(Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức)
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ 5 năm 2012 do Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức, phát động từ ngày 13/4/2012 đến ngày 12/9/2012, nay đã có kết quả thông báo 11 bài vào chung khảo (đăng trên Songcuulongonline và Vannghetiengiang.online).
Đọc kỹ 11 bài thơ (tạm gọi là khá nhất của cuộc thi), tôi có vài nhận xét sau:
Căn cứ theo tiêu chí và đề tài của cuộc thi
theo Thông báo số 1 do ông Quách Ngọc Nhuần – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng,
trưởng ban tổ chức cuộc thi, đăng trên Web Songcuulong ngày 13/4/2012, như sau:
Đề tài:
- Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển và hội nhập. Xây dựng thành
phố và nông thôn mới hiện nay.
- Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về các biển đảo của Việt Nam.
- Những điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về các biển đảo của Việt Nam.
Đối chiếu với yêu cầu của đề tài cuộc thi, thì
tôi thấy chỉ có 5/11 bài đáp ứng được. Đó là các bài:
+ Đồng con gái - MS: 047a
+ Khúc biển 3 - MS: 002d
+ Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống - MS:
0134d
+ Nhật ký cho ngày rỗng - MS: 097d
+ Xóm mình nghèo cất giấu điện vào đêm - MS:
0153e
Đây là 5 bài thơ theo tôi là có nội dung và
hình thức biểu đạt tương đối khá, gắn với con người, vùng đất ĐBSCL, gắn với
biển đảo Việt Nam. (Sẽ có bài phân tích cụ thể sau khi công bố giải).
Còn 6 bài:
+ Đi tìm ngày mai - MS: 085d
+ Gió heo may - MS: 0141a
+ Phía mùa cam bạc lá - MS: 0143a
+ Tôi đã từng đến biển - MS: 019e
+ Tản mạn trưa - MS: 0143b
+ Gió heo may - MS: 0141a
+ Phía mùa cam bạc lá - MS: 0143a
+ Tôi đã từng đến biển - MS: 019e
+ Tản mạn trưa - MS: 0143b
+ Về đồng mùa nước nổi - MS: 096a
Là những bài thơ hạng Trung bình và Kém. Các
bài này có thể gửi dự thi ở miền Bắc, miền Trung, miền nào cũng được. Nó chẳng
có hình ảnh chi tiết gì dính dáng đến con người, vùng đất ĐBSCL ở quá khứ, hiện
tại hay tương lai… mà chỉ nói đến tình yêu, kỷ niệm chung chung, diễn đạt lủng
củng.
Thậm chí có bài lục bát còn bị sai vần (bài Về
đồng mùa nước nổi - MS: 096a). Như ở khổ cuối bài:
Ta về vác cát oặn lòng
Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê
Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi
Gánh gồng gìn giữ màu trời quê hương.
Làm thơ lục bát mà như thế là “chưa sạch nước
cản”. Đó là chưa nói tới các hình ảnh diễn đạt tối nghĩa, vụng về. Bài này có
thể nói về chuyện hộ đê ở miền Bắc, miền Trung đều được. Chỉ có đầu bài nói tới
“mùa nước nổi”, nhưng toàn bài thơ diễn đạt chẳng có tí gì dính dáng đến
ĐBSCL, từ ngữ và hình ảnh rất cũ.
- Bài Tôi đã từng đến biển - MS: 019e,
nói về biển chung chung. Câu “Và ta lớn lên khi đến biển/ Cũng như biển từng
nhỏ lại ở trong” diễn đạt tối nghĩa: “biển từng nhỏ lại ở trong”
là “nhỏ” ở chỗ nào? “ở trong” là ở trong đâu? Dĩ
nhiên thơ không cần chỉ rõ như văn xuôi mà chỉ gợi, nhưng gợi như thế thì ngô
nghê quá.
- Bài Đi tìm ngày mai - MS: 085d
là bài thơ hô hào như khẩu hiệu thời chiến tranh. Ngay câu mở đầu đã
lên giọng phơi bày gan ruột: “Tôi yêu thiết tha quê tôi”. Và sau đó là
những lời tự sự dài dòng, không có chất thơ. Hình ảnh, chi tiết thơ mờ nhạt.
- Bài Gió heo may - MS: 0141a có
thể nói là bài kém nhất trong số 11 bài, với cách diễn đạt từ ngữ và hình
ảnh rất cũ như loại Thơ mới thời kỳ (1932- 1941). Một loạt từ ngữ sáo rỗng, cũ
mòn, cứ lặp lại như: thu xưa, bến mơ, ỡm ờ, vàng mơ, nhện mắc võng tơ, giấc
mơ, vàng phai, xao xác heo may, đeo bùa, tình ơi…
Các bài Tản mạn trưa - MS: 0143b; Phía
mùa cam bạc lá - MS: 0143a có nhỉnh hơn Gió heo may - MS:
0141a một chút.
Tiếc là tôi chưa được tiếp cận các bài thơ
khác vào vòng chung khảo, nhưng qua 11 bài đưa lên trang web Vannghetiengiang
(có lẽ là vào giải) thì có thể đoán định các bài còn lại chẳng hơn gì. Ban sơ
khảo và chung khỏa tôi không biết gồm những nhà thơ nào, nhưng tôi rất trân
trọng và tin là các anh chị đã làm việc tận tâm, tận ý để có được kết quả như
thế.
Việc thẩm định thơ là tùy thuộc gu thẩm mỹ,
trình độ học vấn, năng khiếu và sự trải nghiệm, sự linh cảm của mỗi người.
Song, trong các cuộc thi, có lẽ Ban giám khảo cũng nên định lượng, định tính
trên một đáp án chung cho thang điểm từng phần để tránh cảm tính. Điểm toàn bài
là điểm cộng các phần. Tôi xin đề xuất một cách chấm như sau, tuy mọi sự
đã xong.
Ví dụ: Đáp án
với thang điểm 10:
+ Tìm được tứ thơ mới
lạ (2/10 điểm)
+ Hình ảnh, chi tiết
đời sống dùng sáng tạo, độc đáo chuyển tải được ý tưởng… (4/10 điểm).
+ Nội dung tư tưởng
bài thơ bám sát tiêu chí, không sai phạm quan điểm chính trị hay đường lối chủ
trương chính sách của đảng và nhà nước (2/10 điểm).
+ Ngôn từ phong phú,
trong sáng, linh hoạt, gắn với vùng miền, địa phương, đậm đà tính dân tộc (2/10
điểm).
Chú ý: Nếu vi phạm từng phần có thể trừ từ 0,5 điểm
trở lên. Nếu không đáp ứng được yêu cầu của phần nào thì phần ấy 0 điểm. Riêng
các lỗi về chính tả, ngữ pháp, cách diễn đạt có thể châm chước, nếu sai ít.
Sau khi cộng điểm toàn phần bài thơ thì xét
tổng thể về bài thơ ấy trên các phương diện hình tượng thơ, tính nhạc, tính
họa, thơ trữ tình hay thơ tự sự. Nếu làm thơ theo thể truyền thống như lục bát,
song thất lục bát… thì phải đúng luật…
“Thơ
như con rồng thần, thấy đầu chẳng thấy đuôi…có khi ẩn khi hiện” (Tùng
Viên thi thoại). Có khi bài thơ chỉ hay một câu, hay một phần, hoặc một hình ảnh,
chi tiết thơ “đắt địa” cũng rất đáng quý. Việc tôi tạm định lượng và định tính
trên chỉ là tương đối theo cách chấm thi của nhà giáo.
Vài lời thiển cận của cá nhân “múa rìu” qua
mắt các nhà thơ, rất mong Ban tổ chức, Ban chung khảo và các tác giả lưu ý. Có
gì chưa phải xin mong được lượng thứ.
Xin trân trọng kính chào!
LÊ XUÂN
(Hội Nhà văn TP Cần Thơ)
____________________
|
________________
Địt mẹ chúng mày, cuộc thi thơ mà cũng phải “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trách đéo gì nó chả thối như cứt chó?
ReplyDelete