.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, July 11, 2013

DỊCH GIẢ DƯƠNG TƯỜNG TIẾP TỤC THỪA NHẬN SƠ SUẤT VỚI “LOLITA”


Dịch giả 81 tuổi lên tiếng xung quanh ý kiến cho rằng dịch giả Lolita đã “đạo” từ cuốn sách The Annotated một phần trong số gần 500 chú thích mà ông đưa vào bản dịch.

"Dịch giả Dương Tường "đạo" các chú thích trong Lolita ở đâu?" - Đó là ý kiến của độc giả có tên Haze Dolores đăng trên mạng xã hội hôm 1/7.


Trong đó, độc giả này cho rằng: dịch giả Dương Tường đã dịch hầu hết chú thích trong sách từ cuốn The Annotated Lolita (Lolita có bình chú) của Mỹ, nhưng lại nhận là tự mình soạn hết các chú thích, nên có thể suy ra rằng ông đã "đạo" chú thích.

Dịch giả Dương Tường và cuốn The Annotated Lolita
mà ông tham khảo để dịch nhiều chú thích trong bản dịch Lolita tiếng Việt. Ảnh: Mi Ly.

Gần một nửa số chú thích từ The Annotated Lolita


The Annotated Lolita của tác giả người Mỹ Alfred Appel Jr. (1934 - 2009)là một trong những tài liệu quan trọng về Lolita quan trọng gắn với tiểu thuyết Lolita của tác giả người Mỹ Alfred Appel Jr (1934- 2009). Trong The Annotated Lolita, tác giả đã đưa ra các chú thích kỹ lưỡng về các đoạn chơi chữ đa ngôn ngữ, đa văn hóa, các chi tiết ám chỉ và những trò đùa giỡn ngôn từ của nhà văn Vladimir Nabokov trong tiểu thuyết.

The Annotated Lolita là một nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho những ai muốn đọc hiểu hoặc dịch Lolita từ bản gốc tiếng Anh. Thông tin thêm về cuốn sách này sẽ được nhắc đến trong phần sau của bài báo.

Còn trong bản tiếng Việt Lolita, in lần thứ 3 (bản mới nhất), do Nhã Nam và NXB Hội nhà văn ấn hành, tổng số chú thích là 470. Theo dịch giả Dương Tường, số chú thích dựa vào cuốn The Annotated Lolita chưa đến một nửa.


Ông nói với TT&VH hôm 4/7: "Tôi dịch và làm chú thích được hai phần ba thì mới phát hiện ra trên Google là có cuốn The Annotated Lolita rất hữu ích. Khi đó, tôi gửi thư nhờdịch giả Nguyệt Cầm ở Mỹ mua cho cuốn này, bản sách giấy. Tôi đã sử dụng khá nhiều tư liệu từ cuốn sách này, vào khoảng hơn một phần ba chú thích mà tôi đã đưa vào bản dịch".


Theo dịch giả, trong quá trình dịch sách, ông đã tra cứu và tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau, gồm có: các loại từ điển, các bài viết báo chí, phê bình liên quan đến Lolita, các nguồn trên mạng tìm qua Google và cuốn The Annotated Lolita. Trong đó, cuốn The Annotated Lolita vẫn là nguồn tra cứu quan trọng nhất.


Mặc dù vậy, bản in lần thứ 3 có một lần nhắc đến cuốn The Annotated Lolita trong chú thích ở trang 333, về đoạn văn: "(tôi) sẽ liên lạc với con gái tôi vào một lúc nào đó trong ngày mai, nếu tôi cảm thấy mình có lẽ gốc gác ở Polynesia".


Chú thích ở cuối trang, dịch giả viết: "Theo Alfred Appel Jr. trong The Annotated Lolita (Lolita có bình chú), ý này tham chiếu đến các truyền thống về gia đình và bộ tộc của xã hội Polynesia. Một húy kị quan trọng của xã hội Polynesia là loạn luân, điều mà H.H. phớt lờ. Chất "uy-mua" nằm ở đó". Theo dịch giả, đây là chú thích duy nhất trong Lolita có trích nguồn rõ ràng từ The Annotated Lolita.

Bản in lần thứ 3 (mới nhất) của Lolita có một lần nhắc đến
cuốn The Annotated Lolita ở trang 333 (được bôi đậm). Ảnh: Mi Ly.

Dịch giả Dương Tường nhận sai và xin lỗi độc giả


Trong chú thích đầu tiên của sách ở mục Lời nói đầu có ghi kèm "dòng chữ: chú thích trong sách đều là của người dịch". Dịch giả Dương Tường cho biết, khi nhận được ý kiến về việc đạo chú thích sách, ông đã mở sách kiếm tra lại và thực sự buồn và hối hận khi thấy dòng chữ này.


"Đó là sơ suất của tôi. Đáng ra không thể viết như vậy mà phải ghi là: Các chú thích trong sách do người dịch tra cứu từ nhiều nguồn, trong đó nhiều chú thích dựa vào cuốn The Annotated Lolita" – dịch giả Dương Tường nói với TT&VH.


"Khi dịch xong tác phẩm vào cuối năm 2011, tôi mệt phờ. Đáng ra, nếu tiếp tục tham gia vào quá trình sửa bản in (không bắt buộc đối với dịch giả), tôi sẽ sửa câu đó lại như trên cho chính xác và trung thực" – ông tiếc nuối.


Sau cuộc trò chuyện với TT&VH, dịch giả Dương Tường chia sẻ: "Tôi rất buồn, có cảm giác như mình ăn gian và không trung thực với độc giả. Họ xếp mình vào họ "đạo" là đúng rồi. Có lỗi thì phải chịu thôi. Tôi xin độc giả thứ lỗi".


Ngoài ra, còn một nỗi buồn khác: "Khi dịch cuốn sách này, tôi đã đặt mục tiêu phải làm kỹ hơn bản tiếng Pháp, vốn là bản dịch được Nabokov đánh giá cao nhất". Bản tiếng Pháp của dịch giả Éric Kahane, do NXB Gallimard (Pháp) ấn hành, vốn không có chú thích, còn Lolita bản tiếng Việt có khoảng 500 chú thích.

Lolita bản tiếng Việt đã in 3 lần, lần thứ hai là tái bản có sửa chữa sau tranh cãi về chất lượng dịch thuật năm 2012 (TT&VH đã đưa tin). Bản dịch đã được trao giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn Hà Nội vào tháng 10/2012.

The Annotated Lolita– "bạn đồng hành" của Lolita


The Annotated Lolita là cuốn sách ký tên tác giả Vladimir Nabokov và Alfred Appel Jr. Sách gồm 2 phần, phần Một là bản in đầy đủ tiểu thuyết Lolita của Nabokov (chính vì vậy tên nhà văn được in rất to trên bìa sách) 317 trang, phần Hai là chú giải khoảng gần 140 trang của Alfred Appel Jr., một "nhà Nabokov học" và cũng là học trò của nhà văn.


Theo New York Times, The Annotated Lolita ra bản đầu tiên vào năm 1970. Đến năm 1991, chính tác giả Appel Jr. sửa chữa lại và ra bản mới của cuốn sách. Sách đã được tái bản nhiều lần trên thế giới với nhiều bản in ở các nước.


Bản sách mà bài báo này đề cập đến là bản mà dịch giả Dương Tường sử dụng, nằm trong bộ Modern Classics (Tác phẩm hiện đại kinh điển) của NXB Penguin (Anh).

Mặc dù vậy, hiện nay, trên mạng có nguồn tải miễn phí cuốn The Annotated Lolita bản điện tử đầy đủ.

Theo Thể thao & Văn hóa

No comments:

Post a Comment