Nhà ngôn ngữ học và phê bình Lê Xuân mời tôi chia sẻ bài anh viết về 11 bài thơ
của cuộc thi thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long lần V-2012 (ĐBSCL) mới được công bố.
Tôi đã gửi lên trang blog Yume của anh một comment, chỉ là để chia sẻ những suy
nghĩ riêng tư, giữa cá nhân với cá nhân. Đó không phải là bài viết chính thức
tôi đánh giá về cuộc thi và về các bài thơ.
Tuy nhiên, comment của tôi lại “làm buồn lòng” một vài
người bạn mà tôi quý mến, thành ra tôi phải viết tiếp những dòng này. Xin nói
rõ điều này, tôi chỉ là kẻ ngoại cuộc, không viết để bày tỏ”chính kiến” về cuộc
thi, vì thế Ban Tổ Chức, Ban Giám Khảo cuộc thi thơ ĐBSCL không nên bận tâm.
Các nhà thơ dự thi cũng không phải “băn khoăn” điều gì.
Tôi viết những ngẫm nghĩ của mình nhân có cuộc thi thơ,
vậy thôi.
CUỘC THI NÀO CŨNG CÓ TIÊU CHÍ, MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG
Thể lệ cuộc thi thơ ĐBSCL đã được công bố:
I. Đề tài:
- Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa; phát triển và hội nhập. xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay.
- Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về các biển đảo của Việt Nam.
- Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa; phát triển và hội nhập. xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay.
- Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về các biển đảo của Việt Nam.
II. Thể loại:
- Thơ (không nhận trường ca và thơ đường luật)
- Tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng; chưa xuất bản sách và phổ biến dưới mọi hình thức.
VỀ CUỘC THI THƠ
Tổ chức Hội Văn Nghệ của các địa phương là tổ chức chính
trị-nghề nghiệp được tỉnh uỷ trực tiếp lãnh đạo. Hoạt động của Hội là thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh uỷ. Đường lối hoạt động của Hội thực
hiện theo nghị quyết 5 của Trung Ương Đảng (khoá VII) về xây dựng và phát
triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và Nghị quyết 23 của
Bộ Chính Trị…
Vì thế cuộc thi thơ ĐBSCL là một trong những hoạt động
thực hiện nhiệm vụ chính trị, có mục đích rõ ràng, đó là : Viết về ” Vùng
đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa;
phát triển và hội nhập…, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Về
các biển đảo của Việt Nam.” Đây là những nhiệm vụ chính trị quan trọng
toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực thực hiện. Tổ chức cuộc thi là để phát động
phong trào quần chúng làm văn nghệ, để khẳng định và ca ngợi những thành tựu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, để khẳng định và học
tập gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình một bộ phận cán bộ,
quần chúng suy thoái về đạo đức mà Nghị Quyết TW 4 đã đề ra…Viết về biển đảo
trong tình hình chính trị hiện nay, ai cũng hiểu đó là Trường Sa, Hoàng Sa.
Người làm thơ phải nói tiếng cói của dân tộc, khẳng định chủ quyền biển đảo, ca
ngợi và cổ vũ các chiến sĩ đang bảo vệ biển đảo tổ quốc, thể hiện lòng yêu
nước... Nội dung chính trị, mục đích chính trị của cuộc thi là tiên quyết. Các
tác giả có thơ dự thi không nên mơ hồ điều này. Xin đừng nghĩ rằng làm thơ
chính trị sẽ không hay. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
những bài thơ chính trị của Tố Hữu đã trở thành tiếng nói đồng ý, đồng
tình, tiếng nói đồng chí. Là những “bài ca” hung tráng của cả nước cùng
một nhịp bước tiến quân (Bài ca mùa xuân năm 1961, bài ca xuân 1968, Bài ca
xuân 1971, Một khúc ca xuân, …)Tiếng nói riêng của nhà thơ trở thành tiếng
nói của nhân dân, của dân tộc. Thơ hay là do tài năng, không phải do đề tài.
Có lẽ vì thế mà trong thể lệ cuộc thi, tôi không thấy có
tiêu chí nghệ thuật. Thế có nghĩa là cuộc thi chỉ đánh giá thơ dự thi theo tiêu
chí nội dung, mà không quan tâm đến nghệ thuật. Việc gạt bỏ thể thơ Đường Luật
là điều thật khó hiểu. Những bài thơ Tứ Tuyệt Đường Luật của chủ tịch Hồ Chí
Minh làm trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là những bài thơ tuyệt hay (Nguyên
Tiêu, Báo Tiệp, Không Đề, Lên Núi…) đóng góp những giá trị vượt trội cho
thơ ca sau CM tháng Tám. Tại sao cuộc thi lại gạt bỏ thơ Đường luật?
Không có tiêu chí nghệ thuật, tôi e rằng sẽ có những bài
thơ hay về nghệ thuật bị loại bỏ ngay ở vòng sơ khảo. Tất nhiên tôi tin rằng,
BTC, BGK không đến nỗi chỉ chọn bài đạt tiêu chí nội dung.
Nhưng đọc 11 bài thơ vào chung kết, tôi thực sự hoài
nghi.
Bài “Về đồng mùa nước nổi” sao có thể lọt
vào chung kết? Trước hết, bài thơ không chuẩn về luật thơ Lục Bát. Gieo vần
sai, làm tan nát nhạc thơ, dùng từ lủng củng, lời không diễn được ý. Những câu
thơ vụng về khó chấp nhận.
Ta về vác cát oặn lòng
Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê
Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê
Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi
Gánh gồng gìn giữ màu trời quê hương.
Chữ “mặt đê”, không vần với chữ “tiếp hơi”.
Làm thơ lục bát sai vần là điều cấm kỵ. Câu thơ này cực kỳ tối nghĩa:”Hòa
dân ngăn nước thở cùng mặt đê”.Câu đầu là vác cát ngăn nước, câu
cuối là “gánh gồng”, không hiểu “nhà thơ” “gánh gồng” cái gì,
sao không ngăn nước lũ lại “giữ màu trời quê hương”, trong tiếng Việt,
người dân chỉ gánh gồng dắt díu nhau đi…Nội dung bài thơ là những than thở “sầu”:
“nát tan”, “Trăm ngàn nỗi đau”, đất trở sầu”, “lúa khóc”,” trôi giạt về đâu”.
Tôi không thấy đâu là công nghiệp hoá, đâu là hội nhập toàn cầu hoá, như tiêu
chí cuộc thi. Có nhiều chữ dùng rất thô như: “Trăng…thình lình trượt xuống,
bất cần đò đưa,.. Tôi chưa bao giờ thấy ở bến đò miền ĐBSCL có hình
ảnh này :”Áo hồng bay ngát bến xưa”. Nói thế để thấy tác giả rất lúng
túng trong bút pháp. Miêu tả hiện thực hay thể hiện tâm trạng lãng
mạn? suy tư triết lý hay bày tỏ tâm trạng trữ
tình. Tất cả nháo nhào trong một bài thơ, khiến cho, ngôn từ không sao
diễn được tình ý. Có lẽ không nên mất thì giờ của bạn đọc về một “bài thơ” chưa
thành hình hài như thế. Có thể là tác giả muốn nói về hiện thực ĐBSCL chống lũ,
nhưng lực bất tòng tâm. Đành vậy ! Bạn đọc nên trân trọng nỗ lực của tác giả
khi tham gia cuộc thi!
Tôi cũng hoài nghi cả về nội dung một số bài vào chung
kết, vì không đạt tiêu chí thể lệ cuộc thi. Bài Đồng con gái là
nỗi buồn “bao đời” :”ruộng lom khom nón lá đội trên đầu/ sống từ
đất/ chết trở về cùng đất/ hạt lúa trời bơi qua nỗi bể dâu…”.Bài
Nhật ký cho ngày rỗng là tâm trạng buồn
Cho quê hương, nỗibuồn tha hương: bạn bè bỏ xứ đi tha
phương,bóng mẹ nhoè, dáng cha buồn thân phận, giấc mơ không hình thù/ bọt bóng
(chỉ ảo tưởng, tuyệt vọng)
con rô, con lóc đi đâu
cho ta bỏ câu ngày nhàu soi tăm cá…
thằng bạn cùng quê bỏ xứ theo cha tha phương đổi vận
cô bạn chơi trò cô dâu chú rể lên thành phố từ đó không thấy về…
thằng bạn cùng quê bỏ xứ theo cha tha phương đổi vận
cô bạn chơi trò cô dâu chú rể lên thành phố từ đó không thấy về…
…ở đó có bóng
mẹ ngồi chiều nhòe mong nhớ
mỗi khi trời trở gió, mùa đuổi mùa…
có cái ghế dựa, cha ngồi uống ngụm trà thả buồn vui thân phận…
có cái ghế dựa, cha ngồi uống ngụm trà thả buồn vui thân phận…
Bài “Xóm mình nghèo cất giấu điện vào đêm”,
là tâm trạng buồn của đứa con phương xa, nhớ nhớ những khôn khó ở quê đêm không
có điện, nhớ xóm quê, nhớ tuổi học trò và nhớ mẹ, nhưng không mẹ không còn
“…Bên dòng kênh quen im lìm phèn mặn
Bằng bộ mặt nhiều màu nổi váng những tâm tư…
Bằng bộ mặt nhiều màu nổi váng những tâm tư…
Giờ đi
lập nghiệp phương xa
Ước mơ lăn theo sóng vỗ
Câu vọng cổ lại phải cất vô tờ giấy cũ
Ước mơ lăn theo sóng vỗ
Câu vọng cổ lại phải cất vô tờ giấy cũ
Về quê
Mẹ không còn..
Mẹ không còn..
Tản mạn trưalà
tâm trạng buồ của tác giả khi nhìn con kiến, con sâu, con bướm, con mèo, lũ tò
vò… mà thương ông thương bà
thương bà khóc cả đời
chiến tranh màu lá rụng
không biết ông nằm đâu…
chiến tranh màu lá rụng
không biết ông nằm đâu…
Bài Tôi đã từng đến biển không nói được
điều gì, ngoài sự mơ hồ, chung chung. Tôi không biết bài này có nằm trong tiêu
chí viết về biển đảo không? Sao lại diễn tả người dân đánh cá Việt Nam là “vơ
vét thiên nhiên”? Làm sao sánh được với bài Đoàn thuyền đánh cá
của Huy Cận viết cách nay đã mấy chục năm!
Biển là trời xanh trôi trên mặt đất
Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ
Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên
Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ
Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên
BàiPhía
mùa cam bạc lácũng là tâm trạng
buồn của đời nghèo rỗng không. Chỉ có tiếng mẹ thở dài, tiếng cha dằn cơn ho
trong đêm, người chị lỡ làng tuổi xuân vì nghèo. Chỉ có bàn tay chai sạn… và
tâm tư day dứt
gió cuốc những đường thở nhọc nhằn trên nền đất đen nâu
sau lưng cha màu xanh đã ngã
là đồng nghĩa với màu trắng tay người gom về ngập rỗng
nỗi buồn đeo đĩa
là đồng nghĩa với màu trắng tay người gom về ngập rỗng
nỗi buồn đeo đĩa
Có lẽ không cần viết thêm về nội dung những bài thơ không
đạt tiêu chí thể lệ cuộc thi. Điều đáng ngạc nhiên là những bài tôi đã dẫn lại
lọt được vào chung khảo, vượt qua tiêu chí chính trị.
THƠ HAY Ở NỘI DUNG HAY Ở
HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT?
Ở Việt Nam, nội dung chính trị của tác phẩm nghệ thuật đã
là mặc định. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định :”… không thể nói nghệ
thuật vị nghệ thuật mà cần nói rõ văn hoá phục vụ công, nông, binh”
(Bàn về văn hoá và nghệ thuật, Nxb Văn Hoá-Nghệ thuật Hànội. 1963, tr 104-105)
Nghị quyết 23 của Bộ Chính Trị cũng xác lập mục tiêu của
văn học nghệ thuật:”Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học,
nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,… phục vụ
có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Như vậy, về nội dung ta không phải bận tâm, vậy
tiêu chí nào để phân biệt giá trị bài thơ? Hãy xem, Bộ đội cụ Hồ ai cũng gian
khổ hy sinh, sáng ngời lý tưởng, giàu tình quê hương, lẫm liệt chí anh hùng.
Bài thơ nào viết về họ, các nhà thơ cũng nói nội dung ấy. Vậy những bài như Đèo
Cả của Hữu Loan, Đồng Chí của Chính Hữu, Lên
Tây Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng, bài nào
là nổi trội và trở thành bất hủ? Câu trả lời mọi người có thể đồng ý là Tây
Tiến, bài thơ nổi trội nhất. Do đâu? Bài Đồng Chí được viết bằng bút
pháp hiện thực chất phác. Bài Đèo Cả cũng một bút pháp ấy, có chất
hùng ca hơn một chút. Trái lại, Tây Tiến được viết bằng bút pháp hiện thực, kết
hợp với cảm hứng lãng mạn, chất cổ điển và tinh thần bi tráng. Quang Dũng có sự
sáng tạo đặc sắc trong dùng từ, trong khám phá những tứ thơ mới, và đặc biệt là
tấm lòng của nhà thơ với đồng đội.
Những bài thơ dự thi đã được mặc định về nội dung, vậy sự
phân biệt giá trị nằm ở tiêu chí nghệ thuật. Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V 2012
không có tiêu chí nghệ thuật thì biết căn cứ vào điều gì làm chuẩn mực? chắc
chắn là phải dựa vào trực giác cảm tính. Xưa nay thưởng thức
nghệ thuật là thưởng thức cảm tính chủ quan, còn đánh giá giá trị nghệ thuật
phải đựa trên thang giá trị trí tuệ, trên phân tích khoa học. Có thể nói, cái
hay ở mỗi người là khác nhau, và như thế, không thể căn cứ vào cảm tính mà đánh
đồng bài thơ Tây Tiến với bài thơ Con Cóc trong dân gian được
(mặc dù có người là tiến sĩ, viết một bài dài, khen bài Con Cóc là độc đáo)
Thơ hay, trước hết phải là thơ có những khám phá mới về
hiện thực, sáng tạo mới về tìm tòi những tứ thơ, làm mới ngôn ngữ, về tư duy
nghệ thuật, về góc nhìn và cách cảm, cách thể hiện mới. Thơ hay còn đòi buộc
một hồn thơ tính tế, tài hoa, giàu cảm xúc, một cá tính sáng tạo độc đáo, một
thế giới nghệ thuật riêng (xin đọc Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Bùi Giáng, Phạm
Thiên Thư, Tố Hữu …)
11 bài thơ vào chung khảo, những bài nào đạt tiêu chí
này? Tôi cho rằng không có bài nào, bởi những bài dự thi này đều rất cũ cả về
tình, ý nội dung, và cũ cả về thi pháp. Những bài như Nhật Ký Rỗng, Tản Mạn
Trưa, Xóm Mình Nghèo cất Giấu điện Vào đêm, Phía Mùa Cam Bạc Lá, tuy có
mới hơn so với những bài khác, nhưng cũng đã cũ so với phong trào thơ trẻ những
năm 2005-2010, và ngay tại ĐBSCL, cũ so với thơ Huỳnh Thuý Kiều trong hai tập Kiều
Mây (2008) và Giấu anh Vào Cỏ Xanh (2010)
Xin đọc một bài của Huỳnh Thuý Kiều, để thấm sâu chất
châu thổ ĐBSCL trong thơ
Mắc nợ đồng bằng
Cá trê nấu với dây tơ hồng
Ăn để về khóc đầm lưng áo mẹ
Gót chân son nợ một đời dâu bể
Giữa đồng bằng chợt thèm…
Trái giác nấu canh chua…
Ăn để về khóc đầm lưng áo mẹ
Gót chân son nợ một đời dâu bể
Giữa đồng bằng chợt thèm…
Trái giác nấu canh chua…
Sinh ra con đã nợ rồi
Cả tiếng dạ thưa
Cả nhịp xuồng chèo khuya xa người đi trễ tép
Mai sau tràm mật ngọt chỉ còn là kỷ vật
Bướm bay chiều tà. Ơi nguồn cội khẳng khiu!
Cả tiếng dạ thưa
Cả nhịp xuồng chèo khuya xa người đi trễ tép
Mai sau tràm mật ngọt chỉ còn là kỷ vật
Bướm bay chiều tà. Ơi nguồn cội khẳng khiu!
Sợi chỉ vàng dệt kín mái lá bên hiên
Nồi canh rau tập tàng
Vị cua nêm hương ngọt
Lùa chén cơm mồ hôi rơi nước mắt
Rơm vụ đầu dậy những nấm nhỏ xinh.
Nồi canh rau tập tàng
Vị cua nêm hương ngọt
Lùa chén cơm mồ hôi rơi nước mắt
Rơm vụ đầu dậy những nấm nhỏ xinh.
Mùa nước lên
Đêm. Lúa thao thức cựa mình
Ánh trăng rớt dưới tàn cây cuối làng cổ thụ nhất
Trò chơi dân gian bặt tăm bóng dáng
Chú dế than buồn ngoẹo cổ gãi râu.
Đêm. Lúa thao thức cựa mình
Ánh trăng rớt dưới tàn cây cuối làng cổ thụ nhất
Trò chơi dân gian bặt tăm bóng dáng
Chú dế than buồn ngoẹo cổ gãi râu.
Muốn quên đồng bằng. Dễ đâu quên được?
Màu ký ức cứ xòe ra như bàn tay năm ngón
Đây bếp lửa thơm mùi tro bánh tét
Mắm sặc kho bông súng chấm trưa nồng
Nợ khói ụn dừa buổi sớm lạnh đông
Nợ dọc đời người đau đáu chốn cưu mang…
Màu ký ức cứ xòe ra như bàn tay năm ngón
Đây bếp lửa thơm mùi tro bánh tét
Mắm sặc kho bông súng chấm trưa nồng
Nợ khói ụn dừa buổi sớm lạnh đông
Nợ dọc đời người đau đáu chốn cưu mang…
NGHĨ
Làm thơ hay rất khó. Cả đời tôi không làm được câu thơ
nào, dù rất yêu thơ. Những nhà thơ tài năng luôn được nhân dân yêu quý. Và tôi nghĩ,
cuộc thi thơ không chỉ là hoạt động phong trào của Hội Văn Nghệ, mà là nơi tìm
kiếm những tài năng, mà nhờ họ, đời sống tinh thần của ta thêm phong phú, nhờ
họ, tiếng Việt trở nên đẹp và giàu có, nhờ họ ta khám ra cái đẹp ngay trong đời
thường, ngay cả trong gian khổ hy sinh, và cũng nhờ họ mà đất nước này là đất
nước của thi ca…
Tháng 6 năm 2013
BÙI CÔNG THUẤN
Nguyễn Minh Châu mà còn sống thì tay Bùi Công Thuấn này chỉ có con đường chết mà thôi! Thế kỉ XXI rồi mà thơ văn còn rập khuôn kiểu minh họa và "tính nj tính kia"...thật chán chết.
ReplyDeleteBớ Sơn Thần Trần Mạnh Hảo! Ông ở đâu hãy ra đây đọc bài của "Ông kễnh" Bùi Công Thuấn xem thế nào có được không ạ!? Thời đại nào rồi mà ông ta còn lấy tính tuyên truyền, kiểu minh họa để áp đặt vào văn học nghệ thuật.
ReplyDeletetho la mot bo mon nghe thuat. thi tho, tuc la thi nghe thuat lam tho, ham chua tieu chi nghe thuat chung, do la phai HAY, du muc do hay cua no doi khi chi doi chieu cung nhung bai tho cung du thi voi nhau, lai o trong mot khuon kho de tai nhat dinh. ong bui cong thuan co le hoc bo tuc van hoa,noi nang cau tha, bua bai; ta tam, ta y khi cam but...
ReplyDeleteNgộ quá xá à. Trong khi cuộc thi thơ ĐBSCL đang ồn ào với nhiều vụ "lùm xùm", "bê bối", nhiều ý kiến tranh luận đóng góp về cuộc thi. Trong khi các trang web, blog đang đăng tải rùm beng. Vậy mà các trang "lớn" của các cơ quan tổ chức và các trang "có trách nhiệm" (như Văn nghệ Tiền Giang, Văn nghệ sông Cửu Long, Nhà văn TP.HCM) lại im hơi lặng tiếng, bặt vô âm tín. Một sự im lặng đáng sợ ! Có điều gì ẩn khuất dây ?
ReplyDeleteTrong khi đó BTC "mong mỏi" nhận được phản hồi từ bạn đọc, vậy mà không thấy một "phản hồi" nào được xuất đăng trên các trang đó để "rộng đường dư luận"
Không biết ở đâu nảy nòi ra thằng Bùi Công Thuấn mà để nó sủa lung tung thế nhỉ? Nghe tao hỏi đây: "Nghị quyết 5 của Trung ương Đảng (khoá VII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", là cái nghị quyết nào thế Thuấn ơi? Ngu dốt thì ngậm miệng lại đi, đừng rống lên nữa, con ạ!
ReplyDelete