.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, July 8, 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ…” – KỲ 2: MƯỢN VĂN CHƯƠNG LÀM CHÍNH TRỊ


(Thanh tra)- Để làm sáng tỏ nội dung và bản chất những vấn đề mà nội dung luận văn “Vị trí của kẻ bên lề…” đề cập, chúng tôi đã đề nghị được làm việc với Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng không được. Vì vậy, phóng viên đành phải có cuộc trao đổi với nhà phê bình Văn học Chu Giang, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học.
+ Thưa ông, cô giáo Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) trích dẫn việc nói ngọng (cuần nót - quần lót, đâm ja - đâm ra, ni hôn - ly hôn…) vừa như trẻ con nói ngọng, vừa như là thứ ngôn ngữ lai căng trong thơ ngoài luồng của nhóm tác giả Mở Miệng và coi đó là yếu tố tiếu lâm, cách tân, cách mạng nghệ thuật Việt Nam đương đại. Theo ông, nên hiểu luận điểm này thế nào?

Báo Thanh tra
- Những từ, chữ ngọng nghịu mà đưa vào thơ và coi đó là cách tân, cách mạng thì là chưa hiểu gì về cách tân cách mạng nghệ thuật. Và như thế là rất thiếu văn hóa. Đó chính là thứ “lại giống” trở về thời con nít thuở còn chưa biết… chùi! 
Từ dùng trong đời sống khác với từ ngữ trong văn học nghệ thuật. Văn chương phải tinh lọc. Làm sao nói thật giản dị mà người ta hiểu thật sâu sắc. Đó mới là cái khó của văn chương. 
Còn nói ngọng nghịu tục tĩu như ngôn ngữ của nhóm Mở Miệng là rất kém văn hóa. Người ta giễu cợt vào một lúc nào đó trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, để mà vui, mà cười, mà vượt qua những khó khăn thử thách nhất thời nào đó. Ví như hò kéo gỗ, hò chèo đò ở Thanh Hóa là rất tục. Người ta hò tục là để tập trung sức lực, là để nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách. Nhưng, một khi đã ngọng nghịu tục tĩu trong văn chương thì nó sẽ trở thành chuyện… chả còn gì để bàn.
+ Thưa ông, tác giả luận văn còn cho rằng, nhóm tác giả ngoài luồng, ngoài lề đã mang lại sự công bằng ngôn ngữ cho các từ chỉ bộ phận sinh dục  nam, nữ và các hoạt động tính dục của nó (xuất hiện rất dày đặc trong thơ và cả trong luận văn bàn về thơ) và cho đó là… sáng tạo. Ông đánh giá thế nào về luận cứ, quan điểm gọi là “sáng tạo” này?
- Qua lời phân tích của tác giả luận văn về nhóm Mở Miệng “mang lại sự công bằng ngôn ngữ cho các từ chỉ bộ phận sinh dục nam, nữ và các hoạt động tính dục của nó và coi đó là sáng tạo” theo tôi cũng chứng tỏ là người này chưa hiểu gì về văn hóa cả! 
Về cái quan điểm tục tĩu này, tôi không muốn bình luận gì cả mà chỉ kể câu chuyện ngắn: Có một bộ tộc ở Châu Phi, lạc hậu đến mức không biết đến quần áo và không che đậy gì cả. Riêng đàn ông ra đường phải có một cái bao bằng ống cây để đựng… của quý. Khi đi hỏi vợ, người đàn ông phải mang theo mấy cái bao như thế để làm… của hồi môn. Nếu không thế thì sẽ quần hôn loạn dâm ngay. Cuộc đời loạn luân thì văn chương bình yên làm sao được. 
Ở nhóm ngoài lề, ngoài luồng và cô giáo Thoan thì ngược lại. Cuộc đời đang yên bình văn minh thì họ đã “cầm đèn chạy trước loài cầm thú”, âm mưu kích dục “loạn dâm” trong văn chương nghĩa địa rồi! Thế là đã quá rõ văn hóa của họ là thứ văn hóa nào trong mặt bằng văn hóa văn minh của xã hội ta hiện nay.
+ Ngoài luận văn này, tác giả còn có một vài tiểu luận kêu gọi mang tính hô hào, lật đổ, ông có bình luận gì không?
- Tôi nghi ngờ không biết những người này có phải đang toan tính dùng văn chương làm chính trị? Nhưng, làm chính trị đâu có dễ như làm mấy câu thơ rác của họ. Họ làm gì chả ai cấm được họ, kể cả pháp luật một khi họ đã liều, đã nổi điên, nổi đóa (thì họ đòi tự do kia mà). Song, đương nhiên họ sẽ phải lãnh chịu sự tương tác từ đối tượng mà họ tác động vào.
+ Xin ông bình luận câu tuyên ngôn sau chót của luận văn “Vị trí của kẻ bên lề…”: Như thế nổi loạn là điều kiện sáng tạo?
- Tôi không dám bình luận gì, chỉ xin phép được hỏi lại họ thôi. Chứ “thần đồng” Trần Đăng Khoa có nổi loạn không mà đã sáng tạo ra cả một “Góc sân và khoảng trời” làm mê mẩn bao nhiêu thế hệ bạn đọc trẻ? Cụ Nguyễn Khuyến có phải nổi loạn với ai đâu (trong bối cảnh một cổ hai tròng khốn đốn ấy) và cũng có cần đến một từ một chữ tục nào đâu mà vẫn sáng tạo ra cả chùm thơ 3 bài vịnh Thu bất hủ thế! Nào, có cần nổi loạn chi đâu mà phải tuyên bố “nổi loạn là điều kiện sáng tạo”!
+ Xin cảm ơn ông!
Minh Tâm (Thực hiện)
Kỳ cuối: Không thể xâm phạm giá trị thiêng liêng
Nguồn: Báo Thanh tra





No comments:

Post a Comment