.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, July 11, 2013

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: À UÔM VỚI MẤY CÂU THƠ SINH HOẠT LÈO TÈO, PHẠM QUY VÀ TRAO GIẢI THÌ CHÚNG TA BAO GIỜ MỚI LỚN


Còn nếu bạn mãi mãi à uôm với mấy câu thơ lèo tèo, thì đó chỉ là sinh hoạt vui vầy bằng vần vèo. Chớ có quan trọng hóa và ảo tưởng về nó để rồi nghĩ mình là cái gì xuất sắc, đặc biệt hay vĩ đại. Nói chung hãy nhìn Trung quốc kia, gần một thế kỷ rồi, họ vứt thơ đi, thì nền văn học của họ với hai giải Nobel Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn càng lớn hơn chứ không bé đi.Còn Việt Nam có phải cứ chúi mũi vào hà hít mấy câu thơ sinh hoạt lèo tèo, còn bày trò đạo văn, phạm qui và trao giải thì chúng ta bao giờ mới lớn???
Hì hục chấm thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
Báo Tuổi trẻ: Ông Nhuần cũng thông tin về ban giám khảo cả hai vòng sơ khảo và chung khảo của cuộc thi gồm năm người: nhà thơ Thu Nguyệt (trưởng ban giám khảo, TP.HCM), nhà thơ Trần Hữu Dũng (TP.HCM), nhà thơ Kim Ba (Bến Tre), nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng) và nhà thơ Võ Quê (Huế).

NẠN ĐẠO THƠ ĐBSCL CÓ SINH CÁCH NGHĨ VỀ THƠ VIỆT TOÀN THỂ?

Vừa qua rộ lên việc thi thơ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nào phạm qui nào đạo thơ ở mức độ ngót 40%. Quả là mức kỷ lục trên thế giới. Có thể nói chỉ cần trích ra thành tích ngược của nó chừng 10% thôi, thì cũng đã dư sức đánh đổ những giải quán quân thế giới về phạm qui và đạo văn.
Một thành tích “Bêu danh” như thế, ở tầm vóc 13 tỉnh phía Nam, liệu có phải là đám cháy để chúng ta nhìn ra cuộc lộ diện của nó? Chắc hẳn rồi, một cuộc thi tầm vóc liên địa phương như vậy, chẳng lẽ lại chẳng thu hái gì từ chính bài học thất bại của nó? Hay là với một tâm cảm vui đùa cợt nhả thi ca nhì nhằng mua vui chúng ta thấy nó chẳng đáng gì để rút ra bài học cả? Một cách nghĩ như vậy sẽ thật là tai họa không chỉ cho thi ca mà cho tư duy nhân bản của con người. Bởi lẽ khi cái xấu được chấp nhận quá hiển nhiên như một sự cợt nhả nó sẽ làm tê liệt khả năng phản tỉnh và nhận biết liêm sỉ của tâm hồn. Thi hào Goethe có nói: “Nghèo không nhục mà xấu hổ vì nghèo mới nhục”. Ở đây một cách tương tự chúng ta có thể suy diễn:
          “Dốt nát, đạo văn đã nhục, nhưng thật xấu hổ lại làm quen và vui vẻ với việc dốt nát và đạo văn”.
Các nhà khoa học nói: Những cơn bão thường hình thành từ Tây sang Đông. Những dòng sông thường chảy từ Bắc chí Nam. Và những con kiến thường di cư theo hướng chảy của những dòng sông đi từ Bắc vào Nam.
Thi ca có đi từ Bắc vào Nam không? Có chứ, không chỉ Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Tầu cũng như một nghìn năm đô hộ giặc Tầu từ phía Bắc đổ xuống di thực dần vào Nam, mà ở các nước Á – Âu, phía Bắc thường đặc trưng cho những gì nặng ý thức hệ qui lát hơn, còn phía Nam thì cởi mở phóng khoáng hơn.
Khi viết về nạn đạo văn và phạm qui rất nghiêm trọng của cuộc thi thơ ĐBSCL, nghiêm trọng đến mức có thể không tài nào phát giải được, có vài tác giả đã viết nạn đạo văn ở đó đã trở thành thường xuyên. Giờ chúng ta thử xem căn bệnh đó có lây lan từ Bắc vào?
Ngay tại Hà Nội, có cả tác giả viết phê bình, viết sách đạo cả mấy chương chép i xì của sách xuất bản trong Nam trước 30/4/1975. Người ta chỉ ra nói tận tay ray tận trán, nhưng lúc tái bản cuốn sách của mình, tác gỉa đó coi như không biết, vẫn cho in nguyên xi những chương chép của người khác. Nhưng rồi mọi người có vẻ như chấp nhận. Tại sao? Có phải như Hoàng Đế Napoleon nói “Quá khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi”? Ngay tại cuộc thi các tác phẩm của HNV năm 2013 còn chưa ráo son mới đây, một ủy viên trong ban sơ khảo vẫn ngang nhiên gửi thơ dự giải, mặc dù theo qui định là phạm qui 100%, vậy mà khi có người trong ban giám khảo chỉ ra, ủy viên này cùng các ủy viên khác vẫn ngang nhiên đồng tình chấp thuận và xét  được giải. Rồi khi tập thơ “Giờ thứ 25” bị chỉ ra không cãi được về việc đạo cái tên tác phẩm – cũng là tên “chứng minh thư” .  Vậy mà người ta cứ trao giải như không cần biết. Thượng bất chính hạ có tắc loạn? Phía Bắc đã thế sao không gây men cho phía Nam?
Giờ bàn vào thơ. Có tác giả viết, tại sao chỉ có hội thơ phường, thơ xóm, mà không có hội văn làng, văn xã? Chắc hẳn, bởi vì, thơ là thứ tức cảnh sinh tình, tùy tiện được chăng hay chớ làm vài câu nhì nhằng thì thành lập hội trong mấy lúc. Chỉ cần một chiếc micro, thì có ngay vài người xin đọc thơ. Chỉ cần mở sổ xin đăng ký xem ai sẽ đọc thơ tiếp liền có ngay cả tá người đăng ký, thế là thành hội thơ ngay. Nhưng văn là lao động miệt mài không dễ như vậy. Trước kia, vài nghìn năm, ở Trung Quốc, khi triều đình cần viết soạn một cuốn sách thì phải thành lập ban bệ, bao gồm những người có học vấn, chuyên môn, và hàng trăm sinh viên sao chép lại.
Có rất nhiều nhà thơ Việt bước vào thơ với mấy khẩu quyết theo kiểu “Vừng ơi mở cửa ra!” như: “Phải có thiên bẩm mới làm được thơ!” “Thơ hay không cần nhiều, quí hồ tinh bất quí hồ đa”, “một tác phẩm hay để đời đã khó và đã đủ rồi”… Kết quả sinh ra rất nhiều nhà thơ một bài.
Triết gia Hegel nhất quyết xác định: Không có con người vĩ đại dựa trên những cảm tác được chăng hay chớ. Con người vĩ đại phải có một ý chí mãnh liệt để hiện thực hóa khao khát lý tưởng mang định hướng xuyên suốt, như thể đi cả đời mới tới đích hành trình. Có vài con người là kiểu mẫu cho sự vĩ đại của Việt Nam và thế giới:
1-     Homer: Không giống những nhà thơ cảm tác lang thang vụn vặt, Homer đã ôm đàn lia đi khắp Hy Lạp, gom nhặt, tập đại thành hai tập thơ đã có trong dân gian thành hai tập Iliad và Odyssey. Ông không sáng tác gì cả, nhưng với ý chí đi xuyên thủng đất đai Hy Lạp, xuyên thủng nền văn hóa Hy Lạp, và gom nhặt cả cánh đồng bát ngát thi ca, ông đã trở thành vĩ đại bất tử vượt lên cả vạn nhà thơ xếp vần bẻ chữ.
2-     Shakespeare: Theo chương trình truyền hình nhiều kỳ mới nhất trên VTC5, Shakespeare chỉ là người viết lại những tác phẩm của người khác trên tinh thần chỉnh lý, nâng cấp, và hoàn mỹ hóa… Ông vĩ đại vì cũng là một nhà kiến trúc tập đại thành.
3-     Nguyễn Du: Ông vĩ đại vì chọn, chép và lục bát hóa cuốn truyện hạng hai của Tầu là “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Tầu, thành cuốn truyện thơ “Truyện Kiều”. Nếu ông có làm việc này cũng chẳng có gì kém cỏi vì cũng giống Homer và Shakespeare khi trở thành kiến trúc sư “tập đại thành”.
Không có công trình vĩ đại nào không to lớn hoành tráng! Một thế giới được khắc trên hạt thóc thì đó chỉ là khéo tay. Còn bức tượng khắc trên vách đá dù có xấu cũng vẫn mang tên vĩ đại!
Thơ đoản ca nhỏ lẻ dù có hay cũng chỉ là sinh hoạt tức cảnh sinh tình vui vẻ tí chút. Và việc quá mải mê với thứ sinh hoạt dễ dãi này đã làm cho rất nhiều, thập chí có đến hơn 90% nhà thơ của Việt Nam trở thành cái gì xó máy, nhũn nhẽo, tư cách nhì nhằng, trí tuệ ẻo lả, ý chí tuột xích ham vui, con người dựa lưng vào thứ tưởng là thiên bẩm trông rất lèo tèo… Và gần 100% họ khó có thể vượt qua con đường thử thách chông gai của “biến khả năng thành hiện thực” để trở nên bóng hình vĩ đại. Chính thế mà họ hay đạo thơ, cắm cổ vào phạm qui, ưu tiên nhau phạm qui để kiếm một chút vinh quang “phở mậu dịch, kịch ti vi”.
Thơ mới đầu chỉ là: sự truyền khẩu giành cho người mù chữ. Trong thơ làm gì có tri thức lớn và lương tâm lớn. Chỉ khi thơ mang kịch tính để được gọi là thi ca khi đó nó mới mang bóng dáng của sự vĩ đại (thi ca bao gồm thơ, kịch, tiểu thuyết). Nếu mới làm được mấy bài thơ lẻ, ở Việt Nam bạn có mong vượt Nguyễn Du không? Bạn chớ nên tự hào kiêu hãnh cũng như quan trọng hóa nó lắm làm gì. Thử dùng ý chí để trở nên cái gì đó to lớn hơn, ta sẽ thấy mình có một tầm vóc khác.
Còn nếu bạn mãi mãi à uôm với mấy câu thơ lèo tèo, thì đó chỉ là sinh hoạt vui vầy bằng vần vèo. Chớ có quan trọng hóa và ảo tưởng về nó để rồi nghĩ mình là cái gì xuất sắc, đặc biệt hay vĩ đại. Nói chung hãy nhìn Trung quốc kia, gần một thế kỷ rồi, họ vứt thơ đi, thì nền văn học của họ với hai giải Nobel Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn càng lớn hơn chứ không bé đi.
Còn Việt Nam có phải cứ chúi mũi vào hà hít mấy câu thơ sinh hoạt lèo tèo, còn bày trò đạo văn, phạm qui và trao giải thì chúng ta bao giờ mới lớn???
09/07/2013

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC



  ____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

 
________________

2 comments:

  1. khó nói về việc đạo thơ, việc gieo vần của chúng rất độc đáo nên việc thơ nghe gieo vần hơi giống nhau thì cũng là chuyện khó tránh khỏi

    ReplyDelete
  2. Hì hục chấm thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
    Báo Tuổi trẻ: Ông Nhuần cũng thông tin về ban giám khảo cả hai vòng sơ khảo và chung khảo của cuộc thi gồm năm người: nhà thơ Thu Nguyệt (trưởng ban giám khảo, TP.HCM), nhà thơ Trần Hữu Dũng (TP.HCM), nhà thơ Kim Ba (Bến Tre), nhà thơ Lưu Quốc Bình (Sóc Trăng) và nhà thơ Võ Quê (Huế).

    Họ chấm như thế nào, ra sao, mà kết thúc nhận bài từ tháng 9, tới tháng 7 năm sau mới có thể cho ra kết quả ? Theo Ô. Nhuần phát biểu cùng Báo Tuổi Trẻ: "Hội đồng giám khảo đánh giá là chất lượng thơ lần này thấp", "Qua chấm giải thì số lượng tác phẩm có điểm 1 rất nhiều". Thế tác phẩm "Tôi từng đi tới biển" có nhiều từ, câu rõ ràng ...rất phản cảm, phản thơ, vẫn được chấm vào giải ( dù cuối cùng đã bị loại ra vì in chỗ khác rồi), thì được mấy điểm ? Chất lượng thơ dự thi lần này thấp hay chất lượng GK lần này thấp? Đã có bao nhiêu tác phẩm khá hơn tác phẩm phản cảm "Tôi từng đi tới biển" nói trên đã bị 5 ông bà GK bên trên cho điểm 1 ? Ô. Nhuần lại nói: "không công bố ban giám khảo cũng hay, không ai biết để gửi đứa con tinh thần của mình, không xảy ra tình trạng “a lô” vì thân thiết, nể nang nhau...", nhưng khi người trong BGK chủ động "a lô" tìm kiếm ..."mối chạy chọt, nhờ vả, gửi gắm " để "mần ăn riêng " thì sao? Bao giờ bảng điểm cuối cùng, trong đó thể hiện rõ điểm chấm của từng GK một vẫn còn bưng bít, che giấu trong một cuộc thi nghệ thuật thì chắc chắn vẫn còn những khuất tất bên trong, từ khâu GK cho đến khâu BTC ngồi lại lần cuối để "quy hoạch giải", xếp giải, nhất là ở khu vực ĐBSCL, nơi từ cuộc thi lần đầu đến cuộc thi thứ 4 vừa qua, tỉnh nào đăng cai tổ chức thì người của tỉnh đó bao giờ cũng đoạt giải nhất ...Có lẽ đây là một trong những lý do chính làm cho cuộc thi lần 5 này rất ít người tham dự...

    ReplyDelete