Tôi biết Quốc có ý: Trong nội bộ những
người cầm bút không phải chỉ có thương yêu trân trọn, quý mến nhau mà còn có
ghen tỵ, ác ý, hiểm độc. Ở đâu chẳng vậy, gà lại đá gà, trâu lại húc trâu.
Trong khi cọp gấu thì chẳng dám đụng. Tội thế! Năm 1982, nhà tôi ở 86 đường Cách Mạng Tháng Tám,
Tp Biên Hòa được đón một vị khách đặc biệt.
Nhà
thơ Lê Thanh Xuân dẫn một người bạn đến nhà tôi chơi. Anh người tầm thước, để
tóc dài quăn lượn sóng tự nhiên, đeo kính cận lấp lánh.
Anh
nhìn tôi cười cười, hàm răng ám khói nâu xỉn: "Thầy không nhận ra em à? Em
là Bế Kiến Quốc. Thầy dạy em môn Văn ở lớp 8D trường cấp 3 Lê Hồng Phong, Nam
Định năm học 1963 - 1964. Sau đó em chuyển sang trường Hoàng Văn Thụ.
Quả
thực tôi không nhớ hết mặt học sinh cũ, nhất là qua vài chục năm từ một cậu bé
mang cái họ như người dân tộc nay đã trở thành người lớn.
Quốc
nói tiếp: "Em đang công tác tại Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn".
Quốc
ở chơi với tôi mấy ngày. Tôi đưa Quốc đến trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai nơi
tôi dạy, thăm anh Phan Nam Sinh, con cụ Phan Khôi; thăm nhạc sĩ Trần Viết Bính,
đặc biệt đến Hội Văn nghệ Đồng Nai thăm anh Hoàng Văn Bổn - Chủ tịch Hội.
Sau
đó ít lâu vợ chồng Bế Kiến Quốc - Đỗ Bạch Mai cùng hai con ghé nhà tôi chơi.
Tôi vướng giờ dạy không đi chơi Bửu Long cùng vợ chồng Quốc - Mai, Lê Thanh
Xuân cùng hai cháu có tên gọi ở nhà ngồ ngộ là Xẻng và Xà Beng được.
Quốc
giải thích: "Cha Cuốc, mẹ Mai, con không là Xẻng, Xà Beng thì là gì?"
Tôi
thấy trên tay Quốc đeo chiếc đồng hồ Ponzot mới. Quốc khoe: "Anh Xuân Diệu
vừa tặng em đấy thầy ạ".
Tôi
bảo: "Cậu gọi Xuân Diệu bằng anh, gọi tôi là thầy, sái quá. Từ nay gọi tôi
là anh đi".
Quốc
nghe theo, thì đấy tôi được Quốc gọi anh.
Thân
Bế Kiến Quốc, mỗi lần ra Hà Nội tôi lại ghé thăm gia đình Mai - Quốc, bấy giờ ở
17 Trần Quốc Toản - tòa soạn Báo Văn nghệ. Đó là một phòng nhỏ cỡ 10 m2 chỉ đủ
kê một chiếc giường đôi. Khách đến vui vẻ liên hoan trải chiếu ngồi dưới đất.
Thế mà tôi được biết nơi đây đã cưu mang anh Phùng Gia Lộc hàng tháng trời khi
Lộc bị bọn cường hào mới ở Thanh Hóa truy đuổi.
Sau
đó anh chuyển nhà mấy lần. Ở đâu tôi cũng ghé thăm. Tôi được giữ lại ăn cơm
nhiều lần. Đỗ Bạch Mai Mai hay chiêu đãi tôi canh riêu cua, cà pháo, mắm tôm.
Cơm thường ở nhà quê nhưng đặc sản ở Hà Nội.
Quốc
nghiện thuốc lá rất nặng, có khi châm nối nhau không cần diêm. Mấy ngày ở nhà
tôi, Quốc ý tứ đi tản bộ ra bờ sông Đồng Nai vừa ngắm sông tàu thuyền qua lại
vừa hút. Đặc biệt Quốc không hay rượu. Chuyện hiếm đối với văn nghệ sĩ.
Có
lần tôi có chai rượu ngoại quý đến tận nhà biếu Quốc. Quốc bảo: "Em đâu có
uống rượu". Tôi nói: "Tặng cậu để tiếp khách mà".
Quốc
vốn kín đáo. Niềm ham muốn lớn nhất có lẽ là được "đi". "Cả nhà
em ai cũng thích đi. Từ vợ chồng đến con cái. Đi bằng bất cứ phương tiện
gì". Quốc khoe Mai vừa đi Trường Sa về viết được nhiều lắm.
Có
lần Quốc bảo: "Em sắp chuyển công tác".
Tôi
ngạc nhiên hỏi: "Đi đâu?".
-
Sang báo Người Hà Nội. Anh Phùng Hữu Phú, trước cũng là học sinh Lê Hồng Phong
ở Thành ủy bảo em sang quản lý tờ báo này.
Gần
Quốc có lúc Quốc hỏi:
-
Anh có muốn vào Hội không? Hội Nhà văn ấy.
-
Sức khỏe mình không tốt lắm. Cơ thể lại gầy gò, mặc cái áo quá rộng trông kỳ
lắm. Già rồi làm "nhà văn trẻ" không thích hợp. Mình làm nhà thơ của
trường, nhà văn của tỉnh là vừa rồi.
Quốc
gật đầu kể tôi nghe chuyện này:
-
Một hôm, các vị chức sắc Hội đang họp thì Nguyễn Tuân lộc cộc chống gậy bước
vào. Các vị đồng loạt đứng lên chìa tay ra bắt. Nguyễn Tuân gạt tay các
vị ra. "Các anh có biết cái bắt tay có ý nghĩa gì không? Ngày xưa
bên Hy Lạp họ đánh nhau. Đánh chán, họ hòa đàm. Khi gặp nhau họ đưa tay ra để
nói rằng: "Trong tay tôi không có vũ khí đâu nhá". Tôi không bắt tay
các anh". Đến đây Nguyễn Tuân ngưng chốc lát, rồi nhấn mạnh từng từ một:
"Bởi trong tay các anh không có vũ khí thì có bùn đất, không có bùn đất
thì có vi trùng. Tôi không bắt tay đâu". Nói xong cụ về.
Tôi
biết Quốc có ý: Trong nội bộ những người cầm bút không phải chỉ có thương yêu
trân trọn, quý mến nhau mà còn có ghen tỵ, ác ý, hiểm độc. Ở đâu chẳng vậy, gà
lại đá gà, trâu lại húc trâu. Trong khi cọp gấu thì chẳng dám đụng. Tội thế!
Mở
trang sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có bài thơ : "Ngày hôm qua đâu
rồi?" của Bế Kiến Quốc:
Ngày
hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Chuyện
của ngày hôm qua như nụ hồng trong thơ anh đang ngân nga trong giọng đọc ngọng
nghịu của đứa cháu nội tôi…
Trần Ngọc Vinh
VNCA
No comments:
Post a Comment