.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, July 31, 2013

BÁO THANH TRA: NHÃ THUYÊN – “MỘT TÀI NĂNG LỠ TÀU”


(Thanh tra) - Hồi còn sống nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra khái niệm “tài năng lỡ tàu” sau khi đọc một tác phẩm văn chương có phong cách mới, thi pháp lạ nhưng chệch hướng lệch chuẩn. Nhã Thuyên - Đỗ Thị Thoan (NT - ĐTT) chưa phải là một tài năng mà mới thể hiện một khả năng nghiên cứu phê bình văn học thôi, nên để hai chữ “tài năng” mà Nguyễn Khải dùng vào trong ngoặc kép - để lưu ý rằng từ khả năng đến tài năng là một quá trình nhận thức, đồng thời cũng là quá trình rèn luyện và bồi đắp nhân cách của một tài năng.
>>Kỳ I: Nổi loạn là điều kiện để sáng tạo?    

Sau khi đọc loạt bài của tác giả Minh Tâm đăng trên Báo Thanh và tra khảo lại bản gốc luận văn và tiểu luận của NT - ĐTT không ít người đã đánh giá: “Kiến văn Đông Tây kim cổ đủ cả và khá rộng. Lập luận chặt chẽ khúc triết, đánh lừa được những người ít đọc, cả tin, ít cảnh giác và thuyết phục được những người đồng chí hướng với NT. Thứ văn chương này mà phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân thì khó có ai mà cưỡng cãi nổi. Nhưng rồi chặt chẽ khúc triết và dẫn dụ người đọc cả tin theo ý đồ tư tưởng chính trị của mình kiểu như NT đã thể hiện trong Luận văn và Tiểu luận để rồi đi về đâu?
   
Năm 2010, trong Luận văn “Vị trí của kẻ bên lề…” NT lập luận: “Cái bên lề xuất hiện đòi làm cách mạng khi cái trung tâm trở nên cỗi già. Quá trình kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của những cái bên lề và “gây hấn” ở những thời điểm cách mạng không phải là một thuộc tính văn chương, mà là một hiện tượng phổ biến và nằm trong bản chất của vận động, do đó, cũng là một hiện tượng vận động có tính quy luật của lịch sử văn học, ở bất kì thời gian, không gian, trong bất kì thể chế nào, mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ. Nó luôn là biểu hiện của một nỗ lực tìm kiếm ý thức văn hóa mới có tính chất thay thế, làm đối trọng với cái đang trở nên già cỗi, mòn sáo và chuyên chế” (trang 25 luận văn).

Và rồi từ triết luận nghe có vẻ rất logic, khúc triết của năm 2010 này, NT đi đến một nhận thức chính trị chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi lật đổ chế độ cộng sản hiện hành ở Tiểu luận “Những tiếng nói ngầm” năm 2012.

 “Chủ yếu mảng thơ bất đồng chính kiến này là những tiếng nói chống lại sự đàn áp tự do và kêu gọi cho dân chủ, đặc biệt tấn công vào những (niềm tin) giá trị của quan điểm chính thống, gắn với quyền lực của Nhà nước và cùng với nó, những quan điểm và những tác giả, tác phẩm văn chương được vinh danh, được bảo lưu thông qua giáo dục trong trường học và cơ chế ứng xử văn hóa ở Việt Nam. Chủ đề giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại sự thống trị dai dẳng của “tư tưởng Hồ Chí Minh”, phê phán chế độ cộng sản, bình luận và giễu nhại về hiện thực xã hội chủ nghĩa của Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Viện, Nguyễn Đăng Thường, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ (…), tập họp thành một chủ đề chính trị rộng khắp của thơ ca, không phân biệt các nhà thơ trong nước hay hải ngoại. Thơ bất đồng chính kiến đã tỏ thái độ trực diện trong quan hệ với quyền lực của thể chế, với nhu cầu phá hủy quyền lực đó, và liên đới với ý thức về dân chủ, cũng như phong trào dân chủ trong những hành động trực tiếp. Cộng Sản được nhìn như một biểu tượng của sự khống chế tư tưởng và do đó, trở thành một đích nhắm của thơ ca trong cuộc tấn công vào ý thức hệ chính thống này” (Trang 16 Tiểu luận).

NT trích nguyên văn bài thơ Đèn đỏ của Bùi Chát kèm theo lời bình thể hiện chính kiến của mình:

Tôi đứng trước một ngã tư/Đèn đỏ ngăn tôi lại/Những dòng người ra đi tất bật/Gió mát sau lưng họ/Chúng tôi, nhiều thế hệ/Bị giữ lại bởi đèn đỏ/Chúng tôi không cất bước được/Chúng tôi không bay lên được/Giao lộ ở khắp nơi/Không ai có thể vượt qua màu đỏ/Chúng tôi đứng trước ngã tư

Nhiều thế hệ/Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt.

Nỗi ám ảnh màu đỏ trong cảm hứng phủ định mãnh liệt hiện trạng xã hội, ý thức lật đổ, đầy hoài nghi, phẫn nộ trở thành dấu hiệu nhận dạng những thế hệ vừa muốn chối bỏ vừa khó chối bỏ quá khứ, vừa nỗ lực thoát ra khỏi ý thức hệ bao trùm xã hội vừa hiểu rõ cái gông xiềng nặng nề của nó” (trang 16 Tiểu luận)
  
 NT đã bồi đắp dung dưỡng cho nhận thức và nhân cách của mình bằng việc ca tụng những câu thơ rác thơ dơ thơ nghĩa địa của nhóm Mở Miệng.
“Bùi Chát có hẳn một tập thơ theo “ý niệm” chửi bới... (từ tục, tác giả lược đi). Nếu vượt qua được sự thách thức từ nhan đề tập thơ, người đọc có thể tiếp xúc với một kho từ vựng phong phú, sống động của đời sống của những kẻ dưới đáy, của cái thường nhật của cái tục đã bị áp chế bởi văn minh. Bùi Chát cùng ý hướng với với Nguyễn Quốc Chánh khi khai thác cường độ mãnh liệt của ngôn ngữ bình dân (những từ rất tục) - (trang 67 Luận văn).
NT đòi sự bình đẳng cho các từ ngữ tuc tĩu và kêu gọi “giải phóng” nó với một giọng văn đầy cảm hứng.
Nguyễn Quốc Chánh, với ngôn ngữ vừa khốc liệt của kẻ sẵn sàng ngập trong bùn và sục sạo các vỉa hè đời sống vừa tràn đầy tưởng tượng lẫn trải nghiệm cá nhân, đã tái hiện một lịch sử của những chữ bị trấn áp, và ông xới lật chúng lên, phơi bày chúng ra ánh sáng, và trả lại chúng những vương miện nguyên thủy bị tước đoạt bởi nỗi sợ hãi, sự nô lệ của chính con người. Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kị tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng, ngang hàng, không kêu gọi đòi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ (VT nhấn mạnh). Xin đọc một đoạn: “Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho… (những từ tục). Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụi & từ trong cái bất an kì cùng của kí ức” (trang 66, 67 Luận văn).
Ôi nhân loại vĩ đại của tôi ơi! Tại sao có bộ phận cơ thể của con người được phô bày ra một cách kiêu hãnh (như mặt mũi chân tay) và lại có bộ phận phải che đậy kín đáo (như các bộ phận sinh dục). Hay tại sao con người ta không ai dám không mặc gì khi ra ngoài đường?
Cô giáo NT có biết tại sao không?
Thưa cô đấy chính là văn minh là đạo đức đấy cô giáo NT ạ.
Tôi đồ rằng, khi cô cổ súy cho những từ ngữ tanh tưởi ô trọc và phản động phản loạn, phản nhân tính, nhân bản của nhóm Mở Miệng, miệng NT đã được chưa đọc tới câu “đạo đức là một tất yếu lịch sử” của nhà tư tưởng vĩ đại Các Mác.

Nhưng thôi, lập luận, lý luận, triết luận mãi mà làm gì.
  
Để kết thúc bài viết này, xin kể hầu NT và bạn đọc một câu chuyện nho nhỏ tạm gọi là chuyện ở quê.

Nhà nông ở Xứ Thanh quê tôi mà trồng được dăm cây rau dền thì có thể ăn quanh năm suốt tháng. Song, quan trọng là chọn giống. Lỡ chọn phải giống rau dền gai, thì rau tốt xanh um, mướt mắt lắm, hấp dẫn lắm, luộc chín tới hay nấu canh với con hến, con dắt, con don, thơm ngon đáo để lắm; rất chi là tổn rượu hao cơm. Nhưng sau bữa ăn khoái khẩu ấy là rát lưỡi ngứa họng và đầy hơi anh ách, khó chịu lắm, phát cáu bẳn muốn nhổ bật gốc quẳng đi ngay.
   
Chuyện luận văn của NT - ĐTT ở khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội dường như cũng nhang nhác chuyện chọn giống cây rau rền ở xứ tôi.
Nghe xong chuyện ở quê, không biết khi lỡ chuyến tàu tư tưởng - nhân cách đang nói đến ở đây - khả năng NT rồi sẽ lên chuyến tàu nào đây để tới bến “tài năng”?

Kính mong các giáo sư, tiến sĩ ở Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội chăm chút giúp dẫn cho.

VỌNG THANH
Nguồn: http://www.thanhtra.com.vn/nha-thuyen-mot-tai-nang-lo-tau_t221c8n62610tn.aspx



MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________



1 comment:

  1. Báo Thanh Tra toàn những "con bò" làm báo, biết cặc gì mà cũng chung chuyện. Không biết rơ!

    ReplyDelete