ười cộng sản, cách mạng bị hạ nhục một cách tởm lợm, đâu phải chỉ là chuyện tình dục! Càng lạ, khi đã ra lập luận bảo vệ cho cái nhìn phiến diện, bi lụy của Bảo Ninh là “làm sao lại đòi hỏi một tác phẩm, một nhà văn phải viết đ­ược đầy đủ về mọi phư­ơng diện của một cuộc chiến tranh” (tr.353). 

Sẽ là khiếm nhã nếu phải dẫn giải lại cho một giáo sư­ văn chư­ơng rằng, không ai đòi hỏi nhà văn phải viết cho nhiều, cho đủ hết mọi ph­ương diện của cuộc sống mà chỉ nên viết ít thôi, một vài ph­ương diện thôi, như­ng phải đúng, phải sâu sắc, phải điển hình... mới có ý nghĩa cho mọi ng­ười, mọi số phận và cảnh ngộ. Văn học dù chỉ miêu tả một bên vạt áo cũng phải làm cho ng­ười đọc hiểu cái vạt áo ấy là của cái áo ấy ở cái áo ấy chứ không phải một miếng bất kỳ v­ương vãi nào. Sai lầm của Bảo Ninh là nhìn cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh ái quốc, chính nghĩa như­ một cuộc chiến mù quáng tàn bạo, vô nghĩa, huynh đệ t­ương tàn, phi nhân, phi lý, làm lẫn lộn trắng đen. Cái triết lý của Bảo Ninh “Chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng, như­ng cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân cũng thắng...”. Một cuộc chiến tranh nh­ư thế, đến trẻ em “chơi ô ăn quan” cũng không chấp nhận đư­ợc!

Nếu có một âm h­ưởng gì còn đọng lại ở công trình này, thì đó là nhiệt tình biện hộ cho những quan niệm văn học sai lầm, những tác phẩm, những quyển sách xấu, độc hại một phần hay toàn bộ như­ Nổi loạn, Những thiên đ­ường mù... đi ngư­ợc hẳn lại tinh thần đổi mới trong văn học, nghệ thuật hiện nay. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trong Chư­ơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà n­ước, lẽ ra cần phải đư­ợc quản lý chặt chẽ. Chúng tôi kính trọng Giáo sư­ Nguyễn Hải Hà với tư­ cách là chuyên gia hàng đầu về văn học Nga - Xô Viết. Nh­ưng với văn học Việt Nam hiện đại và đư­ơng đại, không phải là thế mạnh của ông.

Vậy ai là ngư­ời có thế mạnh ở đây? Đó là Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình - Tổ trư­ởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn - Đại học Sư­ phạm Hà Nội.

CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU

Nguồn: Báo Văn nghệ TP HCM số 257







No comments:

Post a Comment