VỀ ĐỒNG MÙA NƯỚC NỔI CÓ PHẢI LÀ THƠ “ĐẠO”?
Tác phẩm thơ “Về đồng mùa nước nổi”
(MS: 096A) là một trong 11 bài thơ vào vòng chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL lần
thứ V-2012. Vừa qua, tình cờ chúng tôi phát hiện bài thơ này có “tứ” giống với
như bài thơ “Trở lại đồng Tứ giác” của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài (in trong
tập “Ngan ngát mùa xưa”, NXB Văn nghệ 2005, trang 59-60-61 và trên Văn nghệ sông Cửu Long ngày
16.10.2011) một cách khó hiểu!
Không biết vô tình hay cố ý mà các ý tứ, chi
tiết, hình ảnh… trong 2 bài thơ giống nhau gần như là hoàn toàn. Chỉ là là các
ý trong “Trở lại đồng Tứ giác” được “phù phép” để từ thơ 7 chữ biến
thành… lục bát trong “Về đồng mùa nước nổi”.
Trước tiên, mời so sánh thử 2 bài thơ:
Trước tiên, mời so sánh thử 2 bài thơ:
Về đồng mùa nước nổi
(MS: 096A)
Trăng vàng gác núi lả lơi
Thình lình trượt xuống rong chơi đồng bằng Vỡ trên dòng nước lăn tăn Gió ào ào khóc mưa giăng. Sông tràn
Ta về bến đợi thưởng trăng
Ngờ đâu sóng vỗ nát tan mộng chìm Ruộng xanh … đẫm mắt mẹ nhìn Cha anh lụt cả trăm nghìn nỗi đau
Ta về nghe đất trở sầu
Từng cây lúa khóc đợi nhàu mùa sang Đồng thành biển cả. Buồn lan Tiếng bìm bịp réo lạc đàn. Nước dâng
Ta về xóm cũ bâng khuâng
Sông giờ oằn lũ bất cần đò đưa Áo hồng bay ngát bến xưa Em giờ trôi dạt đâu mùa gió giông?
Ta về vác cát oặn lòng
Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi Gánh gồng gìn giữ màu trời quê hương. |
Trở lại đồng Tứ giác
(Trịnh Bửu Hoài) Mấy độ trăng vàng kia gác núi Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng Thương trăng vỡ trên dòng nước nổi Gió thu gào khóc giữa mưa giăng
Mấy độ ta về bên bóng gáo
Rái vàng nở rộ một vườn trăng Ngờ đâu sóng vỗ tan cành mộng Một kiếp rong rêu cũng bạt ngàn
Mấy độ ta về vui tiếng dế
Nghe từng thớ đất đợi mùa sang Ai biến đồng xanh thành biển cả Cánh dế ngày xưa bỗng lạc đàn
Mấy độ ta về thăm xóm cũ
Em áo vàng bay ngát bến sông Bến sông giờ đã chìm trong lũ Em giạt về đâu trong mưa giông
Mấy độ trăng tròn treo đỉnh núi
Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng Cá đớp trăng tan đùa suốt sáng Hết nửa mùa thu chẳng hết trăng. |
Tiếp theo, mời tìm thử các ý tứ, hình ảnh, chi
tiết giống nhau:
- Ở khổ đầu, giống nhau ở “trăng vàng gác núi”, “trượt xuống đồng bằng”, “vỡ trên dòng nước”, “gió - khóc - mưa giăng”
- Ở khổ hai, giống nhau ở “ta về”, “ngờ đâu sóng vỗ”, “tan mộng”
- Ở khổ ba, giống nhau ở “ta về”, “đợi mùa sang”, “đồng thành biển”, “lạc đàn”
- Ở khổ bốn, giống nhau ở “ta về xóm cũ”, “sông - lũ”, “áo bay - bến sông”, “em trôi dạt - mưa giông”
- Ở khổ cuối, giống nhau ở “trăng tròn - trượt xuống”
Vậy bài thơ “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) có phải là tác phẩm thơ “đạo” chăng ? Phân tích bấy nhiêu chúng ta cũng đủ nhận thấy. Không hiểu sao một tác phẩm thơ “đạo” trắng trợn như thế lại được vào chung khảo cuộc thi Thơ ĐBSCL - một cuộc thi danh tiếng của cả một vùng miền?
- Ở khổ đầu, giống nhau ở “trăng vàng gác núi”, “trượt xuống đồng bằng”, “vỡ trên dòng nước”, “gió - khóc - mưa giăng”
- Ở khổ hai, giống nhau ở “ta về”, “ngờ đâu sóng vỗ”, “tan mộng”
- Ở khổ ba, giống nhau ở “ta về”, “đợi mùa sang”, “đồng thành biển”, “lạc đàn”
- Ở khổ bốn, giống nhau ở “ta về xóm cũ”, “sông - lũ”, “áo bay - bến sông”, “em trôi dạt - mưa giông”
- Ở khổ cuối, giống nhau ở “trăng tròn - trượt xuống”
Vậy bài thơ “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) có phải là tác phẩm thơ “đạo” chăng ? Phân tích bấy nhiêu chúng ta cũng đủ nhận thấy. Không hiểu sao một tác phẩm thơ “đạo” trắng trợn như thế lại được vào chung khảo cuộc thi Thơ ĐBSCL - một cuộc thi danh tiếng của cả một vùng miền?
Nguyễn Huỳnh
No comments:
Post a Comment