.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, August 7, 2013

BLOG GIAO: TANIKAWA SHUNTARO VÀ BÀI THƠ LỪNG DANH “TẤT CẢ ĐỀU LÀ L…”


1. Thơ Tanikawa trong tiếng Việt
Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)
Theo bạn, tấm ảnh nói gì,
hay cho ta liên tưởng đến nội dung gì ?
Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:
                                    tiến đến việc xây bằng việc đập phá
                                    tiến đến việc đập phá chính bằng việc xây
                                                                        (trích bài “Con đập phá”)
(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)
2. Chữ L...
Chữ L... tôi viết tắt ở đây, nếu vào tay Bùi Chát của nhóm Mở Miệng thì sẽ được viết đàng hoàng (tức không thèm viết tắt). Định dịch nhẹ đi thành là "Mọi thứ đều là hĩm" hay "Tất cả đều là bườm", "Cái gì cũng là bườm/Cái gì cũng bườm" ("bườm" là dấu huyền nhé), nhưng cảm giác không lột tả được thực chất mà nguyên tác tiếng Nhật muốn biểu đạt, tức là ý gốc trong câu chữ của nhà thơ Tanikawa.Tanikawa Shuntaro, một trong những nhà thờ lừng danh nhất Nhật Bản hiện nay, đang ở tuổi ngoại bát tuần. Ông được các dịch giả Diễm ChâuÁi Vân Quốc giới thiệu tới bạn đọc tiếng Việt từ khá lâu trước đây (xem trên Tiền Vệ). Những bản dịch của những nhà thơ tiếng Việt cho một nhà thơ tiếng Nhật, nên có thể thấy đều rất có hồn cốt, đúng là không phải dùng lời bình thường, mà là thơ, để, dịch thơ. Thi sĩ Diễm Châu còn có cả một bài thơ để gửi tặng cho Tanikawa mang tựa đê "Nụ hôn".
Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ
3. Nguyên bản tiếng Nhật của bài "Tất cả đều là L..." như sau:

"
なんでもおまんこ   谷川俊太郎
なんでもおまんこなんだよ
あっちに見えてるうぶ毛の生えた丘だってそうだよ
やれたらやりてえんだよ
おれ空に背がとどくほどでっかくなれねえかな
すっぱだかの巨人だよ
でもそうなったら空とやっちゃうかもしれねえな
空だって色っぽいよお
晴れてたって曇ってたってぞくぞくするぜ
空なんか抱いたらおれすぐいっちゃうよ
どうにかしてくれよ
そこに咲いてるその花とだってやりてえよ
形があれに似てるなんてそんなせこい話じゃねえよ
花ん中へ入っていきたくってしょうがねえよ
あれだけ入れるんじゃねえよお
ちっこくなってからだごとぐりぐり入っていくんだよお
どこ行くと思う?
わかるはずねえだろそんなこと
蜂がうらやましいよお
ああたまんねえ
風が吹いてくるよお
風とはもうやってるも同然だよ
頼みもしないのにさわってくるんだ
そよそよそよそようまいんだよさわりかたが
女なんかめじゃねえよお
ああ毛が立っちゃう
どうしてくれるんだよお
おれのからだ
おれの気持ち
溶けてなくなっちゃいそうだよ
おれ地面掘るよ
土の匂いだよ
水もじゅくじゅく湧いてくるよ
おれに土かけてくれよお
草も葉っぱも虫もいっしょくたによお
でもこれじゃまるで死んだみたいだなあ
笑っちゃうよおれ死にてえのかなあ"
4. Hãy ngắm bức ảnh đầu tiên ở entry này, và xem video đọc bài thơ ở dưới đây, cũng tạm hiểu được đại ý "Tất cả đều là L...".

Về bản dịch tiếng Việt, nếu bạn nào đọc thông Nhật ngữ, xin mời thử sức. Còn bản của tôi, thì tạm đợi, cần cho nó xuất hiện trước trên chỗ chính qui của làng văn Việt Nam cái đã. Để nó không bị ở bên lề !

Nguồn: http://giaovn.blogspot.com/2013/07/tanikawa-shuntaro-va-bai-tho-lung-danh.html



MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 8/8:
Nhã Thuyên hệ (KỲ 12):
______________
Ngày 7/8:
Nhã Thuyên chim (KỲ 11):
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________

DỊCH GIẢ CAO VIỆT DŨNG: TỪ CHUYỆN NHÃ THUYÊN NGHĨ VỀ CUỐN “Ý NIỆM ĐẠI HỌC” CỦA KARL JASPERS


- Karl Jaspers, Ý niệm đại học, Hà Vũ Trọng và Mai Sơn dịch (từ tiếng Anh), Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu, Đại học Hoa Sen & NXB Hồng Đức, 164tr., 60.000 đ. (đặc biệt trong sách in bài "Những mạch sống tinh thần của đại học. Đọc Ý niệm đại học của Karl Jaspers" của Lê Tôn Nghiêm)

Trong vụ việc Nhã Thuyên đang bùng nổ hiện nay, nếu nhìn nhận sự việc mang nhiều dáng dấp của một cuộc khủng hoảng động đến nền tảng và các quy tắc của trường đại học tại Việt Nam, cuốn sách nổi tiếng của Karl Jaspers mang lại những gợi ý suy nghĩ rất hữu ích và kịp thời.

Karl Jaspers, một triết gia lớn, môn đệ của Edmund Husserl, trình bày "ý niệm" đại học như một điều khá tương tự với "ý niệm tuyệt đối" ở Hegel. Ngay từ đầu ông đã đưa ra định nghĩa: "Đại học là một cộng đồng gồm các học giả và sinh viên dấn mình vào nghĩa vụ kiếm tìm chân lý" (tr.1) và ngay lập tức khẳng định điều cốt yếu của đại học là "tự do hàn lâm".

Tham gia đại học (dạy và học) là "nhân quyền", "Mọi người được phép tập hợp ở đây cho mục đích duy nhất là kiếm tìm chân lý" (tr.2) và "trường đại học là một định chế với những mục tiêu thực tiễn, nhưng nó đạt được những mục tiêu này bằng nỗ lực tinh thần": Karl Jaspers nhất mạnh vào "tinh thần" và "ý niệm" vì "đại học là sự hiện thực hóa đoàn thể lòng hiếu tri nguyên thủy của con người" (tr.3), "lòng hiếu tri nguyên thủy" đó có đặc tính nổi trội là "duy nhất" và "toàn thể".

Đặc biệt, Karl Jaspers bàn sâu vào mối quan hệ giữa đại học và nhà nước. Cuối sách, ông viết: "mặc dù mỗi đại học là một phần của một quốc gia, nó đặt cái nhìn của nó vào những mục tiêu cao hơn và vượt ngoài tính quốc gia" (tr.162), đó là một cách để ông tách rời chủ nghĩa quốc gia khỏi hoạt động đại học.

Karl Jaspers gọi "Đại học như một nhà nước bên trong nhà nước" (tr.146) và đây:

"Đại học tồn tại được nhờ vào xã hội, là do xã hội mong muốn đâu đó bên trong cương vực của mình những nghiên cứu thuần túy, độc lập, không thiên kiến được tiến hành. Xã hội muốn có đại học bởi nó cảm thấy rằng sự phục vụ thuần túy cho chân lý đâu đó bên trong quỹ đạo của nó là phục vụ cho những ích lợi của chính nó. Không nhà nước nào bất bao dung với bất cứ hạn chế nào về quyền lực của nó vì sợ những hậu quả của một sự kiếm tìm chân lý thuần túy, lại có lúc nào đó cho phép một đại học chân chính được tồn tại." (tr.146)

Như vậy, một nhà nước can thiệp thô bạo vào đời sống và nguyên tắc của trường đại học ở trong chính nó là một nhà nước vi phạm vào tinh thần quan trọng nhất của đại học, và cho thấy nó không quan tâm đến mục tiêu kiếm tìm chân lý. Chúng ta còn nhớ, cùng thời điểm Nhân văn-Giai phẩm, bên trong giới đại học cũng có nhiều người bị "trừng trị", trong đó tờ tạp chí Tự do diễn đàn của giới giáo sư đại học Hà Nội đã bị xử lý theo đúng kiểu thanh trừng.

Nguồn: Blog Nhị Linh


MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 8/8:
Nhã Thuyên hệ (KỲ 12):
______________
Ngày 7/8:
Nhã Thuyên chim (KỲ 11):
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________