.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, June 13, 2013

THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”

Trong mấy ngày qua, giới văn chương khá xôn xao về 11 bài thơ vào vòng chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ V-2012 do Ban tổ chức là Hội VHNT Sóc Trăng công bố.

Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E).

Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?


Trong bài thơ này có những chỗ tối nghĩa, thậm chí có chỗ phản cảm. Xin được phân tích sơ lược qua bài viết ngắn này.

TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN (MS: 019E)

Biển là trời xanh trôi trên mặt đất
Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ
Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên
Đánh thức nàng công chúa sau một thời gian ngủ quên

Tôi đã từng đến biển
Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi
Bám biển như bám đất phù sa
Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động

Biển không cho ta thấy giới hạn
Nhưng lại giúp ta nhận ra giới hạn của mình
Và ta lớn lên khi đến biển
Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong ta.

Phân tích khổ đầu tiên, ta chú ý (và bị “sốc”) với hai câu này:

Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ
Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên

Câu trên không có gì, nhưng khi gắn với câu dưới thì rất khập khiễng. Hình ảnh thuyền như lá trôi trên biển gắn với hình ảnh “mang những cánh tay” liệu có khập khiễng chăng. Nếu nhận xét “nặng” thì nó khập khiễng, nếu nhận xét “nhẹ” thì nó không có một tí chất thơ nào!

Đặc biệt nhất, một hình ảnh rất phản cảm là “vơ vét thiên nhiên”. “Vơ vét” có nghĩa là lấy đi cho bằng hết, lấy không chừa lại thứ gì. Hay hiểu theo cách khác thông dụng hơn là sự bóc lột, trấn lột để lấy tài sản. Chúng ta thường gặp ở những câu: “Thực dân Pháp ra sức vơ vét tài nguyên nước ta”, “Chính quyền Bắc thuộc vơ vét sản vật của Giao Chỉ”…
Việt Nam có chủ quyền trên biển, thì khai thác biển là chuyện đương nhiên, tại sao lại “vơ vét”, mà “vơ vét” của ai? Nếu không thích dùng từ “khai thác” tác giả có thể dùng từ khác, chứ dùng “vơ vét” thì quá phản cảm. Không biết bài thơ này là viết để bảo vệ luận điểm của ai? Hay là tác giả bài này không hiểu từ “vơ vét” nghĩa là gì?

Chỉ với từ “vơ vét” này thôi, thì tác phẩm này dù hay đến mức độ nào cũng không xứng đáng nhận giải, dù là giải khuyến khích cũng không xứng đáng, thậm chí là không xứng đáng lọt vào chung khảo. Từ “vơ vét” thể hiện một con người coi thường biển Tổ quốc.

Đoạn tiếp theo, ta chú ý đến hình ảnh:

Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi
Bám biển như bám đất phù sa

Tác giả so sánh “ngư phủ” như “cá thòi lòi” cũng hết sức phản cảm. Trong khi cả nước đang hướng về những ngư dân, ca ngợi người ngư dân anh dũng, thì tác giả lại ví họ với “cá thòi lòi”. Lại thêm hình ảnh so sánh “bám biển như bám đất” thật khó hiểu? Nếu giải thích rằng câu thơ trên có ý nghĩa là ngư phủ bám biển như cá thòi lòi bám đất, thì câu thơ lại rất ngô nghê. Bởi vì cá thì làm sao bám đất phù sa được đây? Cá thòi lòi là loài cá sống trong hang hốc dọc các bãi lầy ở cửa sông, như vậy thì sao chúng “bám đất phù sa” ? Một ý tứ hết sức ngô nghê.

Đến câu “Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động” thì tôi xin được hỏi có nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nào có thể giải thích dùm tôi cụm “từng biến động” nghĩa là gì không? Đây là một cụm tối nghĩa, chứng tỏ tác giả không hiểu gì cả, chỉ gán ghép chữ nghĩa thành hình ảnh thôi. Đoạn thứ hai của bài này đọc lên rất buồn cười, thậm chí không bằng cả một đoạn văn xuôi tả cảnh biển của học sinh.

Đoạn cuối, có hai câu đầu “Biển không cho ta thấy giới hạn / Nhưng lại giúp ta nhận ra giới hạn của mình” là khá. Tuy nhiên, hai câu sau “Và ta lớn lên khi đến biển / Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong ta” thực sự lại là hai câu tối nghĩa và. Ta có thể “lớn lên khi đến biển” nhưng tại sao lại có thể “Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong ta” ? Biển “nhỏ lại ở trong ta” là sao, nhỏ thế nào mà “nhỏ lại ở trong ta” được? Về chi tiết này, nhà LLPB Lê Xuân (Cần Thơ) nhận xét: “Dĩ nhiên thơ không cần chỉ rõ như văn xuôi mà chỉ gợi, nhưng gợi như thế thì ngô nghê quá”.

Tóm lại, bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E) này chỉ nói chung chung sơ sài về biển mà không có một tứ nào đắt, ấn tượng. Đọc xong cũng chẳng đọng được gì trong lòng bạn đọc. Chẳng những thế còn phản cảm bởi “vơ vét” và “cá thòi lòi”. Nhà LLPB Bùi Công Thuấn (Đồng Nai) nhận xét: “Bài nói được điều gì, ngoài sự mơ hồ, chung chung. Tôi không biết bài này có nằm trong tiêu chí viết về biển đảo không”.

Thật khó hiểu khi bài thơ này lọt vào vòng chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL?
Hoa Trà

____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

____________
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
 
________________


No comments:

Post a Comment