.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, June 21, 2013

CAO MINH TÈO BÊNH VỰC KẺ ĐẠO THƠ CAO PHÚ CƯỜNG - TÁC GIẢ “VỀ ĐỒNG MÙA NƯỚC NỔI”



Mình không biết bạn Cao Minh Tèo làm nghề gì, học lớp mấy mà viết lách như rứa thì tranh luận mệt lắm. Mình có đếm thấy 26 lỗi chính tả (viết sai dấu thanh, sai nguyên âm, phụ âm... ) và nhiều câu sai ngữ pháp... Và tức cười hơn nữa là chưa biết hết luật thơ lục bát đã bảo vệ bạn mình một cách ngớ ngẩn (Lê Xuân).
Và dưới đây là bài viết duyên dáng bênh vực kẻ đạo thơ:

TỪ CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V – MỘT CHÚT TÌNH GỬI CHO THƠ
Bản thân tôi đang học tâp và nghiên cứu văn học Việt Nam, hân hoan với kết quả Cuộc thi thơ ĐBSCL do Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức, lần thứ 5 – 2012. Mười một bài thơ loạt vào trung khảo được đăng tải trên songcuulongonline và  vannghetiengiangonile nói như Xuân Diệu đây là kết quả của “Công việc làm thơ” và thẩm định thơ.
Làm thơ là quá trình sáng tạo kết hợp giữa thực tế, cảm giác, biểu tượng, lien tưởng, tưởng tượng, suy tưởng, tứ thơ, ngôn từ, hình tượng, nhạc điệu… một bài thơ hoàn thành là kết quả hoàn chỉnh (hoàn chỉnh theo chủ thể sáng tạo). Vai trò chủ thể sáng tạo thơ rất lớn, song việc cảm nhân bên cạnh các tiêu chí chuẫn mực thì phải “bằng cả tâm hồn”. Đối với thơ đương  đại (Cuộc thi thơ), để đánh giá hay hay chưa hay chắc chắn rằng “khó”, nhưng qua đề tài (Ban Tổ chứ) Ban giám khả vẫn  có một phần thưởng xứng đáng.
Mười một bài thơ Cuộc thi thơ ĐBSCL do Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức hẳn nhiên như tôi nói trên! Nhưng than ôi, theo Lê Xuân trong bài viết   “VÀI Ý KIẾN VỀ 11 BÀI THƠ VÀO CHUNG KHẢO THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ 5 NĂM 2012” ông nhận xét “Đối chiếu với yêu cầu đề tài của cuộc thi, thì tôi chỉ thấy 5/11 bài đáp ứng được….” (có dẫn chứng), còn lại theo ông là “Những bài thơ hạng Trung bình và kém”.
Theo tôi, ý kiến của Lê Xuân (ông Lê Xuân không thuộc thành viên nào trong cuộc thi thơ này) giống hệch khẩu hiện của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Khi phá ngôn điều này hẳn ông Lê Xuân am hiểu về thơ cứng khừ giống như Xuân Diệu làm thơ và cảm thơ, có những phát ngôn về thơ để đời! Song Lê Xuân chỉ đưa ra nhận xét, còn việc chứng minh lượn lờ nước đôi, chưa thuyết phục người đọc, gây ra những ngớ ngẫn, ngô nhận.
Nếu như theo ý kiến của Lê Xuân thì tôi có thể nhận xét “cuộc thơ do Sóc Trăng đăng cai, kêt quả toàn những bài thơ không hay, và việc chọn 11 bài thơ ấy là tình thế. Đối với Ban giám khảo, tôi cũng thấy lo lo, không biết các vị ấy cảm nhận và đánh giá thơ thể nào!”
Với trình độ hạn hẹp của tôi, nhưng cũng khá bất khờ, và thấy thương thương cho các vị có thơ đạt chung khảo vì với bằng những  từ vừa gợi hình, gợi cảm của ông Lê Xuân  như  “ … thì quá ngô nghê, … là bài thơ hô hào, …. Hình ảnh chi tiết mờ nhạt, … Một loại từ ngữ sáo rỗng, cũ mòn, cứ lặp đi lặp lại…”. Nhưng tôi “tâm đắc” nhất là từ “trân trọng”, “… với cách diễn dạt từ ngữ, hình ảnh rất cũ cũng như loại thơ Mới (1932 -1941)”.  
Phong trào Thơ Mới theo ông Lê Xuân chắc nó lãng nhách, không có một cái hay ho gì cho hậu nhân làm thơ noi gương hay sao ấy. Thưa ông, thơ Mới vẫn còn mới đấy ông Lê Xuân à! Trong bài viết, nhan đề “Tực lực văn đoàn  và thơ Mới, sau hơn nữa thế kỉ- nhìn lại” của GS Phong Lê có viết: “Mười năm tồn tại của Tự lực văn đoàn đã để lại những dấu ấn đậm nét trên tiến trình hiện đại hóa văn chương – học thuật Việt Nam thế kỉ XX”, như vậy những gì mà Tự lục văn đoàn cũng như thơ Mới có được “… với cách diễn dạt từ ngữ, hình ảnh rất cũ cũng như loại thơ Mới (1932 -1941)” là con số không? Trong “Nhìn lại thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang (chủ biên), Nxb Thanh Niên, 2013” đã nói hộ cho các vị làm văn chương thuộc thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn.
Trong thông báo cuộc thi thơ: “Thơ (không nhân trường ca và đường luật) thì những bài thơ lục bát “điệu hồn của dân tộc” dự thi là hợp lệ. Song, bài thơ Về đồng mùa nước nỗi thì theo Lê Xuân thì bài thơ lục bát sai, “Làm thơ luc bát mà như vậy thì chưa sạch nước cản”. Tiếc! Theo tôi, tôi không nói về “hình ảnh diễn đạt tối nghĩa, vụng về” tất tần tật những chuyện khác trong bài thơ mà chỉ nói đến thể thức lục bát.
Lục bát là thể thơ dân tộc có tính quy luật: Kết cấu gồm một cặp câu 6 âm tiết và 8 âm tiết, dung lượng không hạn định, hai âm bằng trong chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu 8 phải khác thanh. Đối với dạng đặt biệt gieo vần trắc – thường thấy các dạng biến thể của ca dao, gieo vần ở chữ thứ 6 của câu 6 và chữ thứ 4 của câu 8. Chủ yếu sử dụng nhịp 2/3, tuy nhiên có ngoại lệ, cụng như dễ dàng thiết lặp các dạng thức tiểu đối. Theo tiêu chuẩn trên với những câu mà ông Lê Xuân thí dụ,
Ta về /vác cát/ nặng lòng
Hòa dân/ ngăn nước /thở cùng mặt đê
Trăng tròn/ trượt xuống/ tiếp hơi 
Gánh gồng /gìn giữ/ màu trời quê hương.
thì những câu thơ trong bài thơ Về đồng mùa nước nỗi chớt he. Nhưng ở đây không có thông báo là không chấp nhận thơ lục bát biến thể, ngay cả thể thơ lục bát? Nhưng  xét về lục bát biến thể thì cần có cái nhìn “nhân văn” hơn, hẳn nhiên điều này đã thể hiện qua đôi mắt của Ban giám khảo rồi (loạt vào dòng chung khảo)!
Ta thấy câu thơ với tiết tấu nhanh, hối thúc biến thể trong cách ngắt câu, cách gieo vần khác với truyền thống.
Ta về bến đợi thưởng trăng
Ngờ đâu sóng vỗ nát tan mộng chìm
Ruộng xanh… đẫm mắt mẹ nhìn
Cha anh lụt cả trăm nghìn nỗi đau.
Theo tôi thì đây là vô tình “chưa sạch nước cản” hay cố tình “lạ” để lấy lòng Ban giám khảo” (Cười). Thôi thì cứ cho sáng tạo thì tốt hơn, bởi văn học sau 1975 đặc biệt từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) văn học Việt Nam “được cỡi trói”, theo như tinh thần Đại hội Đảng thì văn học có bước chuyển mới về tinh thần. Tại sao chúng có thơ tư do năm , bảy chữ… thơ văn vần… thì thơ lục bát biến thể lại bị đánh tiếng như vậy!
Còn chuyện đạo thơ hay bê ý tưởng của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, tôi không nói tới, đều nay có BGK, độc giả sẽ xem xét, riêng tôi, chúng ta nên hay không nên trân trọng người làm thơ. (Buồn)
Với bài viết này, ngươi viết tỏa chút lòng tri ân đến người làm thơ nói chung – tác giả 11 bài thơ loạt vào dòng trung khảo. Chút tình với BGK – những người cầm cân nảy mực, chấp cánh để thơ ĐBSCL vươn cánh bay cao xa hơn trong bầu trời văn học đương đại. Chút tình với kiến thức! Chút tình với cả yêu thương!
CAO MINH TÈO

3 comments:

  1. Cẩn thận không khéo lên án Cao Phú Cường lại động chạm đến cụ Nguyễn Du thì chết!

    ReplyDelete
  2. Người miền NúiJune 25, 2013 at 4:17 PM

    Cao Minh Tèo hay Cao Phú Cường?
    + Cao Phú Cường: Ăn cắp thì dù một quả trứng cũng là ăn cắp! Khôn ngoan nhất là im lặng; khôn ngoan hơn hết là đừng làm thơ nữa, để rồi lại chó quen bát mẻ.
    + Cao Minh Tèo thì, viết lảm nhảm và vô trách nhiệm với chữ nghĩ thế này, thiết nghĩ phải biết tự nhục ngang bằng nỗi nhục ăn cắp.
    Minh Tèo nghiên cứu gì thì tin, chứ nghiên cứu Văn học Việt Nam mà viết lách, lý luận như vầy, có ngày nhục cả Quốc văn(!)

    ReplyDelete
  3. Bó tay. Hổng hiểu gì hết

    ReplyDelete