.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, June 21, 2013

LÊ XUÂN BỊ “XÁCH MÉ” KHI PHÊ BÌNH CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V

Nhà phê bình Lê Xuân (Cần Thơ) từng viết “Quy chụp có thể xem là một căn bệnh nan y khó chữa ở mọi thời đại” “Riêng việc quy chụp đối tác phẩm văn học sẽ để lại vết đau, vết sẹo cho tác giả và bạn đọc, có khi cười ra nước mắt. Đồng thời kẻ quy chụp cũng bị “bia miệng” người đời mỉa mai, phán xét”. Ấy thế mà thật đáng buồn khi chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi ban tổ chức công bố các tác phẩm vào chung khảo, đã có không ít người nhận xét, đánh giá theo kiểu chụp mũ nhiều tác giả và tác phẩm tham dự cuộc thi bằng quan điểm cá nhân của mình.
Tác giả Lê Xuân. Ảnh: Sáu Nghệ

CẦN ĐÁNH GIÁ ĐÚNG MỨC CHO THƠ
(Về cuộc thi thơ Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ V)
Có thể nói khi Cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V đi vào giai đoạn cuối, những ý kiến phản hồi, khen chê là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên,  dù khen hay chê thì người phê bình cần nên biết đến văn hóa khen chê, cần có tâm và góp ý trên tinh thần xây dựng; tránh để những tình cảm cá nhân tầm thường lấn át và cũng không nên dùng ngôn ngữ khen chê nặng nề vì đó không phải là ngôn ngữ của phê bình văn học.
Muốn nhận định, đánh giá về cuộc thi này trước hết ta cần chú ý ngay trên thông báo phát động cuộc thi thì đối tượng dự thi là “Các nhà thơ chuyên và không chuyên nghiệp, cùng mọi tầng lớp nhân dân hiện sống và làm việc tại các tỉnh ĐBSCL”. Như vậy mục đích chính của cuộc thi ở đây là tạo ra một sân chơi cho thơ, nơi những người yêu thơ không phân biệt là tác giả chuyên hay không chuyên của đồng bằng sông Cửu Long có thể vừa dự thi vừa giao lưu với nhau. Ta đừng nên quá kì vọng rằng qua cuộc thi này sẽ tìm được những tác giả và tác phẩm tầm cỡ vì nó là cuộc thi dành cho tất cả quần chúng của Đồng bằng sông Cửu Long. Có thể qua cuộc thi cũng phát họa được vài nét về diện mạo văn học Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng không là tất cả. Do đó đừng nên qua cuộc thi để nhận định thơ Đồng bằng sông Cửu Long là quá kém.
 Xét về mặt đề tài thì đề tài cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V là:
- Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển và hội nhập. Xây dựng thành phố và nông thôn mới hiện nay.
- Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về các biển đảo của Việt Nam.
Như vậy con người ĐBSCL cần được hiểu theo nghĩa rộng tức tất cả những gì thuộc về con người (trong đó dĩ nhiên có cả những tình yêu, những nỗi niềm thương nhớ, những hoài vọng quá khứ xa xôi…) chớ không nên hiểu theo nghĩa hạn hẹp rồi đưa ra nhận xét một số bài vào chung khảo “ Là những bài thơ hạng Trung bình và Kém. Các bài này có thể gửi dự thi ở miền Bắc, miền Trung, miền nào cũng được. Nó chẳng có hình ảnh chi tiết gì dính dáng đến con người, vùng đất ĐBSCL ở quá khứ, hiện tại hay tương lai… mà chỉ nói đến tình yêu, kỷ niệm chung chung, diễn đạt lủng củng.”. Cách nhận xét trên vô tình áp đặt những tác phẩm dự thi vào một khuôn mẫu cứng nhắc.
Người viết văn ai cũng biết đến câu “văn mình, vợ người”. Vì thế nếu đánh giá một tác phẩm văn chương là “diễn đạt tối nghĩa”, “Và sau đó là những lời tự sự dài dòng, không có chất thơ. Hình ảnh, chi tiết thơ mờ nhạt.”, “có thể nói là bài kém nhất trong số 11 bài, với cách diễn đạt  từ ngữ và hình ảnh rất cũ như loại Thơ mới thời kỳ (1932- 1941). Một loạt từ ngữ sáo rỗng, cũ mòn, cứ lặp lại…” thì không khác gì tát nước vào mặt tác giả . Đánh giá về thơ và nhất là thơ người như thế là cách đánh giá thiển cận và vô tình tự hạ thấp mình. Mỗi tác phẩm thơ dự thi chớ không riêng gì những bài thơ vào chung khảo đều là đứa con tinh thần, được kết tinh từ những tình cảm thành thực mãnh liệt của một con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long,  bản thân điều ấy đã là đáng quý, đáng trân trọng.
Một số ý kiến còn hướng dẫn BGK cách chấm điểm thế nào. Điều ấy thật không nên vì nếu ta biết thẩm định và có năng lực chuyên môn để làm tốt hơn điều đó thì có lẽ Ban tổ chức đã mời ta vào vị trí đó rồi. Cách đánh giá của một tập thể bao giờ cũng có giá trị và điểm đúng nhiều hơn nhận xét của một cá nhân, nhất là trong nghệ thuật. Với cá nhân ta tác phẩm này có thể là kém nhưng có thể với nhiều người khác đó lại là một trong những tác phẩm hay thì sao. Những bài thơ vào chung khảo đã là những bài do tập thể giám khảo thống nhất lựa chọn, thì ta hãy công nhận điều đó.
Nhà phê bình Lê Xuân (Cần Thơ) từng viết “Quy chụp có thể xem là một căn bệnh nan y khó chữa ở mọi thời đại” “Riêng việc quy chụp đối tác phẩm văn học sẽ để lại vết đau, vết sẹo cho tác giả và bạn đọc, có khi cười ra nước mắt. Đồng thời kẻ quy chụp cũng bị “bia miệng” người đời mỉa mai, phán xét”. Ấy thế mà thật đáng buồn khi chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi ban tổ chức công bố các tác phẩm vào chung khảo, đã có không ít người nhận xét, đánh giá theo kiểu chụp mũ nhiều tác giả và tác phẩm tham dự cuộc thi bằng quan điểm cá nhân của mình.
Việc để lọt lưới những bài thơ vào chung khảo là một sơ sót nhưng cũng không khó hiểu bởi lẽ BGK cũng như chúng ta không thể đọc và nhớ hết tất cả thơ ca nhân loại. Nhưng việc BTC công bố 11 tác phẩm chung khảo để công chúng phát hiện tiếp là cách làm việc có trách nhiệm. Và cũng chính nhờ công bố tác phẩm chung khảo trước khi công bố giải mà chúng ta cũng đã phát hiện được trường hợp đạo thơ hay thơ đã đăng ở nơi khác.
Tuy nhiên nếu như cuộc thi kết thúc đúng với thời hạn phát động có thể sẽ tốt hơn và cũng tránh được nhiều điều tiếng không hay như hiện tại.
Thiết nghĩ Ban tổ chức và Ban giám khảo cũng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm điều đó.
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG NAM

No comments:

Post a Comment