.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, July 31, 2013

NHÃ THUYÊN ĐÃ NÓI GÌ VỚI VŨ THỊ PHƯƠNG ANH VỀ LUẬN VĂN “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ”


Thực ra “hậu hiện đại” là một dạng nhãn mà em luôn tránh phải dùng đến. Một điểm tựa để em tiếp cận đối tượng trong luận văn là khái niệm lề (margin)trong nghiên cứu văn hoá (cutural studies) – và đó là cái mà gọi là “góc nhìn văn hoá” của luận văn.
Một tác phẩm của Nhã Thuyên
Tên luận văn nói rõ điều đó: Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm MM từ góc nhìn bên hoá. Nếu lý tưởng, từ cái nhan đề, “vị trí kẻ bên lề” là cách em nhìn đối tượng, “thực hành thơ” (chứ không phải những thực hành chính trị, nếu có) là điểm em khai thác ở MM, và thực hành thơ – chứ không phải chỉ là thơ – vì thơ của họ liên quan chặt chẽ tới dạng thức samizdat (tự xuất bản) mà Mở Miệng và nxb Giấy Vụn là một trong những điểm nổi bật của phong trào tự xuất bản đương đại ở Việt Nam…

Và góc nhìn văn hoá cho phép em khai thác đối tượng trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá (và do đó không thể tránh việc có những mô tả này nọ về văn hoá, chính trị) chứ không phải chỉ dùng những nhãn hiệu để đánh giá họ thành công hay thất bại. Có thể nói, luận văn là một nỗ lực và có góc nhìn phê bình hơn là ..”nghiên cứu” mang tính đo đạc (có thể có những cái khác biệt khi chị Phương Anh nghiên cứu các hiện tượng giáo dục tương tự – có thể có những sự nổi loạn trong giáo dục chăng?) ….
Hậu hiện đại, em không muốn dùng, dù có vẻ như nó tương thích với Mở Miệng, là vì nó biểu hiện một cái nhìn có tính chất lịch sử, nó là một dạng nhãn hiệu vừa khó cắt nghĩa (vì dù có gọi tên bằng các tính chất như giải thiêng, phá vỡ trung tâm, v..v thì mỗi người có một cách cắt nghĩa khác nhau về thuật ngữ này) vừa mơ hồ vì các thời điểm và tính chất được sử dụng… Trong tiểu luận của em trên Damau về Mở Miệng, em cố gắng cân bằng giữa những quan sát và những sự đọc có tính chất phê bình.
Dẫu sao, nói gọn lại, luận văn của em là một góc tiếp cận văn học sử chứ không dựa trên lập thuyết và tìm ví dụ minh hoạ cho lập thuyết của mình.
Cảm ơn chị Phương Anh đã có những trao đổi mà em nghĩ có thể nghĩ và bàn bạc thêm nữa.
NHÃ THUYÊN
(Trả lời Vũ Thị Phương Anh qua Comments, web Nhã Thuyên)


MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________



5 comments:

  1. Trong dúm “phê bình chỉ điểm” bản luận văn Thạc sĩ của Nhã Thuyên Đỗ Thị Doan, có tên Vũ Hạnh. Tôi chưa biết chính xác Vũ Hạnh này có đích thực là nhà văn Vũ Hạnh (Nguyễn Đức Dũng) của Đọc lại truyện Kiều, của Bút Máu nọ kia; là nhà phê bình Vũ Hạnh thời sơ khai của Thơ Tự Do tại VN hay không. Nếu không phải thì Còm này vẫn đúng, còn nếu đúng là đương sự thì Còm tôi càng đúng thập phân.

    Chuyện là thế này: Thời Thơ Tự Do mới ra đời tại VNCH, chuyên viên nằm vùng Vũ Hạnh phê (mà không bình) Thơ Tự Do là "đứa con đẻ của lý trí nhất thời, đã bị lý trí khước từ và nếu còn được tồn tại ở mức độ nào là nhờ nó được nuôi dưỡng ở lòng tự ái nhiều hơn ". Đập lại lời phê của Vũ Hạnh, nhà thơ Viên Linh gọi Vũ Hạnh là “anh lùn cạnh Nhà thờ Đức Bà” (Nghệ Thuật số 27, 16/04/1966). Đến nay (08/2013) Thơ Tự Do đã, đang và chắc chắn sẽ sống hùng sống mạnh, cao lớn hơn trước rất nhiều, riêng Vũ Hạnh vẫn lùn như cũ, từ vóc dáng chí đến tư duy.
    Linh động câu phê của Vũ hạnh, câu phán của Viên Linh vào hiện tình nước ta: Cả hai câu đúng!

    Nhã Thuyên cứ việc bình thản, dẫu có bị chúng nó tước học hàm Thạc sĩ thì trong lòng đại chúng, cô em còn xứng đáng hơn hẳn học hàm đó.

    ReplyDelete
  2. Xin lỗi đã gõ sai: Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan (thay vì Doan)

    ReplyDelete
  3. Hình như ma nữ Đỗ Thị Thoan này bị mắc chứng cuồng dâm hoặc nghiện sex thì phải. Tôi thì chỉ đọc một vài nội dung trích dẫn từ Luận văn của ma nữ này mà cảm thấy xấu hổ, tởm lợm quá cho cái gọi là khoa học này

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ nên đọc cả luận văn? Nếu cả cái luận văn mà đọc vài câu trích dẫn là hiểu được thì ai người ta phải viết cả trăm trang làm gì?

      Delete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete